Bài viết theo chủ đề

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Trầm cảm lan tràn như tiếng chuông cảnh tỉnh với nhân loại

Xã hội bệnh hoạn
Sống hòa nhập trong một xã hội bệnh hoạn sâu sắc không phải là dấu hiệu của tâm trí khỏe mạnh
- Jiddu Krishnamurti

Tác giả: Neil Maves
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Trầm cảm hiện đang được mô tả như một đại dịch thời hiện đại. Cả một đội quân các chuyên gia được đào tạo cao siêu đã đưa ra đủ loại giải pháp và tạo ra một thị trường dược phẩm khổng lồ với những cố gắng chữa trị căn bệnh của xã hội hiện đại, “văn minh” này của chúng ta. Bài viết này không phải là một thảo luận về tâm lý hay về những tài liệu tự trợ giúp sáo rỗng của những người không biết gì rao giảng từ trong tháp ngà của họ.

Hôm nay, chúng ta sẽ đi xuống chiến hào, vứt ra ngoài mọi thứ rác rưởi, xem xét vấn đề và vai trò của trầm cảm từ cách nhìn phi duy vật. Thông qua đó, biết đâu chúng ta lại chẳng khám phá ra “ý nghĩa của cuộc sống”.

Một số loại trầm cảm có quan hệ nhân quả rõ ràng: hôn nhân, gia đình, thất nghiệp, v.v… Loại trầm cảm này buộc chúng ta phải nhìn thẳng vào các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta. Nó cũng tương đối đơn giản để giải quyết nếu chúng ta có thể đứng tách ra ngoài và xem xét những giải pháp hợp lý cho các yếu tố gây căng thẳng. Do đó, nó không tồn tại dai dẳng và thường sẽ qua đi ngay sau khi vấn đề trước mắt được giải quyết. Tuy nhiên, đấy không phải là loại trầm cảm mà chúng ta quan tâm đến ở đây.

Loại trầm cảm mà tôi quan tâm đến là loại tồn tại dai dẳng, loại khiến nạn nhân phải bỏ rất nhiều thời gian trong phòng các bác sĩ tâm lý và khiến họ phải dùng thuốc triền miên, đôi khi cả đời. Loại trầm cảm mà tôi đang nói đến là loại khiến nhiều người tìm cách tự vẫn, đôi khi nhiều lần trong cuộc đời họ. Nó vắt kiệt linh hồn ra khỏi bạn vì nó khiến bạn tin rằng thế giới này là một nơi hoàn toàn hư vô, trống rỗng. Không có mục đích, không có hy vọng, không có tương lai và không có ai hiểu. Chỉ có một thế giới lạnh lùng vô cảm, nơi mà nền văn hóa trong trường hợp tốt thì hời hợt, trong trường hợp xấu thì hoàn toàn thái nhân cách. Có cái hố đen bên trong bạn cứ lớn dần, lớn dần và lớn dần.

Làm thế nào và tại sao những người khá ổn định về tâm lý với một cuộc sống bình thường lại mang con quái vật này bên trong họ, cái cảm giác về một linh hồn bị tan vỡ mà không thể chữa lành bằng thuốc men hay những lý thuyết tâm lý mới nhất? Tôi nghĩ câu trả lời cho câu hỏi đó là ở sâu thẳm bên trong, ở một mức độ nhận thức nào đó, họ buộc phải nhận ra rằng cái thế giới “ngoài kia” là không ổn một cách cơ bản; rằng trên thực tế nó đã trở thành sân chơi cho những cá nhân thái nhân cách, những kẻ không có mục đích nào khác hơn là thỏa mãn sự thèm khát hủy diệt đen tối của chúng.

Thái nhân cách
Những kẻ thái nhân cách cai trị thế giới chúng ta
6% dân số thế giới là thái nhân cách. Bạn có biết điều đó nghĩa là gì không?

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Chiến tranh là thủ đoạn làm tiền của tài phiệt Mỹ!

Ngày tưởng niệm

Tác giả: Paul Craig Roberts
Nguồn: paulcraigroberts.org
Nguồn dịch: Blog Thời Thổ Tả

Tại sao người Mỹ không duyệt binh, hay diễu binh?

Đơn giản là họ không có chiến tranh Vệ quốc, chẳng ai xâm lược họ cả. Chiến tranh của họ là cướp bóc, phục vụ lợi ích các trùm tư bản thống trị.

Nhưng họ cũng có Ngày tưởng niệm - Memorial Day để nhớ những binh lính bị giết trong chiến tranh. Dân Mỹ được bảo rằng người chết chiến tranh đã chết vì họ và vì tự do của họ.

Nhưng một vị tướng thủy quân lục chiến Mỹ đã thách thức quan điểm này. Ông là Smedley Butler (1881- 1940). Ông nói các binh sĩ của mình chết vì lợi nhuận các nhà băng, cho Wall Street, Standard Oil và United Fruit. Ông có nhiều phát biểu chỉ trích thẳng thắn như vậy. Dưới đây là đoạn trích từ bài phát biểu của Smedley Butler năm 1933:

Chiến tranh chỉ là một thủ đoạn làm tiền. Tôi tin rằng mô tả tốt nhất cho thủ đoạn là một thứ mà thực chất hoàn toàn không giống vẻ bề ngoài của nó với đa số mọi người. Chỉ có một nhóm nhỏ nội bộ biết nó là cái gì. Nó được tiến hành vì lợi ích của một số rất ít và số đông phải trả giá.

Tôi tin và ủng hộ việc phòng thủ đầy đủ tại bờ biển và chỉ vậy thôi. Nếu một quốc gia đến đây để gây chiến thì chúng ta sẽ chiến đấu. Rắc rối với nước Mỹ là ở chỗ khi đồng đô la chỉ kiếm được 6% ở đây, nó muốn đi ra nước ngoài để có được 100%. Khi đó lá cờ theo sau đồng đô la và những người lính theo sau lá cờ.

Tôi sẽ không đi ra chiến trường một lần nữa như tôi đã làm để bảo vệ một số khoản đầu tư tệ hại của các chủ nhà băng. Chỉ có hai điều đáng để chúng ta chiến đấu vì nó. Một là bảo vệ ngôi nhà của chúng ta và điều kia là bản Tuyên ngôn nhân quyền. Chiến tranh vì bất cứ lý do nào khác chỉ đơn giản là thủ đoạn làm tiền.

Không có một thủ đoạn nào mà băng đảng quân sự không biết. Chúng có "kẻ chỉ tay" để chỉ ra kẻ thù, "kẻ cơ bắp" để tiêu diệt kẻ thù, "kẻ đầu não" để lên kế hoạch chiến tranh, và một "Ông Chủ Lớn" là Chủ nghĩa tư bản-Siêu quốc gia.

Có thể là kỳ lạ khi tôi, một quân nhân, lại sử dụng cách so sánh như vậy. Tính trung thực buộc tôi phải làm vậy. Tôi đã trải qua 33 năm và 4 tháng phục vụ quân đội như một thành viên của lực lượng quân đội lanh lợi nhất của đất nước này, Thủy quân lục chiến. Tôi phục vụ trong tất cả các cấp bậc sĩ quan từ hạ sĩ đến thiếu tướng. Và trong khoảng thời gian đó, tôi đã dành hầu hết thời gian của mình làm một kẻ cơ bắp cao cấp cho Doanh Nghiệp Lớn, cho Wall Street và cho các chủ nhà băng. Tóm lại, tôi là một tên kẻ cướp, một tên gangster cho giới tư bản.

