Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Vắc-xin và hội chứng đột tử trẻ sơ sinh

Tác giả: Neil Z. Miller
Nguồn: Natural News

Có 130 nguyên nhân tử vong chính thức cho một đứa trẻ sơ sinh. Những nguyên nhân tử vong này được phê chuẩn bởi Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được công bố trong Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD). Khi một đứa trẻ chết, bác sĩ hoặc nhân viên điều tra phải chọn một trong số 130 nguyên nhân đó.

Những nguyên nhân tử vong chính thức được liệt kê trong bảng phân loại ICD bao gồm gần như tất cả mọi khả năng có thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, không hề có phân loại cho những cái chết vì vắc-xin. Đây là điều kỳ lạ vì chính quyền liên bang Mỹ biết rõ rằng vắc-xin có khả năng gây tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn cho một số trẻ em. Đó chính là lý do Quốc hội Mỹ áp dụng thuế “tử vong và tàn tật” lên tất cả vắc-xin trẻ em khi Đạo luật Quốc gia về Thương tật Vắc-xin ở Trẻ em được thông qua năm 1986 (Công luật số 99-660) và thành lập nên Chương trình Quốc gia Bồi thường Thương tật Vắc-xin (VICP).

Nhiều bậc phụ huynh không biết rằng khi họ mua vắc-xin cho con cái họ, chi phí đó bao gồm cả thuế và số tiền thuế đó đi vào một quỹ đặc biệt dành để bồi thường nếu con cái họ bị chết hoặc thương tật bởi vắc-xin. Tính đến ngày 1/11/2013, hơn 2,5 tỷ đô-la đã được chi để bồi thường cho hàng ngàn cái chết hoặc thương tật gây ra bởi vắc-xin. Rất nhiều trường hợp vẫn đang chờ giải quyết. Tiền bồi thường được chi cho những thương tật vĩnh viễn như khuyết tật trí não, động kinh, tê liệt, và nhiều trường hợp tử vong, bao gồm cả những ca lúc đầu bị phân loại sai là do hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS).

Do tử vong vì vắc-xin được chính thức công nhận bởi chính quyền liên bang nhưng lại không hề có phân loại chính thức cho tử vong vì vắc-xin trong ICD, hai câu hỏi quan trọng cần được đặt ra:

  1. Có phải một số trong 130 nguyên nhân tử vong chính thức ở trẻ sơ sinh thực chất là liên quan đến vắc-xin?
  2. Có phải một số ca tử vong liên quan đến vắc-xin bị giấu đi trong số liệu thống kê?

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS)

Trước khi tiêm chủng trẻ em được phổ biến rộng rãi, những ca tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh hiếm đến mức nó không được nhắc đến trong các số liệu thống kê. Ở Mỹ, chiến dịch tiêm chủng toàn quốc được bắt đầu trong thập kỷ 1960 khi mà một loạt vắc-xin được đưa vào diện bắt buộc và quảng bá rầm rộ. Lần đầu tiên trong lịch sử, hầu hết trẻ sơ sinh ở Mỹ bị bắt buộc phải tiêm chủng nhiều lần các vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi. Đến năm 1969, những con số thống kê đáng báo động về những cái chết đột ngột không giải thích được ở trẻ sơ sinh buộc các nhà nghiên cứu phải đặt ra một thuật ngữ y học mới - hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS). Đến năm 1972, SIDS đã trở thành nguyên nhân hàng đầu của tử vong trẻ em sau khi sinh (từ 28 ngày cho đến một tuổi) ở Mỹ. Năm 1973, Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia, điều hành bởi Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), đặt ra một phân loại nguyên nhân tử vong mới để thống kê những cái chết do SIDS.

SIDS được định nghĩa là cái chết đột ngột và bất ngờ của trẻ sơ sinh mà vẫn không giải thích được sau khi đã điều tra kỹ lưỡng, bao gồm cả khám nghiệm tử thi và xem xét lịch sử lâm sàng. Mặc dù không có triệu chứng cụ thể liên quan đến SIDS, khám nghiệm tử thi thường cho thấy tắc nghẽn và phù phổi cùng viêm hệ thống hô hấp.

