Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Trưng cầu dân ý ở Hy Lạp và chủ nghĩa tài chính tân tự do (neoliberalism)

Thủ tướng Hy Lạp Tsipras
Thủ tướng Hy Lạp Tsipras và những người ủng hộ

Tác giả: Pepe Escobar
Nguồn: Sputnik News
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Thủ tướng Alexis Tsipras cho phép người dân Hy Lạp quyết định số phận của chính họ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý dân chủ. Chỉ như vậy thôi cũng đủ để đẩy Bộ Ba - Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ủy ban Châu Âu (EC) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - đến cực điểm cơn thịnh nộ. Đó là tất cả những gì bạn cần để hiểu về bản chất thực sự của “giấc mơ” Liên minh Châu Âu.

Dĩ nhiên, Tsipras đã đúng. Ông phải yêu cầu trưng cầu dân ý vì Bộ Ba đã trao “tối hậu thư đối với nền dân chủ Hy Lạp và người dân Hy Lạp”. Thật vậy, “một tối hậu thư mâu thuẫn với các nguyên tắc và giá trị nền tảng của châu Âu”.

Nhưng tại sao? Bởi vì hệ thống các tổ chức chính trị - kinh tế châu Âu mà bề ngoài có vẻ rất tinh vi, chuyên nghiệp ấy phải đưa ra một quyết định chính trị nghiêm trọng, và do sự tham lam và thiếu năng lực của họ, họ đã không làm được điều đó.

Ít nhất giờ đây các công dân châu Âu bắt đầu có được ý niệm về kẻ thù thực sự của họ là ai: những tổ chức không minh bạch vẫn được cho là đại diện cho họ.

Gói cứu trợ dành cho Hy Lạp cho tới nay là 240 tỷ euro (mà thực chất phần lớn dùng để giải cứu cho các ngân hàng Đức và Pháp) đã khiến cả một nền kinh tế quốc gia suy giảm 25%; dẫn đến thất nghiệp lan rộng và đói nghèo tăng vọt lên mức chưa từng thấy. Và đối với các tổ chức châu Âu - cộng với IMF - chưa hề bao giờ có kế hoạch B. Nó luôn luôn là theo cách thắt lưng buộc bụng của họ - một dạng khủng bố kinh tế - hoặc là bị tống ra cửa (của sự tuyệt vọng). Cái cớ của họ là để “cứu đồng euro”. Điều làm cho nó trở nên nực cười là Đức chẳng hề quan tâm chút nào nếu Hy Lạp vỡ nợ và Grexit (Hy Lạp rời khỏi đồng tiền chung Châu Âu) là điều không tránh khỏi.

Và mặc dù Liên minh Châu Âu hoạt động như một gã khổng lồ vụng về, vẫn khó mà hiểu được việc những trí thức bình thường có uy tín như Jurgen Habermas đi phê phán đảng Syriza là “theo chủ nghĩa dân tộc” và ca ngợi chủ tịch ECB Mario Draghi, cậu bé vàng của Goldman Sachs.

Chờ đợi Diogenes

Cuộc trưng cầu dân ý ngày 5 tháng 7 không chỉ là người dân Hy Lạp quyết định họ có chấp nhận hay từ chối những khoản tăng thuế và cắt giảm lương hưu khổng lồ (ảnh hưởng rất nhiều người hiện đã ở dưới mức nghèo chính thức); điều kiện tiên quyết mà Bộ Ba đưa ra để rót thêm tiền cứu trợ, điều kiện mà nhiều bộ trưởng trong chính phủ Hy Lạp gọi là “biện pháp man rợ”. Chúng ta có thể lập luận rằng câu hỏi thích hợp hơn cho cuộc trưng cầu dân ý ngày 5 tháng 7 là “Hy Lạp sẽ chịu giày xéo đến mức nào để được ở lại với đồng euro?”

Thủ tướng Tsipras và Bộ trưởng Tài chính Varoufakis đã lật đổ hoàn toàn những tin đồn dai dẳng rằng họ sẽ chấp nhận bất kỳ sự sỉ nhục nào để được ở lại trong khu vực đồng euro. Điều đó chỉ làm giới cầm quyền kinh tế - chính trị của Đức, từ Người Đàn bà Thép Merkel cho đến Bộ trưởng Tài chính Schauble, trở nên cực đoan hơn. “Bí mật” mà họ không hề giấu giếm là họ muốn tống khứ Hy Lạp ra khỏi đồng euro ngay bây giờ.

Và điều đó đang khiến khá nhiều người Hy Lạp - những người vẫn còn tin vào lợi ích của cái được coi là ngôi nhà tài chính chung - từ từ bắt đầu chấp nhận chuyện Hy Lạp rời khỏi đồng tiền chung Châu Âu. Với cái đầu ngẩng cao.



Bắt nạt trên mạng: Những lời nói giết người

Bắt nạt trên mạng

Tác giả: Đức Hoàng
Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Khái niệm bắt nạt bây giờ không còn là một cái cốc đầu của Chaien dành cho Nobita. Một hành động bắt nạt bây giờ có thể hủy hoại một con người - với sự cộng hưởng vô thức của một đám đông hình thành bởi Internet. Những cái chết trẻ vì không chịu nổi áp lực đã và đang xảy ra, ngay nơi bạn sống.

Nàng “Jane Doe” thời đại số

Ở Mỹ, những nhân vật vô danh hoặc buộc phải giấu tên vì lý do pháp lý được gọi là John Doe (đàn ông) hoặc Jane Doe (phụ nữ). Cái tên này ra đời dưới thời vua Edward III tại Anh từ thế kỷ 14, có thể tạm so sánh như cách gọi “anh A.” hoặc “chị B.” ở nước ta. Nạn nhân là nữ trong các vụ án lạm dụng tình dục được chính thức dùng tên “Jane Doe” tại tòa.

Vụ “Jane Doe” nổi tiếng nhất trong lịch sử tư pháp Mỹ là một cô bé 6 tuổi, bị chính cha ruột xâm hại tình dục, diễn ra năm 1984. Ở Massachusetts, một liên minh các tổ chức xã hội gọi là Jane Doe Inc. đã được lập nên để hỗ trợ các nạn nhân bị tấn công tình dục hoặc bạo hành gia đình.

Nhưng trong thời đại số, các “Jane Doe” có thể mang một số phận khác. Họ không bị tấn công ngoài đời mà trên mạng: đó là những cô gái bị tung ảnh nóng lên mạng xã hội, một trong những hình thức “cyber bullying” (bắt nạt/khủng bố bằng phương tiện số) phổ biến nhất.

Tòa án hạt trung tâm California tháng rồi vừa thụ lý một vụ “Jane Doe”. Cô là một sinh viên luật ở California, đã hẹn hò với một người đàn ông tại Virginia trong sáu tháng. Trong thời gian đó, họ trao đổi ảnh khỏa thân và các video riêng tư. Nhưng sau khi chia tay, người đàn ông tung ảnh đó lên mạng. Nàng Jane Doe nộp đơn ra tòa.

Những kịch bản “Jane Doe thời đại số” như thế phổ biến trên khắp thế giới. Ngay tại Việt Nam, một “chị L.” tại Hải Dương mới đây đã phải nhờ đến nhà chức trách sau khi bạn trai cũ của chị tung ảnh riêng tư của hai người lên mạng, kèm những lời đe dọa yêu cầu tiếp tục mối quan hệ. Tay này mới bị bắt tạm giam ngày 1-5 vừa qua.

Đây chỉ là vụ mới nhất trong một chuỗi hành xử ấu trĩ của rất nhiều chàng “John Doe” tại Việt Nam. “Nếu mày đã thích thái độ với bố mày thì bố mày cũng cho mày nổi tiếng luôn” - một nam thanh niên viết trên tài khoản cá nhân kèm theo loạt hình khỏa thân của bạn gái cũ hồi đầu năm nay.

Vấn đề của những nàng Jane Doe thời đại số khác hẳn các nạn nhân của tấn công tình dục trước kia: họ chỉ có thể được phép ẩn danh trước tòa án, chính quyền hoặc trên báo chí. Mà đây rõ ràng chỉ là một sự ẩn danh trên hình thức.

Trên các mạng xã hội, một khi vụ tấn công diễn ra, danh tính của họ đã được phơi bày hoàn toàn trước một đám đông không thể kiểm soát. Không điều gì có thể ngăn cản đám đông này phát tán các hình ảnh kèm danh tính, thậm chí địa chỉ và lịch sử cá nhân của họ.

Trong trường hợp này, công cụ để “áp bức/bắt nạt” đã trở thành một dạng nội dung số, hay chính xác hơn là nội dung khiêu dâm, thứ mà nhiều quốc gia, đơn cử như Mỹ, đã quyết định không kiểm soát vì đơn giản là... không thể kiểm soát.

Trong một ví dụ tiêu biểu khác, một cô giáo cấp II tại Thái Nguyên từng bị một người đàn ông chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook và đăng ảnh giường chiếu lên... chính Facebook của cô. Ngay trong buổi tối hôm đó, rất nhiều em học sinh và cả phụ huynh, vốn đang theo dõi cô giáo trên Facebook, bị đập vào mắt những bức ảnh này. Thông tin được lan ra nhanh chóng.

Rất nhiều bình luận bức xúc của cả học sinh lẫn phụ huynh xuất hiện. Sự việc hoàn toàn không thể vãn hồi. Không nhà báo nào “dám” tìm lại người giáo viên ấy để hỏi rằng cuộc sống của cô trở nên khốn khổ thế nào - chỉ biết chắc rằng đó là một sự việc vô cùng khủng khiếp.

Nói cách khác, Jane Doe ngày nay gần như không thể ẩn danh. Và đó chính là lý do khiến họ trở thành nạn nhân của một sự hành hạ lâu dài về tinh thần.



Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Hiệp định TPP: Học được gì từ Mexico trong NAFTA?

Nói không với TPP

Nguồn: Blog Karel Phùng

Lâu lâu đọc mấy bài của mấy anh chị nhà báo tung hê TPP mà chẳng hiểu thực ra họ có hiểu TPP là gì hay chăng? Vì sao các điều khoản đàm phán không công khai? TTP sẽ làm gì cho nền kinh tế dạng "tiểu nông" của Việt Nam?

