Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Mẹ Thiên Nhiên đã nổi giận với con người?

Mẹ Thiên Nhiên nổi giận

Nguồn: VietTuSaigon's Blog

Đất lở, đá chuồi, lũ quét, động đất, mưa đá, bão tố quăng quật… Hàng loạt thiên tai xuất hiện dày đặc và cuồng bạo ở khắp ba miền đất nước trong vài năm trở lại đây đã làm cho đời sống vốn nghèo khổ của đa phần người dân lại càng thêm khó khăn, ngột ngạt.

Thú rừng xuất hiện ngày càng nhiều ở đồng bằng sau mỗi trận lụt, và con người sau cái đói của ngày mưa tháng lũ lại hè nhau đi tìm thú để săn lùng, không có ngóc ngách nào là con người bỏ qua, từ đào đất tìm hang cho đến đặt bẫy, săn bắn, châm điện, ném thuốc nổ… Không có thủ đoạn nào là con người không dùng đến.

Khi con người càng điên cuồng với thiên nhiên, cái giá phải trả là thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ bằng thiên tai, dịch hoạ, hiện tượng lạ bất lợi cho đời sống con người và hàng loạt những tai ương như một ẩn số luôn phục kích loài người.

Một tháng nay, hầu như cả miền Trung náo động vì chuyện rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ngày thêm nhiều và số người bị loài rắn này cắn ngày càng gia tăng. Báo chí trong nước đã đồng loạt đưa tin về chuyện này. Có nhiều cách đặt vấn đề khác nhau, trong đó có người nghi ngại “nước lạ“ đã lén lút thả loài rắn này để cắn người Việt Nam, cũng có nhiều người lại nghiêng về giả thuyết thiên nhiên đã nổi giận.

Ở hướng giả thuyết thiên nhiên nổi giận, người ta nói về sự mất cân bằng sinh thái, sự mất đi số lượng quá lớn của cầy, cáo, chuột… Đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thức ăn cũng như loài khắc tinh của rắn lục đôi đỏ, khiến nó trở nên hung dữ và tìm xuống đồng bằng để tìm thức ăn…

Nhưng trong giả thuyết này không đặt câu hỏi: Loài rắn này vốn dĩ không quen với môi trường đồng bằng, chủ yếu sống trên các dãy núi, trong đó phần lớn sống trong dãy Trường Sơn, làm thế nào nó đã thiên di hàng trăm cây số xuống đồng bằng để sinh sống? Và tại sao nó chỉ xuất hiện ở miền Trung? Và đáng sợ hơn cả là loài rắn vốn không sống trong môi trường nước này hiện tại có khả năng di chuyển trong nước rất nhanh, có thể sống trong môi trường nước một cách bình thường.

Phải chăng chỉ có miền Trung thường xuyên xãy ra lũ lụt, đặc biệt trong vài năm trở lại đây, sau những trận lụt lớn, ở đồng bằng xuất hiện nhiều thú rừng, rắn lục đuôi đỏ cũng là một trong những loài bò sát đã thiên di theo dòng nước nhưng con người chưa phát hiện, chưa săn bắt vì loài này có trọng lượng không lớn, sống kín đáo trong các lùm cây?!

Và những công trình thuỷ điện, hồ chứa mọc lên khắp miền Trung nhấn chìm hàng triệu mét vuông rừng tự nhiên vào lòng hồ cũng đã nhấn chìm hàng ngàn loài thú rừng xuống nước. Để thich nghi và tồn tại, loài rắn này tập làm quen với môi trường nước. Chính dòng nước lũ đã đưa chúng về đồng bằng?

Ở đồng bằng hiếm hoi chồn,cầy rừng, chỉ có chó nhà nhưng chó nhà không dám ra đường vì sợ bọn người đập trộm, chính vì thế, điều kiện sinh tồn của nó rấn đuôi đỏ rất cao. Đặc biệt năm nay tuy có mưa, độ ẩm cao nhưng thuỷ điện không xả đập, không có lụt, loài rắn này tha hồ sinh sôi nay nở vì gặp thời tiết thuận lợi… Thật là đáng sợ khi nghĩ đến chuyện môt ngày nào đó thuỷ điện xả lũ, nước tràn về bất ngờ, mọi thứ giao thông tê liệt, loài rắn này bò lỏm ngỏm trong dòng nước… Lúc đó, tai hoạ khó mà lường được!

Nhưng có phải vì thế mà tìm cách giết sạch loài rắn này? Câu hỏi này rất quan trọng đối với người Việt Nam. Với thói quen chỉ nhìn thấy trước mắt, đa phần nông nổi, thiếu tầm nhìn chiến lược, đã có hàng ngàn bài học trả giá bằng máu và nước mắt kể từ khi “thống nhất đất nước” đến nay nhưng người ta vẫn cứ để tái diễn bởi lòng tham và sự nông cạn.



Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Nga xâm lược Ukraina một lần nữa, một lần nữa... lại một lần nữa

Đoàn xe tiếp tế nhân đạo của Nga chuẩn bị tiến vào Ukraina
Những đoàn xe tiếp tế nhân đạo là thứ duy nhất Nga dùng để "xâm lược" Ukraina

Tác giả: William Blum
Nguồn: Anti-Empire Report
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

“Nga tăng cường hành động mà các quan chức Phương Tây và Ukraina mô tả là cuộc xâm lược bí mật vào ngày thứ tư [27 tháng 8], đưa các đội quân thiết giáp vượt qua biên giới để mở rộng xung đột sang một khu vực mới trên lãnh thổ Ukraina. Cuộc xâm nhập mới nhất, mà quân đội Ukraina cho biết là có 5 xe thiết giáp chở lính, ít nhất là lần thứ ba quân lính và vũ khí từ Nga đã vượt qua biên giới phía đông nam trong tuần.”

Không có bất kỳ bức ảnh nào trong câu chuyện của tờ New York Times cho thấy quân đội Nga hay xe thiết giáp.

Câu chuyện tiếp tục, “Chính quyền Obama khẳng định trong suốt các tuần qua rằng Nga đã di chuyển pháo binh, hệ thống phòng không và thiết giáp để hỗ trợ quân nổi dậy ở Donetsk và Luhansk. ‘Những cuộc xâm nhập cho thấy một cuộc phản công do Nga chỉ huy đang được chuẩn bị’, Jen Psaki, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ, nói. Trong bản tin vắn hàng ngày ở Washington, bà Psaki cũng chỉ trích ‘thái độ không sẵn sàng nói sự thật’ của chính quyền Nga về việc quân đội của họ đã đưa binh lính vào sâu trong lãnh thổ Ukraina 30 dặm.”

Ba mươi dặm sâu trong lãnh thổ Ukraina và không hề có một bức ảnh vệ tinh, hay một máy quay phim ở bất cứ đâu gần đó, thậm chí không có một phút video nào cho thấy điều đó. “Bà Psaki dường như đề cập tới những đoạn phim ghi hình binh lính Nga, do chính quyền Ukraina đưa ra.” Tờ Times có vẻ quên mất việc cho độc giả biết họ có thể xem những đoạn phim đó ở đâu.

“Mục tiêu của Nga, một quan chức Phương Tây nói, có thể là chiếm đóng một hành lang thoát ra biển trong trường hợp họ muốn thiết lập một vùng cho phe nổi dậy ở miền đông Ukraina.”

Điều đó dĩ nhiên là không xảy ra. Vậy cái gì đã xảy ra với tất cả những binh lính Nga đi sâu vào lãnh thổ Ukraina 30 dặm? Cái gì đã xảy ra với tất cả các xe bọc thép, vũ khí và trang thiết bị?

“Hoa Kỳ có những bức ảnh cho thấy pháo binh Nga di chuyển vào Ukraina, quan chức Hoa Kỳ nói. Một bức hình được chụp vào thứ năm vừa qua, đã cho một phóng viên tờ New York Times xem, cho thấy các đơn vị quân đội Nga đang di chuyển pháo tự hành vào Ukraina. Một bức ảnh khác vào ngày thứ bảy cho thấy đơn vị pháo binh đó trong vị trí chiến đấu ở Ukraina.”

Những bức ảnh đó đâu? Làm sao chúng ta biết đó là binh lính Nga? Làm sao chúng ta biết là những bức ảnh đó được chụp ở Ukraina? Nhưng quan trọng nhất là những bức ảnh khốn kiếp đó đâu?



Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Kẻ thái nhân cách: Những con rắn độc mặc complê

Rắn độc mặc complê

Tác giả: Harrison Koehli
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu hiệu thời đại

Kẻ thái nhân cách tội phạm đã được quan sát và nghiên cứu gần một thế kỷ nay. Thế nhưng ngoại trừ một đoạn đề cập ngắn bởi Cleckley, khái niệm về kẻ thái nhân cách thành công - một kẻ bình thường theo hầu hết các tiêu chuẩn bề ngoài - vẫn nằm trong bóng tối của “âm mưu thông đồng im lặng” ở khắp nơi ấy. Ở những bài tới trong loạt bài viết này, bạn sẽ hiểu tại sao lại có tình trạng như vậy và biết chính xác hậu quả của lỗ hổng nguy hại như vậy trong kiến thức và nhận thức là gì. Cho tới nay, thảo luận chi tiết duy nhất về vấn đề những kẻ thái nhân cách thành công là cuốn sách Rắn độc mặc complê (Snakes in Suits) của Paul Babiak và Robert Hare xuất bản năm 2006. Cuốn sách này là thứ không ai nên bỏ lỡ, và nó có thể cứu mạng bạn, theo nghĩa đen. Những thông tin mà nó chứa đựng có thể áp dụng cho các tương tác ở mọi cấp độ xã hội.

Babiak, một nhà tâm lý học chuyên về lĩnh vực công nghiệp và tổ chức, gặp kẻ thái nhân cách doanh nhân đầu tiên của mình vào năm 1992. Thông qua việc thảo luận chi tiết những kẻ như “Dave” trong môi trường doanh nghiệp, Babiak không chỉ làm rõ các phương pháp mà kẻ thái nhân cách dùng để thâm nhập và trèo lên bậc thang danh vị trong doanh nghiệp, ông còn đập tan các ảo tưởng trước đó về những gì kẻ thái nhân cách có thể hay không thể làm được. Nhiều người trong ngành nghĩ rằng kẻ thái nhân cách không có khả năng thành công trong kinh doanh. Họ nghĩ rằng những hành vi vị kỷ và bắt nạt người khác của kẻ thái nhân cách sẽ làm những người có thể thuê chúng không thích, và sự thao túng và lạm dụng của chúng cuối cùng sẽ làm công ty thất bại. Trên thực tế, những người được gọi là “chuyên gia” đó không thể sai lầm hơn được nữa. Họ dường như đã quên mất khả năng kỳ lạ của kẻ thái nhân cách trong việc trưng ra một hình ảnh cực kỳ bình thường, thậm chí là xuất sắc, cho các nạn nhân của chúng. Và chúng ta là vậy đối với chúng: nạn nhân, mục tiêu.

