Bài viết theo chủ đề

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Libya: Mười điều bạn chưa biết về Gaddafi

Nguồn: Global Research
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Bạn nghĩ gì khi nghe đến tên Đại tá Gaddafi? Bạo chúa? Độc tài? Khủng bố? Chúng tôi muốn bạn quyết định sau khi đọc bài viết dưới đây.

Trong 41 năm trời cho đến khi bị giết hại vào tháng 10 năm 2011, Muammar Gaddafi đã làm một số điều thực sự kỳ diệu cho đất nước mình. Ông cũng cố gắng không nghỉ để đoàn kết và đem lại sức mạnh cho cả châu Phi nói chung.

Vì vậy, bất kể bạn nghe gì trên đài và TV, Gaddafi đã làm một số điều không giống hình ảnh “tên độc tài tàn bạo” được mô tả bởi giới truyền thông phương Tây.

Dưới đây là 10 điều Gaddafi đã làm cho Libya mà có thể bạn chưa biết…

1. Tại Libya, căn nhà được coi là một quyền tự nhiên của con người

Cuốn Sách Xanh của Gaddafi đã khẳng định: “Ngôi nhà là một nhu cầu cơ bản của cả cá nhân và gia đình của anh ta, vì vậy nó không nên được sở hữu bởi ai khác.” Cuốn Sách Xanh của Gaddafi là triết lý chính trị của nhà cố lãnh đạo. Nó được xuất bản lần đầu vào năm 1975 với mục đích để cho tất cả người dân Libya đọc. Nó thậm chí còn được đưa vào chương trình giảng dạy quốc gia.

2. Giáo dục và điều trị y tế hoàn toàn miễn phí

Dưới thời Gaddafi, Libya có thể tự hào có một trong những nền y tế tốt nhất trong vùng Trung Đông và châu Phi. Và nếu một công dân Libya không tìm được chương trình học hay chương trình điều trị y tế phù hợp ở Libya, họ sẽ được tài trợ để đi ra nước ngoài.

3. Gaddafi thực hiện dự án thủy lợi lớn nhất thế giới

Hệ thống thủy lợi lớn nhất thế giới được thiết kế để mang nước đến cho tất cả người dân Libya trên khắp cả nước. Nó được tài trợ bởi chính phủ Gaddafi và người ta kể rằng chính Gaddafi đã gọi nó là “kỳ quan thứ tám của thế giới”. [Chú thích: Nhớ rằng Sa mạc Libya chiếm hầu hết diện tích đất nước và Libya là một trong những quốc gia nắng nóng và khô hạn nhất thế giới.]

4. Có thể bắt đầu một doanh nghiệp nông nghiệp hoàn toàn miễn phí

Nếu bất cứ người dân Libya nào muốn bắt đầu làm nông nghiệp, anh ta sẽ được cho nhà, đất nông nghiệp, gia súc và hạt giống hoàn toàn miễn phí.

5. Tiền trợ cấp được trao cho các bà mẹ mới sinh con

Khi một phụ nữ Libya sinh con, cô được cấp tương đương 5000 đôla Mỹ cho bản thân và đứa trẻ.

6. Điện miễn phí

Điều này có nghĩa là hoàn toàn không có hóa đơn tiền điện.

7. Xăng giá rẻ

Dưới thời Gaddafi, giá xăng ở Libya xuống đến 0,14 đôla Mỹ một lít.

8. Gaddafi nâng mặt bằng giáo dục

Trước thời Gaddafi, chỉ có 25% người dân Libya biết chữ. Con số này được nâng lên 87%, với 25% có bằng đại học.

