Bài viết theo chủ đề

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Tổ chức phi chính phủ (NGO): Công cụ cách mạng màu và bạo loạn lật đổ của CIA

Nguồn: Tổng hợp từ VietnamDefence.comBlog Thời Thổ Tả

Lời dẫn từ VietnamDefence.com:

Trong bài báo mới của mình, TS Khoa học chính trị Đại học Tổng hợp Princeton và bình luận viên thường xuyên của NEO F William Engdahl nhận xét, hàng loạt sửa đổi trong luật “Về các tổ chức phi thương mại (phi chính phủ)” được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 23/5/52015 sẽ mở rộng mạnh mẽ thẩm quyền của các cơ quan chấp pháp Nga trong hoạt động đối phó với các tổ chức “đại diện nước ngoài” (các tổ chức phi chính phủ (NGO), xã hội dân sự Nga nhận tiền từ Mỹ và phương Tây để hoạt động chính trị) đang tìm mọi cách tổ chức, kích động bất ổn trên lãnh thổ Nga.

Không có gì phải ngạc nhiên khi các quan chức Washington và tiếp sau họ là các quan chức châu Âu đã lên tiếng chỉ trích Nga dữ dội về quyết định này với cớ quan tâm “bảo vệ quyền của công dân Nga”.

Tuy vậy, tác giả tin rằng, trong điều kiện cuộc chiến không tuyên bố mà phương Tây khai triển chống Nga thì khó trông chờ ở Moskva sự nhẫn nại đối với các “tổ chức đại diện nước ngoài” (agent) hoạt động tự do vô luật pháp trên đất Nga.

Tác giả lưu ý rằng, vào năm 1991, Mỹ đã thành lập Quỹ Quốc gia vì dân chủ (NED) mà “các đại diện” của nó đang hoạt động trên khắp thế giới, còn giám đốc đầu tiên của Quỹ thì thành thật thừa nhận rằng, “những chiến dịch mà chúng tôi đang làm hôm nay thì đâu đó 25 năm trước các điệp viên CIA đã làm trong hoàn cảnh bí mật cực kỳ nghiêm ngặt”.

Hiển nhiên là các chính trị gia phương Tây sẽ phản đối mỗi khi họ bị tước mất khả năng sử dụng công cụ yêu thích để tổ chức các cuộc đảo chính nhà nước tại các nước địch thủ của Nhà Trắng. Xin giới thiệu cùng quý vị tham khảo bản dịch bài báo "Chủ quyền, kích động nổi loạn và các tổ chức NGO ‘không mong muốn’ của Nga" (Sovereignty, Sedition and Russia’s Undesirable NGOs) của F. William Engdahl.

Luật mới về NGO - đòn hiểm kết liễu các chiến dịch của phương Tây ở Nga

Ngày 23/5/2015, Tổng thống Nga Vlaldimir Putin đã ký ban hành luật mới do Duma đệ trình, cho phép các công tố viên tuyên bố các tổ chức nước ngoài và quốc tế là “không mong muốn” (có hại) ở Nga và đóng cửa chúng. Đúng như dự đoán, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf lập tức tuyên bố, Mỹ “quan ngại sâu sắc” về luật mới của Nga và gọi nó là “một ví dụ nữa về sự gia tăng trấn áp các tiếng nói độc lập của Nga và những bước đi nhằm cô lập người dân Nga với thế giới”.

Theo luật mới, chính quyền Nga có thể cấm các tổ chức NGO nước ngoài và truy tố các nhân viên của họ với các hinh phạt có thể lên đến 6 năm tù giam hoặc bị cấm xuất cảnh. EU đã theo bước Bộ Ngoại giao Mỹ khi gọi luật này là một “bước đi đáng lo ngại trong một loạt các hạn chế, cấm đoán đối với xã hội dân sự, truyền thông độc lập và đối lập chính trị”. Tổ chức Theo dõi nhân quyền - Human Rights Watch - một NGO do tỷ phú George Soros tài trợ cũng lên án luật này giống như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International).

