Bài viết theo chủ đề

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Mỹ bị tống cổ khỏi Kyrgyzstan, mất dần vị thế ở Trung Á

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Ngày 20 tháng Tám, nghị định của người đứng đầu chính phủ Kyrgyzstan về bãi ước thỏa thuận hợp tác với Hoa Kỳ, được ký kết năm 1993 tại Washington, sẽ có hiệu lực.

Theo thỏa thuận này, các sản phẩm của Mỹ có thể được nhập khẩu và xuất khẩu từ Kyrgyzstan mà không phải chịu bất kỳ loại thuế và thuế hải quan nào. Các nhân viên dân sự và quân sự của chính phủ Hoa Kỳ liên quan với các chương trình hỗ trợ của Mỹ hiện diện ở Cộng hòa này đều được cấp cơ chế ngang với nhân viên ngoại giao.

Quyết định tuyên bố bãi ước thỏa thuận được người đứng đầu chính phủ Kyrgyzstan ký ngày 21 tháng Bảy. Ngày 12 tháng 8, bắt đầu có hiệu lực văn kiện Kyrgyzstan tham gia Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu. Như vậy, nước này đã xác định các ưu tiên riêng của mình, ông Ajdar Kurtov ở Viện nghiên cứu chiến lược Nga khẳng định. Theo ông, Kyrgyzstan đã "ngồi quá lâu trên hai chiếc ghế", vừa nhận sự giúp đỡ từ phương Tây và đồng thời hợp tác với các nước láng giềng — đối tác trong Liên minh Á-Âu. Bây giờ tình hình chính trị đã thay đổi rất nhiều và đã đến lúc ban lãnh đạo Kyrgyzstan phải xác định rõ ràng sẽ làm bạn với ai và xây dựng mối quan hệ chiến lược của mình như thế nào.

Theo nhà phân tích, các hợp đồng hồi những năm 90 mà Kyrgyzstan kết với nước ngoài là không bình đẳng. Và quan hệ đối tác với các nước trong không gian hậu Xô Viết cũng không được đánh giá đúng mức. Nga thấy rằng trong các thỏa thuận đó có sự vi phạm rõ rệt chủ quyền của nước Cộng hòa với mục đích để đặt nước này dưới sự điều khiển và kiểm soát đặc biệt, hoặc tạo ra các hệ thống khiến Kyrgyzstan phải phụ thuộc phương Tây. "Việc loại bỏ một hệ thống như vậy tương ứng với lợi ích của chính quyền Kyrgyzstan hiện tại và lợi ích của Nga. Đó là sự tiếp nối những bước đi mà Kyrgyzstan đã thực hiện, trong số đó có việc dỡ bỏ sân bay căn cứ không quân Mỹ ở thủ đô và tăng cường vị thế của Kyrgyzstan trong CSTO," – ông Ajdar Kurtov cho biết. Chuyên gia nhấn mạnh: bãi ước thỏa thuận hợp tác không có nghĩa là khẩn cấp cắt đứt quan hệ Kyrgyzstan với Mỹ, mà là hạn chế khả năng Hoa Kỳ ảnh hưởng đến tình hình chính trị nội bộ trong nước cộng hòa.

Đại sứ quán Mỹ tại Kyrgyzstan đã bày tỏ sự hối tiếc về việc nước này đơn phương bãi ước hiệp định. Đồng thời Mỹ không quên nhắc lại rằng trong 22 năm thực hiện thỏa thuận, Mỹ đã cung cấp cho Kyrgyzstan gần 2 tỉ $ "để hỗ trợ quá trình chuyển đổi Kyrgyzstan sang nền dân chủ", bộ phận báo chí chính thức của Đại sứ quán Mỹ đã nêu rõ.

"Hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ để “thúc đẩy dân chủ” đã được dự định để tài trợ cho giáo dục, các tổ chức phi chính phủ, tất cả các loại hội nghị, hội thảo, đào tạo. Khoản tiền này không đầu tư vào nền kinh tế của nước cộng hòa," – ông Ajdar Kurts giải thích.

Và chính "mối quan tâm về sự phát triển dân chủ và bảo vệ nhân quyền ở Kyrgyzstan" của Mỹ là lý do cho việc đơn phương bãi ước thỏa thuận đã thực hiện 22 năm qua với Hoa Kỳ. Nguyên cớ cho điều này là hồi tháng Bảy, Bộ Ngoại giao Mỹ đã trao giải "Human Rights Defender" cho nhà đối lập Kyrgyzstan gốc Uzbek Azimzhan Askarov, mà Tòa án tối cao Kyrgyzstan kết án tù chung thân vì tội kích động bạo loạn và giết chết một cảnh sát trong "Cách mạng Tulip" năm 2010. Chính quyền Kyrgyzstan đã coi động thái của Mỹ là biểu hiện không tin tưởng vào công lý quốc gia. Sau sự kiện đó Kyrgyzstan đã quyết định bãi ước thỏa thuận. Kết quả là, Kyrgyzstan từ chối hợp tác với Hoa Kỳ trong việc xây dựng một xã hội dân chủ và lựa chọn ưu tiên phát triển kinh tế.

“Đối với Kyrgyzstan, điều quan trọng không phải trong nhiều thập kỷ vẫn là một nước bị tàn phá, một nước vĩnh viễn tụt hậu so với các nước láng giềng thành công hơn, mà là phát triển dựa trên tiềm lực của mình trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu. Và Kyrgyzstan đã thực hiện sự lựa chọn của mình." – ông Ajdar Kurtov.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.