Ngược lại với niềm tin phổ biến và giả định ngạo mạn ấy, Babiak thấy rằng kẻ thái nhân cách dễ dàng được chấp nhận vào hàng ngũ lãnh đạo của các công ty lớn, và thậm chí còn có thành công trong sự nghiệp.1 Tính vị kỷ cực đoan của chúng thường bị nhầm lẫn thành “đức tính lãnh đạo tích cực”. Thế giới đạo đức tối tăm và sự hỗn loạn nội bộ thường thấy trong các vụ sát nhập, mua lại và tiếp quản công ty có vẻ rất hợp với những loại như chúng. Chúng không chỉ làm việc tốt dưới áp lực - do chúng không có khả năng cảm nhận sự sợ hãi hay căng thẳng - mà những lợi nhuận tiềm năng là quá lớn để từ chối, cả đối với kẻ thái nhân cách và công ty. Như Babiak viết, “sự thiếu kiến thức cụ thể ở các doanh nhân về những thủ đoạn thao túng và lừa gạt của kẻ thái nhân cách là chìa khóa dẫn đến sự thành công của kẻ lừa đảo doanh nghiệp.”2 Trớ trêu thay, chính những tính cách mà các tập đoàn và tổ chức hùng mạnh tìm kiếm lại thường là những thứ mang lại sự sụp đổ không tránh khỏi của họ (chứng kiến sự sụp đổ của Bernie Madoff, Enron và Đức Quốc xã). Và đó là những tính cách mà chúng ta đã quen xem là lý tưởng. Ví dụ, thông qua “gọng kính màu hồng” của những người không hiểu biết, lừa gạt và thao túng trở thành “mang tính thuyết phục” và “có ảnh hưởng lớn”; hành vi lạnh lùng và không ăn năn, hối lỗi trở thành “thiên về hành động” và “có khả năng đưa ra quyết định khó khăn”; không biết sợ và bốc đồng trở thành “dũng cảm” và “đầy nhiệt huyết”; không có cảm xúc trở thành “mạnh mẽ” và “biết điều khiển cảm xúc”.3



Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Báo chí Việt Nam và xu hướng "lá cải hóa" trong kinh tế thị trường

Báo lá cải Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Anh Minh
Nguồn: BBC

Báo chí Việt Nam hiện đang không thoát khỏi guồng quay số hóa, điện tử hóa nhưng dường như đang loay hoay giữa ngã ba đường và xu hướng thấy rõ nhất là lá cải hóa.

Chưa có một tờ báo mạng nào được xem là chuyên nghiệp, thông tin chuẩn xác, đáng tin cậy. Nói như một nhà bình luận trong nước, cả làng báo (mạng) là “một vườn cải xum xuê”.

Sụt giảm

Theo Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam, tính đến ngày 26/12/2013, toàn quốc có 838 cơ quan báo in với 1.111 ấn phẩm, 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.

Trong số hơn 800 tờ báo, số báo sống được nhờ lượng phát hành chỉ trên dưới 10 tờ, theo một số nhà báo trong nước.

Vài năm trở lại đây, những báo có số phát hành hàng đầu như Tuổi trẻ, Thanh niên, Công an TPHCM, Phụ nữ… cũng sụt giảm lượng phát hành ở mức rất đáng kể.

Phó tổng biên tập của một tờ báo vừa kể tiết lộ, lượng phát hành của tờ báo đã giảm tới 1/3 chỉ trong vòng hai năm, còn khoảng 200 ngàn bản/kỳ.

Số phát hành của tờ báo thường được giữ bí mật và con số công khai thường lớn hơn nhiều so với thực tế, một cách để duy trì quảng cáo.

Tại Việt Nam, cho dù có tới 800 tờ báo in, nhưng số tờ báo bán được (bán trên sạp báo và đặt báo dài hạn) cũng chỉ tính trên con số 10.

Thời gian vừa qua, hầu hết những “phóng viên”, “nhà báo” bị bắt với cáo buộc tống tiền các doanh nghiệp đến từ nhóm báo này. Một cách khác để tồn tại là “đánh thuê” theo đơn đặt hàng dưới cái gọi là “hợp đồng truyền thông”, tức là được trả tiền để viết “đánh” ai đó.

Tuy những tờ báo này ít được xã hội biết đến nhưng cứ có bài được dán mác “chống tiêu cực” là cũng đủ để ai đó gặp rắc rối.

Tuy nhiên, cách tồn tại này ngày càng tỏ ra mong manh, nhất là trước hiện tượng báo mạng, trang tin điện tử trăm hoa đua nở và chuyện “được/bị lên báo” nay trở thành “thường ngày ở huyện”.

Sự phát triển của internet, của các thiết bị đọc điện tử dẫn đến việc đọc tin tức trên mạng trở nên phổ biến.