Giống như nhiều thứ trong thế giới chính trị mập mờ ngày nay, nền tảng cho luật mới đáng để chúng ta tìm hiểu. Thay vì đi đều theo hướng biến Nga thành một nhà nước phát xít, luật mới có thể giúp bảo vệ chủ quyền quốc gia tại thời điểm quốc gia này đang ở trong một trạng thái chiến tranh trên thực tế (de facto) với trước hết là Mỹ và với những người phát ngôn NATO khác nhau, những người đang cố gắng để phụ họa lấy lòng Washington như Jens Stoltenberg, quan chức dân sự đứng đầu mới và có thái độ bài Nga của NATO.

Từng là sĩ quan tình báo KGB Liên Xô, Putin không lạ gì
các chiêu trò kích động lật đổ, cách mạng màu của Mỹ và CIA

Nga đã là mục tiêu của các NGO chính trị hoạt động theo các chỉ đạo từ Bộ Ngoại giao và tình báo Mỹ kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990. Các NGO đã tài trợ và huấn luyện một số nhân vật chống đối được lựa chọn như Alexei Navalny, thành viên của một nhóm gọi là Hội đồng Điều phối phe đối lập Nga. Navalny đã nhận tiền từ Quỹ Quốc gia vì dân chủ Mỹ NED (National Endowment for Democracy), một NGO ở Washington, một bình phong công khai dùng cho các thủ đoạn chính trị bẩn thỉu của CIA trong dự án “vũ khí hóa nhân quyền và dân chủ” của họ.

Trước khi có luật mới về NGO, Nga đã có một luật nhẹ nhàng hơn nhiều mà thực tế là dựa trên một luật hiện tồn tại ở Mỹ, Luật Đăng ký đại diện nước ngoài (FARA), đòi hỏi các NGO Nga có tài trợ của nước ngoài chỉ phải đăng ký như đại diện của một quốc gia nước ngoài. Được gọi là Luật về đại diện nước ngoài của Nga, nó có hiệu lực vào tháng 11/2012, sau khi các NGO Mỹ đã bị bắt quả tang dính líu đến việc tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống Putin. Luật đó đòi hỏi các tổ chức phi lợi nhuận nhận tiền đóng góp của nước ngoài và hoạt động như một công cụ phục vụ một thế lực nước ngoài phải đăng ký như các đại diện nước ngoài. Luật này đã được sử dụng để kiểm toán 55 NGO Nga có liên hệ với nước ngoài, nhưng đến nay chỉ có ít ảnh hưởng đến các hoạt động của các tổ chức NGO đó như như Human Rights Watch hoặc Tổ chức Ân xá quốc tế.

Các 'tổ chức xã hội dân sự' Nga ăn tiền của CIA

Danh sách các tổ chức xã hội dân sự Nga nhận tiền của CIA cho thấy bản chất của ‘đạo quân thứ năm” trá hình này ở Nga, cũng như ở các nước mà Mỹ đang mưu toan "dân chủ hóa" bằng cách mạng màu.

Để góp phần làm sáng tỏ bản chất của các tổ chức chống đối tay sai ngoại bang mượn danh “tổ chức xã hội dân sự”, xin nêu ra đây danh sách các tổ chức xã hội dân sự Nga trong năm 2009 đã nhận tiền tài trợ của Quỹ Quốc gia vì dân chủ (NED - Nаtional Endowment for Democracy, Mỹ) vốn do Cục Tình báo trung ương Mỹ thành lập.

Danh sách các tổ chức Nga nhận tiền tài trợ từ NED năm 2009 được liệt kê theo báo cáo của chính quỹ này. Dấu sao dùng để chỉ các tổ chức, ngoài tiền tài trợ của NED, còn nhận thêm tiền từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Số tiền tài trợ tính bằng đô la Mỹ (USD).