Tôi đã ngờ mình chỉ là một bộ phận của thủ đoạn làm tiền lúc đó. Bây giờ thì tôi chắc chắn điều đó. Giống như tất cả các thành viên của nghề quân sự, tôi không bao giờ có một ý nghĩ của riêng mình cho đến khi tôi rời khỏi nghĩa vụ. Chức năng suy nghĩ của tôi bị kìm chế lại khi tôi tuân lệnh từ cấp cao hơn. Đây là đặc điểm chung với bất cứ ai trong quân đội.

Tôi đã giúp biến Mexico, đặc biệt là Tampico, trở thành an toàn cho lợi ích dầu mỏ Mỹ năm 1914. Tôi đã giúp biến Haiti và Cuba thành nơi tươm tất cho các gã nhân viên National City Bank nhặt nhạnh những khoản thu hái. Tôi đã giúp hãm hiếp nửa tá các nước cộng hòa Trung Mỹ vì lợi ích của Wall Street. Hồ sơ cướp đoạt còn dài. Tôi đã giúp thanh lọc Nicaragua cho các nhà băng quốc tế của Brown Brothers trong 1909-1912. Tôi đã mang ánh sáng đến Cộng hòa Dominica vì quyền lợi ngành mía đường Mỹ năm 1916. Ở Trung Quốc tôi đã giúp để Standard Oil tự do hành động mà không bị cản trở.

Trong những năm qua, như những gã đằng sau hay nói, tôi đã là một tay làm tiền cỡ bự. Nhìn lại, tôi thấy rằng tôi có đủ khả năng để cho trùm mafia Al Capone vài lời khuyên. Điều tốt nhất hắn có thể đạt được là hoạt động làm tiền ở ba quận. Còn tôi hoạt động trên ba châu lục.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Nông dân tự tử vì hạt giống biến đổi gen ở Ấn Độ và bài học cho Việt Nam

Cứ 30 phút lại có một nông dân Ấn Độ tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu của Monsanto.
Hoặc là chúng ta kết liễu Monsanto, hoặc là Monsanto sẽ kết liễu nhân loại.

Tác giả: Marie-Monique Robin
Nguồn: Chương 15 cuốn "The World According to Monsanto"
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Sản phẩm của chúng tôi đem lại lợi ích ổn định và rõ ràng cho cả các nông trại lớn và nhỏ. Nông dân luôn có thể tạo ra các vụ thu hoạch chất lượng cao hơn và thu nhập tốt hơn.

—Monsanto, Báo cáo cam kết, 2006

Đó là tháng 12 năm 2006, chúng tôi vừa mới tới nơi khi đoàn đưa đám đi vòng qua góc hẻm nằm giữa những bức tường sơn trắng, phá vỡ sự uể oải của một ngôi làng Ấn Độ nhỏ dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt. Mặc trang phục truyền thống – áo dài trắng bằng vải bông và quần dài – những người đánh trống dẫn đoàn về phía bờ sông, nơi giàn hỏa thiêu đã được sắp sẵn. Ở giữa đoàn đưa tang, một người phụ nữ đang khóc tuyệt vọng, bám vào một thanh niên cường tráng với khuôn mặt u sầu đang mang chiếc cáng được phủ đầy những bông hoa sặc sỡ. Xúc động, tôi nhìn lướt qua khuôn mặt của người chết: đôi mắt nhắm nghiền, mũi khoằm, ria mép màu nâu. Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh tượng thoáng qua ấy, thứ đã biến những hứa hẹn hào nhoáng của Monsanto thành sự ô nhục.

Ba vụ tự tử một ngày

“Chúng ta có thể quay phim không?” Tôi hỏi, đột nhiên bối rối khi người quay phim hỏi tôi với cái hất đầu. “Dĩ nhiên,” Tarak Kate nói, nhà nông học lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ (NGO) chuyên về canh tác hữu cơ này đã đi với tôi xuyên qua khu vực trồng bông ở Vidarbha, tây nam bang Maharashtra của Ấn Độ. “Đó là lý do Kishoir Tiwari đưa chúng ta tới làng này. Ông ấy biết ở đây có lễ tang của một nông dân đã tự tử.”

Kishoi Tiwari là lãnh đạo của tổ chức Vidarbha Jan Andolan Samiti (VJAS), một phong trào nông dân có thành viên là những người bị cảnh sát quấy nhiễu vì họ đã quyết liệt lên án “thảm họa” mà giống bông Bt gây ra cho khu vực nông nghiệp này, chất lượng “vàng trắng” của nó trước đây từng được ca ngợi. Tiwwari gật đầu khi ông nghe thấy câu trả lời của Kate. “Tôi không nói bất cứ điều gì với anh vì lý do an toàn. Người làng thông báo cho chúng tôi bất cứ khi nào nông dân tự tử và tất cả chúng tôi đều tới lễ tang. Hiện giờ có ba vụ tự tử trong một ngày ở khu vực này. Người thanh niên này đã uống một lít thuốc trừ sâu. Đó là cách nông dân tự tử: họ dùng thứ hóa chất mà bông biến đổi gien được cho là sẽ giúp họ tránh phải dùng.”

Khi đoàn đưa tang đi thẳng đến bờ sông, nơi thi hài nạn nhân trẻ sẽ sớm được hỏa thiêu, một nhóm đàn ông tiến lại gần người quay phim của tôi. Họ tỏ ra nghi ngờ nhưng sự có mặt của Tiwari đã trấn an họ: “Hãy nói với thế giới rằng bông Bt là một điều bất hạnh,” một ông già nói đầy giận dữ. “Đây là vụ tự tử thứ hai trong làng của chúng tôi kể từ đầu vụ thu hoạch. Nó chỉ có thể tệ hơn bởi vì hạt giống biến đổi gien không đem lại gì cả.”

“Họ đã nói dối chúng tôi,” người trưởng làng nói thêm. “Họ nói rằng những hạt giống thần kỳ này sẽ giúp chúng tôi kiếm được tiền, nhưng tất cả chúng tôi đều nợ nần và vụ thu hoạch biến mất. Chúng tôi sẽ ra sao đây?”

Sau đó, chúng tôi thẳng tiến đến làng Bhadumari kế bên, ở đó Tiwari muốn giới thiệu tôi với góa phụ trẻ 25 tuổi có chồng tự tử ba tháng trước đây. “Cô ấy đã trả lời một phóng viên của tờ New York Times,” ông nói với tôi, “và cô ấy sẵn sàng làm lại điều đó. Điều này rất hiếm hoi bởi vì thông thường các gia đình sẽ xấu hổ.”1 Rất trang nghiêm trong chiếc sari màu xanh, người phụ nữ trẻ gặp chúng tôi trong khoảng sân trước căn nhà đất giản dị của cô. Đứa bé nhất trong số hai con trai của cô, một đứa ba tuổi và đứa kia mới mười tháng, đang ngủ trên chiếc võng mà cô dùng tay đu đưa trong khi nói chuyện, cùng lúc bà mẹ chồng đứng cạnh cô lặng lẽ chìa bức ảnh con trai đã chết của bà. Góa phụ nói, “Anh ấy tự tử ở ngay đây. Anh ấy lợi dụng lúc tôi vắng mặt để uống can thuốc trừ sâu. Khi tôi trở về thì anh ấy đã hấp hối. Chúng tôi không thể làm gì cả.”

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Tại sao dân Nhật ngăn cản chính phủ ký hiệp định TPP?