Năm 1984, Quốc hội tổ chức một phiên điều trần về an toàn vắc-xin. Mối nghi ngờ về sự liên quan giữa vắc-xin và hội chứng đột tử được thảo luận. Dưới đây là đoạn trích từ lời khai của một người bà đau khổ bị mất đứa cháu trước Ủy ban Quốc hội về Lao động và Nhân lực:

Tên tôi là Donna Gary. Tôi là một cử tri trong vùng của thượng nghị sĩ Kennedy từ bang Massachusetts. Gia đình chúng tôi lẽ ra tổ chức sinh nhật đầu tiên cho đứa cháu gái đầu của chúng tôi vào tháng trước. Thay vào đó, chúng tôi sẽ làm ngày giỗ đầu cho nó vào cuối tháng này.

Cháu gái tôi, Lee Ann, vừa được 8 tuần tuổi khi mẹ nó đưa nó đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Dĩ nhiên, buổi kiểm tra bao gồm cả tiêm một mũi DPT (vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván) và uống vắc-xin bại liệt. Trong suốt cuộc đời 8 tuần của mình, đứa bé đáng yêu và cực kỳ năng động này chưa bao giờ có tiếng thét lạnh gáy như nó hét lên lúc bị tiêm. Và mẹ nó cũng chưa bao giờ thấy nó ưỡn cứng người lại như vậy khi nó hét lên. Lúc đó không gì có thể làm cháu nó nguôi ngoai được. Ngay đến bố của Lee Ann cũng không thể hiểu được tiếng thét không điển hình ấy của cháu.

Bốn giờ sau, Lee Ann đã chết. “Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh,” bác sĩ nói – “SIDS.”

“Liệu nó có liên quan đến mũi vắc-xin không?” bố mẹ nó hỏi.

“Không.”

“Nhưng nó vừa mới được tiêm DPT chiều nay. Liệu có thể có một mối liên quan nào đó không?”

“Không, không liên quan chút nào,” bác sĩ phòng cấp cứu khẳng định.

Tôi và chồng tôi vội vào viện buổi sáng hôm sau để nói chuyện với bác sĩ khám nghiệm tử thi. Chúng tôi muốn chắc rằng ông được thông báo về việc có mũi tiêm DPT một thời gian ngắn trước cái chết của cháu gái tôi - phòng trường hợp có dấu hiệu gì đó ông có thể lưu ý để khẳng định mối liên hệ này. Người ta nói ông ấy bận. Chúng tôi đợi hai tiếng rưỡi đồng hồ. Cuối cùng chúng tôi gặp một bác sĩ khác sau khi buổi khám nghiệm tử thi đã kết thúc. Ông ấy nói nguyên nhân là SIDS.

Trong vài tháng trước khi Lee Ann ra đời, tôi thường nói chuyện với một người bạn về đứa cháu của bà ấy. Nó lớn hơn Lee Ann một tuổi rưỡi. Trong lần tiêm DPT đầu tiên, nó ngất đi đến 15 phút, người lạnh toát, ngay trong phòng khám nhi.

“Phản ứng bình thường ở một số trẻ em,” bác sĩ nhi khoa trấn an. Bố mẹ nó rất sợ, nhưng họ biết họ may mắn có được một vị bác sĩ tốt. Họ tin tưởng quyết định của ông ta. Đến lịch tiêm lần thứ hai, họ hỏi “Ông có chắc là không sao không? Nó có thực sự cần thiết không?” Vị bác sĩ một lần nữa trấn an họ. Ông ta nói với họ cảm giác khủng khiếp mà ông đã trải qua khi một bệnh nhân sơ sinh của ông bị cơn ho gà cấp tính và qua đời. Họ tiêm mũi DPT lần thứ hai. Đứa bé bị liệt não và trở thành người thực vật vĩnh viễn.