Trước tiên cần phải nhìn rõ thực tế:

  • Hầu hết nông nghiệp của Mỹ được cơ giới hóa và được nhà nước trợ giá bằng nhiều hình thức khác nhau và từ đó giá thành sẽ gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn làm thủ công, dựa vào sức người là chính và nếu muốn cạnh tranh, chỉ có thể hạ giá thành tới mức tối đa điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của nông dân sẽ không tăng. Từ đó cho thấy, nông nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi gì từ TPP.

  • Công nghiệp Việt Nam cho tới giờ vẫn ở thời kỳ sơ khai. Trong khi đó Hoa Kỳ đã đạt tới đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. Hầu hết các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những ông chủ từ Hoa Kỳ và phá sản, bị thâu tóm là điều chắc chắn sẽ xảy ra và rốt cuộc Việt Nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ, không sản xuất.

Chưa xét tới khía cạnh luật pháp, nhà nước, doanh nghiệp, Việt Nam sẽ học được gì ở Mexico?

Bài học lịch sử:

Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada.

Lợi và hại cho các bên qua thời gian:

  • Theo "Washingtoner Economic Policy Institut", khoảng 700.000 người ở Hoa Kỳ đã mất việc.(Public Citizen cho rằng khoảng 1 triệu). Do Nafta gây áp lực lên nền kinh tế của Mexico khiến cho làn sóng di dân sang Hoa Kỳ làm việc tăng cao. Tại Hoa Kỳ họ đã trở thành những công nhân lao động rẻ tiền, khiến cho thu nhập của người dân Hoa Kỳ vì cạnh tranh không được cải thiện mà phần lớn chảy vào túi tài phiệt: Tầng lớp thượng lưu khoảng 10% đã tăng thu nhập lên tới 24% và tầng lớp siêu giàu thậm chí tăng lên tới 58% trong vòng 10 năm.

  • Nông dân Mexico phải đối mặt với sức cạnh tranh quá lớn khiến cho đời sống ngày càng khó khăn. Một trong những ví dụ là khoảng 3 triệu nông dân trồng ngô mà người đại diện của họ là ông Héctor Carlos Salazar đã so sánh "Mexico chúng tôi chỉ có 29 triệu Ha đất trồng trọt, trong khi đó Hoa Kỳ có 179 triệu Ha. Mỗi năm Mexico trợ giá cho nông dân bình quân 700 USD thì Hoa Kỳ lên tới 21.000 USD."

  • Kể từ năm 1991 cho tới nay, khoảng 3000 nông dân trồng ngô đã mất việc cùng với khoảng 1 triệu nông dân khác trên cả nước. Từ đó dẫn tới Mexico sản xuất đủ lương thực ngày nay phải nhập khẩu 60% lúa mạch, 70% gạo.

  • Năm 2008 là thời điểm toàn bộ hàng rào thuế quan của Nafta được xóa bỏ cũng là thời điểm hàng loạt nông dân Mexico không còn khả năng sản xuất, phải bán ruộng đất và sau đó đi làm thuê.

  • Một số mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Mexico tăng lên tới 500% chỉ trong vòng chưa tới 20 năm. Ví dụ: Ngô, đậu, thịt gia súc, gia cầm. Phần đa các mặt hàng đó được bán tại Mexico dưới mức giá thành (của Mexico) 20% khiến cho nông dân Mexico không còn khả năng cạnh tranh.

Kết luận: Trong lúc Mexico chưa kịp công nghiệp hóa thì ngành nông nghiệp đã gần như phá sản, đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ là chiếc bánh vẽ Nafta mang lại. Mexico quá khứ không phải là một nước nghèo, hậu quả còn như vậy. Nếu Việt Nam ký TPP, nội chiến là điều khó tránh khỏi!

Nhận xét: Tuy mình không đồng tình với kết luận "nội chiến là điều khó tránh khỏi", nhưng việc TPP sẽ là tin xấu cho người lao động Việt Nam là điều không có gì phải bàn cãi. Cái gọi là tự do thương mại thực ra chỉ là cách để các tập đoàn khổng lồ phương Tây như Monsanto bóc lột sức lao động và tài nguyên ở khắp nơi trên thế giới để làm giàu cho giới chủ tài phiệt, những kẻ thái nhân cách đang nắm quyền. Nếu hiệp định TPP là điều tốt lành như báo chí vẫn tuyên truyền, tại sao các điều khoản của nó lại bị giữ kín đến như vậy?

Xem thêm:



Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Nga đang ở đâu trong tranh chấp ở biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Biển Đông

Tác giả: Hồng Thủy
Nguồn: giaoduc.net.vn

Theo Tvestov, Việt Nam muốn thấy sự tham gia của Nga trong vấn đề Biển Đông, nhưng người Việt không muốn đẩy Moscow tới chỗ phải có câu trả lời dứt khoát.

Anton Tsvetov, Giám đốc Truyền thông và quan hệ với chính phủ thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga ngày 2/6 bình luận trên trang cá nhân, thuộc Cổng thông tin điện tử của cơ quan này về vai trò của Nga có thể tham gia ở Biển Đông.

Học giả Nga bình luận, hiện đã quá rõ ràng rằng nỗ lực của Bắc Kinh chống quốc tế hóa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đã thất bại một cách hoàn toàn và tuyệt đối. Ngay cả các quốc gia không có yêu sách ở Biển Đông như Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều theo dõi chặt chẽ, đôi khi tham gia vào "quả bom hẹn giờ" ở vùng biển này.

Trong khi đó Nga một lần nữa tuyên bố về trục quan hệ châu Á - Thái BÌnh Dương như một cách bù đắp cho những thiệt hại trong mối quan hệ với phương Tây bởi cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhưng tại sao lại không có bàn tay của Nga trong "miếng bánh" Biển Đông? Anton Tsvetov đặt câu hỏi.

Dù cách này hay cách khác Nga không còn có thể hoàn toàn đứng ngoài vấn đề Biển Đông, tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 2015 đã chứng kiến sự gia tăng chưa từng có trong quan hệ Nga - Trung. Với nhiều người phương Tây cố gắng miêu tả Nga đang bị cô lập, Điện Kremlin xem mối quan hệ với Trung Nam Hải như một biểu hiện hoàn toàn ngược lại.

Trong bối cảnh tương tự, Trung Quốc cũng muốn người Nga giúp họ thay đổi hình ảnh của mình trong một "pháo đài bị bao vây". Khả năng Nga tham dự vào tranh chấp ở Biển Đông sẽ là lựa chọn thiếu trí tuệ. Việt Nam là một bên yêu sách chính ở Biển Đông, đồng thời cũng là một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí, khí tài quân sự Nga. Hai bên có một số dự án đầu tư lớn và Việt Nam đang tham gia một khu vực tự do thương mại do Moscow lãnh đạo, Liên minh kinh tế Á - Âu.

Thời điểm này chính sách của Nga đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông có thể xem như "không tồn tại". Bộ Ngoại giao Nga thường hạn chế bản thân khi đưa ra lập trường trung lập, kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp, tự kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm kết thúc đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Không hỗ trợ bất kỳ yêu sách pháp lý nào ở Biển Đông có vẻ như lựa chọn hợp lý để làm đối với Moscow, nhưng người Nga vẫn khiến Việt Nam "nhíu mày" khi Moscow không phản ứng bằng bất kỳ hình thức nào có ý nghĩa trước việc Việt Nam bị đối xử tệ bạc.

Người Việt vẫn còn thất vọng trước việc Nga thiếu một tuyên bố đáng kể xung quanh khủng hoảng giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam) tháng 5/2014.

Anton Tsvetov cho rằng, có lẽ đây là lý do tại sao Việt Nam đã "không quá phức tạp" trong phản ứng trước yêu cầu không cho phép máy bay ném bom hạt nhân chiến lược Nga tiếp nhiên liệu tại căn cứ không quân tại Đà Nẵng.

Nga tiếp tục cung cấp các trang thiết bị khí tài quân sự cho Việt Nam, giúp người Việt tăng cường năng lực đẩy lùi một cuộc tấn công tiềm ẩn dọc theo bờ biển của mình. Đến năm 2016 tất cả 6 tàu ngầm Kilo Việt Nam mua của Nga sẽ được bàn giao và đóng vai trò quan trọng ở Biển Đông.



Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Biểu tình ở Armenia đang lặp lại giai đoạn đầu của cách mạng màu Ukraine

Biểu tình ở Armenia

Tác giả: Hoài Thanh
Nguồn: Báo Tin Tức

Hàng ngàn người biểu tình Armenia đã xuống đường tuần hành, phản đối quyết định tăng giá điện mà chính phủ đưa ra. Họ tiến về dinh Tổng thống và “biểu tình ngồi”, gợi lại chính biến Maidan ở Ukraine hơn 1 năm về trước.

Cuộc biểu tình nổ ra hôm 19/6 ở thủ đô Yerevan và nhanh chóng leo thang sau khi cảnh sát dùng vòi rồng giải tán đám đông sáng ngày 23/6. Đến tối ngày 24/6, vẫn còn hàng nghìn người “đóng chốt” tại đại lộ Marshal Baghramyan Avenue gần dinh tổng thống, mang theo biểu ngữ và cản trở giao thông. Tư lệnh cảnh sát Vladimir Gasparyan đã tới hiện trường, thuyết phục mọi người giải tán, nhưng không có kết quả. Người biểu tình từ chối cử đại diện gặp Tổng thống Serge Sargsyan để đàm phán, tháo gỡ bế tắc. Họ cho dựng 5-6 khu lều trại ngay trên đại lộ và tuyên bố sẽ tiếp tục ở lại các quảng trường trung tâm tại thủ đô.

Tình hình trở nên căng thẳng ngay sau khi chính quyền Yerevan hôm 17/6 quyết định cho tăng giá điện sinh hoạt 17-22%, theo đề nghị của Công ty lưới điện Armenia (ENA), đơn vị độc quyền cung cấp điện tại nước này.

Một bản sao “cách mạng Maidan”?