Nguồn: Thời Thổ Tả

Bất chấp mọi nỗ lực cứu vớt kinh tế ra khỏi vũng lầy suy sụp, Nhật đang trong thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất kể từ WW-II đến nay. Trong bối cảnh đó, đối với 1 số phe phái, Trans-Pacific Partnership có thể là 1 cứu cánh, nhưng với 1 số khác, lại dứt khoát không.

Khác với sự êm ả trên truyền thông Nhật như từng đề cập ở đây, xã hội và chính trường Nhật đang sôi sục vì Trans-Pacific Partnership (TPP). Tờ Japan Times mới đưa tin, hơn 1.000 người đã đệ đơn kiện chống chính phủ Nhật hôm thứ 6. Họ tìm cách ngăn cản Nhật Bản tham gia vào các cuộc đàm phán 12 quốc gia TPP mà họ gọi là "vi hiến".

Tổng cộng có 1.063 nguyên đơn, gồm cả các nhà lập pháp, tuyên bố kiện ở Tòa án Quận Tokyo rằng đề xuất Trans-Pacific Partnership sẽ làm suy yếu quyền con người cơ bản theo Hiến pháp. Vụ kiện này được dẫn dắt bởi Masahiko Yamada, 73 tuổi, một luật sư từng làm bộ trưởng nông nghiệp năm 2010 trong thành phần đảng Dân chủ Nhật Bản của chính phủ.

"TPP có thể vi phạm quyền của Nhật Bản để có được nguồn cung cấp lương thực ổn định, hoặc các quyền sống, quyền được bảo đảm bởi Điều 25 Hiến pháp quốc gia", ông Yamada, người đã từ bỏ đảng năm 2012 khi bị CQ của Ttg Yoshihiko Noda ép tham gia đàm phán TPP. Hiệp định dự kiến sẽ có lợi cho các tập đoàn lớn, nhưng sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống an ninh lương thực và y tế đất nước, và phá hủy lĩnh vực nông nghiệp trong nước, theo các nguyên đơn.

Kiện tụng là bước ngoặt trong nỗ lực của Nhật Bản và Mỹ, 2 nền kinh tế hàng đầu tham gia TPP, để đẩy nhanh các cuộc đàm phán về thỏa thuận này. Ông Yamada nói: Hiệp định sẽ làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của Nhật vào nhập khẩu nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực của họ. Nhật Bản, dựa vào nhập khẩu khoảng 60% nhu cầu lương thực, đã cắt giảm mục tiêu tự cung tự cấp khi chính phủ mở rộng giao dịch thương mại.

Quan chức tại nhóm TPP đặc biệt nhiệm của Văn phòng Nội các đã từ chối bình luận về vụ kiện. Trong khi Nhật Bản và Mỹ vẫn chưa đạt được hiệp định song phương mà có lẽ sẽ mở đường cho thỏa thuận 12 quốc gia, Thượng viện Mỹ đã xúc tiến một biện pháp cho phép Barack Obama đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hiệp định thương mại. Thành viên tiềm năng của TPP đã bỏ lỡ một loạt các thời hạn kể từ khi Mỹ cho biết sẽ tham gia các cuộc đàm phán 2009. Những người ủng hộ hăng hái thuyết phục thỏa thuận thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm mới. TPP có thể thúc đẩy nhu cầu đối với thực phẩm xuất khẩu của Nhật Bản trong số 800 triệu dân các quốc gia thành viên, hoặc 10% người tiêu dùng toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Yoshimasa Hayashi cho biết tháng trước. Thủ tướng Shinzo Abe đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu lương thực của đất nước để đạt 1000 tỷ yen vào năm 2020. 

Các nguyên đơn cho biết TPP sẽ thay đổi một số quy tắc và các quy định liên quan đến cuộc sống của người dân "vì lợi ích của tự do và lợi nhuận của các tập đoàn toàn cầu."

Họ tuyên bố rằng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài giá rẻ cắt giảm thuế quan sẽ gây hại cho sản xuất trong nước và hạ thấp tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Nhật Bản.

Họ cũng nói hiệp định này sẽ đẩy giá thuốc lên cao và vi phạm quyền của người dân được chăm sóc sức khỏe thích đáng bởi thỏa mãn các hãng dược phẩm lớn. Các quốc gia thành viên TPP đã đàm phán điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước mà sẽ trao cho các tập đoàn đa quốc gia quyền kiện nhà nước đòi bồi thường. Các nguyên đơn bày tỏ sự phản đối điều khoản này, họ nói nó sẽ gây nguy hiểm cho độc lập tư pháp của Nhật Bản.

Họ cũng chỉ ra rằng bản chất bí mật của các cuộc đàm phán TPP là vi phạm quyền được biết của người dân, như các tài liệu được bảo mật và quá trình đàm phán sẽ được giữ bí mật bốn năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Phân tích: Mỹ đang thao túng Macedonia theo kịch bản Ukraine hay kịch bản Syria?

Tác giả: Thiên Nam
Nguồn: Báo Đất Việt

Cuộc biểu tình lớn đòi chính phủ từ chức ở thủ đô Skopje của Macedonia, là một dấu hiệu cho thấy “Cách mạng màu” ở nước này bắt đầu khởi phát.

Biểu tình lớn ở thủ đô Skopje của Macedonia

Hôm 17-5, một cuộc biểu tình lớn nhằm phản đối chính phủ đã diễn ra tại trung tâm thủ đô Skopje-Macedonia. Cuộc biểu tình quy tụ ở khoảng 20.000 người đã nổ ra sau khi 22 cảnh sát bố ráp một khu vực của người gốc Albania tại thị trấn miền Bắc Kumanovo. Đụng độ đã khiến 22 người thiệt mạng, trong đó có 8 cảnh sát.

Người biểu tình đã hô khẩu hiệu đòi Chính phủ của Thủ tướng Nikola Gruevski từ chức với cáo buộc các quan chức cấp cao lạm quyền, có âm mưu gian lận bầu cử và chỉ đạo nghe lén khoảng 20.000 người, trong đó có các chính khách, phóng viên và lãnh đạo tôn giáo.

Khoảng 30.000 người tập hợp bên ngoài tòa nhà Quốc hội bày tỏ ủng hộ Thủ tướng Gruevski. Cách đó 2km, khoảng 1.000 người ủng hộ phe đối lập vẫn cắm trại bên ngoài phủ thủ tướng sau khi Thủ lĩnh đảng Liên minh Dân chủ Xã hội đối lập (SDSM) Zoran Zaev kêu gọi "bám trụ" cho đến khi ông Gruevski từ chức.

Căng thẳng chính trị tại Macedonia tăng cao từ tháng 1 vừa qua, khi chính phủ cáo buộc lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SDSM) đối lập Zoran Zaev liên quan tới hoạt động gián điệp và bạo lực chống chính quyền. Tuy nhiên, ông Zaev đã bác bỏ lời buộc tội trên,

Phe đối lập cũng lên tiếng tố cáo chính quyền của Thủ tướng Gruevski lạm quyền và âm mưu gian lận bầu cử. Họ cũng tố chính phủ nghe lén khoảng 20.000 người, trong đó có các chính khách, phóng viên và lãnh đạo tôn giáo; gây căng thẳng sắc tộc để bám giữ quyền lực.

Ngày 18-5, Thủ tướng Gruevski thừa nhận trong quá trình quản lý và điều hành chính phủ đã "mắc một số thiếu sót" và sẽ khắc phục trong thời gian tới nhưng khẳng định sẽ không từ chức. Ông cũng cáo buộc tình báo nước ngoài hậu thuẫn phe đối lập tìm cách gây bất ổn cho đất nước để trục lợi và ép ông phải rời bỏ chức vụ.