Tuần vừa qua tôi có cơ hội đọc qua biên bản nhiều phiên điều trần trước của Ủy ban này. Tôi mất hết tinh thần khi biết rằng những câu chuyện như của tôi đã diễn ra nhiều năm trời, và không có một biện pháp nào được thực hiện, một điều đối với tôi dường như quá hiển nhiên và cần thiết, để ngăn chặn việc giết hại thêm nhiều đứa trẻ nữa, và để bù đắp tài chính cho những đứa trẻ đã chết hoặc bị tàn phế suốt đời. Những con số thống kê về phản ứng bất lợi với vắc-xin của chúng ta chính xác đến đâu khi  người ta đã và vẫn nói với các bậc cha mẹ có con bị chết hoặc tàn phế: “Không liên quan gì đến tiêm chủng, không chút liên quan nào”?

Rồi còn người mẹ với đứa con trai bốn tuổi bị liệt não mà tôi gần đây nói chuyện với? Trong cả ba lần tiêm DPT, con bà lên cơn co giật ngay trước mặt bác sĩ nhi. “Không có liên quan gì,” vị bác sĩ mỗi lần đều trấn an như vậy.

Tôi cũng đã nói chuyện với một người cha ở gần nhà tôi. Con trai ông chết lúc 9 tuổi, vài tháng trước cái chết của cháu gái tôi. Nó chết vào ngày sau ngày tiêm chủng DPT. “SIDS” là nguyên nhân tử vong được ghi lại.

Liệu những số liệu thống kê mà giới y học vẫn thích trích dẫn để nói rằng “Không có liên hệ gì,” có chính xác không, hay là chúng dựa trên những chẩn đoán sai lầm hay việc lưu trữ dữ liệu kém cỏi? Những biện pháp nào đang được thực hiện để có được vắc-xin an toàn hơn? Ai là người giám sát? Có phải vẫn là những bác sĩ và những nhà khoa học làm việc giám sát trong quá khứ không? Công chúng phải đợi bao lâu nữa? Trách nhiệm của các bác sĩ và bệnh viện đến đâu trong việc thông báo cho bệnh nhân về những phản ứng có thể? Và làm cách nào để xác định những đứa trẻ nào không dùng được vắc-xin trước khi chúng bị thương tổn - hoặc chết?

Hôm nay là Ngày Quốc gia Cầu nguyện. Lời cầu nguyện của tôi là ủy ban này đóng vai trò chủ đạo để làm những gì cần làm - và làm nhanh lên. Cầu cho không còn một năm nào trôi qua với nhiều trẻ em bị ảnh hưởng hay chết nữa, tất cả chỉ vì những người có thể nhìn ra vấn đề từ chối không chịu làm điều đó.

Ngủ trở lại

Trong suốt những năm 1980, số trẻ em bị hội chứng đột tử tiếp tục tăng vọt. Mối lo ngại của các bậc cha mẹ về mối liên quan rõ ràng giữa vắc-xin trẻ em và SIDS đạt đến đỉnh điểm. Nhiều cha mẹ sợ cho con họ tiêm chủng. Các nhà chức trách tìm cách trấn an các bậc cha mẹ và tuyên bố rằng những trường hợp đột tử ngay sau tiêm chủng chỉ là ngẫu nhiên.

Năm 1992, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) nghĩ ra một cách để giảm tỷ lệ SIDS đang cao đến mức không thể chấp được đồng thời trấn an các bậc cha mẹ đang lo lắng rằng hội chứng đột tử trẻ em không liên quan đến vắc-xin. AAP khởi xướng một chiến dịch quốc gia “Ngủ trở lại”, với nội dung trẻ em nên đặt nằm ngửa, thay vì nằm sấp, trong khi ngủ.