Ngày 24/6, Nghị sĩ Igor Morozov thuộc Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga nhìn nhận, làn sóng biểu tình ở Armenia dường như là bản sao “cách mạng Maidan” tại Ukraine, có thể được Mỹ điều hành trực tiếp từ các phái bộ ngoại giao ở Yerevan. Ông bình luận: “Armenia đang tiến đến gần một cuộc đảo chính xuất phát từ việc sử dụng vũ lực. Điều này sẽ thành hiện thực trừ khi Tổng thống Serge Sargsyan rút ra được các bài học trong cuộc chính biến Maidan ở Ukraine và có những tính toán hợp lý”.

Ông Morozov lưu ý, khủng hoảng ở Armenia hiện nay rất giống với giai đoạn đầu của “cách mạng Maidan”. Tại thời điểm đó, phe đối lập Ukraine cũng từ chối đối thoại với Tổng thống Viktor Yanukovych và kêu gọi cộng đồng châu Âu can thiệp. Lúc đó, các chính trị gia châu Âu thăm Kiev cũng bắt đầu có những bài phát biểu trước đám đông. Một điểm tương đồng khác giữa hai cuộc khủng hoảng chính là dấu hiệu gia tăng các hoạt động can dự của Đại sứ quán Mỹ tại Kiev và Yerevan. “Cần phải lưu ý rằng rằng Đại sứ quán Mỹ tại Armenia là một trong những phái bộ ngoại giao lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, chỉ đứng sau phái bộ ngoại giao tại Iraq, dù Armenia chỉ là một nước nhỏ”, ông Morozov bình luận trước thông tin cho rằng có can dự của Mỹ tại Yerevan.

Cùng thời điểm, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev kết luận, thế đối đầu hiện nay ở Armenia là kịch bản của một cuộc “cách mạng sắc màu” nhằm lật đổ một chính quyền hợp pháp do dân bầu ra dưới công cụ là các cuộc biểu tình đường phố. “Cho đến nay, diễn biến tình hình có vẻ giống một cuộc xung đột giữa những người không hài lòng với thực tại kinh tế xã hội. Thế nhưng chúng ta không được lừa dối bản thân. Tất cả các cuộc cách mạng màu sắc đều phát triển dự theo kịch bản tương tự. Armenia không phải là một ngoại lệ”, hãng tin RIA Novosti trích lời nghị sĩ Kosachev. Ông cũng nói với các phóng viên rằng, có đến cả trăm tổ chức phi chính phủ (NGO) đang hoạt động ở Armenia, với nhiệm vụ thúc đẩy đường hướng thân phương Tây tại quốc gia thuộc vùng Caucasus này.

Giới phân tích nhìn nhận, biến động ở Yerevan có liên quan đến Nga. Công ty ENA hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Inter RAO (Nga), do Igor Sechin làm Chủ tịch và người này được cho là đồng minh của Tổng thống Putin. Đám đông cũng đã trưng ra những biểu ngữ thể hiện làn sóng bài Nga. Nhà phân tích chính trị Sergei Markov người Nga bình luận: Biểu tình phản đối tại Armenia không phải ngẫu nhiên nổ ra, đó là vấn đề liên quan đến “công nghệ và những nhà tổ chức” và chắc chắn những người từng đạo diễn kịch bản Maidan ở Kiev thì giờ cũng đang “điều phối” ở Yerevan, với mục đích là kịch động đổ máu.

Theo một số chuyên gia, việc Mỹ và phương Tây can dự vào Armenia là để nhằm trả đũa chính quyền Tổng thống Sargsyan hồi năm 2013 đã từ chối ký Thỏa thuận liên kết kinh tế với liên minh châu Âu (EU) và hướng trọng tâm sang Nga - như những gì cựu Tổng thống Viktor Yanukovych từng làm ở Ukraine. Ngày 4/12/2014, với 103 phiếu thuận trong số 111 đại biểu có mặt, Quốc hội Armenia đã phê chuẩn thỏa thuận gia nhập Liên minh Kinh tế Âu-Á (EAEU) với đầu tàu là Nga.

Xem thêm:



Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Không có Lương tâm: Ba câu chuyện về kẻ thái nhân cách trong đời thường

Rắn độc mặc complê

Tác giả: Giáo sư, tiến sĩ Robert D. Hare
Nguồn: Sách Không có Lương tâm (Without Conscience)
Nguồn dịch: Blog Some Stories

Không có Lương tâm - Chương 1: "Trải nghiệm" Kẻ Thái nhân cách

Những người tốt hiếm khi ngờ vực. Họ không thể tưởng tượng người khác làm những việc mà họ không thể làm. Họ thường chấp nhận những lời giải thích đơn giản là đáp án đúng, và để vấn đề dừng lại ở đó. Người bình thường có khuynh hướng tưởng tượng kẻ thái nhân cách có bề ngoài cũng kinh sợ như nội tâm của hắn. Điều đó hoàn toàn khác xa sự thật... Những con quỷ có thật này thường có vẻ ngoài và hành vi bình thường như những anh, chị, em bình thường khác của chúng, Chúng bày ra vẻ ngoài đức hạnh còn thuyết phục hơn cả đức hạnh chân chính có thể có; cũng giống như các bức tượng sáp hay những trái đào bằng nhựa trông hoàn hảo hơn trong mắt chúng ta, giống với hình ảnh của một người đẹp hay quả đào trong tâm trí ta tưởng tượng, hơn là bản gốc của chúng.

— William March, The Bad Seed

Tôi có thể thấy dòng máu đen từ miệng Halmea nhỏ giọt xuống tấm khăn trải giường gần phần cơ thể của cô bên dưới Hud. Tôi không động đậy hay chớp mắt, nhưng Hud đứng dậy cười toe toét với tôi trong khi hắn khóa lại cái thắt lưng màu ruby. "Một cô gái ngọt ngào đúng không?" hắn ta hỏi. Hắn huýt sáo và xỏ chân vào đôi bốt da đỏ. Halmea cong mình về phía bức tường...

— Larry McMurty, Horseman, Pass By

Sau nhiều năm, tôi đã quen với trải nghiệm sau đây. Để đáp lại câu hỏi nhã nhặn của người bạn cùng ăn tối về công việc của mình, tôi phác thảo vắn tắt các đặc trưng khác biệt của kẻ thái nhân cách. Luôn luôn, ai đó cùng bàn đột nhiên có vẻ trầm tư rồi kêu lên: "Trời đất -- tôi nghĩ ai đó và ai đó là thái nhân cách". Hoặc, "Ông biết không, trước đây tôi chưa từng nhận ra, nhưng người ông miêu tả giống hệt anh rể tôi".

Những hồi đáp lo lắng, trầm tư ấy không giới hạn trong các lĩnh vực xã hội. Thường xuyên, những người đọc công trình của tôi gọi cho phòng nghiên cứu để mô tả một người chồng, đứa trẻ, một người chủ, hay một người quen có những hành vi không thể giải thích được khiến họ sầu khổ và đau đớn trong nhiều năm.

Không gì cho thấy rõ ràng về sự cần thiết làm rõ và phản ánh về chứng thái nhân cách hơn những câu chuyện đời thực của nỗi thất vọng và sự tuyệt vọng. Ba câu chuyện trong chương này cung cấp một cách tiếp cận dễ dàng hơn đến chủ đề kì lạ và mê hoặc này bằng cách truyền tải cái cảm giác đặc trưng "có gì đó không ổn ở đây nhưng tôi không xác định chính xác được".

Một câu chuyện là từ nhà tù, nơi hầu hết các cuộc nghiên cứu về thái nhân cách diễn ra (vì lý do thực tế là có rất nhiều kẻ thái nhân cách trong nhà tù và những thông tin cần thiết để chẩn đoán chúng luôn có sẵn)

Hai câu chuyện còn lại là từ cuộc sống thường ngày, vì những kẻ thái nhân cách không chỉ ở trong tù. Cha mẹ, con cái, vợ chồng, người yêu, đồng nghiệp, và các nạn nhân không may mắn ở khắp mọi nơi vào lúc này đang cố gắng đối phó với sự hỗn loạn và bối rối mà những kẻ thái nhân cách gây ra và cố hiểu điều gì khiến chúng làm vậy. Nhiều người trong số các bạn có thể tìm thấy những điểm tương đồng đáng ngại giữa các cá nhân trong những ví dụ này và những người khiến bạn nghĩ rằng bạn đang sống trong địa ngục.



Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Tổng thống bị tước quyền Yanukovich của Ukraine trả lời phỏng vấn BBC

Viktor Yanukovich

Nguồn: russian.rt.com
Nguồn dịch: Blog Kichbu

Lần đầu tiên tổng thống Viktor Yanukovich bị tước quyền sau cuộc đảo chính đã trả lời phỏng vấn truyền thông phương Tây. Trò chuyện với phóng viên của British Broadcasting Corporation BBC Gabriel Gatehouse, Yanukovych đã chia sẻ quan điểm của ông về các sự kiện tại Maidan ở Kiev, về việc sáp nhập Crym vào Nga và tình hình ở Donbass. Yanukovych cũng cảm ơn tổng thống Vladimir Putin đã cứu mạng mình.

Cuộc phỏng vấn được phát sóng vào cuối ngày 22 tháng Sáu trong khuôn khổ show BBC Newsnight, là cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên của Viktor Yanukovich cho truyền thông phương Tây sau cuộc đảo chính tai Ucraina.

Như Yanukovych cho biết trong cuộc phỏng vấn với BBC, ông xem việc lật đổ chính phủ hợp pháp vào tháng Hai năm 2014 tại Ucraina là sự kiện bi thảm của đất nước.

"Bi kịch của nhà nước Ucraina - đó là những gì đã xảy ra. Điều này là rất tồi tệ, và bây giờ cần phải tìm cách làm thế nào để thoát khỏi tình hình này", - Yanukovych nói.

Theo ông, những sự kiện ở Ucraina đã phát triển theo kịch bản tồi tệ nhất.

"Tôi sẽ nói như thế này: nó là một cơn ác mộng chỉ có thể xảy ra trong giấc mơ. Nhưng trong thực tế, chúng ta thấy tất cả rõ ràng: chiến tranh đang diễn ra, chết chóc, đau khổ, đấy nước bị chia li", chính khách nhấn mạnh.