Những diễn biến trên đã đẩy Macedonia rơi vào khủng hoảng chính trị sâu sắc, trong bối cảnh quốc gia vùng Balkan này đang trong tiến trình đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu. Sang ngày 18-5, bốn đảng chính ở nước này đã thảo luận biện pháp tháo gỡ khủng hoảng nhưng chưa đạt kết quả.

Cộng đồng quốc tế đã dấy lên sự lo ngại về một cuộc khủng hoảng chính trị ở Macedonia. Từ thủ đô Brussels của Bỉ, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương cho biết, NATO đang theo dõi sát sao các diễn biến ở Macedonia, kêu gọi nước này tránh bạo lực và leo thang khủng hoảng.

Sang đến ngày 18 và 19, người biểu tình đã rút lui gần hết, nhưng vẫn còn còn hàng trăm người dựng lều bên ngoài tòa nhà chính phủ. Cảnh sát chống bạo động đã được triển khai gần đó để ổn định tình hình nhưng không có vụ bạo lực nào diễn ra.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Sự thật đằng sau những cái tên BBC, RFA, RFI

Tác giả: Mộc Miên
Nguồn: Mõ Làng Blog

Những cái tên như BBC, RFA, RFI… dường như đã quá quen thuộc với nhiều người. Vậy có ai từng đặt câu hỏi về sự ra đời của những đài này? Ai đứng đằng sau họ? Nguồn tài chính ở đâu? Và sứ mệnh của họ là gì?…

Đáp án mà bài viết này đưa ra có lẽ sẽ khiến nhiều người giật mình… “tỉnh ngộ”!

Đài BBC (British Broadcasting Corporation) là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. BBC được thành lập năm 1922 do một nhóm các công ty viễn thông cho tới các dịch vụ tin tức phát thanh truyền hình. Buổi phát thanh truyền tin tức đầu tiên vào 14 tháng 11 năm 1922. Công ty, với John Reith là tổng quản lý, trở thành BBC năm 1927 khi nó được thừa nhận sự hợp nhất. BBC bắt đầu truyền tin bằng hình năm 1932 và trở thành dịch vụ phổ biến năm 1936. Truyền tin bằng hình ảnh bị dừng lại từ 1-9-1939 tới 7-6-1946 do Thế chiến thứ hai.

Mặc dù nguồn tài chính của BBC dựa vào các nguồn thu từ truyền thông, quảng cáo, nhưng thực chất bên trong họ nhận được nhiều nguồn gián tiếp tài trợ của cơ quan ngoại giao và tình báo MI6 của Vương quốc Anh. Nên BBC đành phải “cắn răng” mà chấp nhận tuân thủ “cuộc chơi” này.

BBC là một tập đoàn truyền thông lớn, họ có nhiều chuyên trang tin tức và bằng nhiều thứ tiếng. BBC Tiếng Trung và BBC Tiếng Việt là hai trang bản ngữ lớn nhất của họ. Không hiểu hai quốc gia này có phải là một thị trường tiềm năng của BBC hay không mà họ cũng rất chịu chi cho hai trang này?

BBC vẫn luôn tự nhận mình là một cơ quan báo chí, truyền thông, và luôn thực hiện đúng tôn chỉ của truyền thông là đưa tin trung thực, khách quan?… Thế nhưng, trong tất cả bài viết của đội ngũ cộng tác viên thuộc nhà đài này, ở câu kết bài BBC đều đưa ra một luận điểm: “Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả…”. Thật không hiểu cái cách mà người Anh định nghĩa về truyền thông là thế nào? Nếu họ đồng ý nguyên tắc số 1 của truyền thông là đưa tin trung thực và khách quan thì cớ sao lại đưa ra luận điểm trên. Liệu có phải là sự thoái thác trắng trợn trách nhiệm của ban biên tập tờ báo này đối với những thông tin mà họ đăng tải hay không? Chỉ một câu nói, tưởng như là khách quan, trung thực nhưng thực ra lại uẩn khúc một điều không hề trung thực, khách quan!

Dễ thấy, BBC Tiếng Việt đang cố tình che đậy hết tất cả những điều tốt đẹp, những điểm sáng kinh tế của Việt Nam, mà chỉ chăm chăm giật các tít bài “xoi mói” đời sống chính trị Việt Nam? Nếu là khách quan thì bên cạnh tin tức tiêu cực (nếu đúng) sao không có bất cứ một thông tin nào là tích cực về đời sống chính trị Việt Nam? Phải chăng nền chính trị Việt Nam chỉ có cái gọi là đấu tranh vì “dân chủ”, “tự do tôn giáo”, “bất đồng chính kiến”, “tham nhũng”…? Có lẽ người đài BBC nên học lại bài học đầu tiên về tư cách người làm báo! Tiếc thay, hiện có khá nhiều người Việt Nam vì tò mò bởi những tin tức “độc, hot” nên đã vội tin vào những thông tin từ phía nhà đài BBC.

Sứ mệnh của BBC là gây xáo trộn xã hội để kích động quấy rối an ninh Việt Nam.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Với Nga, Mỹ-NATO hãy quên đi chuyện ăn không, cướp không

Putin dẫn đầu cuộc tuần hành của Lữ đoàn Vĩnh cửu
Putin dẫn đầu Lữ đoàn Vĩnh cửu, cuộc tuần hành của 12 triệu người dân trên khắp nước Nga.
Đây chính là sức mạnh chính của nước Nga mà không một thế lực nào có thể bẻ gãy.

Tác giả: Lê Ngọc Thống
Nguồn: Soha.vn

Một nước Nga rộng lớn có tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào là sự thèm muốn chiếm đoạt đến khát khao cháy bỏng của các tập đoàn thế lực kinh tế-chính trị kếch xù Mỹ-EU-NATO.

Một nước Nga có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tồn tại trong lòng châu Âu là điều không thể chấp nhận được, là cái gai trong mắt cần phải nhổ của thế lực bá chủ thế giới đứng đầu là Mỹ bằng liên minh quân sự, chính trị duy nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới là EU-NATO.

Khó khăn cho Mỹ là tuy Liên Xô tan rã, nước Nga thừa kế Liên Xô nhưng chưa tan rã, dù tiềm lực kinh tế đang yếu ớt, dù lực lượng quân sự không bằng Mỹ nhưng lực lượng hạt nhân vẫn đủ sức hủy diệt nước Mỹ và NATO.

Nga có thể sẵn sàng làm điều đó nếu như Mỹ-NATO dám mạo hiểm dùng biện pháp quân sự để “xẻ thịt” nước Nga như đã từng ở Iraq, Libya, Nam Tư…

Gây chiến tranh của các thế lực chính trị đầu sỏ đều không ngoài quyền lợi, kinh tế. Nếu không vì tài nguyên, dầu mỏ, không vì lợi nhuận thì Mỹ chẳng mang quân, bom đạn đi xâm lược, can thiệp…vào các quốc gia khác.

Đương nhiên, Mỹ chẳng dại khi gây chiến tranh với ai đó mà cả hai cùng chết như trực tiếp gây chiến với nước Nga.

Tuy nhiên, tại sao Liên Xô lại sụp đổ, tan rã khi có một lực lượng quân sự hùng mạnh mà không cần một phát súng? Rõ ràng là do chính Liên Xô “tự đổ” bởi một cuộc “cải tổ”.

"Cải tổ" hay "cách mạng màu" (Việt Nam đã đặt tên rất chính xác là “Diễn biến hòa bình”) đều chứng minh đây là một biện pháp thay đổi chế độ, thể chế nhanh hơn gấp bội lần với biện pháp áp đặt bằng chiến tranh.

