Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Điểm mục chính sách nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc trong năm 2014

Chủ tịch Tập Cận Bình

Nguồn: Tiếng nói nước Nga

Đài "Sputnik" tiếp tục tổng kết năm 2014 đang kết thúc. Theo ông Andrei Karneev, phó giám đốc Viện Á Phi thuộc trường đại học tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov, trong năm 2014, ở Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi chính trị nội bộ quan trọng.

Đầu năm 2014 được đánh dấu bởi những kỳ vọng mới về chống tham nhũng. Ngay từ hồi tháng Mười Hai năm ngoái, các phương tiện truyền thông Hồng Kông và nước ngoài đưa tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu điều tra cựu thành viên Ban thường vụ bộ chính trị Chu Vĩnh Khang. Rồi sau đó được biết rằng ông Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại nhà. Có thể nói rằng vụ Chu Vĩnh Khang và những người cùng phe cánh thu hút sự chú ý của công chúng trong suốt năm 2014. Tuy nhiên, chỉ đến tháng 12, số phận Chu Vĩnh Khang mới được quyết định, ông ta bị khai trừ khỏi ĐCSTQ và bị chuyển cho các cơ quan tư pháp xử lý.

Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận thấy sự hình thành kịch bản điển hình trong việc điều tra các vị lãnh đạo cao cấp Trung Quốc. Đầu tiên là việc chuẩn bị dư luận thông qua rò rỉ các thông tin trên mạng Internet. Sau đó sẽ phát hiện các hành vi phạm tội của các nhân vật phụ thân tín, quan chức quan trọng dưới quyền. Rồi tiếp đến, trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện các tài liệu gián tiếp ám chỉ và liên tưởng, trong khi chưa có thông báo chính thức về việc bắt giữ vị lãnh đạo cấp cao bị tình nghi. Cuộc chiến chống tham nhũng đã lan rộng đến cấu trúc đặc biệt như quân đội.

Theo nhiều nhà quan sát, việc tích cực tiến hành chiến dịch chống tham nhũng không ngừng nghỉ - như chính quyền tuyên bố - cũng sẽ không phá vỡ việc củng cố quyền lực trong nước trong tay đội ngũ lãnh đạo mới và củng cố vị trí cá nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, chiến dịch sẽ còn tiến hành trong bao lâu để không dẫn đến nguy cơ gây hậu quả tiêu cực, vẫn là vấn đề ngỏ.

Có những quá trình không rõ ràng đang diễn ra trong lĩnh vực tư tưởng. Một mặt, đường lối chính thức của Đảng vẫn là ca ngợi "giấc mơ Trung Quốc" và sự cần thiết duy trì giá trị xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh nhiệm vụ phải khôi phục các nguyên tắc đạo đức trong chính trị, phải dựa vào quần chúng, vào di sản văn hóa truyền thống của đất nước (Nho giáo, vv). Không được coi nhẹ vai trò của trí thức và văn nghệ sĩ. Tổng Bí thư kêu gọi họ quảng bá "giá trị Trung Hoa", không quá chú ý đến khía cạnh thương mại trong nghệ thuật, không trở thành "nô lệ của thị trường".

Dư luận Trung Quốc và thế giới chú ý rất nhiều đến các sự kiện mùa thu ở Hồng Kông - hơn hai tháng liên, các thành viên đối lập của phong trào "Chiếm Trung ương" đã đấu tranh với chính quyền đòi tiến hành hệ thống bầu cử Hồng Kông. Cuối tháng Mười, Đài Loan đã tổ chức cuộc bỏ phiếu quy mô bầu thị trưởng một loạt thành phố, quận và thành phố địa phương. Trong cuộc bầu cử này, Quốc Dân Đảng cầm quyền từ năm 2008 đã bất ngờ thất bại lớn. Mặc dù hầu hết các nhà quan sát dự đoán và cảnh báo rằng Quốc Dân Đảng đang mất dần uy tín, nhưng sự thất bại của "phe xanh" khiến tất cả đều bị bất ngờ.

Nhìn chung, năm đang trôi qua đem lại rất nhiều sự kiện khác nhau, các quá trình đang bắt đầu hoặc tiếp tục, với những ý nghĩa và xu hướng tiếp theo sẽ trở nên rõ ràng hơn trong năm 2015 sắp tới.



Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Những kẻ thái nhân cách ở Nuremburg

Các bị cáo tại Tòa án Quân sự Quốc tế Nuremburg
Các bị cáo tại Tòa án Quân sự Quốc tế Nuremburg

Tác giả: Harrison Koehli
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu hiệu thời đại

Nếu, như nhiều người ngày nay vẫn nói, những kẻ thái nhân cách đang điều khiển chính phủ của chúng ta, tại sao chúng ta không biết về điều đó? Tại sao nó không phải là kiến thức phổ biến, được thảo luận trong gia đình và lớp học trên khắp đất nước? Tại sao các trường học không có khóa học dành cho chủ đề ấy? Nói một cách ngắn gọn, tại sao một ý tưởng đơn giản, nhưng rất mang tính cách mạng lại có vẻ bí mật như vậy? Câu trả lời thực ra nằm trong câu hỏi: nó mang tính cách mạng, nhưng không phải theo cách bạn nghĩ! Bạn thấy đấy, hầu hết các cuộc cách mạng đều bị gây ra, ảnh hưởng hay điều khiển bởi những kẻ thái nhân cách, và khá thường xuyên, điều này được thực hiện bởi cái gọi là “sự lạm dụng tâm thần học.”

Những hành động và phản ứng của người bình thường, những ý tưởng và tiêu chuẩn đạo đức của họ thường được xem là không bình thường trong mắt của những cá nhân không bình thường. Và nếu một kẻ thái nhân cách coi hắn ta là bình thường, điều này dĩ nhiên là dễ dàng hơn nếu hắn ở vị trí nắm quyền, khi đó hắn sẽ coi một người bình thường khác biệt với tiêu chuẩn “bình thường” của hắn là không bình thường.

Điều đó giải thích tại sao, khi những kẻ thái nhân cách trèo lên nắm quyền, như chúng vẫn có xu hướng làm vậy một cách tự nhiên, hệ thống xã hội của chúng - bao gồm cả giáo dục và y học / tâm thần học - luôn có xu hướng coi bất cứ người bất đồng chính kiến - hay có xu hướng bất đồng chính kiến - nào là “tâm thần không bình thường”. Như Lobaczewski viết, “Trong mắt kẻ thái nhân cách, người bình thường chỉ là một kẻ ngây thơ đi tin vào những lí thuyết không hiểu nổi; nếu gọi là “điên rồ” cũng không xa mấy.”

Do đó, những chính quyền như vậy thường kiểm soát môn tâm lý học và tâm thần học thông qua ngân sách và sự có mặt của các “tay trong” thấm nhuần ý thức hệ tư tưởng trong hệ thống nghiên cứu giáo dục. Đồng thời, những phản ứng tự nhiên vô thức của người bình thường đối với môi trường bệnh hoạn xung quanh họ bắt đầu bị định nghĩa là bệnh tật và các “liệu pháp tâm thần”, bao gồm cả nhiều loại thuốc, được quảng bá để buộc những người bình thường sống trong thế giới bệnh hoạn và nghĩ nó là bình thường.

Sự thật về chứng thái nhân cách phải bị gièm pha và che đậy để ngăn nó khỏi gây nguy hiểm cho chính hệ thống chính quyền, và điều này thường xuyên được thực hành bởi những quan chức bệnh hoạn về tâm lý. Bất cứ ai hiểu biết quá nhiều về chứng thái nhân cách đều có thể bị buộc tội với bất cứ thứ tội nào họ có thể bịa ra, bao gồm cả tâm lý không bình thường. Những người ấy trở thành “điên rồ”, “hoang tưởng”, “tâm thần không ổn định” và “nguy hiểm”.