Tổng thống Ucraina bị tước quyền lãnh đạo cũng nói rằng ông đã rời đất nước khi tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát. Yanukovych đã công khai cảm ơn người đứng đầu nhà nước Nga Vladimir Putin vì đã cứu mạng mình.

"Vladimir Putin đã đưa ra quyết định theo báo cáo của các cơ quan tình báo của ông. Đó là quyền của ông và công việc của ông. Ông không tham khảo ý kiến với tôi. Tôi, dĩ nhiên, biết ơn ông vì ông đã ra một mệnh lệnh như vậy, và rằng đã ông giúp đỡ đội bảo vệ của tôi hoàn thành nhiệm vụ này - đưa tôi ra và cứu sống tôi", - Yanukovych nói.

Cần nhớ rằng trước đó, tổng thống LB Nga trong phim "Crym: Con đường về Tổ quốc" nói rằng chính ông đặt ra nhiệm vụ cứu sống Yanukovich cho những người đứng đầu các cơ quan tình báo và Bộ Quốc phòng Nga.

Trong bài trả phỏng vấn của tổng thống Ucraina bị tước quyền cũng đã đề cập đến cả những sự kiện tại Maidan, nơi vì đụng độ của các lực lượng an ninh và những người cấp tiến hàng chục người thiệt mạng. Yanukovych nhấn mạnh rằng ông không ra lệnh sử dụng vũ khí nóng chống lại người biểu tình, hơn nữa, ông đã kịch liệt phản đối điều đó.

"Tôi không làm những việc như vậy - người nào đó ra lệnh bắn vào người biểu tình. Tôi đã hoàn toàn phản đối điều này. Tôi không ra bất kỳ mệnh lệnh nào, đó không phải là quyền của tôi. Tôi đã nói công khai rằng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực, đặc biệt là bắn vào người biểu tình", - ông nói.



Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

10 điều những người có sức mạnh ý chí siêu việt làm khác người bình thường

Tác giả: Colin
Nguồn: Willpowered
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

“Những người này chắc phải là thánh nhân!”

Roy Baumeister, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về khoa học của ý chí, nghĩ vậy.

Ông và các đồng nghiệp nghiên cứu một số người ở Đức và Hà Lan, những người có vẻ như có sức mạnh ý chí không có gì cản nổi. [1]

Họ ăn uống lành mạnh.

Họ tập thể dục thường xuyên.

Họ được giáo dục tốt.

Họ thành công trong công việc của mình.

Họ dành được thời gian cho bạn bè và gia đình.

Và họ tường thuật về hạnh phúc và sự thỏa mãn trong cuộc sống của họ.

Thực sự là thánh nhân. Nhưng cho mục đích của bài viết này, tôi sẽ mạn phép gọi những người này là những người Giàu Ý chí.

Để tìm hiểu làm thế nào những người Giàu Ý chí này chống lại sự cám dỗ và vượt qua thói quen trì hoãn, các nhà nghiên cứu cho họ một thiết bị có nút bấm để bấm mỗi khi họ sử dụng đến sức mạnh ý chí trong ngày. Điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu biết những người Giàu Ý chí làm gì khác với người bình thường chúng ta.

Nhưng rồi một điều buồn cười đã xảy ra - họ hầu như không bao giờ bấm nút!

Các nhà nghiên cứu bối rối. Tại sao những người Giàu Ý chí này hầu như không bao giờ sử dụng đến sức mạnh ý chí của họ?

Câu trả lời là họ không cần đến nó. Họ sắp xếp cuộc sống của họ để tăng cường và bảo tồn sức mạnh ý chí của họ - khiến cho việc thực hiện các quyết định đúng đắn dễ dàng hơn.

Họ làm 10 thứ dưới đây khác những người bình thường chúng ta:

1. Tấn công

Có một uẩn khúc nhỏ trong câu chuyện về những người Giàu Ý chí ở Đức và Hà Lan. Nhiều người trong số họ thuật lại rằng nếu họ ngồi vào chiếc ghế sau quán rượu, họ sẽ không bao giờ rời đi được.

Những người khác thuật lại rằng họ không thể chống lại sự cám dỗ của đồ ngọt khi có chúng ở xung quanh. Có vẻ các “thánh nhân” này cũng dễ bị cám dỗ như những người bình thường chúng ta. [1]

Vậy, bí quyết của họ là gì?

Hóa ra, bí quyết của họ đơn giản là họ không đặt bản thân vào các tình huống đó. Cuộc sống của họ được tổ chức tốt để tránh phải đối mặt với sự cám dỗ.

Những người này chơi tấn công.



Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Chương trình tra tấn CIA: Ba Lan trả giá cho tội lỗi của Hoa Kỳ

Tác giả: Nat Parry
Nguồn: Essential Opinion
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Một trong những điều nực cười nhất của cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ và quan hệ xuyên Đại Tây Dương là trách nhiệm dân chủ và bảo vệ nhân quyền ở các nước cựu Liên Bang Soviet có vẻ mạnh mẽ hơn là ở chính quê nhà Hoa Kỳ vào lúc này. Điều này được nêu bật một lần nữa vào tháng trước khi Ba Lan thanh toán ¼ triệu dollar cho hai nghi phạm khủng bố bị CIA tra tấn tại nhà tù bí mật trên lãnh thổ Ba Lan từ năm 2002 đến 2003.

Với phán quyết của Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu (ECHR), bản án đã gây ra sự phẫn nộ cho nhiều người Ba Lan. Họ cảm thấy không công bằng khi bị trừng phạt bởi những sai trái của Hoa Kỳ. “Chúng tôi phải trả tiền bồi thường mặc dù người của chúng tôi không làm gì sai,” cựu ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói. Sikorski cho biết Ba Lan là nước duy nhất đã nhận trách nhiệm về việc các quan chức cấp cao của họ cho phép CIA vi phạm nhân quyền trên lãnh thổ của họ.

Sự thiếu trách nhiệm này bao gồm cả Hoa Kỳ. Họ không điều tra hay xét xử các quan chức cấp cao cho phép vi phạm nhân quyền tại các nhà tù bí mật của CIA ở Ba Lan hay bất cứ đâu trên thế giới.

Trong số 119 tù nhân được biết bị giam giữ tại các nhà tù bí mật của CIA từ năm 2001 đến năm 2006, có ít nhất 39 người bị thành viên của CIA tra tấn, theo báo cáo của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện về tra tấn được công báo vào tháng 12 vừa qua. Hai cá nhân bị tra tấn ở Ba Lan, Abu Zabaydah và Abd al-Rahim al-Nashiri, đã được chuyển tới vịnh Guantanamo, họ ở đó cho tới năm 2006.

Trong khi al-Nashiri đang bị xét xử vì bị cho là đã tổ chức đánh bom chiến hạm USS Cole vào năm 2000 thì Abu Zubayah được coi là một trong số những “tù nhân vĩnh viễn” của Guantanamo khi không có bản án hay phiên tòa nào được dự định. Thậm chí không có một quyết định sơ bộ nào cho trường hợp của anh trong gần bảy năm. Trong một bài viết ngày 12 tháng 5 năm 2015, tờ ProPublica cho biết trường hợp của anh đã bị trì hoãn “2.477 ngày và vẫn tiếp tục”.

Một trong các luật sư của anh, Hellen Duffy, viết trong tờ Guardian vào tháng 12 vừa qua, sau khi bản tóm tắt báo cáo của thượng viện được công bố, “hiện giờ Abu Zubaydah có thể được coi là tang vật loại A” trong chương trình giam giữ và tra tấn của CIA.

“Anh ấy có vinh dự đáng tiếc là nạn nhân đầu tiên của chương trình tra tấn CIA. Như báo cáo đã làm rõ, nhiều kỹ thuật tra tấn (hay “thẩm vấn nâng cao”) đã được phát triển và anh ấy là tù nhân duy nhất chúng ta biết đã bị trải qua tất cả những thứ đó,” Duffy viết.

Báo cáo của thượng viện có khoảng 1.000 dẫn chiếu đến trường hợp Abu Zubaydah, xác nhận các phát hiện của ECHR liên quan đến những kỹ thuật thẩm vấn mà anh ta phải chịu đựng.

Trong đó có “walling” (liên tục bị ném vào tường), không cho ngủ tới 180 giờ (thường là khỏa thân trong tư thế căng thẳng) và nhấn nước. Việc nhấn nước Abu Zubaydah, anh ta bị nhấn nước 83 lần trong 1 tháng, được cấp cao nhất của chính quyền Hoa Kỳ cho phép.

Anh ta cũng phải chịu những hình thức giam giữ cực đoan.

“Trong 20 ngày liên tục của 'giai đoạn thẩm vấn quyết định', AbuZubayah bị giam tổng cộng 266 giờ (11 ngày, 2 giờ) trong một chiếc hộp giam giữ có kích thước bằng chiếc quan tài và 22 giờ trong hộp giam nhỏ với chiều rộng 0,53 cm, chiều sâu 0,77m và chiều cao 0,77m,” theo báo cáo của thượng viện. “Nhân viên thẩm vấn của CIA nói với Abu Zubaydah rằng cách duy nhất anh ta có thể ra khỏi nhà tù là trong một chiếc hộp giam hình quan tài.”



Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Thiên An Môn năm 1989: Cuộc thảm sát không hề có

Người biểu tình cùng tượng Nữ thần Tự do dựng tại Quảng trường Thiên An Môn tháng 6/1989

Tác giả: Brian Becker
Nguồn: Liberation News
Nguồn dịch: Blog Thời Thổ Tả

Hai mươi lăm năm trước, tất cả mọi nguồn truyền thông Mỹ, cùng với tổng thống Bush và quốc hội Mỹ đã thổi bùng lên một ngọn lửa cuồng loạn chống Trung Quốc về cái được mô tả là vụ thảm sát máu lạnh hàng ngàn sinh viên "ủng hộ dân chủ" phi bạo lực đang chiếm Quảng trường Thiên An Môn trong 7 tuần trước đó.

Hội chứng cuồng loạn được tạo ra về “vụ thảm sát” Quảng trường Thiên An Môn dựa trên tường thuật hư cấu về những gì thực sự xảy ra khi chính phủ Trung Quốc cuối cùng giải tán những người biểu tình ngày 4 tháng 6 năm 1989.