Đồng thời, đây là biện pháp duy nhất thay thế cho biện pháp chiến tranh đối với những quốc gia mà kẻ thù không thể gây chiến và không dám gây chiến.

"Tấn công nước Nga là tự sát"

Giới quân sự Mỹ và phương Tây dù có cái đầu nóng, hiếu chiến bao nhiêu cũng thừa nhận thức để hiểu rằng, tấn công vào nước Nga là tự sát.

Cuộc chiến 5 ngày vào năm 2008 với Gruzia, cuộc khủng hoảng Ukraine khi Nga chiếm Crimea đẩy NATO ra khỏi Biển Đen mà lực lượng quân sự NATO vẫn án binh bất động đã chứng minh điều đó.

Thế nhưng, hiện tại, Mỹ-phương Tây vẫn hùng hục mở rộng NATO về phía Đông, bao vây Nga, xây dựng lá chắn tên lửa…

Động thái này thực ra là để tạo áp lực mạnh, hỗ trợ cho đòn đánh sập nền kinh tế Nga (bao vây, cấm vận, trừng phạt…) thực hiện cách mạng màu làm Nga tự ngã mà thôi.

Không phải là hồ đồ, đơn giản, khi Nga đã tố cáo Mỹ-phương Tây đã tiến hành cách mạng màu để lật đổ chế độ Nga hiện hành.

May thay cho nước Nga, sự choáng váng, loạng choạng sau khi Liên Xô sụp đổ đã kịp thời gượng dậy, đứng vững khi Vladimir Putin trở thành ông chủ Điện Kremlin.

15 năm cầm quyền của Tổng thống Putin với lịch sử nước Nga chỉ là một khoảnh khắc. Nhưng kể từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay có thể nói nước Nga được, đang phục hưng uy tín và sức mạnh.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

"Không có lửa sao có khói", hay tư tưởng đổ lỗi cho nạn nhân tội phạm tình dục

Không ai trong số những phụ nữ này "âm thầm mong muốn điều đó"

Tác giả: Huỳnh Kim
Nguồn: Beautiful Mind VN

  • “Nếu bạn đã không muốn những bức hình của mình bị đánh cắp, bạn đã không nên chụp chúng.”
  • “Cô ấy đã nghĩ gì khi ra đường ăn mặc như thế?”
  • “Cô ấy đã có thể bỏ đi nhưng lại không làm thế, đó là lỗi của cô ấy khi bị bầm mắt.”
  • “Ý tôi là, thực sự mà nói, cô ấy đã như đang muốn nó khi để mình bị say như thế.”

“Không có lửa làm sao có khói”, chúng ta vẫn thường cho rằng nạn nhân là “lửa”, châm ngòi cho “khói” xảy ra với họ. Việc đó được gọi là đổ lỗi cho nạn nhân. Tư tưởng đổ lỗi nạn nhân cho rằng bằng một số hành vi cụ thể nào đó, nạn nhân đã âm thầm mong muốn tội ác xảy ra với mình. Một số hành vi “đáng trách” thường gặp bao gồm:

  • Đi chơi vào buổi tối.
  • Chụp hình khỏa thân.
  • Mặc quần áo bó, váy ngắn,…v..v.
  • Thích gần gũi.
  • Trở nên say xỉn.
  • ...

Điểm chung của những việc làm đó là gì? Những thứ mà chúng ta cho là “đáng trách” mà nạn nhân thực hiện để “mời mọc chuyện xấu xảy ra” thực ra lại là quyền lợi và quyền tự do mà mỗi con người đều có. “Con người” ở đây bao gồm cả phụ nữ. Việc đổ lỗi cho nạn nhân có rất nhiều dạng, đây là một số ví dụ:

  • “Danh tính của bạn bị đánh cắp ư? Tại sao bạn lại sử dụng thẻ tín dụng? Nếu bạn đã dùng tiền mặt thì chuyện đó đã không bao giờ xảy ra!”
  • “Họ đấm bạn vào mặt? Sao không biết né?”
  • “Bạn đã bị châm chọc? Lúc đó bạn mặc gì? Cái thứ đồ quê mùa đó ư? Pffffffft.”

  • “Ai cũng đang cố kiếm tiền. Bạn đâu có cần phải khoe là bạn có. Đó như là thách họ ăn cắp tiền của bạn vậy.”

Khi chúng ta đi theo chiều hướng đó, chúng ta đã quên mất rằng tên tội phạm mới thực sự là người gây ra tội ác chứ không phải là nạn nhân, quần áo hay những bức hình của họ. Tội ác xảy ra khi tội phạm lựa chọn để xâm phạm ai đó. Hiếp dâm, cưỡng hiếp, trộm cắp, quấy rầy, phát tán ảnh mang tính gợi dục mà không có sự đồng ý của chủ nhân, v.v... là những quyết định của một ai đó để xâm phạm một ai khác. Như đã nói ở trên, việc đổ lỗi cho nạn nhân có rất nhiều dạng, nhưng tôi sẽ tập trung vào việc nó ảnh hưởng đến các tội phạm tình dục.

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Báo cáo nhân quyền của Mỹ là trò hề bị 47 nước công kích

Cảnh sát Mỹ
Cảnh sát Mỹ "bảo vệ và phục vụ" người dân bằng súng máy và xe bọc thép

Tác giả: Huy Bình
Nguồn: Báo Đất Việt

Báo cáo nhân quyền Hoa Kỳ hứng chịu công kích của 47 nước

Hôm 11-5, Hoa Kỳ đã đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bản báo cáo định kỳ lần thứ hai về tình hình nhân quyền ở trong nước. Tài liệu này đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi 47 nước thành viên tham gia Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, Mỹ đã làm ngơ trước các sự kiện thực sự đúng với tội phân biệt chủng tộc, còn các chuyên gia của các tổ chức nhân đạo phi chính phủ ở Mỹ khẳng định rằng Washington làm ngơ trước tình hình thực tế trong nước với những vụ giết người vì lý do chủng tộc.

Đã có nhiều câu hỏi được những nhà phân tích chính trị và nhân quyền trên thế giới đặt ra câu hỏi là tại sao bạo loạn chủng tộc xảy ra tại Mỹ? Tại sao Hoa Kỳ luôn rao giảng về nhân quyền đối với các nước khác mà tình hình kỳ thị chủng tộc, bạo loạn chủng tộc lại xảy ra nhiều thế?

Đặc biệt, các nước bất bình bởi Mỹ vẫn chưa có lệnh cấm án tử hình, chưa đóng cửa nhà tù Guantanamo, Washington cũng từ chối tham gia vào Công ước Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền trẻ em, ngược đãi tù nhân và những người di cư, không coi trọng ý kiến của người dân bản địa.

Đặc biệt các nước quan ngại đến việc tại Hoa Kỳ sử dụng không hợp lý lực lượng cảnh sát, dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc đang ngày càng phổ biến và số lượng tội phạm phân biệt chủng tộc đang ngày càng gia tăng.

Một số quốc gia đã đề nghị Hoa Kỳ xem xét và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những cái chết bi thảm tại Ferguson và Baltimore, chứ không phải là vài biện pháp mang tính hình thức như cách chức vài viên cảnh sát, giải tán công lực hay vỗ về xoa dịu người dân bằng các khẩu hiệu mị dân.