Sự khác biệt về tâm lý là gốc rễ của sự khác biệt giữa những kẻ thái nhân cách cầm quyền và quần chúng, những người bị chúng đàn áp và những người cuối cùng luôn luôn nổi dậy chống lại chúng. Áp lực của cuộc sống trong một thế giới bệnh hoạn chỉ có thể được chịu đựng bấy lâu thôi và cuối cùng, những trò vui chơi giải trí, thuốc men, ma túy đều không còn đủ để làm dịu họ. Cùng lúc đó, những kẻ thái nhân cách khác - chưa trèo được lên đến đỉnh - dựa vào cảm xúc bạo lực của đám quần chúng bị áp bức, thao túng, điều khiển và cưỡi làn sóng bất mãn lên vị trí quyền lực mới, đồng thời đè bẹp các đối thủ của chúng trong quá trình đó. Đối với những kẻ thái nhân cách, sẽ luôn luôn là có ích khi giết hại được một mớ người bình thường, gây chấn thương tinh thần cho những người còn lại, và khiến tất cả mọi người nghĩ rằng giờ họ đã nổi dậy chống lại kẻ áp bức, mọi chuyện về sau sẽ đều tốt đẹp cả!

Vậy, bạn thấy đấy, ý tưởng đó mang tính cách mạng là vì nếu có khi nào nó được biết rộng rãi rằng vấn đề chỉ là ở chỗ những kẻ bệnh hoạn tâm lý chống lại người bình thường chứ không phải những ý thức hệ khác nhau mà các tư tưởng bệnh hoạn tâm lý trốn trong đó, những kẻ thái nhân cách sẽ trở nên bất lực. Không còn khả năng dồn đẩy dân chúng vào các cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù được phóng đại (và thường là bịa đặt), mạng lưới hỗ trợ của kẻ thái nhân cách sẽ sụp đổ và hoàng đế sẽ thực sự trần truồng trên đường phố cho tất cả mọi người thấy.



Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Cầu lửa, Thời tiết khắc nghiệt và Biến đổi Trái Đất - Video tháng 11 năm 2014

Tóm tắt SOTT tháng 11 năm 2014

Có kỷ lục nhiệt độ lạnh và kỷ lục tuyết rơi sớm ở cả Á Âu và Bắc Mỹ là một chuyện, có mức độ phủ tuyết lớn nhất từng có tại bắc bán cầu vào giữa tháng 11 lại là chuyện khác. Tháng 11 năm 2014 có thời tiết vừa phải và siêu lạnh đan xen với nhau do dòng Jet Stream cực bắc quất xuống lục địa Bắc Mỹ, mang đến những cơn bão tuyết khổng lồ và đổ xuống lượng tuyết bằng trung bình cả năm tại nhiều vùng ở Hoa Kỳ, trong đó có thành phố Buffalo, bang New York bị chôn vùi dưới 2,25 mét tuyết.

Rất nhiều quả cầu lửa từ sao băng được chụp lại trên camera, bao gồm cả một số quả lớn - có lẽ là mảnh sao chổi / thiên thạch - được nhìn thấy trên những vùng rộng lớn ở Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu. Buenos Aires bị ngập lụt lần thứ hai trong năm trong khi lượng mưa kỷ lục (trong nhiều trường hợp phá kỷ lục mới có tháng trước) được ghi nhận trên khắp vùng tây Địa Trung Hải, giết hại nhiều người tại Morocco, đông nam Pháp và tây bắc Ý.

Hố sụt mở ra từ Trung Quốc đến Florida nuốt chửng người và ô tô. Thành phố Brisbane tại Úc bị tấn công bởi mưa đá với những hạt to bằng quả bóng chày trong một cơn 'siêu bão' bất ngờ. Great Lakes bắt đầu đóng băng lại từ giữa tháng 11, chưa đầy 4 tháng sau khi tan băng từ mùa đông năm trước. Ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất Nhật Bản phun trào, cùng núi lửa Colima ở Mexico và Pavlof ở Alaska. Mỗi cái phun lên cột tro bụi cao hàng kilomét trong khi dòng dung nham từ núi lửa Kilauea của Hawaii và Đảo Lửa của Cape Verde thiêu hủy nhà cửa.

Rồi có nhiều UFO xuất hiện trên bầu trời Paris và Iran, hàng đàn cá voi nước sâu đi vào vùng nước nông và bùng phát lốc xoáy ở Địa Trung Hải... Có phải thế giới đã hóa điên chăng? Đây là những 'Dấu Hiệu Thời Đại' trong tháng 11 năm 2014.



Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Nga tiếp tục thành công bất chấp vòng vây của phương Tây

Tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan
Tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan

Nguồn: Báo Đất Việt

Chính sách bao vây của phương Tây không phải là vấn đề với ngành công nghiệp quốc phòng Nga, bởi Moskva vẫn liên tiếp thành công khi vòng vây ngày càng chặt.

Vũ khí cực khủng

Theo nguồn tin từ Lực lượng tên lửa chiến lược Nga ngày 25/12 cho biết, Moskva sẽ triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng triển khai dưới hầm mang tên Sarmat tại khu vực Orenburg và vùng lãnh thổ Krasnoyarsk.

"Theo kế hoạch của chúng tôi, mọi thứ đã được quyết định. Loại tên lửa hạng nặng mới này sẽ được triển khai tại Uzhur ở vùng lãnh thổ Krasnoyarsk (miền trung nước Nga) và tại làng Dombarovsky ở khu vực Oregnburg (ở miền nam)", Đại tướng Sergei Karakayev cho biết khi trả lời truyền thông Nga.

Hiện tại, các khu vực này đang được triển khai các đơn vị của lực lượng tên lửa chiến lược, được trang bị các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36M2 Voevoda (NATO và Mỹ gọi là SS-18 Satan). Làng Uzhur-4 ở khu vực Krasnoyarsk là sở chỉ huy của sư đoàn tên lửa số 62 và sư đoàn tên lửa số 13-I được đặt tại thành phố Clear ở khu vực Orenburg.

Theo những thông tin ít ỏi về loại tên lửa này, hồi tháng 12/2013, tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cho biết tên lửa Sarmat dự kiến sẽ được trang bị các hệ thống đối phó điện tử tiên tiến, một hệ thống chỉ huy và kiểm soát phức hợp và có khả năng cơ động cao, cho phép nó thâm nhập được vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Sarmat có trọng lượng khoảng 100 tấn, có tầm bắn không dưới 5.500 km đang được Nga phát triển để thay thế dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan hiện đang được biên chế trong quân đội vào các năm 2018 đến 2020.

Tên lửa được mệnh danh là 'Quỷ Sa tăng' này có khả năng thâm nhập vào bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa và trở thành một trong những vũ khí huyền thoại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ưu điểm chính của SS-18 Satan là nó có trọng lượng khủng khiếp lên tới 211 tấn, có thể mang theo đầu đạn nặng tới gần 9 tấn. Đầu đạn này nặng hơn 2 lần so với tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất của Mỹ. Không những thế, nó còn có tầm bắn vô địch 16.000km.

Tuy nhiên, SS-18 Satan có nhược điểm là nó chỉ được phóng đi từ bệ phóng cố định. Trong thời đại hiện nay, yếu tố này làm giảm khả năng sống sót của hệ thống tên lửa.

Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu xã hội và chính trị Vladimir Yevseyev cho biết: 'Thời kỳ của tên lửa hạng nặng đã đi qua. Bây giờ chúng ta cần phải phát triển các tên lửa mới với khối lượng nhỏ hơn và do đó khối lượng đầu đạn hạt nhân cũng sẽ nhỏ hơn'.

Đó chính là lý do Voyevoda sẽ được thay thế bằng một hệ thống tên lửa đạn đạo siêu việt mới mang tên Sarmat.



Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Nga đề xuất xem xét vụ đánh bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là tội ác chống nhân loại

Đánh bom nguyên tử Nhật Bản

Nguồn: Tiếng nói Nước Nga

Trước ngưỡng kỷ niệm mốc 70 năm kết thúc Thế chiến II, Chủ tịch Duma Quốc gia kiêm Chủ tịch Hội Lịch sử Nga Sergei Naryshkin đề nghị thảo luận về những vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) hồi tháng Tám năm 1945 từ quan điểm luật pháp quốc tế.

Chính trị gia gọi các vụ ném bom nguyên tử xuống các thành phố Nhật Bản là không gì có thể biện mình từ góc độ quân sự, bởi chiến thắng trước bọn quân phiệt Nhật Bản đã được đảm bảo chủ yếu nhờ việc Hồng quân Liên Xô đã đánh tan đội quân Quan Đông. Ông Sergei Naryshkin nhấn mạnh rằng hành động này của người Mỹ mang tính chất ghê rợn mà kết quả là hàng trăm nghìn dân thường thiệt mạng. Trên thực tế, ông gọi sự kiện này là tội ác chống nhân loại mà không được hưởng qui chế thời hiệu.

