Bài viết theo chủ đề

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Khủng hoảng nợ Hy Lạp: Những gì bạn không biết từ báo chí

Nguồn: Blog Thời Thổ Tả
Dựa trên bài tiếng Anh từ Nation Of Change

Chúng ta đề cập đến phần cuối cùng, không phải là bộ phim hành động kiểu Mỹ mà là những vụ cướp trong đời thực: cướp bởi nhà băng.

Đây là câu chuyện kinh điển, đã và đang xảy ra khắp nơi, không riêng gì Hy Lạp.

Chuyện rằng có 1 gã nhà băng béo ú tốt bụng đến bảo: tiền của tôi đây, các vị cứ lấy mà dùng, 10 năm, 20 năm hay 100 năm sau trả tôi cũng được. Chỉ xin mỗi năm trả thêm cho tôi 1%.

Xem ra rất hời! Ông lão Aristotle bùi tai vứt đồng drachma cầm 100 tỷ bạc, bằng đúng toàn bộ tài sản đất nước Hy Lạp. Ông xây cầu, dựng thành, mở trường triết học, ông phát tiền cho dân chúng ăn chơi phè phỡn – ai ai cũng sung sướng.

100 năm sau, gã béo tốt bụng đến đòi nợ. Bây giờ con cháu ông Aristotle gom góp cũng chỉ trả được có đúng 100 tỷ bạc. Họ không thể lấy đâu ra thêm 1 đồng nào nữa bởi họ không có máy in tiền.

Họ đành gán quốc gia cho gã nhà băng và khăn gói lên đường ăn mày.

Câu chuyện cướp bởi nhà băng này trong thực tế không cần đến 10 năm, bởi nó nhiều mánh khóe, thủ đoạn và dã man nhiều lần hơn thế.

Nhưng trên báo chí chính thống, chúng ta chỉ nghe rủa: dân Hy Lạp ăn chơi, trốn thuế, lương cao, nghỉ hưu sớm, không chịu làm việc, vung tay quá trán, chi tiêu quá nhiều và phá sản.

Tất cả những điều này ít nhất cũng là có thật 1 phần. Nhưng hoàn toàn không nghe thấy chuyện cướp bởi nhà băng.

Và ngoại trừ việc nó là gã béo nói dối... không chỉ về Hy Lạp, mà còn về các nước EU khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Ireland, tất cả những ai đang trải qua mức độ thắt lưng buộc bụng khác nhau. Cùng dối trá như thế đã được đám nhà băng dùng để cướp bóc Mỹ La tinh, châu Phi, châu Á bao nhiêu năm qua.

Dĩ nhiên, Hy Lạp không tự sụp đổ, chúng đã làm họ sụp đổ!

Nói gọn lại, đám nhà băng đã nhận chìm chính phủ Hy Lạp, rồi cố tình đẩy họ vào tình trạng nợ không trả được... khi đó, từ tài sản công cho đến lợi tức bị bán tống bán tháo cho bọn đầu sỏ chính trị và các tập đoàn nước ngoài. Phần còn lại của bài sẽ giải thích tại sao và như thế nào.

Có thể bạn khoái những bộ phim kiểu mafia hoặc Bố già! Chắc bạn đã biết cách bọn mafia chiếm đoạt 1 nhà hàng nổi tiếng. Đầu tiên, chúng sẽ làm cái gì đó để công việc kinh doanh bị gián đoạn – dựng lên 1 vụ giết người hay bắt đầu một đám cháy đều được. Khi doanh nghiệp bắt đầu phải chịu đựng, Bố già xuất hiện và sẽ hào phóng đề nghị một số tiền như dấu hiệu hữu hảo. Đổi lại, hắn đưa tay chân vào kế toán của nhà hàng, gã đàn em làm chân phụ trách mua sắm, và cứ như vậy. Không cần phải nói, đó là một vòng xoáy đau khổ của chủ sở hữu, anh ta sẽ sớm phá sản, và nếu may mắn thì còn sống.

Câu chuyện cướp bóc Hy Lạp của đám nhà băng tuy có phức tạp hơn nhưng cơ bản là tương tự như vậy, nó gồm 4 bước.

Bước 1: Lý do đầu tiên và quan trọng nhất mà Hy Lạp gặp rắc rối là "Đại khủng hoảng tài chính" 2008, nó là đứa con tinh thần của Wall Street và các nhà băng quốc tế. Nếu bạn còn nhớ, các nhà băng đã đưa ra một ý tưởng tuyệt vời cho vay thế chấp dưới chuẩn với bất cứ ai lơ ngơ. Họ sau đó gói ghém tất cả những quả bom tài chính hẹn giờ này vào và bán chúng như là "chứng khoán thế chấp" cho các tổ chức tài chính khác nhau ở các nước trên thế giới và kiếm món hời khổng lồ.