Phong trào xã hội toàn Nga “Vì nhân quyền” (ZPCh) - 75.000*

Để cải thiện điều kiện sinh hoạt của tù nhân trong các nhà tù, trại cải tạo ở Nga. ZPCh sẽ theo dõi những vi phạm các quyền của tù nhân, thu hút sự chú ý của xã hội và nỗ lực làm giảm số lượng những vi phạm đó, cũng như đưa ra tòa án công luận những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. ZPCh cũng sẽ theo dõi và thông báo về các trường hợp tra tấn và giết người từ phía các cơ quan chấp pháp Nga, nhất là ở khu vực Bắc Kavkaz.

Trung tâm Đoàn kết lao động quốc tế Mỹ (American Center for International Labor Solidarity - Solidarity Center) - tổ chức của Mỹ được thành lập đồng thời với NED) - 300.002

Hỗ trợ hoạt động huấn luyện (training) và pháp lý của các công đoàn, qua đó tăng cường quyền tự do của các hội. Trung tâm Đoàn kết (Solidarity Center) sẽ hỗ trợ hoạt động giáo dục của các công đoàn ở cấp khu vực và cung cấp các khóa huấn luyện kiến thức cơ bản về công đoàn, tiến hành đàm phán tập thể, y tế và an toàn, cũng như luật lao động. Trung tâm sẽ giúp đỡ các công đoàn Nga củng cố quan hệ với các hội đoàn nghề nghiệp nước ngoài và mở rộng nguyên tắc mạng lưới tổ chức của công nhân.

Hiệp hội các tập hợp xã hội “Liên minh các ủy ban các bà mẹ binh sĩ Nga” - 60,000*

Để tiếp tục bảo vệ các quyền hợp pháp của binh sĩ Nga. Tổ chức cung cấp sự hỗ trợ tư pháp và giáo dục cho các nạn nhân của nạn bạo hành và thô bạo trong các đơn vị quân đội. Họ cũng theo dõi các xung đột tư pháp giữa quân nhân và các tổ chức dân sự trong quá trình điều tra các vụ việc như vậy.

Tổ chức phi chính phủ độc lập “Trung tâm vì các quyền xã hội và lao động” - 55.861*

Để lập ra, thúc đẩy và xúc tiến cổng Internet tương tác http://www.trudprava.ru để thông tin cho người lao động về các quyền của họ, các kỹ năng cần để bảo vệ họ và các vấn đề liên quan đến việc này. Site này sẽ là nguồn thông tin độc lập và khách quan cho người lao động để đưa ra các quyết định có căn cứ và cải thiện điều kiện lao động.

Tổ chức phi chính phủ độc lập “Khu tưởng niệm ký ức lịch sử về đàn áp chính trị Perm-36 - 49.735*

Để hỗ trợ bảo tàng về đàn áp chính trị ở Liên Xô của tổ chức này. Ngoài ra, tiền của Quỹ sẽ được sử dụng để tiến hành hàng loạt các seminar dành cho giáo viên từ các tỉnh láng giềng và chuẩn bị các tài liệu lịch sử và giáo án điện tử.

Tổ chức phi chính phủ độc lập “Cơ quan thông tin xã hội” - 67.000*

Lập các liên minh các tổ chức NGO ở các tỉnh của Ngaв và củng cố quan hệ giữa các liên minh cấp khu vực và các liên minh, hội và mạng lưới NGO chuyên biệt ở 3 tỉnh lựa chọn của Nga. Để yểm trợ các NGO và hiệp hội địa phương, 3 khoản tài trợ nhỏ sẽ được phân phối giữa các dự án từ 3 tỉnh để củng cố quan hệ và tăng cường lòng tin đối với hoạt động NGO.