Từ 1992 đến 2001, tỷ lệ SIDS sau sơ sinh giảm trung bình 8.6% mỗi năm. Có vẻ như chiến dịch “Ngủ trở lại” đã thành công và nguyên nhân thực sự của SIDS không phải do tiêm phòng mà là do trẻ em nằm sấp khi ngủ. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD) – 130 cách chính thức trẻ sơ sinh có thể chết - tiết lộ một lỗ hổng. Những người chứng nhận tử vong, như là bác sĩ khám nghiệm tử thi, có thể chọn một trong nhiều nguyên nhân khi một đứa trẻ sơ sinh chết đột ngột. Họ không cần phải chọn SIDS là nguyên nhân tử vong. Từ 1992 đến 2001, mặc dù tỷ lệ SIDS sau sơ sinh giảm trung bình 8.6% mỗi năm sau chiến dịch có vẻ như thành công “Ngủ trở lại” của AAP, tỷ lệ tử vong sau sơ sinh do “ngạt thở trên giường” (mã E913.0 trong bảng phân loại ICD-9) tăng 11.2% mỗi năm trong cùng thời gian này. Những cái chết đột ngột, không giải thích được của trẻ sơ sinh mà trước chiến dịch “Ngủ trở lại” được liệt kê là SIDS, bây giờ được liệt kê là chết do ngạt thở trên giường!

Tỷ lệ tử vong do “ngạt thở nguyên nhân khác” (mã E913.1 đến E913.9 trong bảng phân loại ICD-9), do “nguyên nhân không rõ hoặc không xác định” (mã 799.9 trong ICD-9), và do “ý định không rõ” (mã E980 đến E989 trong ICD-9) cũng đều tăng trong thời gian này. Ở Úc, một sự “phù phép” tương tự cũng diễn ra. Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi tỷ lệ SIDS giảm, tỷ lệ tử vong do ngạt thở tăng lên.

Từ 1999 đến 2001, số trường hợp tử vong ở Mỹ được liệt kê là “ngạt thở trên giường” và “không rõ nguyên nhân” tăng đáng kể. Mặc dù tỷ lệ SIDS sau sơ sinh tiếp tục giảm, tổng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh không thay đổi đáng kể. Trong một bài viết gần đây (tác giả Malloy và MacDonald) xuất bản trong tạp chí khoa học Nhi khoa, những nhà nghiên cứu SIDS đưa ra những quan sát sau:

Nếu chúng ta xem xét cả việc các nhân viên chứng nhận tử vong có xu hướng chuyển những trường hợp trước đây được liệt kê là SIDS thành “ngạt thở”, chúng ta có thể thấy những ca tử vong do ngạt thở hay không rõ nguyên nhân bằng khoảng 90% số lượng suy giảm ở những ca SIDS quan sát được từ 1999 đến 2001. Tổng hợp lại, tỷ lệ suy giảm trong SIDS là không đáng kể.

Những bằng chứng khác gắn SIDS với vắc-xin

Mặc dù một số nghiên cứu không tìm ra mối tương quan giữa SIDS và vắc-xin, có những bằng chứng khác cho thấy một số trẻ sơ sinh có nguy cơ bị SIDS cao hơn trong thời gian ngắn sau khi tiêm chủng. Ví dụ, ngay từ năm 1933, Tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ (JAMM) công bố một bài viết của Madsen tường thuật về cái chết đột ngột của hai đứa trẻ sơ sinh ngay sau khi tiêm phòng bệnh ho gà. Đứa đầu bị tím tái và co giật 30 phút sau khi tiêm phòng và qua đời đột ngột vài phút sau đó. Đứa thứ hai bị tím tái 2 giờ sau khi tiêm phòng và sau đó cũng đột ngột qua đời.

Năm 1946, Werne và Garrow đăng một bài viết trên JAMM tường thuật về cái chết đột ngột của một cặp song sinh 24 giờ sau khi tiêm phòng bệnh ho gà. Hai đứa trẻ này có những triệu chứng sốc suốt cả đêm trước khi qua đời.