Theo quan điểm của ông Valery Kistanov lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản trong Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), sáng kiến của chính khách kiêm sử gia Nga khá thú vị.

“Như có thể thấy rõ, tuyên bố này của ông Naryshkin gắn với thực tế rằng phương Tây đã phát động chiến dịch rầm rộ để trước ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắn sẽ xét lại kết quả của Thế chiến II, các diễn biến cũng như sự kiện then chốt của cuộc đại chiến thế giới này. Nga phản đối mưu toan hạ thấp vai trò của Liên Xô trong chiến tranh cũng như trong chiến thắng trước phát-xit Đức và quân phiệt Nhật Bản”.

Trả lời cho câu hỏi, sáng kiến của ông Naryshkin có thể nhận phản hồi như thế nào ở Nhật Bản, chuyên viên Valery Kistanov nói rằng điều đó khó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào đó đối với quan hệ Nga-Nhật, mặc dù người Nhật Bản rất đau đớn khi động tới vấn đề vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki trước đây.

“Dù bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, dù mối quan hệ Nhật-Mỹ được củng cố đến đâu chăng nữa, trong những người Nhật thì Hiroshima và Nagasaki vẫn luôn là vết thương không liền miệng, bởi đó là hành động cực kỳ dã man, vô nhân tính chưa từng có trong lịch sử. Cầu Trời để điều đó không bao giờ tái diễn một lần nữa. Và, tất nhiên, lời kêu gọi của ông Naryshkin sẽ có tiếng vang trong xã hội Nhật và có lẽ người Nhật sẽ đánh giá sáng kiến này một cách tích cực. Nhưng những gì là biểu hiện gần như - khó nói, vì các giới chính quyền ở Nhật Bản không quan tâm để nâng cao vấn đề tội lỗi của Mỹ và trách nhiệm lịch sử đối với cái chết của hàng trăm ngàn người trong những vụ đánh bom. Việc là ở chỗ Nhật Bản từ lâu đã chọn đường lối hợp tác lâu dài với Mỹ, vì thế sẽ không có phản ứng chính thức của chính giới Nhật Bản mà họ sẽ tiếp nối chính sách giữ im lặng về đối tượng đã gây ra tội ác dã man này”.

Tất nhiên, sâu xa trong lòng người Mỹ có lẽ cũng cảm thấy tội lỗi. Nhưng mặt khác, dẫu Thị trưởng các thành phố Hiroshima và Nagasaki cố gắng để Tổng thống Mỹ đến với họ, điều đó vẫn không điễn ra. Mặc dù gần đây tân đại sứ của Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy đã đến Hiroshima và tham dự lễ tưởng niệm. Nhưng nói chung, người Mỹ cho rằng vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là hợp lý, và chẳng cần ăn năn làm gì. Đó là đặc tính tâm lý của người Mỹ - dù họ làm gì chăng nữa họ luôn cho rằng làm như vậy là đúng đắn, và họ chẳng bao giờ thừa nhận sai lầm của mình, - chuyên viên Valery Kistanov kết luận.

Nhận xét:

Đây chỉ là một trong nhiều "tác phẩm" của Hoa Kỳ trong Thế kỷ Hoa Kỳ vừa qua. Dù lâu nay họ núp dưới bóng dân chủ và nhân quyền nhưng sự thật là Hoa Kỳ là một đế chế và các đế chế luôn luôn được xây dựng trên xương máu của hàng triệu, triệu người dân thường vô tội. Gần đây sự tàn ác và đạo đức giả của chính quyền Mỹ đã lên đến mức nhiều người trong công chúng cũng không thể không nhận thấy được nữa.

Xem thêm: Tại sao tôi xấu hổ là một công dân Hoa Kỳ



Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Việt Nam sắp tham gia khu vực thương mại tự do với Liên minh Hải quan

Lễ ký kết đàm phán Khu vực tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan

Nguồn: Tiếng nói Nước Nga

Ba nước thành viên Liên minh Hải quan - Nga, Belarus, Kazakhstan - và Việt Nam vừa kết thúc cuộc đàm phán về dự thảo thỏa thuận thành lập Khu vực thương mại tự do.

Xin nhắc lại rằng, Việt Nam đã hướng tới Liên minh Hải quan đề nghị thành lập khu vực thương mại tự do chung. Các cuộc tham vấn đã kéo dài mấy năm, nhóm chuyên gia của hai nước đã nghiên cứu tính khả thi của việc thành lập một khu vực như vậy và đã đi đến kết luận rằng, nhờ khu vực thương mại tự do, đến năm 2020, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa ba nước thành viên Liên minh Hải quan và Việt Nam có thể tăng gấp mấy lần so với mức hiện nay. Các nước Liên minh Hải quan có thể mở rộng đáng kể sự hỗ trợ cho Việt Nam để nước này thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc thành lập cơ sở năng lượng, cơ sở hạ tầng, trong ngành giao thông, trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Khu vực thương mại tự do là hình thức mới về nguyên tắc của hội nhập quốc tế, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng, mở rộng và tăng cường quan hệ đầu tư. Trong khu vực thương mại tự do, các bên được dành ưu đãi thuế quan, giảm sự chậm trễ và chi phí của lưu thông hàng hóa, giảm thiểu thủ tục giấy tờ mà bây giờ gây trở ngại cho sự hợp tác kinh tế và thương mại.Và qua đó tạo cơ hội cho sự cạnh tranh tự do trên thị trường hàng hóa và dịch vụ.

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã lưu ý đến tính cấp bách của dự án này, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với thương mại và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan: “Tôi nghĩ rằng, sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan sẽ thay đổi đáng kể. Góp phần vào điều đó là thực tế rằng, các nền kinh tế của chúng tôi bổ sung cho nhau, không cạnh tranh với nhau. Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành công nghiệp nhẹ, trong ngành đánh bắt cá, trong lĩnh vực nông nghiệp. Các nước thuộc Liên minh Hải quan phát triển thành công công nghiệp nặng và công nghệ cao. Hiệp định về Khu vực thương mại tự do sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng, giáo dục và khoa học, cũng như công nghệ cao”.

Không có chế độ vạn năng cho các khu vực thương mại tự do. Đó là chủ đề cuộc đàm phán giữa các bên hữu quan. Trong hai năm qua, các nước thuộc Liên minh Hải quan và Việt Nam đã tiến hành cuộc đàm phán về nội dung này. Đúng như dự định, cuộc đàm phán đã kết thúc vào giữa tháng mười hai này. Cố vấn của Bộ phát triển kinh tế Nga Yulia Shestopyorova cho biết: “Cuộc đàm phán đã tiến hành khá thành công. Bây giờ chỉ còn lại số lượng tối thiểu các vấn đề kỹ thuật chưa được thỏa thuận. Trong khi đó, cả hai bên đều chủ trương giải quyết những vấn đề đó trong mấy tháng đầu năm 2015, để trong năm tới có thể ký kết thỏa thuận”.

Trong số các vấn đề chưa được giải quyết là điều kiện tự do hóa thuế quan. Đó là biểu thuế xuất khẩu theo danh mục nhóm hàng mà thuế giảm đi và nhóm hàng không chịu thuế. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với khu vực thương mại tự do tương lai. Bởi vì việc giảm thuế hoặc áp dụng mức thuế “0” sẽ dẫn đến giảm chi phí và giá thành hàng hóa. Cố vấn của Bộ phát triển kinh tế Nga Yulia Shestopyorova nói tiếp:

“Như vậy có nghĩa là, đối với hàng hóa Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn so với các sản phẩm tương tự từ các nước khác không tham gia khu vực thương mại tự do. Kết quả là, Việt Nam sẽ có thể tăng xuất khẩu sang Liên minh Hải quan, cạnh tranh thành công với các đối thủ nước ngoài không có lợi thế như vậy”.

Theo đại diện của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, hiện nay chưa thể nói lên ngày tháng cụ thể trong năm 2015 khi Liên minh Hải quan và Việt Nam sẽ ký kết hiệp định về thành lập khu vực thương mại tự do. Bà Shestopyorova cho rằng, có lẽ sự kiện này sẽ diễn ra vào cuối quý đầu hoặc vào đầu quý thứ hai.