Tính tới tháng 11/2012, có khoảng 31,3 triệu người dùng Internet ở Việt Nam (chiếm gần hơn 35 % dân số cả nước, theo Trung tâm Internet Việt Nam. Hầu hết người dùng Internet đều ở tuổi từ 20-40.

Có người nói tại Việt Nam hiện nay, mạng xã hội là nguồn tin chính. Thực ra đây cũng chỉ là phỏng đoán. Chưa có nghiên cứu thực sự nào chứng minh điều này.

Nhưng xu hướng lá cải hóa nền báo chí là điều nhiều người thấy rõ.



Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Đừng hỏi Mỹ có thể bao vây Trung Quốc không, hãy hỏi Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không

Trung Quốc đối đầu với Mỹ

Tác giả: John V. Walsh
Nguồn: Antiwar.com
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

“Mỹ có thể bao vây Trung Quốc không?”, đó là câu hỏi thường xuyên được đặt ra ở Phương Tây. Nhưng với những cuộc chiến tranh và tấn công bất tận của Mỹ vào các quốc gia đang phát triển trên thế giới, câu hỏi nên được đổi lại thành “Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?”. Hay ít nhất là Trung Quốc có thể kiềm chế Mỹ để không gây tổn hại nhiều hơn cho khu vực Đông Á và các nước khác trong thế giới đang phát triển?

Tuần trước Obama tới Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) trong vai trò đại diện của Phương Tây và đại dự án có tuổi đời hàng thế kỷ của họ ở Đông Án. Đó là dự án gì? Lịch sử cho chúng ta biết rằng Phương Tây cùng với các nhà truyền giáo và binh lính của họ, những người tiền nhiệm của Obama, đã dìm khu vực này trong đau khổ và bể máu. Một danh sách ngắn và chưa đầy đủ gồm có: Chiến Tranh Thuốc Phiện ở Trung Quốc, chiến tranh ở Philippine, ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên, ném bom tàn phá Lào và Campuchia, đảo chính đẫm máu của CIA ở Indonesia, tấn công quân sự vào phong trào lật đổ chế độ độc tài Park ở Hàn Quốc.

Phác thảo lịch sử ngắn ấy chỉ đơn thuần kể lại các đóng góp của Anh-Mỹ vào sự hãm hiếp Đông Á của Châu Âu. Hàng thế kỷ qua, bất cứ cường quốc Tây Âu với một nhúm kỹ thuật quân sự vượt trội nào cũng đều đến cướp bóc Tây Thái Bình Dương.

Obama tới Đông Á về cơ bản để nói: “Chúng tao vẫn chưa xong việc. Quốc Gia Không Thể Thiếu phải thống trị ở mọi nơi. Chúng tao rời đi khi người Việt Nam làm nhục và đá đít chúng tao ra khỏi khu vực. Nhưng chúng tao đang quay trở lại. Chúng tao đang xoay trục.”

Thậm chí trước khi Obama rời Hoa Kỳ, “sự xoay trục” của ông ta sang Tây Thái Bình Dương đã thất bại nặng nề, bởi Hoa Kỳ đang sa lầy đến tận lỗ mũi ở đầm lầy Trung Đông do sự vận động hành lang của Israel, và bởi vì Hoa Kỳ đã đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc với việc dàn xếp cuộc đảo chính của phát xít ở Ukraina. Theo đúng bản chất, trước khi trèo lên khoang chiếc máy bay 747 để tới Bắc Kinh, Obama không thể cưỡng lại việc tự nhấn mình sâu hơn chút nữa vào vũng lầy ở Trung Đông bằng cách gửi 1500 lính bộ binh nữa tới vùng đất giết chóc Iraq.

Ngay trước hội nghị APEC, liên kết Nga-Trung trở nên sống động khi tổng thống Putin và Tập thông qua một thỏa thuận về đường ống dẫn dầu chủ chốt, thứ sẽ đưa vào Trung Quốc nguồn cung khí đốt tự nhiên mà Hoa Kỳ đã lấy đi khỏi Châu Âu với cuộc đảo chính ở Kiev. Đường ống này được gọi là đường ống Phương Tây hay Altai, và là đường ống thứ hai từ Nga tới Trung Quốc. Thỏa thuận về đường ống đầu tiên đã được thông qua vào tháng năm mới đây và được đài báo nói tới rất nhiều. Tuyến đường bộ này cung cấp cho Trung Quốc nguồn dầu dồi dào mà hải quân Hoa Kỳ không thể ngăn chặn trên biển được. Điều đó gia tăng an ninh cho Trung Quốc, giúp họ đối mặt với sự xoay trục. Do đó, thỏa thuận này vượt xa tính biểu tượng. Lực lượng hải quân khổng lồ của Hoa Kỳ trở nên ít có ích hơn với mục tiêu thống trị của họ, mặc dù điều đó không làm giảm gánh nặng cho những người dân đóng thuế ở Mỹ chút nào.



Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Phong trào "Chiếm đóng Trung tâm" ở Hong Kong

Biểu tình Chiếm đóng Trung tâm ở Hong Kong

Tác giả: Andre Vltchek
Nguồn: CounterPunch
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Hong Kong đang bức bối, người dân chia rẽ. Biểu tình và phản biểu tình đang chia rẽ thành phố nổi tiếng với chủ nghĩa khoái lạc, tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

Những người phương Tây trộn lẫn với người biểu tình. Nhiều câu hỏi và nhiều sự khó hiểu, tiếp nối nhau.