Trong những năm 1960 và 1970, trẻ em thổ dân bắt đầu có những cái chết bí ẩn với tỷ lệ đáng kinh sợ. Ở một số vùng ở Úc, cứ hai đứa trẻ thì có một đứa qua đời không rõ nguyên nhân - một tỷ lệ tử vong 50%! Kalokerinos khám phá được bí ẩn này khi ông nhận ra rằng những cái chết đó xảy ra ngay sau khi những đứa trẻ bị tiêm chủng. Đây cũng là thời gian các quan chức ngành y tế khởi xướng chiến dịch tiêm chủng đại trà để “bảo vệ” trẻ em thổ dân; những cái chết của chúng trùng khớp với chiến dịch tiêm chủng. Kalokerinos nhận ra rằng những đứa trẻ này bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, bao gồm cả thiếu hụt vitamin C. Hệ thống miễn dịch kém phát triển của chúng không đủ khả năng xử lý lượng vắc-xin tiêm vào. Kalokerinos đã cứu được một số khỏi số phận tương tự bằng cách cho chúng dùng một lượng nhỏ vitamin C (100mg cho mỗi tháng tuổi) trước khi tiêm chủng.

Tại Nhật Bản, từ năm 1970 đến 1974, có 37 trường hợp đột tử trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng ho gà được ghi lại. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh và bác sĩ từ chối thực hiện tiêm chủng. Do vậy, năm 1975, nhà chức trách Nhật Bản tăng lứa tuổi bắt đầu tiêm chủng từ ba tháng lên hai tuổi. Kết quả là, số trường hợp yêu cầu bồi thường vì đột tử sau khi tiêm chủng giảm từ 37 ca trong 5 năm xuống còn 3 ca trong 6 năm tiếp theo (từ 1975 đến tháng 8 năm 1981). Tỷ lệ đột tử sau khi tiêm chủng giảm từ 1,47 ca xuống 0,15 ca cho mỗi triệu liều vắc-xin - cải thiện 90%. Thêm vào đó, từ đầu thập kỷ 1970 (thời gian mà trẻ em 3 tháng tuổi bắt đầu bị tiêm chủng) cho đến giữa thập kỷ 1980 (10 năm sau khi tuổi bắt đầu tiêm chủng được tăng lên thành 2 tuổi), tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh Nhật Bản (số ca tử vong cho mỗi 1000 trẻ em được sinh thành công) giảm mạnh từ 12,4 xuống 5 - giảm 60%!

Một đội ngũ các nhà nghiên cứu (Cherry và cộng sự) nghiên cứu các dữ liệu của Nhật Bản và công bố tóm tắt kết quả của họ trong tạp chí Nhi khoa, đã nhận xét như sau:

Điều đáng chú ý về đột tử trẻ sơ sinh là các trường hợp tử vong thuộc phân loại này gần như biến mất cho cả các loại vắc-xin toàn tế bào và vắc-xin vô bào khi độ tuổi tiêm chủng được tăng lên đến 24 tháng tuổi.

Họ còn viết thêm:

Rõ ràng là việc trì hoãn tiêm chủng cho đến khi đứa trẻ được 24 tháng tuổi, dù là loại vắc-xin nào chăng nữa, giảm thiểu hầu hết các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến vắc-xin.

Có những bằng chứng gần đây hơn cho thấy việc trì hoãn tiêm chủng cho đến khi đứa trẻ lớn hơn có thể giúp nó tránh khỏi những phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan đến vắc-xin, bao gồm cả đột tử. Ví dụ, tạp chí Con người và Độc chất học Thực nghiệm xuất bản một nghiên cứu bởi Goldman và Miller trong đó hai ông điều tra hơn 38.000 trường hợp liên quan đến trẻ sơ sinh được ghi lại tại Hệ thống Báo cáo Tác dụng phụ Liên quan đến Vắc-xin (VAERS). (Đây là chương trình giám sát an toàn vắc-xin bắt buộc cấp liên bang, có nhiệm vụ thu thập thông tin về các phản ứng phụ có thể của vắc-xin). Những trường hợp được ghi là “nhập viện” hay “tử vong” được đánh giá so sánh với tất cả những báo cáo khác, bao gồm cả những ca không nghiêm trọng. Tỷ lệ nhập viện của trẻ sơ sinh do tiêm chủng ngay sau khi sinh là 20,1%, một con số đáng kinh ngạc, nhưng nó giảm một cách đáng kể theo hàm tuyến tính xuống còn 10,7% cho những đứa trẻ tiêm chủng ngay trước ngày sinh nhật đầu tiên. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể ở những đứa trẻ tiêm chủng từ 6 tháng đến 1 tuổi so với những đứa trẻ tiêm chủng từ khi mới sinh đến 6 tháng tuổi.