Nhận xét: Sẽ là rất tốt cho Việt Nam khi hiệp định này được ký kết. Trên thực tế, Việt Nam càng tránh xa con tàu đang chìm là mô hình kinh tế bóc lột dựa vào đồng đôla Mỹ của phương Tây bao nhiều thì càng tốt bấy nhiêu. Tương lai của Việt Nam gắn liền với khối liên minh Á-Âu dẫn đầu bởi Nga và Trung Quốc.



Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Bậc thầy trong tình yêu hay khoa học của hạnh phúc đến trọn đời

Hôn nhân

Tác giả: Emily Esfahani Smith
Nguồn: The Atlantic
Dịch bởi Dấu hiệu Thời đại

Mỗi ngày trong tháng sáu, mùa cưới trong năm ở nước Mỹ, khoảng 13.000 cặp vợ chồng sẽ nói lời cam kết cho một cuộc hôn nhân đến trọn đời, một mối quan hệ đầy tình bạn, niềm vui và tình yêu sẽ theo họ đến tận ngày cuối cùng trên trái đất này.

Dĩ nhiên, ngoại trừ việc là nó không diễn ra như vậy với hầu hết mọi người. Đa số các cuộc hôn nhân thất bại, hoặc kết thúc bằng ly dị hay ly thân, hay biến thành mối quan hệ đầy cay đắng và khủng hoảng. Trong số những người kết hôn, chỉ có 3 trong số 10 người giữ được cuộc hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc, như nhà tâm lý học Ty Tashiro chỉ ra trong cuốn Khoa học của Hạnh phúc đến Trọn đời (The Science of Happily Ever After) xuất bản vào đầu năm nay.

Các nhà khoa học xã hội bắt đầu nghiên cứu hôn nhân bằng cách quan sát chúng lần đầu tiên trong những năm 70 để tìm giải pháp cho một cuộc khủng hoảng: Các cặp vợ chồng ly dị với tỷ lệ chưa từng có. Lo ngại về ảnh hưởng của những vụ ly hôn này lên con cái trong gia đình, các nhà tâm lý học quyết định tung lưới lên các đôi vợ chồng, lôi họ vào phòng thí nghiệm để quan sát và xác định xem thành phần của mối quan hệ lành mạnh, lâu bền là gì. Có phải mỗi gia đình bất hạnh đều bất hạnh theo cách riêng của họ như Tolstoy từng tuyên bố, hay những cuộc hôn nhân đau khổ đều có chung một yếu tố độc hại nào đó?

Nhà tâm lý học John Gottman là một trong những nhà nghiên cứu đó. Trong bốn thập kỷ qua, ông đã nghiên cứu hàng ngàn cặp vợ chồng trong công cuộc tìm kiếm cái gì khiến các mối quan hệ thành công. Gần đây tôi có cơ hội phỏng vấn Gottman và vợ ông Julie, cũng là một nhà tâm lý học, ở thành phố New York. Hai chuyên gia nổi tiếng về hôn nhân này cùng nhau quản lý Học viện Gottman, nơi họ giúp các đôi vợ chồng xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh và yêu thương dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học.

John Gottman bắt đầu thu thập những phát hiện quan trọng nhất của ông vào năm 1986 khi ông thành lập “Phòng Thí nghiệm Tình yêu” với đồng nghiệp Robert Levenson tại trường Đại học Washington. Gottman và Levenson đưa các cặp mới cưới vào phòng thí nghiệm và quan sát họ tương tác với nhau. Cùng một đội ngũ các nhà nghiên cứu, họ nối những người tình nguyện vào các cực điện và đề nghị họ nói về mối quan hệ của mình, như là họ đã gặp nhau thế nào, một xung đột lớn mà họ đối mặt cùng nhau, một kỷ niệm tốt lành mà họ có. Trong khi họ nói, các cực điện đo lưu lượng máu, nhịp tim và lượng mồ hôi tiết ra. Rồi những nhà nghiên cứu cho các đôi đi về và hẹn gặp họ lại sáu năm sau để xem họ còn sống với nhau không.

Từ dữ liệu thu thập được, Gottman chia các cặp vợ chồng thành hai nhóm chính: nhóm bậc thầy và nhóm sa lầy. Nhóm bậc thầy vẫn sống hạnh phúc với nhau sau sáu năm. Nhóm sa lầy hoặc đã chia tay, hoặc thường xuyên không hạnh phúc trong hôn nhân của họ. Khi những nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập được, họ thấy sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm bậc thầy và nhóm sa lầy. Nhóm sa lầy trông có vẻ bình tĩnh trong cuộc phỏng vấn, nhưng các thông số sinh lý của họ, đo bởi những điện cực, kể một câu chuyện khác hẳn. Nhịp tim của họ nhanh, các tuyến mồ hôi hoạt động và lưu lượng máu chảy nhanh. Theo dõi hàng ngàn cặp vợ chồng theo thời gian, Gottman thấy rằng các thông số sinh lý của những cặp vợ chồng càng cao trong phòng thí nghiệm bao nhiêu thì mối quan hệ của họ xấu đi nhanh bấy nhiêu theo thời gian.



Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Phương Tây nên nhìn lại mình trước khi dạy dỗ người khác

Tổng thổng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Nguồn: VnMedia

Tổng thổng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mới đây đã thẳng thừng nói với Liên minh Châu Âu (EU) rằng EU không có quyền dạy dỗ ai về nền dân chủ và rằng liên minh này nên “soi gương lại chính mình”. Phát biểu này đã phơi bày rõ mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ đang là ứng cử viên sáng giá để gia nhập vào liên minh phương Tây này.

Thổ Nhĩ Kỳ và EU đang rơi vào một cuộc đối đầu cay đắng liên quan đến vụ bắt giữ các nhân vật truyền thông đối lập. EU hồi cuối tuần vừa rồi đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữa các phóng viên và nhân viên truyền hình có liên quan đến giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen ở Mỹ. Vụ việc này đang làm dấy lên sự nghi ngờ về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập vào liên minh gồm 28 thành viên này.

Trước đó, hồi đầu tuần, Tổng thống Erdogan đã khiến giới chức EU choáng váng và kinh ngạc khi nói rằng Brussels “hãy lo việc của mình đi” đồng thời ám chỉ rằng ông này không có ý định tránh đối đầu với EU.

"Họ nói họ sẽ dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ một bài học dân chủ. Hãy mang những rắc rối của các bạn đến đây để Thổ Nhĩ Kỳ có thể dạy cho các bạn một bài học về dân chủ", ông Erdogan đã nói như vậy trong một bài phát biểu ở thành phố Konya.

Gay gắt và thẳng thừng hơn, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, Brussels “hãy tự soi gương nhìn lại chính mình" trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến Ai Cập và Syria. Ông Erdogan tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ là “người gác cổng” của Liên minh Châu Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán để gia nhập Liên minh Châu Âu kể từ năm 2005. Tuy nhiên, tiến trình này đang bị cản trở bởi cuộc tranh chấp liên quan đến đảo Cyprus và một số nước EU phản đối Ankara trở thành thành viên của liên minh vì cho rằng nước này thiếu dân chủ.

Dù đang ngấp nghé một chân vào Liên minh Châu Âu (EU) nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại đi ngược lại chính sách của EU khi thắt chặt quan hệ với Nga. Điều đáng nói là Nga vừa tung ra một “đòn đau” với nhiều nước EU khi đột ngột tuyên bố huỷ bỏ dự án Dòng chảy Phương Nam và thay vào đó là một dự án khí đốt đầy tiềm năng với Thổ Nhĩ Kỳ.



Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Tại sao tôi xấu hổ là một công dân Hoa Kỳ

Nữ thần Tự do xấu hổ

Tác giả: Dave Lindendorf
Nguồn: CounterPunch
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Tôi sẽ nói điều này: Tôi xấu hổ là một công dân Mỹ. Điều này không dễ dàng, bởi vì đã sống ở nước ngoài và chứng kiến những chỗ khá tồi tệ trong cuộc đời mình, tôi biết rằng đất nước này có nhiều điều vĩ đại, nhiều con người vĩ đại sống ở đó. Nhưng gần đây tôi đã đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ đang là một quốc gia méo mó và bệnh hoạn, nơi mà cái xấu vượt xa cái tốt.