Bạo lực do phân biệt chủng tộc liên tiếp nổ ra

Cuối tháng 4 vừa qua, bạo lực đã bùng lên ở Baltimore vào ngày 27 tháng 4 sau đám tang thanh niên Mỹ da đen Freddy Gray 25 tuổi. Anh này bị nhân viên công lực Mỹ bắt giữ ngày 12 tháng 4.

Từ đồn cảnh sát, Freddy Gray được đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thươngvà sau đó đã chết. Theo dữ liệu của truyền thông địa phương, khi bắt giữ người da màu trẻ tuổi này, cảnh sát đã làm anh ta bị chấn thương cổ nghiêm trọng. Thậm chí đã có tin nói, anh ta gần như đã bị bẻ gãy cổ khi bắt giữ.

Sau đám đông người da màu đã tràn ra đường phố đốt phá và ném đá, xô xát với nhân viên cảnh sát. Cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán và bắt giữ một số người. Tại nhiều thành phố khác của Hoa Kỳ tổ chức các cuộc biểu tình phản đối sự kiện ở Baltimore.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Bạn biết gì về Monsanto, công ty bị căm ghét nhất thế giới đang ở Việt Nam?

Monsanto

Nguồn: GMO-Awareness.com
Nguồn dịch: Đọt Chuối Non

Dưới đây là thông điệp gốc từ Blog Đọt Chuối Non. Tôi đăng lại nguyên vẹn vì tôi hoàn toàn ủng hộ nỗ lực cao cả này.

Chào các bạn,

Đọt Chuối Non đang phát động một chiến dịch nhằm để toàn bộ người dân Việt Nam, những người đã kinh nghiệm Chất độc Da cam cho đến hiện tại, hiểu biết về tên tuổi và nguồn gốc tồi tệ của cái tên Monsanto. Link gốc trên ĐCN ở đây.

Mục đích của chiến dịch này là nâng cao nhận thức về Monsanto cùng với “công nghệ GMO” họ đang trơ tráo đem vào Việt Nam, thông qua sự thật về Chất độc Da cam (Agent Orange). Tất cả mọi phong trào chống lại GMO trên thế giới đều đề cập đến những nạn nhân Chất độc Da cam trong cuộc chiến Việt Nam như một bằng chứng mạnh mẽ nhất.

Sự thật này ngày càng được người ta nhắc đến nhiều hơn khi gần đây, 2,4-D (2,4-dicholorophenoxyethanoic acid) một trong hai hoạt chất chính của Agent Orange được những nhà sản xuất GMO đề nghị Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho phép sử dụng làm thuốc trừ sâu trong công nghiệp biến đổi gen. Đây là nỗ lực sinh tồn của công nghiệp GMO sau khi phải đối mặt với siêu cỏ dại (super-weeds) xuất hiện từ năm 1996 và siêu côn trùng bắt đầu xuất hiện từ năm 2003 kháng lại các thuốc trừ sâu hóa học hiện đang sử dụng.

Monsanto là một công ty bị căm ghét nhất trên thế giới và bài tổng hợp sau đây về lịch sử của Monsanto sẽ cho bạn biết tại sao.

Bài dịch được sự đồng ý chính thức từ GMO-Awareness.com.

Mong các bạn ủng hộ chiến dịch này và truyền đi bức ảnh dưới đây.

Cảm ơn các bạn,

Phạm Thu Hường

Nạn nhân chất độc màu da cam của Monsanto

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Thời tiết Khắc nghiệt và Chấn động Hành tinh: Tóm tắt SOTT 4/2015

Tóm tắt SOTT 4/2015

Nguồn: Sott.net

Đây là tóm tắt các "dấu hiệu" của tháng tư

Cháy rừng hoành hành tại Siberia thiêu trụi hàng ngàn ngôi nhà và làm bị thương hàng trăm người. Đến cuối tháng, vào ngày kỷ niệm 29 năm vụ tai nạn nguyên tử tồi tệ nhất thế giới, cháy rừng bùng phát trong vùng cấm xung quanh lò phản ứng Chernobyl ở bắc Ukraine. Cả vùng Trung Đông và Trung Quốc đều nhận được những "cơn bão cát tồi tệ nhất trong nhiều năm", trong khi những cơn bão cát khổng lồ khác mang lại sự hỗn loạn cho nhiều vùng tại miền tây Hoa Kỳ. Có những đợt sạt lở đất gây tàn phá diện rộng ở Indonesia và Afghanistan. Có cả hiện tượng "đất chảy" chậm chạp theo chiều ngang và hố sụt khổng lồ tại một thị trấn vùng Siberia.

Những khu dân cư tại "vùng khô hạn nhất trên Trái Đất", Sa mạc Atacama ở Chile, bị cuốn trôi sau khi bị ngập lụt tháng thứ hai liên tiếp. Lũ lụt nghiêm trọng cũng tấn công Sao Paolo, thành phố vốn bị hạn hán, lần thứ 4 trong 6 tháng. Trong khi đó, tuyết tan cộng với mưa xối xả làm ngập lụt nhiều vùng miền nam Hoa Kỳ và miền đông Kazakhstan. Lượng mưa đá nhiều khi đến hàng chục cm biến đường phố thành sông tại Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc. Một cơn bão "cả thập kỷ mới có một" tàn phá Sydney, thành phố lớn nhất nước Úc. Vùng trung tâm miền Tây Hoa Kỳ có nhiều đợt lốc xoáy dữ dội trong khi lốc xoáy mạnh cũng tàn phá nhiều thị trấn ở Ấn Độ và Brazil.

Nhưng tất cả những cái đó đều không khủng khiếp bằng trận động đất mạnh nhất tại vùng Himalayas trong hơn 80 năm. Trận động đất mạnh 7,9 độ gần như phá hủy hoàn toàn Nepal, gây ra tuyết lở chôn vùi khu trại leo núi ở Núi Everest, và làm chết người tại bắc Ấn Độ, Bangladesh và Tây Tạng. Tổng số người chết từ trận động đất có thể lên đến 10.000 và hàng triệu người khác mất nhà cửa. Sự kiện ngoạn mục nhất của tháng xảy ra ở miền nam Chile, nơi núi lửa Calbuco tỉnh giấc với một vụ nổ lớn sau khi im tiếng trong hơn 40 năm, phun dung nham và tro bụi cao hàng km trên không...

Nếu bạn thích video này, hãy chia sẻ nó!

Gửi ảnh và video của bạn đến sott@sott.net

Xem thêm:

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Những gì Nhà Trắng nói về vụ tiêu diệt Bin Laden là hoàn toàn bịa đặt

Bin Laden

Nguồn: VnExpress

Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, Seymour Hersh, cáo buộc Nhà Trắng nói dối về chiến dịch tiêu diệt bin Laden với một bài viết dài, phần lớn dựa vào thông tin do một quan chức tình báo cấp cao Mỹ về hưu cung cấp. Những thông tin ông đưa ra hoàn toàn trái ngược với điều Nhà Trắng và truyền thông từng công bố trong 4 năm sau cuộc đột kích.

Bin Laden bị quản thúc

Theo Hersh, Bin Laden không ẩn náu tại Abbattobad, bắc Pakistan mà ông ta bị nhân viên an ninh của nước này quản thúc tại đó trong 5 năm, với hỗ trợ tài chính từ Arab Saudi. Khi tiến hành chiến dịch tiêu diệt năm 2011, lính đặc nhiệm SEAL của Mỹ không phải đang thực hiện một sứ nhiệm nguy hiểm và nhiều bất trắc, mà lính gác Pakistan chỉ đơn giản để đặc nhiệm SEAL bay trực thăng đến khu nhà vào đêm đột kích.