9. Libya có ngân hàng trung ương cai quản bởi chính phủ

Chính phủ Libya có ngân hàng trung ương của riêng họ. Ngân hàng này cho dân chúng vay không lấy lãi theo luật pháp quy định và chính phủ không có khoản nợ nước ngoài nào. [Chú thích: Tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt các nước theo hệ thống kinh tế phương Tây, ngân hàng trung ương không thuộc sở hữu chính phủ mà thuộc sở hữu tư nhân. Tất nhiên, mọi lợi nhuận thu được bởi ngân hàng trung ương này đi vào túi tư nhân. Xem thêm: Năm 2015, khối BRICS chiếu tướng giới tài chính phương Tây?]

10. Đồng đina vàng

Trước khi Tripoli sụp đổ và bản thân ông bị giết hại, Gaddafi đã nỗ lực xây dựng một đồng tiền chung châu Phi đảm bảo bằng vàng. Theo dấu chân của nhà tiên phong vĩ đại Marcus Garvey, người đầu tiên đưa ra cụm từ “Hợp chủng quốc Châu Phi”, Gaddafi muốn thiết kế và giao dịch chỉ bằng đồng đina vàng châu Phi - một động thái có thể làm đảo lộn cả nền kinh tế thế giới.

Đồng đina bị chống đối rộng rãi bởi tầng lớp “ưu tú” trong xã hội hiện nay và ai có thể trách họ? Nếu nó thành sự thật, các quốc gia châu Phi đã có thể có sức mạnh để tự giải phóng khỏi nợ nần và nghèo đói. Họ đã có thể nói “không” với sự bóc lột từ bên ngoài và định giá một cách hợp lý nguồn tài nguyên của họ. Người ta nói rằng đồng đina vàng là lý do thực sự cho cuộc nổi loạn tài trợ bởi NATO nhằm mục đích lật đổ nhà cố lãnh đạo.

Vậy, Gaddafi có phải một kẻ khủng bố không?

Nếu có ai có thể trả lời được câu hỏi này, đó là người dân Libya đã sống dưới thời ông ta. Dù thế nào đi chăng nữa, điều rõ ràng là ông đã làm một số điều tích cực cho đất nước của mình bất chấp những tai tiếng xung quanh tên tuổi ông. Và đó là điều bạn nên cố giữ trong đầu trước khi phán xét trong tương lai.

Nhận xét:

Ngày nay, bốn năm sau khi NATO, dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, ném bom lật đổ và giết hại Gaddafi, Libya chỉ còn là một đống hoang tàn đổ nát; nền kinh tế hoàn toàn sụp đổ; người dân không có điện, nước, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị bắt cóc hay giết hại bởi chính quyền hay xã hội đen; một đất nước không có an ninh và không có tương lai. Chúng ta đã thấy kịch bản tương tự xảy ra ở hầu hết các nước từng được “giải phóng” hay “dân chủ hóa” bởi Hoa Kỳ: Afghanistan, Iraq, Ukraine.

Những nhà lãnh đạo hiếm hoi như Gaddafi, những người thực sự nỗ lực làm lợi cho đất nước và người dân của họ, thường xuyên bị dán mác "độc tài" và bị lật đổ hay giết hại. Bởi vì những gì họ làm đi ngược lại mục đích thống trị thế giới của những kẻ đứng đầu đế quốc Anh - Mỹ. Ngày nay có một nhà lãnh đạo khác, tổng thống Putin của Nga, cũng đang là mục tiêu của bộ máy tuyên truyền phương Tây vì những lý do tương tự.

Xem thêm:

1 nhận xét:

  1. Bọn tư bản phương Tây muốn thống trị Bắc Phi, độc chiếm nguồn dầu mỏ khổng lồ nên khoác cho Gadafi cái áo độc tài để lấy cớ hạ bệ ông, dựng chính phủ bù nhìn, gây ra một Libya nát như cám như bây giờ. Chính người dân Libya cũng dại dột, không biết mình cần gì> Chạy theo phương Tây và giờ nhập cảng một "mùa xuân Libya" chẳng khác gì "mùa xuân Ả rập": tan hoang, xung đột, nội chiến, chết chóc, lầm than!

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.