Tôi có thể nhớ những lần đầu tiên có cảm giác ghê tởm đối với đất nước của tôi. Lần đầu là khi tôi nhận ra, ở cái tuổi 17 tuổi nhạy cảm, sự tàn bạo mà Hoa Kỳ đang gây ra đối với những người dân Việt Nam nhân danh tôi – cưỡng hiếp, giết hại, phá hủy làng mạc của nông dân, ném bom na-pam xuống trẻ em ở miền Nam, và ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam (bao gồm cả đê điều, trường học và bệnh viện). Sau đó tôi thấy kinh hoàng và ghê tởm khi được biết một cách muộn màng rằng Hoa Kỳ đã dồn những người bản địa, người Mỹ gốc Nhật và người Nhật định cư hợp pháp vào trại tập trung trong thế chiến thứ hai, và chính quyền quốc gia đã đồng lõa với đám phát xít da trắng quỷ quyệt ở California trong việc tước đoạt trang trại, nhà cửa và công việc của những người bị giam giữ đó.

Nhưng những tội ác đó, mặc dù kinh khủng, vẫn chưa là gì so với những thứ mà tôi thấy đất nước này đang làm hiện nay.

Cho phép tôi liệt kê một số cách mà đất nước này làm tôi ghê tởm:

1. Nó không phải chỉ là lần công bố mới nhất bản báo cáo được sửa chữa rất nhiều về chương trình tra tấn có chủ ý của chính quyền Bush/Cheney, khởi sự vào năm 2001 sau sự kiện 11 tháng 9 và kéo dài trong nhiều năm không chỉ đối với những người bị coi là khủng bố mà còn cả đối với những người được biết là hoàn toàn vô tội. Nó là ở chỗ không có gì đã được thực hiện, hay có vẻ như sẽ được thực hiện, để trừng phạt những kẻ cho phép và ủng hộ cho các tội ác chiến tranh cũng như tội ác chống nhân loại đó. Và không chỉ có vậy mà còn quá nhiều người Mỹ đồng bào với tôi đồng tình với điều đó. Ngay cả trên truyền thông, bao gồm cả trên NPR, tôi nghe thấy các phóng viên nói rằng một trong số “các câu hỏi” về chương trình tra tấn của chính quyền là nó “có hiệu quả” hay không đối với việc thu thập thông tin về hoạt động khủng bố. Bất kể tra tấn có hiệu quả hay không, Hoa Kỳ và các quốc gia còn lại của thế giới đã ký một hiệp định sau Thế Chiến thứ II nói rằng tra tấn là một hành vi tội phạm (hình phạt bao gồm cả tử hình theo luật pháp quốc tế!). Đó là sự che đậy hay thất bại trong việc trừng phạt tội ác tra tấn.

2. Cảnh sát ở Hoa Kỳ đã bị quân sự hóa về cả phương diện vật chất lẫn huấn luyện và sự tự nhận thức, khiến họ giờ đây trở thành một dạng quân đội xâm lược hơn là “viên chức hòa bình” (một khái niệm lỗi thời mà bạn không bao giờ còn nghe ai sử dụng nữa). Hết lần này đến lần khác chúng ta chứng kiến cảnh sát hung hăng sử dụng vũ lực, trong đó có cả vũ lực chết người, trong các tình huống cần đến sự bình tĩnh và hiểu biết. Điều kinh tởm nhất đối với tôi là chứng kiến một xe cảnh sát ở Cleverland lao thẳng lên bãi cỏ tới ban công trong một sân chơi, nơi có cậu bé 12 tuổi Tamir Rice đang ngồi, một mình, chơi với khẩu súng đồ chơi. Trong vòng chưa tới hai giây, một cảnh sát bước ra khỏi xe và bắn cậu bé tử thương vào bụng. Hoàn toàn không có lý do gì cho vụ xử tử này. Không có ai quanh đó bị đe dọa bởi cậu bé. Cảnh sát lẽ ra phải dừng xe ở khoảng cách an toàn, đánh giá tình hình, sau đó kêu gọi Rice rời khỏi ban công và buông súng, ngay cả nếu họ sợ rằng đó là khẩu súng thật. Hoặc là họ lẽ ra phải ra lệnh cho cậu bé ngồi yên và buông súng, và sau đó nếu cậu bé không làm theo, họ phải chờ tăng cường lực lượng, trong đó có người được đào tạo trong việc đàm phán. Trái lại, họ chỉ lao thẳng xe tới đó như trong tình huống giải cứu con tin và hạ gục cậu bé. Sau đó họ không làm gì để giúp cậu bé. Ugh! Và rồi không có làn sóng phẫn nộ phổ biến nào về vụ sát hại tàn bạo đó của cảnh sát.



Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Cuộc chiến tranh tuyên truyền và kinh tế của Hoa Kỳ chống lại Nga

Chiến tranh Nga Mỹ
Nga muốn chiến tranh. Hãy xem họ đặt đất nước của họ gần các căn cứ quân sự Mỹ đến mức nào!

Tác giả: Diana Johnstone
Nguồn: CounterPunch
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Hơn một năm qua, Hoa Kỳ đã triển khai kịch bản được thiết kế để (1) tái lập sự kiểm soát của Hoa Kỳ đối với Châu Âu bằng cách ngăn chặn Châu Âu giao thương với Nga, (2) làm phá sản Nga, (3) lật đổ Vladimir Putin và thay thế ông ta bằng một tay sai của Hoa Kỳ, giống như kẻ say sưa Boris Yeltsin trước đây.

Những ngày qua đã cho thấy rất rõ sự xảo trá kinh tế trong cuộc chiến của Hoa Kỳ chống lại Nga.

Tất cả bắt đầu ở hội nghị quốc tế cấp cao quan trọng về tương lai của Ukraina được tổ chức ở Yalta vào tháng 12 năm 2013, tại đó chủ đề chính là cuộc cách mạng khí đá phiến mà Hoa Kỳ hy vọng có thể sử dụng để làm suy yếu Nga. Cựu bộ trưởng năng lượng Hoa Kỳ Bill Richardson ở đó để đưa ra lời chào mời, được Bill và Hillary Clinton hoan nghênh. Washington hy vọng sử dụng kỹ thuật fracking để tạo ra nguồn năng lượng thay thế cho khí đốt tự nhiên, loại Nga ra khỏi thị trường. Lời chào mời đó với châu Âu cũng giống như là treo đầu dê bán thịt chó vậy.

Nhưng cú lừa đó không thể hoàn thành dựa trên nguyên tắc “thị trường” bất khả xâm phạm, do fracking tốn kém hơn việc chiết xuất khí đốt của Nga nhiều. Một cuộc khủng hoảng lớn trở nên cần thiết để bóp méo thị trường bằng sức ép chính trị. Với cuộc đảo chính ngày 22 tháng 2, do Victoria Nuland dàn xếp, Hoa Kỳ trên thực tế đã giành quyền kiểm soát Ukraina, đưa tay chân “Yats” (Arseniy Yatsenyuk) lên nắm quyền, người này ủng hộ việc gia nhập NATO. Mối đe dọa trực tiếp đối với căn cứ hải quân của Nga ở Crimea đã dẫn tới cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập một cách hòa bình bán đảo trong lịch sử vốn dĩ của Nga trở lại Nga. Nhưng dàn đồng ca của Hoa Kỳ lên án việc sáp nhập hòa bình bán đảo Crimea là “cuộc xâm lược quân sự của Nga”. Động thái phòng vệ đó được NATO loan báo là bằng chứng của việc Putin có ý đồ xâm lược các quốc gia láng giềng của Nga ở Đông Âu bất kể lý do.

Cùng lúc đó, cuộc xâm lược kinh tế của Hoa Kỳ lặng lẽ triển khai.

Ukraina là một trong những nguồn dự trữ khí đá phiến lớn nhất ở Châu Âu. Giống như các quốc gia Châu Âu khác, người Ukraina đã biểu tình chống lại các tác động tổn hại môi trường của việc fracking trên quê hương của họ, nhưng không giống các quốc gia khác, Ukraina không có luật cấm. Chevron đã tham gia.

Vào tháng 5 vừa qua, R. Hunter Biden, con trai của phó tổng thống Hoa Kỳ, trở thành thành viên trong ban giám đốc của Burisma Holdings, nhà cung cấp khí đốt tư nhân lớn nhất của Ukraina. Biden trẻ chịu trách nhiệm về bộ phận pháp lý của Holdings và đóng góp vào “sự mở rộng quốc tế” của công ty.