Hoạt động tội phạm qui mô lớn này có 1 nhánh khác trong hệ thống, đó là bọn “cò mồi” được gọi theo kiểu bác học kinh tế-tài chính là các tổ chức đánh giá, như S & P, Fitch hay Moody – bọn chúng khêu gợi, mời mọc các con mồi bằng các bảng xếp hạng sao hay chi chít sao cho các loại chứng khoán, các phế thải tài chính có mệnh giá sắp sụp đổ. Chúng còn thuê những gã chính trị gia vô đạo đức bán rong món hàng này. Như gã Tony Blair đã gia nhập Goldman Sachs và bán món chứng khoán nguy hiểm này cho các quỹ hưu trí, các thành phố và các nước khắp châu Âu. Gã Tony Blair cũng đã nhiều lần xuất hiện ở VN thậm thụt với giới quan chức và châu Á trong vai cò mồi. Bọn Wall Street đã kiếm được hàng trăm tỷ đô trong vụ lừa đảo này.

Nhưng đây chỉ là khởi đầu của canh bạc bịp khổng lồ của bọn chúng. Chúng còn kiếm bẫm hơn nữa trong các bước sau.

Bước 2: Khi các quả bom hẹn giờ tài chính nổ tung. Các ngân hàng thương mại và đầu tư trên toàn thế giới bắt đầu sụp đổ chỉ trong một vài tuần. Các chính phủ địa phương và khu vực nhìn thấy khoản đầu tư và tài sản của họ bốc hơi. Hỗn loạn xảy ra khắp mọi nơi!

Lũ kền kền như Goldman Sachs và những nhà băng lớn khác bắt đầu nhảy vào kiếm lời trên đống xác chết hay đang hấp hối bằng 3 cách:

  • Mua tài sản với giá rẻ mạt như chúng đã mua Lehman Brothers và Washington Mutual với giá vài xu.

  • Giả chết để đòi bailout, chúng đòi ngân khố quốc gia phải cứu chúng, như Mỹ đã chi hàng ngàn tỷ USD vì chính tội lỗi chúng gây ra.

  • Dã man hơn, chúng mua hết và đặt cược vào các chứng khoán sẽ nổi lên hay được bơm cho nổi lên. Như Goldman Sachs và kẻ tay trong John Paulson đã kiếm được hàng tỷ nhờ trò này.

Tại Hy Lạp, các nhà băng trong nước đã nhận khoản giải cứu 30 tỷ USD từ chính người dân Hy Lạp. Thay vì để cho chúng chìm, chính phủ Hy Lạp đã vô trách nhiệm bảo lãnh và giải cứu cho các nhà băng tư bản gộc.

Bước 3: Khi các nhà băng buộc chính phủ phải chấp nhận các khoản nợ khổng lồ. Ví như trong sinh vật học là virus, khuẩn độc, hoặc ký sinh trùng. Tất cả chúng đều có chiến lược duy nhất là làm suy yếu hệ thống miễn dịch của vật chủ. Một trong những kỹ thuật đã được chứng minh, sử dụng bởi các nhà băng quốc tế ký sinh là hạ cấp trái phiếu chính phủ của một quốc gia. Đó chính xác là những gì các nhà băng đã làm, bắt đầu từ cuối năm 2009. Điều này ngay lập tức làm cho lãi suất trái phiếu tăng lên, làm cho nó ngày càng đắt đỏ hơn để đất nước có thể vay tiền hoặc thậm chí chỉ là để đảo trái phiếu hiện có.

Từ năm 2009 đến giữa năm 2010, lãi suất trái phiếu 10 năm Hy Lạp gần như tăng gấp ba lần! Cuộc tấn công tài chính độc địa này đã đốn quị chính phủ Hy Lạp, và bọn chúng giành được hợp đồng cho vay nợ đầu tiên với 1 con số khổng lồ 110 tỷ euro.

Lãi suất trái phiếu chính phủ
Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm của một số nước. Hy Lạp là đường màu xanh dương.
Chú thích ở dưới: Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm
của Hy Lạp trong khoảng thời gian 2011 - 2014 là 36,56% mỗi năm.

Các nhà băng cũng kiểm soát nền chính trị của đất nước. Năm 2011, khi Ttg Hy Lạp từ chối chấp nhận gói cứu trợ lớn thứ 2, các nhà băng buộc ông ta ra khỏi văn phòng và ngay lập tức thay thế bằng Phó Chủ tịch ECB! Bóp nghẹt dân chủ và không cần 1 cuộc bầu cử nào. Tay chân mới của chúng làm gì? Ký vào chỗ trống mọi thứ giấy tờ bọn chúng đem đến.

