Bài viết theo chủ đề

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Cầu lửa, thời tiết khắc nghiệt và Biến đổi Trái Đất: Tóm tắt SOTT tháng 2/2015

Nguồn: SOTT Media

Xu hướng lũ lụt toàn cầu vẫn tiếp tục vào tháng trước với việc lũ lụt một lần nữa tấn công vùng Balkans, Hy Lạp, Bolivia, Argentina, Ả-rập Xê-út, vùng tây bắc Hoa Kỳ, Úc và Đông Phi. Tháng hai còn có tuyết 'da cam', tuyết 'xanh' và 'mưa bẩn' do các hạt bụi từ ngày càng nhiều núi lửa phun trào và thiên thạch tích tụ trong bầu khí quyển. Không chỉ có tình hình trên mặt đất thay đổi mạnh: cá voi, sư tử biển và nhiều loại động vật biển khác đang trôi dạt vào bờ trong tình trạng chết hay hấp hối nhiều đến mức đáng báo động tại các bờ biển trên khắp thế giới.

Tháng hai có nhiều cầu lửa từ thiên thạch, từ những vệt lóe sáng biến đêm thành ngày trong giây lát ở New Zealand, Florida và Hàn Quốc... cho đến những thiên thạch biến thành sao băng bay một thời gian dài và nổ tung trên bầu trời miền tây Bắc Mỹ. Có nhiều vụ tàu hỏa trật ray lớn trong tháng hai, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi các công ty dầu mỏ không dùng hệ thống đường ống để vận chuyển dầu đá phiến. Chúng tôi nghi ngờ nhiều tuyến đường sắt bị biến dạng do hoạt động địa chấn.

Nhiều tiếng nổ bí ẩn được nghe và cảm nhận thấy trên khắp Hoa Kỳ trong tháng hai. Mặc dù được cho là do 'động đất sương giá', hiện tượng trong đó nước thấm xuống đất sau đó đóng băng và làm nứt đá nền, những tiếng nổ cục bộ này cũng xảy ra tại những địa phương không bị đóng băng, cho thấy một số cơ chế khác đang gây ra chúng. Bên cạnh những trận động đất mạnh ngoài khơi Nhật Bản và dọc sống núi giữa Đại Tây Dương, một trận động đất mạnh khác thường ở trung tâm Tây Ban Nha khiến mọi người chạy ra ngoài đường phố. Kỷ lục tuyết rơi tại Nhật Bản bị phá vỡ (một lần nữa), thời tiết dữ dội tiếp tục tấn công vùng đông Địa Trung Hải và vùng Trung Đông một lần nữa bị che phủ bởi tuyết.

Hiện tượng thời tiết đáng chú ý nhất trong tháng hai năm 2015 là kỷ lục tuyết rơi và nhiệt độ lạnh ở vùng đông bắc Hoa Kỳ. Vùng trung tâm phía tây và miền nam cũng bị ảnh hưởng nặng, nhưng vùng đông bắc có vẻ vừa có một tháng lạnh nhất vừa có nhiều tuyết rơi nhất trong lịch sử, ít nhất là kể từ khi dữ liệu được ghi chép lại từ giữa thế kỷ 19. Các nhà khí tượng học cho nguyên nhân là do dòng Jet Stream Bắc Cực uốn khúc mang lại hiện tượng thời tiết 'tàu nhanh Siberia' với những cơn bão mùa đông không dứt suốt từ phía bắc Thái Bình Dương dọc xuống và trải ngang lục địa Bắc Mỹ, nhưng một yếu tố khác nữa có thể là không khí siêu lạnh đi xuống từ tầng bình lưu của khí quyển.

Kỷ nguyên băng hà đang đến gần?

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.