Năm 1982, bác sĩ tiến sĩ William Torch, giám đốc trung tâm Thần kinh học Trẻ em, khoa Nhi, trường Y, đại học Nevada, trình bày một nghiên cứu tại Hội nghị Thường niên lần thứ 34 của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ. Nó cho thấy 2/3 số trẻ em chết vì SIDS đã bị tiêm vắc-xin DPT trước khi chết. Trong số này, 6,5% chết trong vòng 12 giờ sau khi tiêm chủng; 13% trong vòng 24 giờ, 26% trong vòng 3 ngày; 37%, 61% và 70% trong vòng 1, 2 và 3 tuần sau khi tiêm chủng. Torch cũng nhận thấy rằng những đứa trẻ không tiêm chủng chết vì SIDS chủ yếu vào mùa thu hoặc đông, trong khi những đứa trẻ có tiêm chủng chết vì SIDS từ 2 đến 4 tháng tuổi - lứa tuổi mũi tiêm DPT đầu tiên được thực hiện. Ông kết luận:

DPT có thể là một nguyên nhân chính chưa được nhận biết của các trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh, và những rủi ro của tiêm chủng có thể lớn hơn lợi ích tiềm năng của nó. Nghiên cứu này đã chỉ ra sự cần thiết phải đánh giá lại và có thể là sửa đổi hoạt động tiêm chủng hiện nay.

Năm 1983, tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Trẻ em đăng tải một nghiên cứu của Baraff và cộng sự trong đó họ phân tích 17 trường hợp trẻ sơ sinh chết đột ngột trong vòng 28 ngày kể từ ngày tiêm chủng và được phân loại là SIDS. Họ tính tần số dự kiến của số ca SIDS mỗi ngày và so sánh với số liệu đột tử trẻ sơ sinh thực sự của mỗi ngày trong 28 ngày kể từ ngày tiêm chủng. Con số tử vong thực sự trong tuần đầu tiên là cao hơn nhiều so với con số dự kiến (6,75 dự kiến và 17 thực sự xảy ra) - cao hơn 250%. Số tử vong cao hơn dự kiến xảy ra cao nhất là 24 giờ sau khi tiêm chủng (0,96 dự kiến và 6 thực sự xảy ra) - cao hơn số liệu thống kê dự kiến là 625%.

Năm 1987, tạp chí Y tế Cộng đồng Mỹ xuất bản một bài viết của Walker và cộng sự, một lần nữa xác nhận mối liên hệ rõ ràng giữa tiêm chủng và đột tử trẻ em. Tỷ lệ tử vong trẻ em trong vòng 3 ngày sau khi tiêm chủng DPT cao hơn bình thường 7 lần.

Năm 1991, Scheibner và Karlsson đưa ra bằng chứng mạnh mẽ về mối liên quan giữa tiêm chủng DPT và SIDS tại Hội nghị Tiêm chủng Quốc gia lần thứ hai ở Canberra, Úc. Họ đã làm ra một bộ vi xử lý tinh vi để đặt dưới nệm trẻ em và đo chính xác nhịp thở của chúng trước và sau khi tiêm chủng. Bộ vi xử lý cung cấp số liệu ra máy tính về nhịp thở trong đó thể hiện rõ những lúc trẻ ngừng thở hoặc thở nông một cách bất thường. Số liệu thu thập được cho thấy rõ ràng việc tiêm phòng ho gà dẫn đến sự gia tăng rất lớn của những giai đoạn ngừng thở hoặc gần như ngừng thở. Những giai đoạn tương tự cũng xuất hiện sau khi tiêm chủng DPT và tiếp tục hàng tháng trời sau đó. Tác giả chính của bài viết kết luận rằng “tiêm chủng là nguyên nhân phổ biến nhất và dễ ngăn ngừa nhất của tử vong ở trẻ sơ sinh.”