CIA không tự xác định vị trí của bin Laden

NY Times tháng 5/2011 viết rằng "sau gần một thập kỷ săn lùng Osama bin Laden, đột phá đã đến vào tháng 8/2010, khi giới chức nhận dạng và xác định được vị trí kẻ chuyển tin thân cận nhất của hắn".

Tuy nhiên, theo Hersh, CIA không tìm được nơi trú ngụ của bin Laden bằng cách theo dõi kẻ đưa tin, mà một cựu quan chức tình báo Pakistan cấp cao đã tiết lộ bí mật để đổi lấy tiền thưởng 25 triệu USD.

Pakistan biết và hỗ trợ chiến dịch

New Yorker từng viết rằng "Obama quyết định không thông báo hoặc làm việc với Pakistan. Một cố vấn cao cấp của tổng thống cho biết Nhà Trắng lo ngại Pakistan sẽ không giữ bí mật về nhiệm vụ này".

Trong khi đó, Hersh viết rằng "lời nói dối trắng trợn nhất là hai lãnh đạo quân sự cao cấp nhất của Pakistan, là Tham mưu trưởng, tướng Ashfaq Parvez Kayani, và giám đốc cơ quan tình báo Pakistan (ISI), tướng Ahmed Shuja Pasha, không được thông báo về sứ mệnh của Mỹ. Thực chất, Obama đã nghi ngại người trong khu nhà không phải là bin Laden và sau đó nhận được bằng chứng là DNA của tên trùm khủng bố". Chính Kayani và Pasha là những người hỗ trợ việc lấy mẫu.

Không có đấu súng

"Một đơn vị SEAL vừa tiến đến hè lát đá ở lối vào phía trước ngôi nhà thì Abrar-a, người đàn ông to lớn, để râu, trong bộ trang phục truyền thống shalwar kameez màu kem xuất hiện với một khẩu AK-47. Ông ta bị bắn chết với phát đạn vào ngực cùng với người vợ có tên Bushra, người lúc đó đứng cạnh ông ta và không mang vũ khí", New Yorker, tháng 8/2011 đăng.

New York Times hồi tháng 5/2011 cũng viết "Abu Ahmed al-Kuwaiti, kẻ chuyển tin của Osama bin Laden, nổ súng từ phía sau một cánh cửa của nhà khách. Đặc nhiệm tiêu diệt ông ta. Vợ hắn bị dính đạn trong cuộc đấu súng và thiệt mạng".

Trong khi đó, nhà báo Hersh viết rằng "ngoài những viên đạn bắn bin Laden ra thì không còn cuộc nổ súng nào khác".

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Chiến tranh tuyên truyền của Mỹ chống lại Nga chưa bao giờ trắng trợn như hiện nay

Nguồn: politobzor.net
Nguồn dịch: Kichbu Blog

Tấn công thông tin của Hoa Kỳ vào Nga đang phát triển nhanh chóng. Thậm chí trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" cũng không xuất hiện số lượng thông tin giả mạo bịa đặt chống lại Liên bang Nga như bây giờ. Cuộc tấn công chưa từng có về quy mô tiến hành trên tất cả các hướng với sự tham gia của tất cả các lực lượng và phương tiện, cũng như thông qua việc tạo ra và triển khai các đơn vị thông tin mới.

Mục tiêu chính của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận nhất của họ là lôi kéo Nga vào cuộc xung đột không cần thiết đối với Nga với các nước láng giềng, khiên người dân đất nước mất lòng tin và căm thù nhà nước, và cuối cùng là thực hiện cái gọi là "cách mạng màu" với sự thay thế ban lãnh đạo hiện nay bằng các chính khách thân phương Tây (như điều này được thực hiện tại Ucraina).

Các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ và phương Tây đã áp đặt trở lại cho thế giới một hình ảnh tiêu cực về nước Nga, mà sự khởi xướng đã bắt đầu trong những năm 80s bởi tổng thống Reagan. Chỉ bây giờ - đó là "Putin của Nga, bạo ngược và hung hăng, sẵn sàng tấn công các quốc gia láng giềng dân chủ yêu chuộng hòa bình". Đồng thời, chính quyền Obama cũng không che giấu rằng một trong những nhiệm vụ chính của hoạt động tuyên truyên này là cô lập về chính trị và kinh tế tối đa đối với Nga.

Nói rằng hoạt động tuyên truyền thù địch được triển khai chống Nga là một sự kiện tạm thời, như một số "nhà dân chủ" cây nhà lá vườn lập luận - là không đúng sự thật. Washington ở cấp nhà nước đã ra quyết định về việc tiến hành chiến tranh thông tin chống lại Nga.

Nghị quyết 758 được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua mới đây đã trực tiếp cáo buộc Nga về tình hình ở Ucraina, chia cắt lãnh thổ Gruzia và Moldavia. Moscow dường như đang đe dọa các nước láng giềng, cũng như các nước liên minh Châu Âu và toàn thế giới. Các nhà lập pháp Mỹ không giấu giếm rằng họ muốn giáng đòn chính vào Vladimir Putin. Họ tin chắc - toàn bộ vấn đề là ở các phương tiện truyền thông Nga. "Chúng tôi kêu gọi tổng thống và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vạch ra một chiến lược phối hợp đa phương về việc sản xuất, mua lại và phổ biến thông tin bằng tiếng Nga ở các nước có một phần đáng kể người dân nói tiếng Nga" - trong nghị quyết nhấn mạnh.

Về vấn đề này, các đài phát thanh "Tiếng nói Hoa Kỳ”, "Châu Âu Tự do" và "Tự do" được phép theo quy định của pháp luật chuyển sang phát sóng suốt ngày đêm không có ngày nghỉ bằng ngôn ngữ Nga, Ucraina và Tatar cho đối tượng thính giả chính ở Ucraina, Crym và Moldavia.

Tuy nhiên, người Mỹ không có ý định hạn chế hoạt động tuyên truyền lật đổ chỉ bằng các biện pháp này. Theo đề xuất của Hội đồng các nhà quản lý các vấn đề phát sóng (Broadcasting Board of Governors - BBG), một cấu trúc chịu sự chi phối của Bộ Ngoại giao, vào tháng Mười năm 2015, trên cơ sở Radio Free Europe của Czech (Radio "Liberty") sẽ xây dựng cục media kỹ thuật số. Nó sẽ là cơ quan tham mưu điện tử đặc thù nhằm xây dựng kế hoạch và đưa chiến lược và chiến thuật thực hiện chiến tranh thông tin chống Nga đi vào thực tiển.

Cơ quan này sẽ thực hiện tuyên truyền chống Nga, mà trước hết, trên các mạng xã hội phổ biến ở LB Nga như “Odnoklassniki”, “Vkontakt”, cũng như trên các phân khúc tiếng Nga của Facebook và Twitter. Cục mới này được chỉ định các nhiệm vụ phổ biến “thông tin đúng đắn và chống nhiễu thông tin trong lĩnh vực media của Nga” ở các nước, nơi, theo quan điểm của Hoa Kỳ, đang thiếu các phương tiện truyền thông độc lập.

Người Mỹ sẵn sàng đầu tiền chi cho cấu trúc được thành lập trong năm tài chính tiếp theo 15,6 triệu dollars (trong khi đó nhu cầu cho cuộc đấu tranh chống ý thức hệ của nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” chỉ vẻn vẹn 6,1 triệu dollars).