Việc biến Trung Quốc thành quỉ dữ đã có hiệu quả cao. Gần như tất cả mọi thành phần trong xã hội Mỹ, kể cả hầu hết "cánh tả", chấp nhận câu chuyện của chủ nghĩa đế quốc về những gì đã xảy ra.

Vào thời điểm đó mọi lý giải chính thức của chính phủ Trung Quốc về sự kiện này ngay lập tức bị bác bỏ không cần suy nghĩ như là sự tuyên truyền dối trá. Trung Quốc báo cáo rằng khoảng 300 người đã chết trong các cuộc đụng độ vào ngày 4/6 và nhiều người trong số những người chết là người lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân - PLA. Trung Quốc khẳng định không có vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn và trên thực tế những người lính giải tán người biểu tình mà không nổ súng.i

Chính phủ Trung Quốc cũng khẳng định rằng những người lính không vũ trang vào Quảng trường Thiên An Môn trong hai ngày trước ngày 04 tháng 6 đã bị hành hình và thiêu cháy với thi thể treo trên xe buýt. Những người lính khác bị thiêu cháy khi xe quân sự bị đốt và họ không thể thoát ra, đồng thời nhiều người khác đã bị đánh đập tàn bạo bởi đám đông bạo lực.

Những báo cáo này là sự thực và có tư liệu đầy đủ. Không khó để hình dung mức độ bạo lực mà Lầu Năm Góc và cảnh sát Mỹ sẽ phản ứng nếu giả dụ như phong trào Chiếm phố Wall cũng thiêu cháy binh lính và cảnh sát, cướp vũ khí và hành hình họ khi họ tìm cách giải tán những người biểu tình khỏi nơi công cộng.

Trong một bài viết ngày 05 tháng 6 năm 1989, tờ Washington Post mô tả các chiến binh chống chính phủ đã được tổ chức thành các đội hình từ 100-150 người như thế nào. Họ được trang bị bom cháy Molotov và gậy sắt để chống lại PLA – những người vẫn không mang vũ khí trong những ngày trước 04 tháng 6.

Những gì đã xảy ra ở Trung Quốc, những gì đã lấy đi mạng sống của những người chống chính phủ và binh sĩ ngày 4 tháng 6 không phải là một vụ thảm sát các sinh viên yêu hòa bình mà là một trận chiến giữa binh lính PLA và các đơn vị vũ trang từ cái được gọi là phong trào ủng hộ dân chủ.

Xe thiết giáp bị đốt cháy bởi người biểu tình gần Quảng trường Thiên An Môn

“Trên một đại lộ ở phía tây Bắc Kinh, người biểu tình đã đốt toàn bộ một đoàn xe quân sự hơn 100 xe tải và xe bọc thép. Ảnh chụp từ trên không của đám cháy và các cột khói đã củng cố mạnh mẽ cho lập luận của chính phủ Trung Quốc rằng các binh sĩ là nạn nhân chứ không phải đao phủ. Những cảnh khác cho thấy xác chết binh lính và những người biểu tình tước súng trường tự động từ các binh lính không chống cự," tờ Washington Post thừa nhận trong một bài viết với giọng điệu ủng hộ phe đối lập chống chính phủ đăng ngày 12 tháng 6 năm 1989.ii



Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Báo động nạn "mất dạy" ở Việt Nam

Tác giả: Thiên Minh - Xuân Hinh
Nguồn: PetroTimes

Tình trạng văng tục, nói bậy vốn chỉ xuất hiện nơi chợ búa hay với những người ăn nói thô tục. Nhưng bây giờ việc văng tục, nói bậy lại trở thành cách nói chuyện và là cách thể hiện “chất chơi” của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ. Không chỉ có nói bậy, văng tục mà nhiều thanh niên còn có thái độ thách thức pháp luật…

Câu cửa miệng

Có mặt tại quán nước đối diện Trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào giờ tan học, từng tốp học sinh trong bộ quần áo đồng phục táp vào quán. Một nhóm cả nam lẫn nữ sành điệu ngồi uống nước, trên tay phì phèo điếu thuốc. Một nữ sinh gương mặt được trang điểm khá nổi bật, nhưng cái miệng lại hồn nhiên tuôn ra những lời thô tục kể về buổi đi chơi tối hôm trước. Đáp lời thiếu nữ này, một nam sinh khôi ngô, vung vẩy tay chân kể đệm thêm câu chuyện: “Chúng nó ngu vãi. Đ. biết gì lại thích chém…”. Tiếp lời cậu nam sinh này là một bạn nữ khác nói: “Kệ bà chúng nó, liên quan Đ. gì mà quan tâm”.

Nghe xong đoạn hội thoại, nếu không phải tuôn ra từ những cô cậu mặc đồng phục học sinh, có lẽ tôi sẽ nhầm với một nhóm bụi đời.

Chỉ cần một nhóm bạn đi ngoài đường rú ga hoặc nói cười hô hố, thì ngay lập tức sẽ nhận được những lời nói tục tĩu. Và có lẽ, nơi phô bày sự thiếu văn hóa nhất vẫn là các quán game... Những lần có mặt tại quán game, tôi giật mình bởi rất nhiều bạn trẻ mắt cắm vào màn hình, nhưng miệng thì luôn vung những lời đệm, nói tục tĩu đến khó nghe.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, phong cách sống thanh lịch, nói năng nhẹ nhàng, lịch sự, ăn mặc giản dị, kín đáo, tinh tế của người Hà Nội chỉ còn trong dĩ vãng. Văn hóa ứng xử ngoài đường của người Hà Nội xuống cấp một cách đáng báo động. Những người sống ở Hà Nội bây giờ rất dễ bị kích động, dễ gây gổ đánh nhau chỉ vì những lời lẽ thô tục.

Văn hóa ứng xử xuống cấp trầm trọng là hiện tượng đáng báo động khi tiêu cực xã hội gia tăng, những vụ án nghiêm trọng liên tiếp xảy ra. Ở đó không chỉ đơn thuần là sự biến dạng của nhân cách mà còn là sự tan vỡ của rất nhiều hệ giá trị đạo đức truyền thống, như quan hệ trong gia đình, quan hệ thầy trò và nhiều quan hệ xã hội khác.

Tưởng chừng chỉ có những người ít học, chợ búa mới văng tục, chửi bậy. Nhưng hiện nay, “văn hóa chửi” ăn sâu cả vào giới tri thức, người nổi tiếng. Điển hình, người mẫu, diễn viên Trang Trần gây bão trong dư luận khi chửi bới, hành hung lực lượng công an. Ngay cả khi được đưa về trụ sở công an để làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ, cô người mẫu này vẫn cao giọng lăng mạ lực lượng thực thi công vụ. Nguyên nhân của câu chuyện Trang Trần chống người thi hành công vụ còn nực cười hơn, đó là việc cô này thích làm “người hùng” xen vào chuyện tài xế xe taxi đi ngược đường bị công an xử lý vi phạm hành chính.

Đây chẳng phải là lần đầu cô người mẫu này văng tục, chửi bậy. Trong một chương trình truyền hình thực tế của Đài Truyền hình Việt Nam, Trang Trần cũng hồn nhiên nói bậy. Để không bị đổ chương trình, những câu nói tục tĩu của Trang Trần được nhà đài thay bằng tiếng “BIP”. Cuối 2014, dư luận cũng thất kinh khi chứng kiến video ca sĩ Yanbi (tên thật là Tô Minh Vũ) cao giọng chửi bới lực lượng cảnh sát 141. Là một ca sĩ khá nổi danh, nhưng những lời nói mang đầy tính lưu manh của Yanbi khiến dư luận đặt cho một cái danh khá phù hợp “ca sĩ vô học”.



Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Thời tiết Khắc nghiệt và Chấn động Hành tinh: Tóm tắt SOTT 5/2015

Nguồn: SOTT.net

Mùa đông ở bắc bán cầu chính thức kết thúc vào tháng ba, nhưng tháng 5 năm 2015 vẫn còn thấy tuyết rơi dày tại nhiều vùng ở Na Uy, Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Châu Âu ghi được nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng năm và tháng sáu - 44°C tại Tây Ban Nha - trong một đợt nắng nóng ngắn trước khi cột thủy ngân lao xuống mức 8°C trong tuần tiếp theo. Giống như hầu hết vùng Siberia, miền bắc Trung Quốc chuyển từ thời tiết ấm, khô - có cả bão cát và cháy rừng - trong tháng tư sang bão tuyết vào cuối tháng năm, trong khi kỷ lục tuyết rơi và nhiệt độ thấp vào mùa xuân bị phá vỡ ở Nga.

Có ít nhất bốn đợt bùng phát lốc xoáy lớn ở Hoa Kỳ vào tháng trước, tạo ra khoảng 460 báo cáo lốc xoáy. Liệu Hoa Kỳ có phá vỡ kỷ lục năm 2011 của mình về số lốc xoáy nhiều nhất trong một năm không? Cùng với những cơn bão là mưa đá, mưa và tuyết - rất nhiều nữa. Texas bị chìm ngập bởi lượng mưa kỷ lục, mang lại một kết thúc hỗn loạn cho đợt hạn hán kéo dài ba năm của bang này. Cũng có những cơn lốc xoáy tàn phá tại New Zealand, Mexico và Đức, nơi có hai đợt lốc xoáy bùng phát.

Đợt hạn hán kỷ lục ở California vẫn tiếp tục, nhưng kỷ lục lượng mưa nhiều nhất trong một ngày của Los Angeles bị phá vỡ trong tháng năm. Các vùng bị ngập lụt khác của Hoa Kỳ là Louisiana, Oklahoma và Alaska, nơi có "đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ", một phần do đợt nắng nóng mùa xuân kỳ lạ ở đây. Một cơn bão "ngày tận thế" làm ngập lụt đường phố Moscow, trong khi mưa đá biến đường phố thành sông băng tại Tây Ban Nha, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ô tô bị cuốn trôi tại thành phố bờ biển Izmir. Nhiều hố sụt khổng lồ mở ra ở Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canary Islands và Nga, nuốt chửng vườn tược, đường phố, ngã tư, sân gôn và xe ô tô.