Năm 2006, Ottaviani và cộng sự công bố một bài viết trong Virchows Archiv (Tạp chí Bệnh lý học Châu Âu) trong đó họ phân tích trường hợp một trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi chết đột ngột không giải thích được sau khi tiêm 6 loại vắc-xin trong cùng một mũi tiêm. Sau khi mổ não và nghiên cứu hệ thống truyền dẫn tim mạch, các tác giả của nghiên cứu đã đưa ra nhận xét như sau: “Trường hợp này cung cấp những dữ liệu hiếm có về vai trò có thể của việc tiêm vắc-xin 6 trong 1 trong việc gây tử vong ở những trẻ sơ sinh thể trạng yếu.” Họ cũng lưu ý rằng “bất kỳ trường hợp đột tử nào xảy ra trong thời kỳ sơ sinh, đặc biệt là thời gian ngắn sau khi tiêm chủng, cũng nên thực hiện khám nghiệm tử thi, bao gồm cả khám nghiệm não,” nếu không thì mối liên quan giữa tiêm chủng và cái chết có thể không được phát hiện.

Cùng năm đó, một nhóm các nhà khoa học khác (Zinka và cộng sự) công bố một bài viết trong tạp chí Vắc-xin ghi lại sáu trường hợp SIDS xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm một loại vắc-xin 6 trong 1. Khi khám nghiệm tử thi, những trường hợp này cho thấy “những dấu hiệu bất thường ở não” trỏ đến mối liên quan giữa vắc-xin 6 trong 1 và hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.

Năm 2011, tạp chí Thống kê Y học xuất bản một bài viết của Kuhnert và cộng sự, nghiên cứu về mối liên quan giữa tiêm chủng vắc-xin nhiều liều và các ca tử vong. Các tác giả bài viết chỉ ra tỷ lệ đột tử tăng 16 lần sau khi tiêm mũi thứ tư của vắc-xin 5 trong 1 hoặc vắc-xin 6 trong 1.

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đưa con đi tiêm chủng không chút nghi ngại để rồi phải trải qua nỗi đau khổ mất con sau đó. Dưới đây là một cái chết không đáng xảy ra khác bị gắn nhãn là SIDS, do người mẹ đau khổ thuật lại:

Đứa con gái 2 tháng tuổi xinh đẹp của chúng tôi mới qua đời gần đây. Điều không bình thường là vào cái ngày cháu chết, tôi đã đưa cháu đến bệnh viện ở căn cứ quân đội để kiểm tra sức khỏe định kỳ lúc 2 tháng. Bác sĩ bảo tôi rằng sức khỏe của cháu là hoàn hảo. Rồi ông ấy nói rằng cháu cần tiêm chủng bốn mũi. “Bốn!?” tôi hỏi. Ông ta trấn an tôi rằng điều đó là hoàn toàn bình thường.

Tối hôm đó sau khi cho bú, tôi đặt cháu xuống ngủ. Chúng tôi kiểm tra lại 45 phút sau và phát hiện rằng cháu đã chết. Tôi nói với cảnh sát, bác sĩ khám nghiệm tử thi và nhân viên điều tra rằng tôi nghi ngờ nguyên nhân là những mũi vắc-xin vì trước đó cháu hoàn toàn bình thường. Nhưng ba tuần sau chúng tôi nhận được kết luận đó là SIDS. Cho đến ngày hôm nay, tôi tin rằng cái chết của cháu là do tiêm chủng. Không ai có thể lay chuyển được điều đó.

Thêm những cái chết do vắc-xin khác bị giấu đi trong những con số thống kê

“SIDS”, “ngạt thở trong giường” và tử vong do “nguyên nhân không xác định” chỉ là 3 trong số 130 phân loại nguyên nhân tử vong chính thức trong đó những cái chết do vắc-xin có thể ẩn dấu. Nhiều phân loại ICD khác cũng có thể như: bệnh virus không xác định, bệnh về máu, bệnh của hệ thần kinh, bệnh không xác định của hệ thống hô hấp, và hội chứng trẻ em bị lắc. Tất cả những phân loại chính thức này đều có thể là nơi mà những cái chết do vắc-xin được “phù phép” thành những ca tử vong bình thường.