Ukraina có đất canh tác màu mỡ cùng dự trữ dầu đá phiến. Người khổng lồ nông nghiệp Cargill của Hoa Kỳ đã đặc biệt tích cực ở Ukraina, đầu tư vào kho chứa ngũ cốc, thức ăn gia súc, nhà cung cấp trứng và hãng kinh doanh nông nghiệp chủ chốt, Ukr Land Farming, cũng như cảng tại Novorossiysk ở Biển Đen. Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Ukraina cũng rất tích cực với sự có mặt của Monsanto, John Deere, nhà chế tạo nông cụ CNH Industrial, DuPont Pioneer, Eli Lilly & Company. Monsanto dự định xây dựng một “nhà máy hạt giống ngũ cốc không biến đổi gen” trị giá 140 triệu dollar ở Ukraina, rõ ràng là nhắm tới thị trường e ngại hạt giống biến đổi gen (GMO) của Châu Âu. Trong bài phát biểu tại hội nghị của Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Ukraina do Chevron tài trợ một năm trước đây, Victoria Nuland đề cập tới việc Hoa Kỳ đã chi 5 tỷ dollar trong hai mươi năm qua để giành được Ukraina.



Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Sự thật đằng sau cuộc chiến tranh chống khủng bố

Trẻ em sợ hãi
Trẻ em khiếp sợ - người lớn khiếp sợ. Mồi ngon cho những kẻ thái nhân cách.

Tác giả: Harrison Koehli
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu hiệu thời đại

Quan hệ giữa người với người chứa đầy sự sợ hãi. Rất thường xuyên, quá trình này bắt đầu từ mối quan hệ đầu tiên với cha mẹ chúng ta. Quá vị kỷ để nhận ra những gì đứa trẻ thực sự cần ở mình, nhiều bậc cha mẹ phản bội sự yếu ớt và phụ thuộc của chính đứa con họ - nhu cầu cần được sự thoải mái, an ninh, tin tưởng và sự chấp nhận đầy thương yêu của những người gần gũi nhất với nó. Sau khi bỏ lỡ các giai đoạn phát triển quan trọng này, đứa trẻ, bây giờ đã trở thành cha (hoặc mẹ), có thể lại cảm thấy bị đe dọa bởi nhu cầu tình cảm của đứa con mình và trở nên phụ thuộc vào con cái và vợ mình để nhận được những gì anh ta chưa bao giờ được nhận. Chu kỳ ác nghiệt này cứ tiếp tục, và các đứa con của anh ta lại học cách kiềm chế nhu cầu, chối bỏ cảm xúc và sống như những cái gương trống rỗng phản xạ lại nhu cầu tình cảm của cha chúng. Khi một đứa trẻ phải đáp ứng nhu cầu tình cảm của cha mẹ nó chứ không phải ngược lại, quan hệ cha mẹ - con cái bị đảo ngược. Stephanie Donaldson-Pressman và Robert Pressman gọi đây là “cơ chế gia đình vị kỷ”, và các vấn đề nó gây ra có liên quan trực tiếp đến những vấn đề địa chính trị to lớn mà thế giới đang đối mặt với.

Những đứa trẻ như vậy, cũng như cha mẹ chúng, tìm kiếm một nguồn an ủi, một cảm giác an tâm, nhưng không biết phải tìm ở chỗ nào và phải tìm cái gì, họ thường tìm ở những chỗ sai: con cái họ, người yêu của họ, công việc của họ, hay một số lý tưởng tôn giáo hay chính trị. Mặc dù họ chối bỏ nó nhưng họ bị thúc đẩy bởi chính nỗi sợ mà họ trải qua khi còn bé - sợ phải ở một mình, bị lạc lõng, không được đảm bảo, không được yêu thương, bị bối rối, bị bỏ rơi. Họ tìm sự trú ẩn khỏi nỗi đau ở những cánh tay vỗ về ôm ấp, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thế nhưng, theo một cách nào đó, các thứ đó vẫn không cảm thấy trọn vẹn, như sự “an toàn” của một con tàu đang chìm hay sự “vững chãi” của một tòa lâu đài xây trên cát. Không muốn buông bỏ để lại phải đối mặt với nỗi đau ấy, họ củng cố sự phòng vệ, để mang lại cho tinh thần rời rạc của họ một cảm giác an toàn. Nhưng sự che đậy như vậy được xây dựng trên và phụ thuộc vào sự dối trá hay những thứ mà họ chỉ thấy lờ mờ qua tấm kính của cảm xúc bị chối bỏ và bóp méo. Chúng ta có thể phủ nhận chúng ta đang có mối quan hệ với một kẻ thái nhân cách, một kẻ mà, bất chấp sự lạm dụng và tra tấn về mặt tinh thần mà hắn áp đặt lên chúng ta, cho chúng ta một cảm giác an tâm và ổn định trong cuộc sống. Hoặc chúng ta có thể chối bỏ sự phản bội của chúng ta đối với nhu cầu tình cảm của những người chúng ta yêu thương: đứa con mà chúng ta mắng mỏ và làm biến dạng theo những lý tưởng méo mó của chúng ta hay người yêu mà chúng ta đòi hỏi phải là một hình mẫu nào đó mà họ không phải.

Tôi thấy cực kỳ thú vị làm sao các động thái tinh thần trong một con người lại phản ánh những ảo tưởng diễn ra với số đông tốt đến vậy. Cũng như việc chúng ta tập trung sức mạnh tinh thần để cố bám lấy sự cân bằng mà chúng ta đang sợ mất đến tuyệt vọng, chúng ta tập trung quân đội để bảo vệ chúng ta khỏi kẻ thù không tồn tại, che đậy đi những vấn đề bên trong nước còn lớn hơn nhiều những vấn đề ở “ngoài kia”. Làm thế nào nó lại thành như vậy? Cho đến giờ, trong loạt bài này, tôi đã mô tả kẻ thái nhân cách - những cá nhân không có lương tâm, không có khả năng hối hận, và thèm khát quyền lực - và sự thâm nhập của chúng vào doanh nghiệp và chính trị - hai trung tâm quyền lực trong thế giới hiện đại.

Thao túng cảm xúc của công chúng, đặc biệt là sự sợ hãi, là cách hoạt động của chúng. Người ta thường nói rằng các chính trị gia lợi dụng sự sợ hãi, nhưng điều mà câu nói hiển nhiên này không mang lại là sự hiểu biết chính xác cái gì thúc đẩy chúng làm vậy, tại sao chúng lại làm giỏi như vậy và mức độ mà chúng sẽ thực hiện. Kẻ thái nhân cách rất hiểu hành vi con người, thường là tốt hơn cả chúng ta hiểu chính bản thân mình. Trong bài viết trước, tôi đã trích một kẻ thái nhân cách được chẩn đoán, Sam Vaknin, mô tả cách hắn sử dụng sự lăng mạ và bạo lực tinh thần để đánh quỵ các nạn nhân của hắn. Đấy chỉ là một ví dụ về kiến thức tâm lý đặc biệt mà kẻ thái nhân cách sở hữu, trau dồi sau cả một đời quan sát và tương tác với “bọn kia”, những người bình thường mà các phản ứng tình cảm của họ trông thật xa lạ, hài hước và nực cười đối với chúng. Khi kiến thức đặc biệt này được đưa lên tầm cỡ toàn cầu, bạn sẽ có địa chính trị cùng tất cả các chiến dịch tuyên truyền và những lời dối trá đi kèm với nó.



Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Cảnh sát giết người ở Hoa Kỳ - Vấn đề giai cấp

Tác giả: Joseph Kishore
Nguồn: World Socialist Web Site
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Một lần nữa, viên chức cảnh sát lại thoát khỏi truy tố sau khi giết hại thường dân không vũ trang trên đường phố Hoa Kỳ.

Quyết định của hội thẩm đoàn công tố Staten Island không truy tố viên cảnh sát Pantaleo của thành phố New York về tội siết cổ chết Eric Garner vào tháng 7, là một trò hề tư pháp, diễn ra chỉ hai tuần sau thất bại tương tự trong việc truy tố viên cảnh sát đã bắn Michael Brown ở Ferguson, Missouri.