Tổ chức phi chính phủ độc lập “Cơ quan thông tin xã hội” - 65.671*

Để thu thập và phân tích thông tin về hoạt động của các NGO Nga. Sẽ thành lập mạng lưới văn phòng ở 24 tỉnh lỵ, thông tin này sẽ được tổng hợp ở văn phòng tại Moskva, đăng lên website và gửi qua thư điện tử.

Một số tổ chức bình phong chính của CIA chuyên về cách mạng màu và bạo loạn lật đổ

1. USAID (United States Agency for International Development)

Mặc dù trên website của tổ chức này có những lời tự giới thiệu rất thiện chí và tiến bộ: thúc đẩy phồn vinh thịnh vượng chung; tăng cường dân chủ và quản trị tốt; bảo vệ nhân quyền; cải thiện y tế toàn cầu; theo đuổi an ninh lương thực và nông nghiệp; cải thiện ổn định bền vững môi trường; giáo dục đào tạo từ xa; giúp đỡ các tầng lớp xã hội ngăn chặn và khôi phục từ các cuộc xung đột…

Nhưng thực chất là công cụ của chính quyền Mỹ để can thiệp và gây rối vào công việc nội bộ các quốc gia Mỹ không ưa.

Là "tổ chức dân sự" dạy các đảng phái, phe đối lập muốn làm CM phương pháp quảng cáo, tiếp thị quần chúng, lập báo cáo tin tức, tìm chủ đề CM, tổ chức biểu tình, tổ chức nổi loạn quần chúng. Dưới vỏ bọc “hỗ trợ dân sự”, “trợ giúp phát triển” cho nước ngoài và hoạt động khắp thế giới. Tổ chức này vừa bị đóng cửa ở Nga vì tiền sử cung cấp tiền và kích động phe đối lập. USAID do TT Kennedy lập năm 1961, mặc dù mang tiếng là tổ chức độc lập, nhưng không hề che đậy hoạt động dưới sự dẫn dắt của TT Mỹ, bộ ngoại giao và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ.

2. IRI (International Republican Institute)

Viện cộng hoà quốc tế, lãnh đạo là quí ông lướt sóng hồ Trúc Bạch, diều hâu John McCain. IRI do TT Reagan thành lập năm 1982 nhằm phổ biến dân chủ, được cấp vốn từ chính phủ Mỹ cho các chương trình chính trị, các dự án dân chủ hóa. IRI có bề dày thành tích gây bạo loạn và lật đổ, ví dụ như phế bỏ TT dân bầu Aristide của Haiti lập bù nhìn thân Mỹ, hay bạo loạn “mùa xuân Arabia” vừa qua, lật đổ TT Mubarak. Phần lớn tiền tài trợ IRI đến từ USAID, bộ ngoại giao và NED.

Hoạt động của IRI bao gồm cả đào tạo các “nhà dân chủ”, đặc biệt là Ai Cập và Tunisia. Trích wiki: "Một số các nhóm và các cá nhân trực tiếp tham gia vào các cuộc nổi dậy và những cải cách sâu rộng trong khu vực, trong đó có Phong trào thanh niên Ai Cập, Trung tâm Bahrain vì nhân quyền và các nhà hoạt động cơ sở như Entsar Qadhi - một thủ lĩnh trẻ ở Yemen, được đào tạo và cấp tiền từ IRI, NDI, FH… là các NGO có trụ sở tại Washington.”

Báo cáo của Bộ tư pháp về tài trợ nước ngoài của các tổ chức NGO ở Ai Cập đã tiết lộ rằng IRI ở Ai Cập đã nhận được tài trợ của khoảng 7 triệu đô la của USAID cho bầu cử Ai Cập 2011-2012. Các nhà lãnh đạo quân sự của Ai Cập coi tài trợ của IRI là can thiệp vào công việc nội của nước này.