Ví dụ, một vắc-xin chống virus tiêu chảy (Rotarix) được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) năm 2008. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu lâm sàng đánh giá độ an toàn của vắc-xin này, trẻ sơ sinh có tiêm chủng bị tử vong với một tỷ lệ cao hơn hẳn so với trẻ em không tiêm chủng - chủ yếu từ viêm phổi. (Một giải thích khả dĩ là việc nhiễm virus tiêu chảy trong tự nhiên có thể có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.) Mặc dù những cái chết này có vẻ có liên quan đến vắc-xin, chúng thường được phân loại là tử vong do viêm phổi.

Một số trường hợp tử vong của trẻ sơ sinh ngay sau khi tiêm chủng bị phân loại thành hội chứng trẻ em bị lắc. Xuất huyết võng mạc và dưới màng cứng có thể là kết quả của việc bị lắc mạnh bởi người lớn hoặc tổn hại bởi vắc-xin. Lời khai của các chuyên gia y tế đã minh oan cho nhiều bậc cha mẹ vô tội bị cáo buộc gây ra cái chết của con cái họ do lắc mạnh. Đấy chỉ là một ví dụ về việc nguyên nhân thực sự của tử vong trẻ sơ sinh có thể bị làm sai lệch hoặc che giấu đi trong bảng thống kê.

Việc phân loại lại các dữ liệu về nguyên nhân tử vong gây cho Cục Kiểm soát và Phòng bệnh Mỹ nhiều mối lo ngại “vì việc xác định và báo cáo không chính xác nguyên nhân tử vong sẽ làm giảm khả năng giám sát xu hướng bệnh tật trên toàn quốc, đánh giá các yếu tố nguy cơ và thiết kế, đánh giá các chương trình hành động mới để giảm thiểu những ca tử vong này.” Do vậy, việc phân loại nguyên nhân tử vong trong thực tế cần được giám sát để xem việc phân loại không chính xác những ca do vắc-xin xảy ra phổ biến đến mức nào. Quan trọng hơn nữa, các bậc cha mẹ cần được cảnh báo rằng mức độ an toàn của vắc-xin được thổi phồng lên rất nhiều khi mà những cái chết liên quan đến vắc-xin không được thống kê đầy đủ.

An toàn vắc-xin, quyền được biết đầy đủ thông tin và nhân quyền

Có 130 cách chính thức để một đứa trẻ sơ sinh có thể chết, và một cách không chính thức: do phản ứng với một hay nhiều loại vắc-xin. Khi những cái chết liên quan đến vắc-xin bị che giấu trong các bảng số liệu thống kê, các bậc cha mẹ không còn khả năng cân nhắc giữa lợi và hại trong việc tiêm chủng, và quyền được biết đầy đủ thông tin là không tồn tại. Khi họ bị áp lực phải tiêm chủng cho con cái họ mà không được nhận những con số thống kê chính xác về những cái chết liên quan đến vắc-xin, quyền con người của họ đã bị vi phạm. Các nhà chức trách y tế, các bác sĩ nhi khoa và cả ngành công nghiệp vắc-xin là đồng phạm khi mỗi đứa trẻ chết vì vắc-xin, ngay cả khi vắc-xin không được chính thức thừa nhận là nguyên nhân tử vong. Tìm biện pháp để tăng tính an toàn của vắc-xin, cung cấp thông tin đầy đủ cho các bậc cha mẹ, và đảm bảo quyền con người phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta.

Xem thêm:



1 nhận xét:

  1. Hiện nay mình cũng đang trong quá trình chăm con nên cũng thường xuyên cho con đi tiêm vắc-xin, tuy nhiên như trang web của bạn, người đi tiêm rất ít khi được biết thông tin về các loại vắc-xin này.. Rất cám ơn thông tin của bên bạn.

    ......................
    Kim Thanh
    tập cho trẻ ăn dặm đúng cách tốt nhất kiểu Nhật hoặc tap cho tre an dam dung cach tot nhat kieu Nhat

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.