Suốt nhiều thập kỷ Hong Kong là một xã hội với chủ nghĩa tư bản tốc độ và văn hóa tiêu dùng mãnh liệt. Người dân đang đối mặt với một số giá cả khó tưởng tượng nhất thế giới, đặc biệt là giá nhà ở …

Cái đó là gì? Không phải màu cam hay màu xanh lá cây, và lại càng không phải là màu đỏ! Biểu tượng của chúng là chiếc ô. Như nhiều người Hong Kong thường nói “chiếc ô xoàng xĩnh”.

Nhưng nó có thực sự tốt lành?

Tất nhiên, chúng ta đang nói về “biểu tình dân chủ” ở Hong Kong, và còn được biết đến như là “Phong Trào Chiếc Ô”; phiên bản mới nhất của trào lưu “dân chúng nổi dậy” được phương Tây khuyến mại!

Ở North Point của Hong Kong, gần bến phà Kowlon, một người đàn ông trung niên đang giương khẩu hiệu “Ủng Hộ Cảnh Sát Của Chúng Ta”. Trên bức ảnh, lều rạp và những chiếc ô của phong trào “ủng hộ dân chủ”, “Chiếm Đóng Trung Tâm” (còn được biết đến dưới tên “Phong Trào Chiếc Ô”) được tô bằng màu nâu đỏ, màu của sự phiền muộn.

“Ông phản đối những người biểu tình?” Tôi hỏi người đàn ông.

“Tôi không ủng hộ hay phản đối họ”, ông ta trả lời. “Nhưng nên biết rằng họ có khoảng 1 triệu người ủng hộ ở đây, trong khi Hong Kong có tất cả là 7 triệu dân. Chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc dọn sạch đường phố và để cho thành phố này được hưởng cuộc sống bình thường”.

Tôi tiếp tục nói: “Vào ngày 28 tháng 9, cảnh sát đã bắn 87 quả đạn hơi cay về phía người biểu tình, và con số đó đã được phương Tây và ở đây coi là bằng chứng cho sự tàn bạo của cảnh sát và sự cai trị phi dân chủ của Bắc Kinh. Người biểu tình mới kỷ niệm sự kiện đó vài ngày trước đây, như thể là điều đó đã biến họ thành thánh tử vì đạo …”

Một người đàn ông cười: “Chúng đã bị hư hỏng. Chúng hầu hết xuất thân từ các gia đình rất giàu có của thành phố giàu có nhất thế giới. Chúng không biết gì nhiều về thế giới. Tôi phải nói với anh là các sinh viên ở Bắc Kinh thực tế còn biết nhiều hơn về thế giới … 87 quả đạn hơi cay chả là gì hết khi so sánh với những gì xảy ra ở Cairo hay Bangkok. Ở New York, cảnh sát kéo lê và đánh đập người biểu tình, bất kể là nam hay nữ, trong đoạn kết của màn diễn Chiếm Đóng Phố Wall”.



Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Cầu lửa, Thời tiết khắc nghiệt và Biến đổi Trái Đất - Video tháng 10 năm 2014

Video thứ mười trong bộ video hàng tháng của chúng tôi thu lượm những cảnh quay về "dấu hiệu thời đại" từ trên khắp thế giới trong tháng 10 2014 - "biến đổi trái đất", các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cầu lửa từ sao băng, các hiện tượng quái lạ và những biến động của hành tinh.

Trong khi chiến tranh, lợi nhuận doanh nghiệp và cảnh sát đàn áp dân chúng gia tăng, sự đau khổ trên toàn cầu cũng tăng theo. Trong khi ngày càng nhiều người giải tỏa sự bức bối bằng những cuộc biểu tình chống chính phủ khổng lồ ở hầu hết các nước, Mẹ Thiên Nhiên giải tỏa năng lượng của sự đau khổ toàn cầu ấy thông qua biến động môi trường. Lũ lụt, cầu lửa từ sao băng, 'sấm tuyết', 'lốc xoáy trái mùa', 'siêu bão'... Tháng 10 năm 2014 có đủ cả.

Một mùa bão kỷ lục ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương mang lại lũ lụt hầu như liên tục đến cho Mexico và Nhật Bản. Hàng chục quả cầu lửa từ sao băng ngoạn mục - từ Hoa Kỳ đến Ấn Độ, từ châu Âu đến châu Mỹ Latin - được chụp lại trên camera trong tháng. Trong khi hầu hết vùng rừng Taiga Bắc Cực đã phủ đầy tuyết, lượng mưa gia tăng đang biến thành đợt tuyết phủ sớm kỷ lục ở Bắc Mỹ.

Cảnh tượng bây giờ đã trở thành quen thuộc của ô tô bị cuốn trôi dọc đường phố bởi dòng thác nước dữ dội xảy ra trong tháng này tại Montpelier, Genoa, và Athens. Trong khi số trận động đất mạnh là ít hơn những gì chúng ta đã quen trong những năm gần đây, hoạt động núi lửa vẫn giữ ở mức cao, với núi lửa Turrialba của Costa Rica phun trào lần đầu tiên trong 150 năm, và núi lửa Sakurajima tại Nhật Bản phun ra cột khói bụi cao đến 4,5km.



Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Mặt nạ của kẻ thái nhân cách

Madoff, kẻ thái nhân cách Phố Wall
Madoff, kẻ thái nhân cách Phố Wall

Tác giả: Harrison Koehli
Nguồn: Sott.net

Một kẻ thái nhân cách Phố Wall?

Năm 1960, Bernie Madoff thành lập công ty Phố Wall của hắn, Công ty Đầu tư Chứng khoán Bernard L. Madoff. Là chủ tịch hội đồng quản trị cho đến khi bị bắt vào tháng 12/2008, Madoff đã chứng kiến công ty (và bản thân hắn ta) đạt tiếng tăm lừng lẫy trên Phố Wall với thành tích phát triển công nghệ mà sau này trở thành NASDAQ, sàn giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiên và lớn nhất ở Mỹ. Là một triệu phú với tài sản hơn 800 triệu đô la chung giữa hắn và vợ, Ruth Alpern, Madoff nổi danh là một người cầm đầu trong lĩnh vực tài chính và nhà từ thiện hào phóng. Hắn toát ra hòa quang của sự giàu có, tự tin và quen biết rộng, và nhiều người tin tưởng hắn như một trụ cột của cộng đồng. Nghe có vẻ như một con người tuyệt vời phải không?

Hình ảnh nhà từ thiện của hắn được hỗ trợ bởi việc hắn làm cho nhiều tổ chức phi lợi nhuận như Quốc hội Do thái Mỹ (American Jewish Congress) và Đại học Yeshiva ở New York, những ban chấp hành và hội đồng quản trị mà hắn là thành viên, cùng hàng triệu đô la hắn hiến tặng cho mục đích giáo dục, chính trị, văn hóa và y tế. Như trang web công ty hắn khi đó ghi rõ (bây giờ đã bị xóa bỏ): “Khách hàng biết rằng mong muốn cá nhân của Bernard Madoff là duy trì lịch sử không một tỳ vết của phong cách làm việc ngay thẳng và tiêu chuẩn đạo đức cao, điều luôn luôn gắn liền với công ty.” Thật buồn cười khi mọi việc thay đổi với một thay đổi nhỏ trong cách nhìn và nó chỉ trở nên rõ ràng khi nhìn lại. Mãi cho đến tháng 12/2008, công chúng mới biết rằng “mong muốn cá nhân” này hoàn toàn chẳng liên quan gì đến tiêu chuẩn đạo đức cao và cái hình ảnh đó không còn bị nhầm lẫn với thực tế nữa.

Trong cuộc thảo luận với Joanne Lipman, tổng biên tập tạp chí Condé Nast Portfolio, Elie Wiesel, người sống sót từ vụ Holocaust, từng đoạt giải Nobel và là nạn nhân của Madoff, đã nói: “Tôi nhớ hắn tạo ra một huyền thoại xung quanh hắn... rằng mọi thứ đều rất đặc biệt, có một không hai, rằng nó phải được giữ bí mật. Nó như một thứ thần thoại huyền bí mà không ai có thể hiểu được... Hắn tạo ra ấn tượng rằng có lẽ chỉ khoảng 100 người được là khách hàng của hắn. Bây giờ chúng ta biết rằng hàng ngàn người đã bị lừa bởi hắn.”1

Trong cái được mô tả là vụ gian lận đầu tư lớn nhất từng được thực hiện bởi một cá nhân, Madoff lừa đảo hàng ngàn nhà đầu tư số tiền gần 65 tỷ đô la trong một kế hoạch Ponzi tinh xảo. Hắn thanh toán lợi nhuận cho các nhà đầu tư từ số tiền trả bởi những nhà đầu tư mới khác chứ không phải từ lợi nhuận thực tế. Bằng cách di chuyển tiền như vậy, Madoff tạo ra một ảo ảnh về lợi nhuận sánh ngang với hình ảnh nhân vật đạo đức tốt của hắn. Ảo ảnh của tỷ lệ lợi nhuận cao và đều đặn đã nhử được hàng ngàn người vào chương trình đầu tư tốt đến mức không tưởng, cung cấp bởi một con người tốt đến mức không tưởng. Theo tường thuật bởi các phương tiện truyền thông, Madoff miêu tả quỹ đầu tư ấy là một “sự dối trá to lớn” với các con trai hắn, và họ nhanh chóng thông báo với nhà chức trách. Madoff bị bắt ngày hôm sau và tài sản của hắn bị niêm phong (cũng như tài sản của vợ và các con hắn sau này). Kết cục là Madoff đã thành công trong việc hủy hoại cuộc sống của hàng ngàn người, đẩy một số nạn nhân đến con đường tự sát. Cuối cùng hắn chấp nhận đã phạm 11 tội trong đó có gian lận, rửa tiền, khai man. Mặc dù Madoff điều hành công ty của hắn với bàn tay sắt và tuyên bố chỉ có mình hắn chịu trách nhiệm về việc lừa đảo khách hàng, các nhà điều tra vẫn chưa hài lòng với lời giải thích làm sao một người duy nhất có thể che giấu sự gian lận trên quy mô lớn đến như vậy và trong thời gian dài như vậy. Quá trình điều tra sau đó đã đặt sáu cộng sự cũ của Madoff vào vòng điều tra hình sự,2 và nhiều vụ kiện khác đang diễn ra chống lại Ruth Madoff và các con trai bà ta.3



Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Nga và Trung Quốc hợp tác khiến vị trí bá quyền của đồng đô la chao đảo

Hồi kết của đồng đô la Mỹ

Nguồn: Tiếng nói nước Nga

Các chuyên gia cho rằng, sự xích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc đang đe sự bá quyền của đồng đô la Mỹ. Gần đây, trong thời gian chuyến thăm Moskva của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hai bên đã khẳng định ý muốn gia tăng tối đa số hợp đồng được thanh toán bằng rúp và nhân dân tệ. Giới chuyên viên nhấn mạnh rằng, xu hướng như vậy cuối cùng có thể chấm dứt sự thống trị của đồng USD.

Vào tháng 5, Gazprom và CNPC đã ký kết hợp đồng tổng giá trị 400 tỷ USD cho 30 năm tới về cung cấp khí đốt cho Trung Quốc. Trung Quốc đã trả các khoản thanh toán đầu tiên theo hợp đồng này bằng nhân dân tệ. Như vậy, lần đầu trong lịch sử thương mại quốc tế, một hợp đồng trong lĩnh vực năng lượng được thanh toán bằng nhân dân tệ, mà không có sự tham gia của đồng USD. Tất nhiên, chỉ riêng một hợp đồng khí đốt Nga-Trung Quốc không thể ảnh hưởng mạnh đến số phận của đồng đô la. Tuy nhiên, có lý do để cho rằng, trên thế giới sẽ ký kết những hợp đồng thương mại khác mà không có sự tham gia của đồng tiền Mỹ. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và dự báo chính trị Andrey Vinogradov cho biết: “Khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và Nga là khá lớn. Và cả hai nước đều muốn đảm bảo sự ổn định. Tỷ giá biến động của đồng rúp so với đồng USD ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thương mại và kinh tế song phương giữa Nga và Trung Quốc. Vì thế, cả hai nước đều muốn phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái. Một trong những phương pháp để ổn định lại tình hình có thể là việc chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia”.

Các nước khác cũng muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Mùa hè năm nay, lãnh đạo các nước BRICS đã ký kết thỏa thuận khung về thành lập Quỹ dự trữ ngoại hối và Ngân hàng Phát triển mới. Trên thực tế, đó là các cơ chế giống với IMF và Ngân hàng Thế giới, mà trong nhiều năm tồn tại hai tổ chức quốc tế đó đã trở thành công cụ của Mỹ để gây áp lực chính trị.



Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Cuộc tấn công của doanh nghiệp đa quốc gia lên nền dân chủ Châu Mỹ Latin

Đồng tiền nặng hơn công lý

Tác giả: Justin Doolittle
Nguồn: CounterPunch
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Châu Mỹ Latin luôn luôn là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp cá mập. Trong nhiều thập kỷ, dưới sự ủng hộ của các chính quyền do phương Tây hậu thuẫn, thân thiện với doanh nghiệp nhưng tàn bạo với công dân của họ, những con quái vật doanh nghiệp đã hút cạn máu của khu vực – đôi khi là theo nghĩa đen. Câu chuyện về sự cướp bóc thông qua chủ nghĩa tự do mới ở phần này của thế giới, cũng như sự phản ứng dữ dội của dân chúng đối với chúng ở Châu Mỹ Latin, không phải là điều gì mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cuộc tấn công dữ dội của doanh nghiệp lên các xã hội Châu Mỹ Latin đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn mà cuộc chiến chủ chốt được quyết định ở tầng thứ tư của trụ sở Ngân Hàng Thế Giới tại Washington, bởi thiết chế mờ ám nhưng ngày càng gia tăng quyền lực được gọi là Trung Tâm Quốc Tế Giải Quyết Tranh Chấp Đầu Tư (ICSID).

Điều đầu tiên bạn cần biết về ICSID là nó có quyền ra các quyết định ràng buộc có ảnh hưởng đến dân chúng của cả vùng hay quốc gia. Hầu hết những quyết định đó được các tòa hòa giải nhỏ đưa ra, thường là bao gồm chỉ một nhúm người. Thiết chế bí mật này là một phần của Hiệp Ước ICSID, một hiệp ước đa phương có hiệu lực vào tháng 10 năm 1966, hiện nay có 150 quốc gia tham gia. Hiệp Ước ICSID “tìm cách tháo gỡ các cản trở chủ chốt đối với lưu thông quốc tế của đầu tư tư nhân tạo ra bởi những rủi ro phi thương mại và sự thiếu vắng các phương pháp chuyên môn quốc tế đối với giải quyết tranh chấp đầu tư”. Nếu như câu đó làm bạn rùng mình, tốt thôi, nó phải vậy.