Một trận động đất chết người nữa - chính thức được coi là dư chấn - làm rung chuyển Nepal vào ngày 12/5, chỉ ba tuần sau khi đất nước này bị san bằng bởi sự kiện địa chấn tồi tệ nhất tại đây trong 80 năm qua. Núi lửa Wolf tại Galapagos phun trào lần đầu tiên trong hàng thập kỷ, tiếp sau đó vài ngày là đợt phun trào dữ dội của núi lửa Shindake ở miền nam Nhật Bản. Tiếp theo là trận động đất 8,5 độ ngoài khơi Nhật Bản, trận động đất mạnh nhất tại đất nước này sau trận mạnh 9,0 độ vào tháng 3 năm 2011.

Một số người hỏi: "Đến khi nào thì mới có biến đổi khí hậu?" Câu trả lời của chúng tôi là: Hãy mở mắt ra; nó đang xảy ra NGAY LÚC NÀY!

Nếu bạn thích video này, hãy chia sẻ nó!

Gửi ảnh và video của bạn đến sott@sott.net

Xem thêm:



Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Trung Quốc cùng Nga tạo liên minh, đánh bại bá quyền Mỹ

Tác giả: Đại Lộ
Nguồn: soha.vn

Đây là đánh giá của chuyên gia phân tích Folker Hellmeyer, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Đức Bremer Landesbank, về tương lai không còn gì bàn cãi của nền kinh tế toàn cầu.

Trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN), ông Hellmeyer nhận định, trục Nga - Trung Quốc - BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi) gần như chắc chắn sẽ đánh bại bá quyền của Mỹ về kinh tế.

"Sự thật là các quốc gia đang phát triển đang tự tách mình khỏi bá quyền Mỹ.

Điều này đã được thể hiện rõ rằng qua việc trục các quốc gia mới nổi đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á AIIB và Ngân hàng Phát triển mới NDB, cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới WB và Quỹ Tiền Tệ Thế giới IMF".

Chuyên gia này thẳng thắn thừa nhận: "Với tôi, cuộc đối đầu (giữa Mỹ và Nga) đã được định đoạt. Trục Moscow - Bắc Kinh - BRICS đã chiến thắng. Mỹ đã có quá đủ rồi".

Ông Hellmeyer đã đưa ra những con số thực tế để dẫn chứng cho nhận định của mình. "Sản lượng kinh tế của những quốc gia này những năm 1990 chỉ chiếm 25% tổng sản lượng toàn cầu.

Tới nay, dân số của những quốc gia này chiếm 85% tổng dân số thế giới và sản lượng kinh tế thì đã chiếm tới 56%. Họ kiểm soát khoảng 70% dự trữ ngoại tệ thế giới. Họ phát triển với mức trung bình 4 - 5%/năm".

Về tình thế của EU, ông Hellmeyer cho rằng, liên minh này "đang bị kéo vào cuộc đối đầu do Mỹ gây ra. Bởi Mỹ không muốn chia sẻ quyền lực, và vì thế mà tự triệt đi cơ hội phát triển của mình. EU càng theo đuổi chính sách này thì càng phải trả giá cao".

Trong khi đó, Trung Quốc, Nga và các quốc gia khối BRICS "đang lên kế hoạch cho một dự án phát triển lớn nhất lịch sử hiện đại", bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Liên minh Á - Âu từ Moscow tới Vladivostok, Nam Trung Quốc và Ấn Độ.

Và như vậy, "các chính sách trừng phạt của Đức và EU sẽ không là động thái khiến cho chỉ Nga phẫn nộ".

Chỉ tính trong hiện tại, trên thực tế, những thiệt hại mà các quốc gia EU đang phải hứng chịu do các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, theo đánh giá của ông Hellmeyer, nhiều hơn các số liệu thống kê.

Cụ thể, về phần Đức, sản lượng xuất khẩu của nước này đã giảm 18% năm 2014, 34% trong 2 tháng đầu năm 2015, và đó "chỉ là phần nổi của tảng băng chìm".

Nhà phân tích Hellmeyer cho rằng, các quốc gia châu Âu có quan hệ về kinh tế lớn mạnh với Nga như Phần Lan hay Bỉ, đã giảm bớt hoạt động của họ ở Đức.

"Các tập đoàn châu Âu trốn tránh lệnh trừng phạt và thiết lập các cơ sở sản xuất hiệu quả cao ở Nga. Vì thế, chúng ta (Đức) đã mất đi nguồn vốn tiềm năng - vốn là nền tảng cho sự thịnh vượng của Đức. Và Nga đã thắng".

Khi được hỏi về những thiệt hại mà EU phải gánh chịu khi theo đuổi các chính sách cứng rắn với Nga, ông Hellmeyer khẳng định, "không thể định lượng được những thiệt hại trong tương lai, nhưng nó khá lớn", và người "phải trá giá" cuối cùng sẽ là người dân EU.

Đáng chú ý, chuyên gia kinh tế người Đức cho rằng, "không có Nga và Trung Quốc, sẽ không thể giải quyết được bất cứ vấn đề nào trên thế giới.

Mỹ đang thực dụng hơn những gì chúng ta có thể tượng tượng ra. Và việc không có chương trình nghị sự riêng sẽ khiến Đức và EU là những kẻ thua cuộc".

Xem thêm:



Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Trải nghiệm cận tử qua tường thuật của các nạn nhân động đất

Một buổi thắp nến tưởng niệm nạn nhân động đất

Tác giả: Li Ying
Nguồn: The Epoch Times
Nguồn dịch: Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt

Trận động đất tại Đường Sơn, Trung Quốc là một thảm họa kinh hoàng, nhưng những người sống sót đã trải qua những trải nghiệm sâu sắc.

Ngày 28/7/1976, trận động đất kinh hoàng ở Đường Sơn đã khiến hơn 240.000 người chết và 160.000 người trọng thương. Các nhân viên y tế Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội đối với những người được cứu sống dưới đống đổ nát của các tòa nhà, để tìm hiểu xem họ có những trải nghiệm cận tử hay không; và nếu có, họ cảm thấy như thế nào. Các kết quả đã được công bố trên tạp chí Popular Medicine, ấn bản số 5 (1993).

Theo hồi ức của họ, hơn phân nửa những người sống sót cho biết trong suốt khoảng thời gian ở trong tình trạng nguy hiểm, thì không những họ không cảm thấy sợ, mà trái lại, tâm trí của họ lại rất sáng suốt, bình tĩnh và thoải mái. Trong một tình huống nguy hiểm như vậy nhưng không hề có một chút hoảng loạn; một số người thậm chí còn có cảm giác hạnh phúc và những tư tưởng chạy rất nhanh trong tâm trí của họ. Rất nhiều tư tưởng khác nhau xuất hiện.

Tại thời điểm đó, những sự kiện xảy ra trước đây trong cuộc đời không ngừng vụt lóe lên như một bộ phim và các cảnh tượng phần nhiều là hạnh phúc. Những hồi ức bao gồm các khoảnh khắc ngộ nghĩnh thời thơ ấu, lễ cưới, và những thành tựu hay phần thưởng trong công việc. Hiện tượng này được gọi là sự hồi tưởng cuộc đời hay “hồi ức toàn phần.”

Kỳ lạ hơn, gần một nửa trong số họ đã có cảm giác và nhận thức được rằng ý thức hay linh hồn của mình đã rời cơ thể. Một số người cho đây là hiện tượng “linh hồn thoát xác.” Họ nhấn mạnh về việc cảm thấy những năng lực siêu thường của họ tồn tại trong một không gian khác bên ngoài cơ thể, chứ không phải bên trong não bộ. Họ cho rằng thân thể xác thịt của mình không sở hữu những năng lực siêu nhiên hay khả năng suy nghĩ.

Một phần ba số người có cái cảm giác kỳ lạ như đang ở bên trong một đường ống hay đang đi xuyên qua một đường hầm. Đôi lúc nó đi kèm với những tiếng động lớn và cảm giác bị kéo và nén lại. Họ gọi đó là “trải nghiệm đường hầm.” Một số người có cảm giác đang đi đến cuối đường hầm; ở đó họ nhìn thấy ánh sáng và cảm thấy “không lâu nữa ánh sáng sẽ đến.”

Khoảng một phần tư số người được khảo sát trải nghiệm được việc tiếp xúc với những người vô hình, hoặc những hồn ma. Hầu hết những người này đều là thân nhân quá cố của họ. Dường như họ đã cùng nhau đi đến một thế giới khác và tiếp tục sống ở đó. Họ còn nhìn thấy những bạn bè còn đang sống và ngay cả những người lạ. Cảm giác như đây là một cuộc đoàn tụ. Đôi khi họ miêu tả những nhân vật “hồn ma” này như được bao trùm trong một dạng thức “ánh sáng” nào đó. Một số người xem những sinh mệnh này là đã được “biến đổi” giống như các khái niệm trong tôn giáo.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện được 81 cuộc phỏng vấn hữu ích với các nạn nhân sống sót trong trận động đất Đường Sơn. Họ phân những trải nghiệm thành 40 loại: hồi tưởng lại cuộc đời, sự phân tách giữa ý thức và thân thể, cảm giác không trọng lượng, cảm giác lạ lẫm trong cơ thể chính mình, cảm giác dị thường, cảm giác rời khỏi thế gian, cảm giác thân thể hòa quyện với vũ trụ, cảm giác thời gian không còn tồn tại, và rất nhiều loại khác. Đa số những người này đều trải nghiệm hai hoặc nhiều loại cảm giác cùng lúc.

Mặc dù cuộc khảo sát những người sống sót sau trận động đất khủng khiếp ở Đường Sơn chỉ cho ra 81 kết quả có thể sử dụng về những người từng trải nghiệm hiện tượng cận tử, nhưng đây là lượng dữ liệu nhiều nhất thu thập được trong số tất cả các cuộc nghiên cứu về trải nghiệm cận tử trên toàn thế giới. Sau khi “trở về từ cái chết,” hầu hết những người này vẫn nhớ được các trải nghiệm cận tử của họ một cách rõ ràng thậm chí sau 10 hay 20 năm.



Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Tổ chức phi chính phủ (NGO): Công cụ cách mạng màu và bạo loạn lật đổ của CIA

Nguồn: Tổng hợp từ VietnamDefence.comBlog Thời Thổ Tả

Lời dẫn từ VietnamDefence.com:

Trong bài báo mới của mình, TS Khoa học chính trị Đại học Tổng hợp Princeton và bình luận viên thường xuyên của NEO F William Engdahl nhận xét, hàng loạt sửa đổi trong luật “Về các tổ chức phi thương mại (phi chính phủ)” được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 23/5/52015 sẽ mở rộng mạnh mẽ thẩm quyền của các cơ quan chấp pháp Nga trong hoạt động đối phó với các tổ chức “đại diện nước ngoài” (các tổ chức phi chính phủ (NGO), xã hội dân sự Nga nhận tiền từ Mỹ và phương Tây để hoạt động chính trị) đang tìm mọi cách tổ chức, kích động bất ổn trên lãnh thổ Nga.

Không có gì phải ngạc nhiên khi các quan chức Washington và tiếp sau họ là các quan chức châu Âu đã lên tiếng chỉ trích Nga dữ dội về quyết định này với cớ quan tâm “bảo vệ quyền của công dân Nga”.

Tuy vậy, tác giả tin rằng, trong điều kiện cuộc chiến không tuyên bố mà phương Tây khai triển chống Nga thì khó trông chờ ở Moskva sự nhẫn nại đối với các “tổ chức đại diện nước ngoài” (agent) hoạt động tự do vô luật pháp trên đất Nga.

Tác giả lưu ý rằng, vào năm 1991, Mỹ đã thành lập Quỹ Quốc gia vì dân chủ (NED) mà “các đại diện” của nó đang hoạt động trên khắp thế giới, còn giám đốc đầu tiên của Quỹ thì thành thật thừa nhận rằng, “những chiến dịch mà chúng tôi đang làm hôm nay thì đâu đó 25 năm trước các điệp viên CIA đã làm trong hoàn cảnh bí mật cực kỳ nghiêm ngặt”.

Hiển nhiên là các chính trị gia phương Tây sẽ phản đối mỗi khi họ bị tước mất khả năng sử dụng công cụ yêu thích để tổ chức các cuộc đảo chính nhà nước tại các nước địch thủ của Nhà Trắng. Xin giới thiệu cùng quý vị tham khảo bản dịch bài báo "Chủ quyền, kích động nổi loạn và các tổ chức NGO ‘không mong muốn’ của Nga" (Sovereignty, Sedition and Russia’s Undesirable NGOs) của F. William Engdahl.

Luật mới về NGO - đòn hiểm kết liễu các chiến dịch của phương Tây ở Nga

Ngày 23/5/2015, Tổng thống Nga Vlaldimir Putin đã ký ban hành luật mới do Duma đệ trình, cho phép các công tố viên tuyên bố các tổ chức nước ngoài và quốc tế là “không mong muốn” (có hại) ở Nga và đóng cửa chúng. Đúng như dự đoán, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf lập tức tuyên bố, Mỹ “quan ngại sâu sắc” về luật mới của Nga và gọi nó là “một ví dụ nữa về sự gia tăng trấn áp các tiếng nói độc lập của Nga và những bước đi nhằm cô lập người dân Nga với thế giới”.

Theo luật mới, chính quyền Nga có thể cấm các tổ chức NGO nước ngoài và truy tố các nhân viên của họ với các hinh phạt có thể lên đến 6 năm tù giam hoặc bị cấm xuất cảnh. EU đã theo bước Bộ Ngoại giao Mỹ khi gọi luật này là một “bước đi đáng lo ngại trong một loạt các hạn chế, cấm đoán đối với xã hội dân sự, truyền thông độc lập và đối lập chính trị”. Tổ chức Theo dõi nhân quyền - Human Rights Watch - một NGO do tỷ phú George Soros tài trợ cũng lên án luật này giống như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International).

Giống như nhiều thứ trong thế giới chính trị mập mờ ngày nay, nền tảng cho luật mới đáng để chúng ta tìm hiểu. Thay vì đi đều theo hướng biến Nga thành một nhà nước phát xít, luật mới có thể giúp bảo vệ chủ quyền quốc gia tại thời điểm quốc gia này đang ở trong một trạng thái chiến tranh trên thực tế (de facto) với trước hết là Mỹ và với những người phát ngôn NATO khác nhau, những người đang cố gắng để phụ họa lấy lòng Washington như Jens Stoltenberg, quan chức dân sự đứng đầu mới và có thái độ bài Nga của NATO.



Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Lý do kinh tế đằng sau xung đột Hoa Kỳ - Trung Quốc

Tác giả: Bart Gruzalski
Nguồn: CounterPunch
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Lời giới thiệu từ người dịch:

Những ngày này, báo chí dân túy Việt Nam đang ca tụng việc Hoa Kỳ can thiệp vào những tranh chấp trên biển Đông, bằng việc dùng tàu chiến để khiêu khích Trung Quốc ở phạm vi 12 hải lý (một trò đùa lố lăng), sau khi cố gắng bao vây Trung Quốc bằng một chuỗi căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước chư hầu trong khu vực. Nhưng những người Việt Nam còn tỉnh táo thì sẽ hiểu rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào biển Đông vì quyền lợi của Việt Nam hay lợi ích của tự do lưu thông trên biển Đông, lý do thực sự là Hoa Kỳ đang muốn kiềm chế Trung Quốc, không để Trung Quốc trở thành kẻ lật đổ sự thống trị toàn cầu của họ. Người Việt Nam có lương tri hiểu rằng sự nhầm lẫn trong việc nhận định mục đích thực sự của Hoa Kỳ, hay nói cách khác là ảo tưởng ở sự can thiệp của Hoa Kỳ, sẽ khiến đất nước của chúng ta phải trả một cái giá rất đắt.

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết dưới đây của giáo sư đại học ở Boston Bart Gruzalshi để hiểu thêm chi tiết về mục đích của Hoa Kỳ trong việc khiêu khích Trung Quốc trên biển Đông. Tác giả nói về việc Hoa Kỳ lo sợ đồng dollar của họ đánh mất vị thế thống trị thương mại thế giới, nhưng chúng ta phải hiểu rằng các ngân hàng Hoa Kỳ đang cung cấp đồng dollar cho thanh toán quốc tế, vì vậy việc đồng dollar bị loại bỏ đe dọa trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng Hoa Kỳ, giai cấp tư sản Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai dám làm điều đó.

Có nhiều lý do khiến Hoa Kỳ dồn ép Trung Quốc trên Biển Đông. Hai bài báo đăng trên Counterpunch trong những tuần qua đã tìm hiểu các lý do ấy. Nhưng không có bài báo nào đề cập tới lý do kinh tế quan trọng, cho dù chỉ là một phần, đã thúc đẩy Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến và đóng vai trò quan trọng trong sự tranh chấp gia tăng với Trung Quốc: giá trị của đồng dollar.

Sự thống trị của đồng dollar trong thương mại thế giới là rất quan trọng đối với giá trị của nó và đối với kinh tế Hoa Kỳ. Sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ bản vị vàng, họ đã ký một thỏa thuận chắc chắn với Saudi Arabia và tất cả các nước OPEC ở Trung Đông để buộc các nước này phải mua bán dầu bằng đồng dollar. Do thỏa thuận này mà đồng dollar còn thường được gọi là “dollar dầu lửa”. Giá trị của dollar/dollar dầu lửa dựa trên năng lực thanh toán thương mại quốc tế của nó, không chỉ là đối với dầu lửa mà còn là vũ khí, thực phẩm cũng như mọi thứ khác.

Hai cuộc chiến dollar

Như tôi đã thảo luận trong một bài báo trên Counterpunch vào năm 2013, lý do khiến Bush II xâm lược Iraq là bởi vì Iraq đã đe dọa Hoa Kỳ bằng việc mua bán dầu với đồng Euro. Nếu Saddam Hussein được phép tiếp tục, điều này sẽ là sự thách thức chủ yếu đối với sự thống trị của đồng dollar trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới. Đồng euro dầu lửa có thể thay thế đồng dollar dầu lửa. Điều này có thể làm suy yếu giá trị của đồng dollar và phá hủy nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây chính là lý do bị lảng tránh của việc lật đổ Saddam Hussein. Giá trị của đồng dollar đóng vai trò như là sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh Iraq thức hai đã loại bỏ nguy cơ này và dầu của Iraq lại được mua bán bằng đồng dollar.



Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Cảnh sát Mỹ giết người trong một tháng nhiều hơn cảnh sát Anh trong cả thế kỷ

Nguồn: Reds.vn

Theo thống kê có dẫn nguồn từ báo chí chính thống Mỹ của trang mạng Killed By Police, trong tháng 3/2015 cảnh sát Mỹ đã bắn chết ít nhất 111 người người khi thi hành công vụ, cao hơn 36 người so với tháng trước. Đây là con cố cao kỷ lục từng được ghi nhận từ trước đến nay.

Tính trung bình trong tháng 3/2015, mỗi ngày ở Mỹ có ít nhất 3 người mất mạng dưới tay cảnh sát. So với số người bị cảnh sát Anh bắn chết trong cả thế kỷ 20 là 52 người thì chỉ riếng số người bị cảnh sát Mỹ bắn chết trong một tháng qua đã cao hơn gấp đôi. Con số này cũng tương đương số vụ hành quyết được ghi nhận ở Saudi Arabia cùng năm (trên 90 vụ).

Các chuyên gia nhận định, sự bạo hành của cảnh sát ở Mỹ phát triển mạnh do thái độ phân biệt chủng tộc và sự dung túng của cả hệ thống luật pháp.

Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ chính là một nhà nước cảnh sát, nơi cảnh sát trên thực tế là công cụ để bảo vệ quyền lợi của các nhóm lợi ích trước khi bảo vệ cuộc sống của người dân. Các sự kiện đẫm máu xảy ra ở đất nước này trong nhiều năm qua cũng chứng minh rằng lợi ích của giới vận động hành lang và doanh nhân buôn bán súng luôn được đặt cao hơn quyền được sống của người dân.

Khác với Anh hay Nga, nơi mà cảnh sát trước hết phải bắn cảnh cáo chỉ thiên, cảnh sát Mỹ có quyền bắn chết đối tượng ngay lập tức khi có dấu hiệu của sự bất tuân. Đặc biệt, sự bạo hành của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi thực sự đang trở thành xu hướng nguy hiểm và mang tính phổ biến.