3. NDI (National Democratic Insitute for International affairs)

Viện dân chủ quốc gia về quan hệ quốc tế có lãnh đạo là quí bà ngoại trưởng Medeleine Albright. Rõ ràng nhất là NDI cùng NED tài trợ phe đối lập Chavez cũng như bạo loạn hiện nay ở Venezuela. NDI từng đóng vai trò quan trọng trong việc Liên bang Nam Tư tan rã và bạo loạn Kosovo.NDI hoạt động ở cả Nga và Trung Quốc.

NGO này có trụ sở ở Washington và được thành lập bởi chính quyền Mỹ năm 1983 theo cùng 1 cách thức như NED để phổ biến dân chủ toàn cầu.

Theo sứ mệnh được tuyên, "NDI cung cấp hỗ trợ thực hành cho các lãnh đạo chính trị và dân sự để phát triển giá trị dân chủ, thực hành và tổ chức dân chủ.” Nếu như IRI thuộc phe Cộng hòa thì NDI thuộc phe Dân chủ, mặc dù ranh giới nhiều khi không thật rõ ràng. Triển khai sứ mệnh, NDI bảo trợ hoạt động cho cả các tổ chức chính trị và dân sự ở 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm giám sát các cuộc bầu cử, cổ súy dân chúng các nước lập đảng phái đối lập, các NGO thúc đẩy chính sách mở cửa, và chính phủ đa đảng phái. Sáu nhiệm vụ chính của NDI: can dự của công dân vào chính quyền, tiến bộ bầu cử, đảng phái chính trị, phụ nữ trong chính sách, dân chủ và công nghệ dân chủ, quản trị dân chủ.

Các nhà tài trợ rót tiền cho viện này là USAID và NED, các đại gia dầu mỏ: Chevron, Exxon, Texaco và Enron. Dân chủ là công cụ để gây hỗn loạn và làm suy yếu các quốc gia độc lập để trục lợi - theo cách hiểu từ hoạt động của Viện dân chủ, không phải theo tuyên bố.

4. NED (National Endowment for Democracy)

Quĩ bảo trợ dân chủ quốc gia được Quốc hội Mỹ thành lập năm 1983 với sứ mệnh “phổ biến dân chủ”. Một trong những lãnh đạo NED là Vin Weber, cựu nghị sĩ tân diều hâu, người sáng lập "Empower America" với quan điểm chính trị đơn giản: Mỹ phải chiếm ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp. NED cầm đầu các tổ chức khác như IRI, NDI, CIPE (Chamber of Commerce's Center for International Private Enterprise), ACLS (American Council of Learned Societies) hay AFL-CIO (American Center for International Labor Solidarity).

Tất cả số đó đều có quan hệ mật thiết với các tổ chức Phi chính phủ - NGO khác. Chúng hoạt động trải rộng ở các nước thuộc thế giới thứ 3: Việt Nam, Myanmar, Cambodia, China, Nga… Năm 1980, NED can thiệp vào bầu cử Pháp, tài trợ nhóm cực hữu NIU và dùng chúng tấn công phe tả. Nhưng hoạt động của NED được biết rõ nhất là dưới sự điều khiển của CIA, người ta ví NED là con ngựa gỗ (Trojan Horse) của CIA. Allen Weinstein, một lãnh đạo NED phát biểu năm 1991: "Vô số những gì NED làm ngày hôm nay đã được CIA làm vụng trộm 25 năm qua." Bush tăng ngân sách gấp đôi cho NED năm 2004.

Phạm vi hoạt động của NED và các chi nhánh của nó rất rộng, gây ảnh hưởng đến các tiến trình chính trị các quốc gia, từ gây tác động xã hội dân sự, truyền thông, nuôi dưỡng các nhóm doanh nhân, nuôi ăn các nhóm nhân quyền, cấp tiền và thuê mướn các lực lượng ủng hộ các đảng phái chính trị, các chính khách, theo dõi và tung tin đồn bầu cử gian lận nếu không vừa lòng. Đặc biệt NED thường o bế bảo kê giới đầu sỏ, doanh nhân, những kẻ theo đường hướng tân tự do, mở cửa.

