Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Một người mẹ nghĩ gì khi con mình chết vì vắc-xin

Tác giả: Stephanie Messenger
Nguồn: Nature Matters!
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Một người mẹ nghĩ gì khi con mình chết vì vắc-xin và tất cả những gì cô nghe được từ các bác sĩ, chính phủ và phương tiện truyền thông là vắc-xin rất an toàn và hiệu quả?

Đây là câu chuyện của tôi...

Khi đó tôi không tin vào tiêm phòng cho lắm. Tôi không biết gì về nó, nhưng tôi vẫn làm. Bạn cũng sẽ làm thế phải không? Bạn làm những gì bác sĩ ở các phòng khám nhi, cha mẹ, bạn bè cùng các phương tiện truyền thông bảo bạn làm. Vâng, tôi đã làm điều đó mà không hỏi han hay suy nghĩ gì. Chỉ khoảnh khắc sau khi con trai tôi được tiêm chủng, nó đã gào lên. Nó tiếp tục như vậy gần như suốt cả ngày, và khi nó không gào thét thì nó khóc. Điều này là không bình thường vì con tôi vốn là đứa bé rất hạnh phúc, điềm tĩnh, biết lẫy lúc 8 tuần tuổi và luôn ô a khi nhìn thấy tôi. Các bác sĩ nói với tôi phản ứng ấy là “bình thường” và chỉ vài ngày là nó sẽ ổn thôi.

Sau ngày đầu tiên nó đã gần như hồi phục, chỉ còn có vẻ hơi bồn chồn, khó chịu. Trong những tuần tiếp theo, nó vẫn đạt các mốc phát triển và mọi thứ đều có vẻ bình thường.

Vào 4 tháng tuổi, tôi ngoan ngoãn đưa con tôi đi tiêm phòng lần tiếp theo. Lần này nó gào còn to hơn và tôi không thể dỗ được chút nào. Tôi cho bú thì nó nôn ra thành vòi và tiếp tục gào thét. Trước đó chưa bao giờ con tôi nôn cả, chưa bao giờ. Sau khi nó nôn 2 lần, tôi gọi bác sĩ và nói với bà ta những gì đã xảy ra. Bà ta bảo dừng cho bú và cho uống nước quả thôi. Nó uống được một chút nhưng vẫn nôn thường xuyên.

Ngày hôm sau tôi lại gọi bác sĩ và nói với bà ta tôi nghĩ vắc-xin là nguyên nhân. Bà ta nói “Không, đấy chỉ là tình cờ” nhưng cứ đưa nó lại vào, và tôi mang vào. Bà ta giới thiệu tôi đến một bác sĩ chuyên khoa. Trong vài ngày đợi gặp bác sĩ chuyên khoa sau đó, con tôi bắt đầu có những biểu hiện khác lạ. Nó bắt đầu ưỡn thẳng cứng đơ người lại, mắt trợn ngược và khóc ré lên vì đau đớn. Nó cũng bắt đầu rùng mình nhưng người lại không lạnh (về sau tôi biết được từ bác sĩ đó là những cơn co giật). Nôn mửa tiếp tục và cô y tá phòng khám thuyết phục tôi từ bỏ hoàn toàn việc cho bú. Con tôi cũng nôn ra cả sữa công thức nữa. Tôi sợ hãi vô cùng.

Trước khi tiêm chủng

Chúng tôi đến gặp bác sĩ chuyên khoa và ông ta lấy một ít máu để xét nghiệm, rồi chúng tôi phải đợi. Các triệu chứng của con tôi tiếp tục. Sau nhiều ngày, bác sĩ chuyên khoa thông báo là nó bị dị ứng với bột mì. Tôi liền dừng cho ăn bột ngũ cốc mà tôi bắt đầu cho nó ăn mấy tuần trước, nhưng các triệu chứng không có gì biến chuyển. (Về sau nghĩ lại, bột đó thực ra cũng chỉ là bột gạo).

Tôi quyết định đến một thành phố lớn để tìm kiếm thêm sự giúp đỡ. Khi vừa gặp bác sĩ, con tôi lập tức được nhập viện để làm một loạt xét nghiệm – nhiều trong số đó phải được thực hiện trong khi gây mê. Dĩ nhiên tôi phải ký chứng nhận rằng tôi đã được thông báo con tôi có thể chết trong khi gây mê. Không ai nói với tôi điều đó, nhưng tôi cứ ký mà không hiểu hết các thuật ngữ y khoa vì tôi cần con tôi khỏe lại và tôi tin tưởng họ biết những gì họ đang làm.

Đến lúc này đứa con trai nhỏ thân yêu của tôi đã sụt cân rất nhiều và tất cả những gì tôi làm (theo lời khuyên của các bác sĩ và phòng khám nhi) đều không có kết quả. Sau hàng tháng trời xét nghiệm trong bệnh viện (con tôi phải ở đó), chúng tôi được triệu tập đến một văn phòng để được thông báo rằng họ không biết tại sao tình trạng con tôi cứ xấu đi, nhưng họ ước tính nó sẽ qua đời sau vài tháng nữa.