Theo một nghĩa nào đó, việc miễn tội cho Pantaleo thậm chí còn xuất sắc hơn việc không truy tố Darren Wilson. Garner bị xét hỏi về việc bán thuốc lá không rõ nguồn gốc. Anh ta bị quật ngã ra mặt đất chẳng vì bất cứ lý do gì, bị siết cổ với một đòn khóa đã bị sở cảnh sát cấm từ lâu và bị ghìm xuống mặt đất khi anh ta kêu la không ngừng rằng anh ta không thể thở được. Sau khi anh ta bất tỉnh, cảnh sát đứng xung quanh 7 phút trước khi thực hiện sơ cứu.

Toàn bộ sự cố được ghi hình lại, và được hàng triệu người khắp thế giới xem. Nhân viên khám nghiệm pháp y của thành phố kết luận đó là hành vi giết người. Mặc dù vậy, không có phiên tòa, không có cơ hội nào để quan tòa làm sáng tỏ vụ án này và đưa ra sự trừng phạt theo luật pháp. Thay vào đó, giống như ở Ferguson, một hội thẩm đoàn công tố, trong một quá trình bí mật, do một công tố viên có quan hệ gần gũi với cảnh sát dẫn dắt, đã quyết định không truy tố.

Quyết định của hội thẩm đoàn công tố trong vụ án Garner đã gây ra một làn sóng phẫn nộ khắp đất nước. Hàng ngàn người đã đổ ra đường phố trong một cuộc biểu tình giận dữ ngẫu hứng, phong tỏa đường cao tốc và tràn ngập các đường phố ở thành phố New York, Chicago và các thành phố khác của Hoa Kỳ.

Hàng triệu người đang tự hỏi: Nếu một sĩ quan cảnh sát có thể siết cổ chết một người không có vũ khí, với toàn bộ sự kiện đã được ghi hình lại, mà vẫn thoát khỏi bị truy tố; còn có điều gì không được phép? Sự giận dữ là hoàn toàn chính đáng. Song sự giận dữ cần được dẫn dắt bởi hiểu biết chính trị rõ ràng.



Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Suy nghĩ tích cực không phải lúc nào cũng tốt cho bạn

Lạc quan và bi quan
Ly rượu vẫn còn một nửa hay ly rượu đã hết một nửa?

Tác giả: Tiến sĩ Adam Grant
Nguồn: Psychology Today
Nguồn dịch: Tâm Lý Học Tội Phạm

Nếu bạn muốn đạt được một mục tiêu lớn, cách suy nghĩ thông thường nói rằng hãy suy nghĩ tích cực. Tưởng tượng bản thân bạn có một bài thuyết trình tuyệt vời và hấp thu năng lượng của khán giả. Hình dung về một cuộc phỏng vấn xin việc lý tưởng, và tưởng tượng bản thân bạn đang trên 9 tầng mây khi bạn được nhận. Dù những chiến lược đó nghe có vẻ lôi cuốn, hóa ra chúng thường phản tác dụng. Nhiều người trong chúng ta thành công hơn khi chúng ta tập trung vào những lý do khiến chúng ta có thể thất bại.

Trong một loạt nghiên cứu thông minh, các nhà tâm lý Julie Norem và Nancy Cantor đã so sánh những ‘người lạc quan chiến lược’ và ‘những người bi quan tự vệ’. Nếu bạn là một người lạc quan chiến lược, bạn tưởng tượng về kết quả tốt nhất có khả năng xảy ra và sau đó hăm hở lập kế hoạch để thực hiện nó. Nếu bạn là một người bi quan tự vệ, ngay cả nếu bạn từng thành công trong quá khứ, bạn biết lần này có thể khác. Bạn bắt đầu tượng tượng về tất cả những việc có thể bất ổn. Điều gì xảy ra nếu tôi làm đổ café lên người phỏng vấn? Điều gì xảy ra nếu tôi vô tình có bài thuyết trình bằng tiếng nước ngoài? Điều gì xảy ra nếu tôi quên tên của mình?

Hầu hết mọi người giả định rằng những người lạc quan chiến lược thì làm tốt hơn những người bi quan tự vệ, vì họ thu được lợi ích từ sự tự tin và những kỳ vọng cao. Norem và Cantor phát hiện thấy những người bi quan tự vệ thì có nhiều lo lắng hơn và đặt ra kì vọng thấp hơn cho bản thân họ trong những nhiệm vụ phân tích, phát biểu và sáng tạo. Nhưng họ không hề thực hiện kém hơn.

“Lúc đầu, tôi không biết làm thế nào mà những người đó có thể làm rất tốt mặc cho sự bi quan của họ”, Norem viết trong cuốn The Positive Power of Negative Thinking (Sức mạnh Tích cực của Suy nghĩ Tiêu cực). “Chẳng bao lâu, tôi bắt đầu nhận ra họ đã làm tốt chính sự bi quan của họ…suy nghĩ tiêu cực biến lo lắng thành hành động.” Bằng cách tưởng tượng về những cảnh tồi tệ nhất, những người bi quan tự vệ thúc đẩy bản thân họ chuẩn bị nhiều hơn và cố gắng hơn.

Những người lạc quan chiến lược và những người bi quan tự vệ thành công dưới những hoàn cảnh khác nhau. Nếu bạn là một người bi quan tự vệ hoặc bạn đang cố gắng để thúc đẩy một người bi quan tự vệ, các chiến lược được chứng minh là có hiệu quả thường trái ngược với những gì bạn mong đợi.



Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Ferguson chỉ là phần nổi của tảng băng ngầm trong nền "dân chủ" Hoa Kỳ

Cảnh sát đàn áp người biểu tình ở Ferguson
Cảnh sát đàn áp người biểu tình ở Ferguson

Nguồn: Tiếng nói Nước Nga

Các sự kiện dẫn đến cuộc khủng hoảng Ferguson chỉ là phần nổi của tảng băng ngầm.

Các chuyên gia cho rằng đây là tín hiệu của toàn bộ các vấn đề mang tính hệ thống đã dần dần tích lũy trong xã hội Mỹ.

Bạo động ở thành phố Mỹ Ferguson, bang Missouri, bắt đầu ngày 25 tháng Mười Một. Nguyên nhân bùng phát bất bình này là quyết định của tòa bồi thẩm bác bỏ việc truy tố cảnh sát Darren Wilson, người đã bắn thiếu niên da đen Michael Brown hồi tháng Tám. Nhưng lần này câu chuyện không chỉ hạn chế bằng một Ferguson mà thôi. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã được tổ chức tại 37 bang và các thành phố lớn của Mỹ như New York, Chicago, Philadelphia, Atlanta.

Cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã chín muồi từ lâu. Vì vậy, một sự kiện tương đối nhỏ (so với một nước lớn như Mỹ) cũng đủ thành chất xúc tác cho cả một quá trình đã âm ỉ nhen nhóm trong xã hội. Rõ ràng là vấn đề bất bình đẳng chủng tộc ở Mỹ là rất sắc nét. Điều này cho thấy rằng Hoa Kỳ, được cho là đất nước hòa bình và dân chủ trên thế giới, đã không thể đối phó với những vấn đề riêng của họ ở trong nước. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nhận xét:

“Những người dân Mỹ cố gắng thể hiện quan điểm công dân của mình đang phải đối phó với sự đáp trả gay gắt từ phía cảnh sát. Sự phẫn nộ rộng rãi của quần chúng nhân dân và phản ứng không cân xứng của các cơ quan thực thi pháp luật tái khẳng định một lần nữa rằng đây không phải là một trường hợp riêng lẻ, mà là lỗ hổng hệ thống của nền dân chủ Mỹ, không thể vượt qua được sự chia rẽ sắc tộc sâu sắc, sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng.”

Tổng thống Mỹ buộc phải thừa nhận rằng vấn đề không chỉ là một Ferguson, mà là toàn bộ nước Mỹ. Theo ông Barack Obama, "vụ này một lần nữa cho thấy sự mất lòng tin vào các lực lượng pháp luật và trật tự là mối đe dọa nghiêm trọng cho xã hội dân sự của Hoa Kỳ."

