Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Lửa và nước: Ngày không xa

Băng hà

Tác giả: Laura Knight-Jadczyk
Nguồn: Sott.net

Vài tháng trước, một thành viên của diễn đàn SOTT đăng một đường dẫn đến bài báo sau nói đến một số nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Lúc ấy tôi không biết cụm từ đối nghịch “Lõi Băng Nhiệt Đới” nghĩa là gì, nhưng bài báo có vẻ giải thích rõ tất cả:

Lõi Băng Nhiệt Đới Cho Thấy Hai Thay Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Đột Ngột

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu băng hà đã kết hợp và so sánh các bộ dữ liệu về khí hậu cổ đại trong các lõi băng lấy từ dãy Andes ở Nam Mỹ và dãy Himalaya ở châu Á để vẽ lên một bức tranh về cách thức khí hậu đã biến đổi - và vẫn đang biến đổi - ở vùng nhiệt đới.

Những kết luận của họ chỉ ra một thay đổi rất lớn trong đó khí hậu chuyển sang một chế độ lạnh hơn xảy ra chỉ hơn 5000 năm trước, và sự đảo ngược sang một thế giới ấm hơn nhiều xảy ra trong vòng 50 năm qua.

Các bằng chứng cũng cho thấy hầu hết các băng hà ở độ cao lớn tại các vùng nhiệt đới của hành tinh sẽ biến mất trong tương lai gần. Bài viết này được đăng trong số hiện thời của Proceedings of the National Academy of Science (Tạp Chí của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia).

Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới, băng hà và các chỏm băng đang rút lui nhanh chóng, ngay cả ở những vùng mà sự gia tăng trong lượng mưa được ghi nhận. Điều này chỉ ra thủ phạm có nhiều khả năng là sự gia tăng nhiệt độ chứ không phải là sự giảm lượng mưa. […]

“Xấp xỉ 70% dân số thế giới hiện sống trong vùng nhiệt đới. Vì vậy khi khí hậu thay đổi ở đó có thể dẫn đến những tác động to lớn,” Lonnie Thompson, giáo sư khoa học địa chất tại bang Ohio, giải thích. […]

“Chúng tôi có bộ dữ liệu đến 2000 năm trước và khi bạn vẽ nó ra, bạn có thể thấy Thời Trung Cổ Ấm (Medieval Warm Period – MWP) và thời Tiểu Băng Hà (Little Ice Age -LIA)”, Thompson nói. Trong MWP, 700 đến 1000 năm trước, khí hậu ấm lên ở một số nơi trên thế giới. MWP được nối tiếp bởi LIA, một sự khởi phát đột ngột của nhiệt độ lạnh hơn đánh dấu bởi bước tiến của các băng hà tại châu Âu và Bắc Mỹ.

Băng hà là một sức mạnh tàn phá mãnh liệt nhất trên Trái Đất

“Và trong cùng bộ dữ liệu ấy, bạn có thể thấy rõ thế kỷ 20 và điều đập vào mắt - cho dù bạn nhìn vào từng lõi hay tổ hợp của tất cả bảy cái - là khí hậu 50 năm qua ấm một cách bất thường thế nào.

“Không có gì giống như vậy trong bộ dữ liệu - ngay cả thời MWP cũng không”, Thompson nói.

“Sự rất bất thường của các giá trị đồng vị trong 50 năm qua có nghĩa là mọi thứ đang thay đổi một cách sâu sắc. Đấy là câu chuyện đáng nói ở đây”. […]

Núi băng khổng lồ dài 120km bị mắc cạn sát cạnh khối băng chính

“Thông điệp bài báo này muốn gửi gắm là khí hậu toàn cầu có thể thay đổi đột ngột, và với 6,5 tỷ người đang sống trên hành tinh, đó là một điều nghiêm trọng.”