Bài viết theo chủ đề

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Bi kịch Ukraina: Lịch sử và hiện tại

Nguồn: Tiếng nói Nước Nga

Mới đây, một kênh truyền hình Liên bang Nga đã giới thiệu bộ phim tài liệu của đạo diễn Andrei Medvedev "Đề án Ukraina".

Trong phim lần đầu tiên người xem tiếp cận những phân tích chi tiết và khách quan về nguyên nhân thảm kịch đã và đang diễn ra ở Ukraina. Các chuyên gia thừa nhận Nga có một phần trách nhiệm. Họ cũng chia sẻ ý kiến về điều này. Chuyên gia Andrey Ivanov Viện Nghiên cứu Quốc tế trường MGIMO, Bộ Ngoại giao Nga, đã theo dõi bộ phim và cho biết những suy nghĩ của ông:

“Có lẽ hầu hết những ai sống bên ngoài CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập) đều nhìn nhận sự kiện ở Ukraina theo lăng kính của bộ máy tuyên truyền phương Tây và Ukraina: một cuộc xung đột giữa những người Ukraina yêu chuộng tự do, khao khát dân chủ và thống nhất vào Liên minh châu Âu với những người Nga mơ tưởng sự phục sinh của nhà nước Liên Xô.

Huyền thoại về cuộc xung đột giữa người Nga và người Ukraina được các phương tiện truyền thông và tầng lớp ưu tú Ukraina ra sức thổi phồng, bản thân họ ngày càng chịu khó phát ngôn trước công chúng bằng tiếng Ukraina. Đối với nhiều người điều này không hề dễ, bởi Nga ngữ vốn là tiếng mẹ đẻ. Nga ngữ cũng là phương tiện giao tiếp chính trong quân đội Ukraina, giữa những người lính đang chĩa họng súng vào người nói tiếng Nga ở Donetsk và Lugansk.

Phim tài liệu "Đề án "Ukraina" của đạo diễn Andrei Medvedev là một nỗ lực trình bày, phân tích vì sao những con người nói chung một thứ tiếng và sống chung một văn hoá lại nhằm bắn vào nhau.

Trước thế kỷ XX, chưa từng có khái niệm một quốc gia Ukraina. Từ “ukraina” được hiểu là "vùng giáp biên của Đế chế Nga," nơi có người Nga sinh sống. Nhưng rồi chính các học giả và nhà báo Nga thế kỷ XIX, với nỗ lực làm suy yếu thế lực của đế chế Nga, dựa vào một trong các phương ngữ ở miền Nam Nga tạo ra “ngôn ngữ Ukraina”, dựng lên huyền thoại về tộc Rus-Ukraina cổ đại tách biệt các tộc người Slav khác. Cũng chính từ một số học giả này phát ra câu nói "Ukraina của người Ukraina", trở thành khẩu hiệu của người nazi Ukraina ngày nay.

Giới quan chức thời Nga hoàng đã không nhận ra mối nguy hiểm từ trò đùa của đám trí thức. Để rồi trong Thế chiến I, người Áo và người Đức đã lập tức khai thác các phần tử nazi Ukraina chống lại Đế chế Nga. Sau này trong Thế chiến II, dưới sự lãnh đạo của Stepan Bandera lực lượng nazi lại hăng hái hợp tác với Đức quốc xã. Đám nazi khét tiếng với hoạt động trừng phạt cả du kích lẫn thường dân, giết hại hàng chục ngàn người Do Thái, người Nga, Ba Lan và Ukraina, nếu họ coi Nga là dân tộc anh em. Trong cuộc chiến Vệ quốc tàn khốc, Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức và Bandera nhờ sự kề vai sát cánh của người Nga và Ukraina, cùng những người Do Thái, Tactar, Ba Lan và hàng chục dân tộc khác.

Nhưng vài thập kỷ trôi qua, sau khi Liên Xô sụp đổ những người lên nắm quyền ở Kiev đã chấp nhận tôn vinh Stepan Bandera - kẻ sát nhân và tay sai Đức quốc xã là người anh hùng đấu tranh vì độc lập Ukraina. Bằng phương tiện truyền thông, người ta thuyết phục những ai coi Nga ngữ là tiếng mẹ đẻ rằng, Ukraina không phải là Nga, người Ukraina và người Nga là hai dân tộc riêng biệt. Vang lên những tiếng thét đòi treo cổ và đâm chết "bọn Moskal" tức người Nga, giành lại "những mảnh đất Ukraina lâu đời" dường như kéo dài tới tận dãy núi Ural.

75 năm trước, đó là miền đất mơ ước của Đức quốc xã, một tham vọng đem lại đau thương cho nhiều dân tộc, trong đó có chính người Đức. Sau cuộc chiến thất bại, người Đức đã ăn năn và tự hứa không để chủ nghĩa phát xít có cơ hội sống lại. Vậy mà lúc này, nhà cầm quyền Đức đang thản nhiên với sự khôi phục của chủ nghĩa phát xít ở Ukraina. Phớt lờ sự chỉ trích của phe đối lập, chính phủ Thủ tướng Merkel đang ủng hộ Tổng thống Ukraina Poroshenko trong cuộc xung đột vũ trang với người dân Donetsk và Lugansk, tuyên bố họ chịu khuất phục trước lực lượng nazi mới. Được Đức, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ ủng hộ, ông Poroshenko cùng những người xung quanh mình đã từ chối giải pháp đàm phán với người dân đông nam Ukraina. Lợi dụng thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng Chín sau thất bại thảm hại của quân chính phủ trước lực lượng dân quân Donbass, Kiev ra sức phục hồi quân đội và tái trang bị.

Lúc này, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và pháo binh đã được kéo sát tới rìa ranh giới Donbass. Rồi nhân cái chết bi thảm của những hành khách trên xe buýt đi từ Donetsk về phía tây, ông Poroshenko đã đổ lỗi một cách vô căn cứ cho dân quân Donbass, đòi Liên minh châu Âu thừa nhận hai nước cộng hòa tự xưng là những tổ chức khủng bố.

Trước kia, chính khách Ukraina nào có lên tiếng về cái chết của hàng chục người trên các xe buýt và xe con trúng đạn pháo, tên lửa quân đội Ukraina. Dường như, Kiev đang chuẩn bị cái cớ để biện minh cho việc nối lại hoạt động chiến sự quy mô lớn ở Donbass. Lý do lần này sẽ là những nạn nhân xấu số của chiếc xe buýt. Cũng như trước đó, tai nạn bí ẩn của máy bay Boeing Malaysia được khai thác tối đa nhằm leo thang chiến sự và lôi kéo các nước trừng phạt kinh tế Nga. Hay những câu chú “Ukraina - không phải là Nga”, “người Ukraina không người Nga” đang đẩy đất nước này vào vực thẳm nội chiến, gây mất ổn định lâu dài trên biên giới nước Nga.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.