Tuy nhiên, NED hầu hết cấp tiền qua các tổ chức trung gian như kể trên. Từ xung đột Kosovo – Nam Tư, cho đến các cuộc cách mạng màu: Hoa hồng ở Gruzia, cách mạng Cam ở Ukraine, Hoa Tuy-lip ở Kyrgyzstan, bạo loạn Tân Cương – Trung Quốc... đều được NED cấp tiền hết sức dồi dào.

Thành viên Ban quản trị NED hầu hết là các nhân vật đứng đầu chính quyền Mỹ: Henry Kissinger, Madeleine Albright, Frank Carlucci, Zbigniew Brzezinski, Wesley Clark, cựu giám đốc WB Paul Wolfowitz, thượng nghị, đại diện thương mại Bill Brock…

5. Freedom House

Hội đoàn quyền tự do, lãnh đạo là cựu CIA James Woolsey, một tân diều hâu.

Freedom House tự tuyên truyền mình là “tiếng nói trong sạch vì tự do dân chủ khắp thế giới”. Là tổ chức già đời được thành lập cách đây hơn 60 năm bởi Wendell Willkie và Eleanor Roosevelt (vợ) , 2 thủ lĩnh liberals Mỹ. Hội đoàn tự do cổ vũ mạnh giá trị dân chủ và kiên quyết chống cả cực tả lẫn cực hữu. Nó bênh vực kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu sau WW-II, các phong trào dân sự ở Mỹ thập kỷ 50 và thuyền nhân Việt Nam cuối thập kỷ 70, phong trào Đoàn kết ở Ba Lan và phe đối lập dân chủ ở Phillippines thập kỷ 80 cùng rất nhiều phong trào dân chủ khác. Đặc biệt Freedom House chống lại độc tài Pinoche, tay sai bù nhìn Mỹ ở Chile, chủ nghĩa apartheid ở Nam Phi, đàn áp Mùa xuân Praha, LX đưa quân vào Afghan, vi phạm nhân quyền ở Cuba, Burma, China, và Iraq.

Freedom House bênh vực mạnh cho các hoạt động dân chủ, tự do tôn giáo, tự do báo chí, các liên minh thương mại và tự do thị trường.

6. Open Society Institute

Viện xã hội Mở của tài phiệt George Soros. Soros còn lập một số tổ chức khác để tài trợ các viện tự do, các nhà báo, sinh viên, các đoàn thể chuyên nghề biểu tình, các hội thảo "khoa học" xã hội... Viện xã hội mở của Soros đã chi tiêu và hoạt động mạnh ở Đông Âu thập kỷ 80-90. Ngoài ra, Soros còn cấp tiền và thao túng Human Right Watch (HRW), bản thân ông ta là giám đốc điều hành HRW.

7. CMD (Center for Media and Democracy)

Trung tâm Truyền Thông và Dân Chủ thì lộ rõ là "Can thiệp dân chủ" như nghị sĩ Mỹ - Ron Paul buộc tội, chúng tác động đến các kết quả và các tiến trình chính trị ở các quốc gia bằng con đường vừa công khai vừa vụng trộm. Trung tâm này và nhiều tổ chức kể trên lại không được phép hoạt động trên đất Mỹ.

Hầu hết các nhà thuyết giáo Dân Chủ, là cỗ máy tuyên truyền, cỗ máy ăn tiền được CIA cấp vốn, thường là trực tiếp từ quyền lực tối cao Washington. Chỉ có Viện xã hội Mở của George Soros là độc lập với Washington nhưng chức năng thì tương tự: tuyên truyền quảng cáo những cái dơ dáy bẩn thỉu đểu giả DÂN CHỦ MỸ được tô trát son phấn đẹp đẽ và xức nước hoa thơm lừng.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.