Cũng bằng cách này, trong ít ngày tiếp theo, chính xác điều tương tự xảy ra ở Ý, nơi Ttg Chính phủ từ chức, chỉ để được thay thế bởi một con rối là nhân viên nhà băng/kinh tế. Mười ngày sau đó, Tây Ban Nha đã có một cuộc bầu cử sớm, một con rối, nhân viên nhà băng "kỹ trị" thắng cuộc bầu cử.

Đàn con rối của đám chủ nhà băng bắt đầu múa may từ những tháng đẹp nhất của chúng, tháng 11 năm 2011.

Vài tháng sau, vào năm 2012, chính xác là các thao túng thị trường trái phiếu đã được sử dụng khi đám nhà băng thổi lãi suất trái phiếu Hy Lạp vọt lên đỉnh đến 50%!!! Cuộc khủng bố tài chính này ngay lập tức có hiệu quả mong muốn: Quốc hội Hy Lạp đã đồng ý gói cứu trợ lớn thứ 2, thậm chí còn lớn hơn cái thứ 1.

Đây là một thực tế mà hầu hết mọi người không hiểu. Các khoản vay này không đơn giản là cho vay như bạn nhận từ thẻ tín dụng hay tiền từ nhà băng. Các khoản vay này đi kèm với chuỗi rất đặc biệt đòi hỏi tư nhân hóa tài sản quốc gia. Nếu bạn đã xem phim Bố già III, hẳn nhớ nhân vật Hyman Roth, chỉ cần thay cái tên Hyman Roth bằng Goldman Sachs hay IMF hoặc ECB, và bạn sẽ có được kẻ giống hệt.

Bước 4: Bây giờ, là lúc bắt đầu hãm hiếp và làm nhục 1 quốc gia. Đối với các khoản nợ đã áp đặt lên họ, Hy Lạp đã phải bán nhiều tài sản có lợi nhuận để các đầu sỏ chính trị và các tập đoàn quốc tế mua. Và tư nhân hóa là tàn nhẫn, liên quan đến tất cả mọi thứ và bất cứ cái gì có lợi nhuận. Tại Hy Lạp, tư nhân hóa bao gồm điện, nước, bưu điện, dịch vụ sân bay, nhà băng quốc gia, viễn thông, chủ quyền cảng biển, nó là rất lớn tại 1 đất nước hàng đầu thế giới trong vận chuyển biển.

Bên cạnh đó, các bạo chúa nhà băng còn bức chế mọi chương mục trong ngân sách chính phủ. Muốn cắt giảm chi tiêu quân sự? NO! Muốn tăng thuế đối với các đầu sỏ chính trị hay các tập đoàn lớn? NO! Quản lý vi mô không tồn tại trong bất kỳ mối quan hệ chủ nợ-con nợ nào khác.

Vì vậy, cái gì sẽ xảy ra sau khi tư nhân hóa và chuyên quyền của nhà băng? Tất nhiên, doanh thu của chính phủ đi xuống và nợ tăng thêm. Làm thế nào để "sửa chữa" điều đó? Tất nhiên, cắt giảm chi tiêu! Sa thải nhân công, cắt giảm tiền lương tối thiểu, cắt lương hưu cũng như an sinh xã hội, cắt giảm các dịch vụ công cộng, và tăng thuế đối với mọi thứ ảnh hưởng đến số đông 99% nhưng không phải là số giàu 1%. Ví dụ, lương hưu đã bị giảm một nửa và thuế bán hàng tăng đến hơn 20%. Tất cả những biện pháp này đã dẫn đến hậu quả Hy Lạp lao vào 1 thảm họa tài chính còn tồi tệ hơn cuộc Đại suy thoái Mỹ những năm 1930.

Dĩ nhiên, đám nhà băng thao túng sẽ luôn luôn đòi hỏi tư nhân hóa ngay lập tức tất cả các phương tiện truyền thông, có nghĩa là quốc gia này bị đóng chặt vào những hình ảnh tuyên truyền hàng ngày và chúng nói cho dân chúng rằng, các nhà băng tham lam và đám gian lận là những kẻ cứu rỗi; còn nô lệ trong cảnh thắt lưng buộc bụng như thế là tốt hơn nhiều những thứ khác.

Nếu người dân Hy Lạp biết được sự thật về thắt lưng buộc bụng, họ sẽ không chấp nhận điều này. Cùng xảy ra như thế với Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Ireland và các nước khác. Khía cạnh buồn của tất cả những điều này là nó chẳng phải chiến lược độc đáo gì. Kể từ WW-II, những con thú ăn thịt này đã thực hành vô số lần qua IMF và WB tại Mỹ La tinh, châu Á và châu Phi.

Đây là bản chất của trật tự thế giới mới – NWO, một thế giới thuộc sở hữu của một nhóm nhỏ các tập đoàn và nhà băng.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.