Chi tiết cấu trúc và hành chính của ICSID thì tẻ nhạt và chứa rất nhiều ngôn ngữ doanh nghiệp. Nhưng về căn bản, bề ngoài ICSID có nhiệm vụ thiết lập và giám sát các tòa hòa giải độc lập cho việc phân xử những tranh chấp chủ yếu giữa thực thể tư nhân và chính quyền. Một ví dụ, khi quốc gia X nói với doanh nghiệp Y rằng, sau khi cân nhắc kỹ càng, họ muốn thay đổi chính sách và cấm khoan dầu tại những một khu vực có môi trường dễ tổn thương, thì đây là chỗ doanh nghiệp Y đến để kiện. Một tòa hòa giải được thiết lập và sự xét xử bắt đầu. Cả hai bên có tranh chấp phải đồng ý với các điều khoản được thảo ra, điều đó sẽ được ghi lại, và mỗi bên sẽ đưa ra các trọng tài được lựa chọn. Tuy nhiên, với ảnh hưởng của ICSID lớn dần với số vụ xét xử, chúng ta phải xem xét lại xem có phải khôn ngoan không khi mà những quyết định này, trong khi chúng thường xuyên tác động đến sức khỏe của môi trường cả về ngắn hạn cũng như dài hạn, được đưa ra thông qua quá trình mà các cư dân địa phương – những người thực sự phải chịu ảnh hưởng của những quyết định nói trên – hầu như bị gạt bỏ.



Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Toàn cầu hóa: Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng thực phẩm và sinh thái ở Trung Mỹ

Tác giả: Nick Alexandrov
Nguồn: CounterPunch
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

“Hạn hán đã giết chúng tôi”, một người Honduras trẻ, Olman Funez nói về mùa hè năm ngoái. Anh ta đề cập tới cái mà Ngân Hàng thế giới gọi là “một trong những đợt hạn hán dài nhất suốt nửa thế kỷ qua”. Một nông dân Guatemala 60 tuổi khẳng định rằng ông chưa từng thấy “thảm họa nào như vậy”. Carlos Rosman, một nông dân Guatemala nói với phóng viên rằng “Chả có gì ở đây hết. Chúng tôi ăn những gì có thể tìm thấy.”

Những người này nằm trong số 2,8 triệu người Trung Mỹ “cố gắng một cách khó khăn để nuôi sống bản thân” trong khu vực “hàng lang khô hạn” – “một khu vực khô hạn nằm giữa Guatemala, El Salvador, Honduras và Nicaragua”, theo thông tin từ tổ chức Chương Trình Lương Thực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc. Chính quyền Nicaragua mô tả đợt hạn hán là tồi tệ nhất trong 32 năm qua. Vào tuần trước tổ chức Chữ Thập Đỏ Quốc Tế và Trăng Lưỡi Liềm Quốc Tế “nói khoảng 571,710 người bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Honduras”, và “các hộ gia đình buộc phải bán tài sản và gia súc để mua thực phẩm cần thiết cho sống sót, trong khi những người khác đi tị nạn để tránh tác động của hạn hán”. Nhưng khủng hoảng lương thực ở Honduras và Nicaragua không phải là hiện tượng mới. Ở cả hai quốc gia này, chính sách của Hoa Kỳ đã gây ra nạn đói Trung Mỹ.

Thử xem xét Honduras, nơi mà vùng Choluteca là một phần của “hành lang khô hạn”. Lãnh sự Hoa Kỳ ở Tegucigalpa đã viết vào năm 1904 về “sự đa dạng thực vật” của Choluteca, “từ các loại thông và sồi của thượng du cho đến cọ và dừa dọc theo bờ biển”. Vùng rừng giàu có này đã bị tàn phá trong 70 năm sau đó, giảm từ 29% xuống 11% trong khu vực được thống kê vào những năm 1960 và 1970. Bãi chăn thả tăng diện tích bao phủ từ 47% lên 64% trong cùng kỳ. “Gia súc đang ăn hết rừng”, Billie R. DeWalt tường thuật trên Bản Tin Các Nhà Khoa Học Nguyên Tử ba thập kỷ trước đây. Nhà nhân loại học Jefferson Boyer đồng tình, cho biết là các trại chăn nuôi Choluteca “đơn giản chỉ thuê lao động để đốn và đốt cây cũng như bụi rậm, phát quang đất cho cỏ mọc”.

Honduras “bị biến thành bãi chăn thả gia súc khổng lồ nhằm mục đích xuất khẩu”, DeWalt nói thêm – một sự phát triển phục vụ các mục đích của Washington. Robert G. Williams cho biết một ví dụ, “Liên Minh Tiến Bộ thúc đẩy xuất khẩu thịt bò Trung Mỹ” của Kennedy, và “Ngân Hàng Thế Giới, AID, và IADB” đều coi thịt bò “là cách thực dụng và nhanh chóng để đạt được tăng trưởng nhờ xuất khẩu”. DeWalt tiếp tục, lượng thịt bò “không đến với 58% trẻ em Honduras dưới 5 tuổi có dấu hiệu suy dinh dưỡng”. Thay vào đó, nó đến Hoa Kỳ, nơi có “nhu cầu nhập khẩu vô tận các sản phẩm từ gia súc” và là “nhà nhập khẩu lớn nhất” “của thịt bò xuất khẩu từ Trung Mỹ”. Khi các công dân Mỹ nhồi nhét bít tết và hamburger vào mồm, “nguồn cung cấp thực phẩm ở các nước nghèo trở nên thiếu hụt, thất nghiệp gia tăng, và đất đai cũng như các tài nguyên khác bị suy giảm mạnh”. Người Honduras nghèo khổ do đó buộc “phải cạnh tranh với động vật để giành các tài nguyên có sẵn ở địa phương”.