Bài viết theo chủ đề

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Cầu lửa, thời tiết khắc nghiệt và Biến đổi Trái Đất: Tóm tắt SOTT tháng 1/2015

Nguồn: SOTT Media

“Trong vài năm nữa, tuyết rơi mùa đông sẽ trở thành sự kiện rất hiếm hoi và thú vị. Trẻ em sẽ không còn biết tuyết là gì.”

~ Tiến sĩ David Viner, chuyên viên nghiên cứu khoa học cấp cao tại Đơn vị Nghiên cứu Khí hậu (CRU) của trường Đại học East Anglia, Anh, trong tháng 3 năm 2000.

“Cuối cùng, trẻ em Anh sẽ chỉ còn biết đến tuyết một cách gián tiếp. Thông qua Internet, chúng có thể tận hưởng cảnh Bắc Cực - hay cuối cùng có được 'cảm giác lạnh gián tiếp'.”

~ David Parker, chủ nhiệm Trung tâm Hadley về Nghiên cứu và Dự đoán Khí hậu tại Berkshire, Anh, cũng trong tháng 3 năm 2000.

Tháng trước, một lượng tuyết phi thường đổ xuống các vùng đông bắc và nam Hoa Kỳ, tây và đông nam Châu Âu, Trung Đông, tây Trung Quốc và Viễn Đông nước Nga. Ả rập Xê út và hoang mạc ở tây nam Hoa Kỳ có tuyết rơi trong năm thứ ba liên tiếp. Giới truyền thông Mỹ có vẻ đã bỏ cụm từ 'Xoáy Bắc Cực' (Polar Vortex) bởi vì việc khí hậu Bắc Cực đi xuống mãi tận Vịnh Mexico bây giờ là 'bình thường'. Tuy nhiên, tại nơi mà bạn nghĩ sẽ có rất nhiều tuyết vào thời gian này trong năm - Moscow - lại đang có tháng giêng ấm nhất trong 100 năm qua.

Hồ Great Lakes ở Bắc Mỹ không đóng băng hết như thời gian này năm ngoái, nhưng những 'khối băng tảng' đã quay lại Michigan trong tháng giêng, và Thác Niagara lại đóng băng một phần. Đến nửa triệu người bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt tồi tệ nhất mà vùng đông nam Châu Phi từng có trong hàng thập kỷ nay. Vùng Balkans bị ngập lụt lần thứ 5 trong vòng 20 tháng và chỉ 2 tháng sau khi nhận lượng mưa 70cm trong một ngày. Sicily bị tấn công bởi lượng mưa đá tương tự. Trong số những cảnh cầu lửa từ thiên thạch ngoạn mục trong tháng giêng có cảnh một mảnh sao chổi vỡ tan trên bầu trời Viễn Đông nước Nga và một quả cầu lửa khác biến đêm thành ngày tại Bucharest, Romania.

Những tiếng nổ bí ẩn' tiếp tục làm mọi người (và thú vật) hoảng sợ xảy ra trên khắp nước Mỹ. Chúng tôi ngờ rằng một số là do sóng xung kích từ thiên thạch nổ trong bầu khí quyển. Nhưng cũng có những vụ khác xảy ra thành từng cụm và được ghi nhận bởi máy đo địa chấn (mặc dù không có đường đứt gãy địa chất nào). Do đó có lẽ chúng ta đang thấy những hiện tượng địa chấn khác thường xảy ra thường xuyên hơn do sự chậm lại trong tốc độ quay của hành tinh. Điều này cũng là nguyên nhân của những vụ phun trào núi lửa thường xuyên đang xảy ra, trong đó có nhiều cảnh ngoạn mục trong tháng giêng. "Trái Đất mở ra" cũng là lý do của những vụ hố sụt nuốt chửng xe cộ tại Florida và Maryland.

Trong khi bạn xem video tóm tắt các sự kiện trong tháng giêng này, hãy nhớ rằng chúng tôi phải bỏ qua rất nhiều sự kiện khác thường khác bởi vì giờ đây chúng đã trở thành "bình thường"!

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.