Xem bảng thống kê dài về các vụ giết người của cảnh sát Mỹ trong tháng 3/2015 do trang mạng Killed By Police thực hiện ở trang gốc Reds.vn.

Nhận xét: Những con số thống kê trong bài này cho thấy những vụ cảnh sát giết người gây ra bạo loạn ở Ferguson, Baltimore trong thời gian qua hoàn toàn không phải là ngoại lệ mà là quy luật. Bộ máy cảnh sát Mỹ ngày nay đã được trang bị và huấn luyện để trở thành công cụ đàn áp, giết người cho những kẻ thái nhân cách nắm quyền. Không chỉ trong chính sách đối ngoại mà cả trong đối nội, chính quyền Mỹ đã vứt bỏ mọi cố gắng tỏ ra là một thể chế nhân đạo, vì dân.

Xem thêm:



Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Singapore: Ánh hào quang không thay thế được tình người

Tác giả: Charlotte Ashton
Nguồn: BBC tiếng Việt

Singapore vẫn có tiếng giàu có, đầy khát vọng và công nghệ cao, thu hút được nhiều nhân tài từ nước ngoài. Vì sao quốc gia này vẫn bị coi là một trong những nước tiêu cực nhất thế giới?

Lúc đó là Giáng Sinh, tôi và chồng đang đợi lấy hành lý ở sảnh đến sáng bóng tại sân bay Changi. Tôi kiểm tra tin tức trên mạng, và thú thực là không có tin vui nào cả.

“Xem này,” một người bạn đăng đường dẫn trên Facebook của tôi tới một khảo sát về 148 quốc gia, trong đó người Singapore được cho là thiếu lạc quan nhất thế giới.

Họ đội sổ cùng với người Iraq, Armenia và Serbia. “Chúc may mắn ở thành phố bất hạnh này nhé!” anh ta viết.

Trong vài tháng tiếp đó, một chiến dịch hạnh phúc bắt đầu ở đây. Chính trị gia Singapore khẳng định cam kết về hạnh phúc và công ty cung cấp dịch vụ di động Starhub tung ra chương trình quảng cáo “hạnh phúc ở khắp nơi,” gồm đầy hình ảnh người Singapore tươi cười, nhảy múa theo nhịp guitar rộn ràng.

Mặt dù vậy trên internet, vẫn có nhiều người tỏ‎ ý đồng tình với bản khảo sát, vì nó trùng khớp cảm giác của họ về cuộc sống khó khăn hơn, đắt đỏ hơn cùng lúc khi Singapore giàu có hơn.

Tôi chọn cách làm ngơ sự phóng đại của tâm lý quần chúng và tập trung nhiều hơn vào những trải nghiệm cá nhân. Và chắc chắn là tôi đã có nhiều trải nghiệm hạnh phúc.

Chẳng hạn như ở khu cắm trại ngoài trời tại những công viên gọn gàng của Singapore, lúc nào cũng đầy các gia đình và nhóm bạn vui vẻ, thưởng ngoạn cái nóng của đêm nhiệt đới bên thùng bia lạnh.

Và bà lão hàng ngày vẫn bán dứa tươi ngon lành cho tôi ở quầy thực phẩm gần nhà, đã ở độ tuổi 70, lúc nào cũng cười tươi rói dù không còn răng.

Ăn tối với những người bạn Singapore của tôi, không thấy họ kêu ca nhiều hơn người Anh.

Họ cũng phải vật lộn với giá nhà đất cao ngất ngưởng và phải nỗ lực tiến thân cao hơn trong công ty. Với người đến từ London, những việc đó không có gì là quá xa lạ.

Chúng tôi cũng quen dần cuộc sống trên hòn đảo nhỏ bé này, nơi có những tòa nhà cộng đồng trông như thành phố đồ chơi, tội phạm hầu như không có, và với chưa đầy 3 đôla Mỹ là có một tô mỳ ngon miệng.

Nếu đây là thủ đô bất hạnh của thế giới thì rõ ràng là nó không ảnh hưởng nhiều hạnh phúc của chúng tôi.

Cho tới khi tôi mang bầu.

Mười tuần ốm nghén liên tục khiến việc đi lại hàng ngày của tôi trở thành một cuộc tra tấn dài 45 phút.

Một buổi sáng, tôi chóng mặt kinh khủng ngay khi vừa bước vào toa tàu đông chật người. Sợ mình sẽ ngất lịm đi, tôi ngồi sụp xuống sàn, ôm lấy đầu.

Và tôi cứ ngồi thế, hoàn toàn bị bỏ mặc trong suốt 15 phút cho tới khi đến bến cần xuống. Không một ai nhường ghế cho tôi hay hỏi han xem tôi có làm sao không.

Lần đầu tiên Singapore khiến tôi thấy buồn. Tôi thấy mình mong manh, hoàn toàn dựa vào lòng tốt của người lạ. Người Singapore làm tôi thất vọng.



Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Hạt giống biến đổi gen và thảm họa nông nghiệp ở Argentina

Hạt giống biến đổi gen

Tác giả: Marie-Monique Robin
Nguồn: Chương 13 cuốn "The World According to Monsanto"
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Sự gia tăng diện tích canh tác toàn cầu là bằng chứng về lợi ích của cây trồng kháng thuốc diệt cỏ, trong đó có các tác động môi trường tích cực.

— Monsanto, Báo cáo Cam kết, 2005

Đó là ngày 13 tháng 4 năm 2005, ở Buenos Aires, Miguel Campos khó có thể kiềm chế sự giận dữ. Trong nhiều tuần, bộ trưởng nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp và thực phẩm Argentina đã tham gia vào một cuộc đấu tranh gay go với Monsanton. Kỹ sư nông nghiệp này không chỉ không phản đối công nghệ sinh học, trái lại, ông được bổ nhiệm, cũng giống như những người tiền nhiệm khác trong 10 năm trước đó, chính xác là bởi vì ông là người ủng hộ vô điều kiện cho GMO. Trong suốt hai giờ đối thoại, ông thường xuyên tán dương lợi ích nông nghiệp và tài chính của đậu nành RR đồng thời cố gắng thuyết phục tôi rằng việc đạo đức của Monsanto tồi tệ đến mức không thể giải thích được.

“Monsanto chưa bao giờ có thể áp đặt bản quyền gien RR ở Argentina bởi vì luật pháp của chúng tôi không cho phép điều đó,” ông giải thích, nói một cách đầy thuyết phục. “Công ty đã đồng ý bãi bỏ phí bản quyền và hứa rằng không kiện những nông dân tái canh tác một phần vụ thoạch của họ, như họ đã làm, hoàn toàn hợp pháp. Giờ Monsanton lại nuốt lời hứa, đòi 3 dollar cho mỗi tấn đậu nành hoặc bột đậu nành xuất đi từ các cảng của Argentina, hoặc 15 dollar khi chuyến hàng cập bến ở các cảng của Châu Âu. Điều đó không thể chấp nhận được.”

Bắt cóc Argentina

Miguel Campos trông chán nản, giống như một học sinh giỏi bị giáo viên mà anh ta yêu quý đánh giá bất công. Nếu có quốc gia nào mà Monsanto có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không có bất kỳ trở ngại nhỏ nào thì chắc chắn đó là Argentina. Khi Campos nói với tôi, một nửa diện tích canh tác của quốc gia này được trồng đậu nành biến đổi gen – 14 triệu ha và thu hoạch 37 triệu tấn đậu nành, 90% số đó được xuất khẩu, chủ yếu là sang Châu Âu và Trung Quốc. Nếu đạt được mục tiêu đã đề ra, Monsanto sẽ nhận được 160 triệu dollar mỗi năm chỉ riêng phần xuất khẩu sang Châu Âu – giải độc đắc.

“Ông không nghĩ rằng đó là cái bẫy?” Tôi hỏi.

Dường như Campos không chịu hiểu, “Một cái bẫy?” “Đầu tiên Monsanto tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến đậu nành RR khắp đất nước, sau đó công ty yêu cầu anh trả tiền.”

“Nếu đó là chiến lược thì chiến lược đó là sai lầm. Anh không thay đổi luật chơi của 10 năm sau.”

“Ông sẽ trả tiền chứ?”

“Cuộc tranh chấp rất nghiêm trọng bởi vì Monsanto đe dọa sẽ tấn công lĩnh vực xuất khẩu của Argentina.” Trong một tuyên bố được tường thuật trên kênh tin tức Dow Jones vào ngày 17 tháng 3 năm 2005, Campos đã thẳng thừng lên án “thái độ giống như kẻ du côn” của Monsanto.

Mặc dù vậy, mười năm trước đây, cuộc phiêu lưu biến đổi gen đã bắt đầu giống như chuyện cổ tích ở đất nước của gia súc và những người chăn bò này. Khi FDA cho phép bán đậu nành RR trên thị trường Bắc Mỹ năm 1994, Monsanto đã để mắt tới vùng đất phía Nam. Dĩ nhiên mục tiêu của họ là Brazil, nhà cung cấp đậu nành lớn thứ hai thế giới. Nhưng thỏa thuận khó có thể đạt được do hiến pháp Brazil yêu cầu cây trồng biến đổi gien phải trải qua các thử nghiệm ban đầu về tác động môi trường trước khi được cấp phép. Do vậy Monsanto chuyển hướng sang Argentina, chính quyền Carlos Menem, theo sự dẫn dắt của chính quyền Bush nhiệm kỳ đầu tiên, đã thường xuyên ủng hộ tự do hóa. Trong mười năm cai trị (1989-1999), Menem, người bị ra tòa vào tháng 11 năm 2008 vì tội buôn bán vũ khí trái phép, đã cố gắng hết sức để hoàn thành công việc đã bắt đầu dưới chế độ độc tài quân sự (1976-1983): ông ta vô hiệu hóa những gì đảm bảo cho Argentina là nhà nước phúc lợi, tư nhân hóa bất cứ thứ gì có thể và mở rộng cửa cho tư bản ngoại quốc. Chính sách này đã tàn phá khu vực nông nghiệp, các hàng rào bảo hộ bị dỡ bỏ để đặt toàn bộ sản xuất vào sự điều khiển của các quy luật của thị trường.