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Tiết lộ mới về Cái Chết Đen: Mối liên quan virus và vũ trụ

Địa ngục trần gian: Bức tranh Chiến thắng của Thần chết của họa sĩ Pieter Bruegel
lột tả cảnh hoang tàn và nỗi kinh hoàng sau đại dịch Cái Chết Đen ở châu Âu thời Trung Cổ

Tác giả: Gabriela Segura, M.D.
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

“Sao chổi là những ngôi sao xấu xa. Mỗi khi chúng xuất hiện ở phía nam, chúng xóa sạch cái cũ và lập nên cái mới. Cá đổ bệnh, vụ mùa thất bát, vua và dân thường lăn ra chết, trai tráng ra chiến trường đánh giết lẫn nhau. Dân chúng căm ghét cuộc sống và thậm chí không muốn nói về nó.” - Lý Thuần Phong, Tổng quản Phòng Thiên văn Hoàng gia Trung Quốc, năm 648.

Năm 2007, một thiên thạch rơi xuống Puno, đông nam Peru. José Macharé - nhà khoa học thuộc Viện Địa chất, Khai thác mỏ và Luyện kim ở Peru - nói rằng hòn đá vũ trụ rơi gần một khu vực lầy lội cạnh Hồ Titicaca, làm nước sôi khoảng 10 phút, hòa lẫn với đất và phát ra một đám mây màu xám. Thành phần của đám mây đó vẫn còn chưa rõ. Loại trừ khả năng chất độc phóng xạ, đám mây độc này được cho là đã gây đau đầu và vấn đề về hô hấp cho ít nhất 200 người trong một cộng đồng 1500 cư dân. Ngoài sự kiện này, chúng ta có hay nghe người dân đổ bệnh vì đá từ vũ trụ không? Còn chim, cá và các loài động vật khác thì sao? Các nhà chiêm tinh cổ đại coi sao chổi là một điềm xấu dẫn đến cái chết và nạn đói, nhưng còn nguyên nhân nào khác ngoài hậu quả về vật lý / cơ học của va chạm với sao chổi tàn phá môi trường mỏng manh của chúng ta mà chúng ta cần biết không?

Là một bác sĩ, tôi thường chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến y tế và sức khỏe, chứ không mấy khi nghiên cứu về lịch sử và thảm họa. Tuy nhiên, như nhiều người khác, tôi thấy những dấu hiệu của sự thay đổi khí quyển trên hành tinh của chúng ta mà nhiều chuyên gia cho rằng rất có thể là do tích tụ bụi sao chổi. Khi tôi đọc các tường thuật ngày càng nhiều về cầu lửa trên bầu trời ở khắp nơi trên thế giới và tôi biết những yếu tố này chắn chắn có ảnh hưởng nào đó lên sức khỏe cá nhân và cộng đồng, nó thúc đẩy tôi nghiên cứu tìm ra sự liên quan để có thể chuẩn bị tốt hơn cho những gì có thể đến trong tương lai của chúng ta. Nếu hành tinh của chúng ta đang đi vào một chu kỳ bắn phá mới của sao chổi, và nếu những sao chổi này mang các loài vi sinh vật mới mà hệ thống miễn dịch tập thể của nhân loại chưa từng biết tới, thì được cảnh báo trước có nghĩa là được chuẩn bị trước.

Theo nhà khoa học quá cố Fred Hoyle và Chandra Wickramasinghe của trường Đại học Wales tại Cardiff, virus có thể được phân bố khắp không gian vũ trụ bởi bụi trong các dải mảnh vụn sao chổi. Sau đó, khi Trái Đất đi qua những dải này, bụi và virus tích tụ trong khí quyển của chúng ta, nơi chúng có thể nằm lơ lửng trong nhiều năm cho đến khi trọng lực kéo chúng xuống. Họ so sánh và phát hiện nhiều dịch bệnh trong lịch sử trùng hợp với sự xuất hiện của sao chổi trên bầu trời. Hai nhà nghiên cứu này tin chắc rằng mầm mống gây ra các bệnh dịch và đại dịch đến từ vũ trụ.

Trong một bức thư đăng trên tạp chí Lancet [1], Wickramasinghe giải thích rằng một lượng nhỏ virus đi vào tầng bình lưu có thể rơi trước hết xuống phía đông dãy núi Himalayas, nơi mà tầng bình lưu là mỏng nhất, tiếp theo là rơi rải rác ở những vùng xung quanh. Liệu đây có phải lý do tại sao những chủng loại virus cúm mới có đột biến gen lớn và có thể gây ra đại dịch thường xuất hiện ở châu Á? Wickramasinghe lập luận rằng nếu một virus chỉ có khả năng lây nhiễm thấp, tiến trình toàn cầu sau đó của nó sẽ phụ thuộc vào quá trình vận tải và hòa trộn ở tầng bình lưu, dẫn đến sự reo rắc theo mùa trong vài năm sau đó. Do vậy, ngay cả khi tất cả mọi nỗ lực hợp lý đã được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan, ổ bệnh mới vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào.

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Viết lại lịch sử: Cư dân châu Âu không biết về vai trò Liên Xô trong Thế Chiến II

Thế chiến 2

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Thế chiến II là thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Hơn 80% cư dân trên địa cầu bị ảnh hưởng vì cuộc chiến tranh này. Số thương vong chung trong Thế chiến II đã vượt quá 60 triệu người. Đây là cuộc xung đột đầu tiên và duy nhất trong lịch sử thế giới có sử dụng vũ khí hạt nhân. Tháng Tám năm 1945, máy bay ném bom Mỹ theo lệnh Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman đã thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Con số nạn nhân, bao gồm cả những nạn nhân bị thiệt hại vì bức xạ trực tiếp trong vụ đánh bom và ảnh hưởng lâu dài sau đó, vẫn chưa thể tính đếm.

Đóng góp cơ bản để đánh bại nước Đức phát-xít là chiến quả của quân đội Xô-viết, giải phóng khoảng 50% lãnh thổ các quốc gia châu Âu hiện đại, đồng thời so với các đồng minh, quân đội Liên Xô cũng phải gánh chịu tổn thất vô cùng lớn về sinh mạng con người. Trong một cuốn sách của mình, chính trị gia người Mỹ Zbigniew Brzezinski từng viết:

"Thật nghịch lý là sự thất bại của phát-xít Đức lại nâng cao vị thế quốc tế của Hoa Kỳ, mặc dù nước Mỹ không hề đóng vai trò quyết định trong chiến thắng quân sự đối với chủ nghĩa phát-xít. Công lao đạt được chiến thắng này phải thuộc về Liên bang Xô-viết của Stalin, là đối thủ ghê gớm của Hitler".

Tuy nhiên, một nghiên cứu tiến hành tại Anh, Pháp và Đức, do hãng Anh ICM tiến hành trong khuôn khổ đề án "Sputnik. Quan điểm" đã cho thấy rằng không phải toàn thể công dân của các quốc gia này có hình dung đúng đắn về Thế chiến II. Tùy thuộc vào quốc gia nơi tiến hành điều tra, từ 19 đến 24% cư dân các nước tham dự khảo sát đã không thể trả lời câu hỏi — Ai đóng vai trò then chốt trong công cuộc giải phóng châu Âu hồi Thế chiến II?

Chẳng hạn, chỉ có 13% toàn bộ các đối tượng dự khảo sát công nhận vai trò chủ chốt của quân đội Xô-viết trong việc giải phóng châu Âu. Trong đó nếu so sánh với các nước khác thì ở Đức số người trả lời như vậy là 17%, cao hơn so với hầu hết các nước khác. Ở Pháp có 8%, ở Anh — 13% có quan điểm giống như vậy.