Có nhiều khả năng, các cuộc bạo loạn chống chế độ ở Mỹ hiện nay sẽ bị đè bẹp một cách cứng rắn: những người biểu tình bị lực lượng cảnh sát đàn áp với đạn cao su và hơi cay. Nhưng điều đó không có khả năng giải quyết vấn đề thực tế, và chính phủ Hoa Kỳ rõ ràng là đã không đánh giá hết mối nguy cơ đe dọa này. Giám đốc Viện quốc tế các quốc gia mới nhất Alexei Martynov bình luận:

“Hệ thống Hoa Kỳ được thiết kế bằng cách mà khi các tình huống tương tự xảy ra trong nước, chính phủ không có kịch bản nào khác ngoài sự đàn áp tàn bạo. Điều đó có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ rất nghiêm trọng trên khắp nước Mỹ, thậm chí có thể khiến Tổng thống Obama buộc phải sớm từ chức.”

Hiện tại, bất chấp các vụ bắt giữ hàng loạt, bất chấp vòi rồng và đạn cao su, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Và, rõ ràng, chính phủ không dễ giải quyết vụ rắc rối này. Hơn nữa, Washington không chỉ gặp khó khăn với người dân trong nước, mà cả trong quan hệ với châu Âu, Nga và toàn thế giới.

Nhận xét: Cuộc khủng hoảng ở Ferguson chỉ là triệu chứng bên ngoài của căn bệnh bên trong: Đó là Hoa Kỳ đã trở thành một nhà nước cảnh sát phục vụ cho những kẻ thái nhân cách cầm quyền. Bất cứ tính chất dân chủ nào, nếu đã từng có, đã hoàn toàn biến mất kể từ sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.



Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Kẻ thái nhân cách chính trị

Benjamin Netanyahu, kẻ thái nhân cách chính trị
Benjamin Netanyahu, kẻ thái nhân cách chính trị

Tác giả: Harrison Koehli
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu hiệu thời đại

Trước khi nghiên cứu về kẻ thái nhân cách doanh nghiệp, Paul Babiak và các đồng nghiệp đặt ra nhiều câu hỏi cần trả lời. Những câu hỏi đó đều có thể áp dụng tương đương cho kẻ thái nhân cách chính trị và có thể được viết lại như sau:

  • Làm thế nào kẻ thái nhân cách có thể vượt qua các ứng cử viên khác và đạt được thành công trong chính trị?

  • Tại sao kẻ thái nhân cách muốn làm chính trị?

  • Kẻ thái nhân cách có thể hoạt động thành công trong môi trường như vậy trong bao lâu?

Jim Kouri, người làm trong Đội Chống Ma túy Quốc gia, đã huấn luyện cảnh sát và nhân viên an ninh trên khắp nước Mỹ, và hiện đang là phó chủ tịch thứ năm của Hiệp hội Cảnh sát trưởng Quốc gia, trả lời câu hỏi thứ nhất trong một bài xã luận trên examiner.com:

Rất đơn giản, những kẻ giết người hàng loạt và nhiều chính trị gia chuyên nghiệp bắt chước những gì họ tin là phản ứng thích hợp cho các tình huống mà họ đang đối mặt với như buồn bã, đồng cảm, thông cảm và những phản ứng khác của con người với kích thích từ bên ngoài... Nếu kẻ tội phạm là thái nhân cách, chúng có thể tấn công, hãm hiếp và giết người mà không quan tâm đến hậu quả về mặt pháp lý, đạo đức hay xã hội. Điều này cho phép chúng làm những gì chúng muốn, bất cứ lúc nào chúng muốn. Trớ trêu thay, những đặc điểm này cũng tồn tại ở những cá nhân bị thu hút tới các vị trí quyền lực cao trong xã hội, bao gồm cả các chính trị gia.

Chính trị là một thế giới tàn nhẫn. Chính trị gia không những phải tương đối mặt dày để đối phó với các cuộc tấn công vào nhân cách của họ, họ còn phải có khả năng trả đòn. Những kẻ thái nhân cách nói dối một cách dễ dàng. Chúng không có chút bận tâm gì về đạo đức khi cần bôi nhọ người khác, hứa suông, tự quảng cáo một cách vô liêm sỉ, hay sử dụng bất cứ thủ đoạn tàn nhẫn nào khác để đạt được mục đích. Những phẩm chất này mang lại cho chúng lợi thế hơn hẳn các đối thủ trung thực (và thường là ngây thơ) hơn.

Chính trị không khác mấy so với những trò lừa đảo khác. Ví dụ trong một vụ lừa đảo, kẻ lừa đảo thường nhắm đến các thành viên của một nhóm xác định, có thể là tôn giáo, chủng tộc hay tuổi tác. Bất kể có là thành viên của nhóm ấy không, hắn vẫn làm bộ như đại diện cho cả nhóm.

Tương tự, kẻ thái nhân cách chính trị cũng làm bộ đại diện cho một đảng phái nào đó, đặc biệt là trong các chính phủ dân chủ. Việc sử dụng mặt nạ đảng phái là phổ biến đến mức có thể nói đó là cách hoạt động chính của chúng.

Nhưng từ đầu tại sao kẻ thái nhân cách lại muốn đi vào con đường chính trị? Đơn giản chỉ cần đặt câu hỏi, “Ai là cá nhân quyền lực nhất trên thế giới?”, và nhiều người sẽ trả lời: “Tổng thống”. Kẻ thái nhân cách tìm kiếm những vị trí có quyền lực và ảnh hưởng lớn, và chính trị mang lại điều đó cộng với sự nổi tiếng, uy tín và nhiều bổng lộc khác. Nó cho phép chúng trèo lên những vị trí với quyền lực tối thượng đối với quân đội, nền kinh tế và cả dân tộc. Trong một thế giới nơi mà kẻ thái nhân cách bị xem là kinh tởm về mặt đạo đức và thường chỉ phù hợp trong giới tội phạm, chính trị cung cấp cơ hội cho chúng biến đổi thế giới để tạo ra một thế giới mới, nơi mà chúng được tự do khỏi những quy tắc đạo đức và pháp lý vô lý (đối với chúng) của xã hội.



Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Tại sao mọi người tin những chuyện bịa đặt và tám cách để thay đổi nó

Thông tin sai lệch

Tác giả: Tiến sĩ Jeremy Dean
Nguồn: PsyBlog
Nguồn dịch: Tâm lý học tội phạm blog

Một số người tin đủ thứ kỳ quặc, ví dụ như...

... không, thực ra có một lý do tâm lý rất xác đáng khiến tôi không lặp lại những thứ đó ở đây.

Tôi chỉ muốn nói rằng một số người tin những điều rất kỳ lạ. Và một trong những lý do khiến mọi người chấp nhận những ý tưởng kỳ quặc là vì nó được lặp lại, ngay cả khi chỉ để phản bác chúng.

Vậy tất cả những thông tin sai đến từ đâu, tại sao mọi người tin nó và làm thế nào những người biết thông tin đúng có thể thay đổi niềm tin của họ?

(Bài này dựa theo một bài viết tuyệt vời của giáo sư Stephan Lewandowsky và cộng sự).

Thông tin sai đến từ

1. Những tin đồn và câu chuyện bịa đặt

Con người ưa thích những câu chuyện giật gân, gây xúc động mạnh. Họ thích truyền bá những câu chuyện làm người nghe rất hạnh phúc, ghê tởm, phẫn nộ hoặc sợ hãi: bất kỳ điều gì gây ra phản ứng cảm xúc mạnh mẽ.

Những câu chuyện trung tính, có thể có nhiều khả năng là sự thật, nhưng nhàm chán hơn, và do đó nhận được ít sự chú ý.

Kỳ lạ hơn, nghiên cứu cho thấy mọi người tin vào những điều rõ ràng là bịa đặt mà họ từng đọc trong tiểu thuyết. Điều này đúng ngay cả khi:

  • Chúng rõ ràng là tiểu thuyết bịa đặt,

  • và khi họ được cho biết rằng cuốn tiểu thuyết bịa đặt đó chứa những thông tin sai,

  • và khi sự thật được biết tương đối rộng rãi.

Điều này có thể một phần vì sự phòng vệ của mọi người có xu hướng trở nên thấp hơn khi họ tiêu thụ các sản phẩm giải trí phổ biến.

2. Những nhà chính trị

Hầu hết chúng ta đều biết rằng các chính trị gia sẽ nói bất kỳ điều gì để được bầu, nhưng chúng ta có thể phân biệt được giữa sự thật và những lời nói dối mà họ nói không?

Các nghiên cứu phát hiện thấy, trong thực tế, mọi người rất khó để biết được sự khác nhau. Có vẻ như việc biết các chính trị gia nói dối không ngăn được mọi người tin vào những lời dối trá đó.