Tôi nhớ là lúc đó tôi có nghĩ tất cả những điều này xảy ra hai lần, ngay sau khi tiêm chủng, nhưng tôi không nói gì vì tôi vẫn còn niềm tin vào bác sĩ. Mẹ tôi cũng ở đó và bà nói: “Tôi không thể tin các người đã dùng đứa bé này làm chuột thí nghiệm hàng tháng trời và bây giờ các người phủi tay như vậy.” Hai bác sĩ đứng tuổi rời khỏi phòng và mấy người trẻ hơn thế chỗ. Họ có một “vở” khác. Họ nói rằng đó có thể là một căn bệnh gọi là bệnh Alexander's. Họ nói nó là di truyền. Họ nói tiếp rằng tôi không nên có con nữa vì chúng có thể đều bị căn bệnh này.

Chị dâu tôi làm việc cho một bác sĩ nên tôi nhờ chị ấy tìm thêm thông tin về bệnh Alexander's. Chị ấy đưa tôi 3 trang thông tin trong đó có liệt kê các triệu chứng. Đứa nhỏ của tôi có 2 trong số các triệu chứng đó – nôn thành vòi và co giật. (Về sau tôi biết rằng nhiều bệnh khác cũng có hai triệu chứng đó.)

Sau khi tiêm chủng

Chẳng bao lâu sau đó tôi đưa con tôi về nhà chờ chết.

Tôi vẫn còn nhớ rõ quãng thời gian đó. Bạn không nhận thấy mọi thứ thay đổi đến thế nào khi bạn tiếp xúc với ai đó hàng ngày. Tôi đi ra chợ và mọi người nhìn con tôi rồi nhìn nhanh ra chỗ khác. Tôi còn nhớ đi vào hàng thịt để mua những thứ tôi cần. Bác hàng thịt từ chối không nhận tiền của tôi trong khi ông cứ nhìn chăm chăm vào con trai tôi. Tôi không hiểu chuyện gì cả. Chắc chỉ là một số người cư xử khác lạ, tôi nghĩ vậy. Tôi không nhận ra con tôi trông ốm yếu đến thế nào – như những đứa trẻ chết đói từ các nước châu Phi mà bây giờ chúng ta thường thấy trên TV.

Con trai thân yêu của tôi không còn lẫy hay ô a gì nữa. Trên thực tế, nó chẳng còn làm gì cả. Khi đó nó hơn một tuổi và không tăng trưởng chút nào trong 4 tháng trời, kể từ lần tiêm chủng cuối. Trên thực tế, nó thụt lùi trở về như lúc mới sinh, mặc dù giờ đây nó có chiều dài của đứa một tuổi. Tôi mang nó trong một cái địu vải trước ngực, sát trái tim tôi, và chờ đến ngày nó rời bỏ tôi mãi mãi.

Đến khi máu ứa ra khỏi miệng con trai tôi thì tôi hầu như không ngủ nữa để tôi có thể trông nó. Nó lại được đưa vào viện lần nữa và qua đời vài tuần sau đó.

Tiêm chủng đã giết con tôi. Tôi không nghi ngờ gì về điều đó. Nếu nó bò xuống dưới bồn rửa bát và uống cùng một thứ hỗn hợp độc hại đầy kim loại nặng, phoóc môn, protein ngoại lai, nhiều loại virus và một loạt chất độc khác, phòng cấp cứu sẽ gọi đó là ca ngộ độc. Nhưng vì hỗn hợp ấy được tiêm thẳng vào cơ thể nó, người ta gọi đấy là “chuyện tình cờ”! Nực cười là từ đó tới giờ tôi đã gặp nhiều bậc cha mẹ với những câu chuyện tương tự.

Bà thím tôi làm tại khoa nhi của một bệnh viện lớn. Bà nói thẳng với tôi rằng bà đã nhìn thấy nhiều đứa trẻ trong khoa trông giống y như con tôi, và tất cả chúng đều có điểm chung là chúng vừa được tiêm chủng. Bà nói tiếp rằng người ta không bao giờ ghi lại trong hồ sơ những ca đó là do tiêm chủng, nhưng bà đã thảo luận về thời gian với các cha mẹ để xác nhận điều đó.

Vài năm sau đó tôi có một đứa nữa. Lần này tôi không chủ quan nữa. Trong suốt thời gian ở giữa, tôi đã nghiên cứu kỹ càng về vấn đề tiêm chủng. Tôi đọc các tờ thông tin sản phẩm trong các hộp vắc-xin và vì vậy sự nghi ngờ của tôi đã được xác nhận bởi các công ty dược phẩm (các nhà sản xuất vắc-xin) dù cho các bác sĩ không thừa nhận điều đó.

Họ đã dối trá và mối lo ngại về tiêm chủng của tôi không hề được để tâm đến một chút nào. Họ gạt phăng những lo ngại của tôi và vì niềm tin mù quáng vào ngành y, tôi đã không nói gì thêm.

Từ đó tới giờ tôi đã đọc hàng trăm cuốn sách, một số trong đó được viết bởi những người bác sĩ rất dũng cảm, những người đã điều tra vấn đề này đến nơi đến chốn. Tôi đã đọc các tạp chí chuyên môn y khoa và xem một số DVD làm bởi một số bác sĩ nhằm mục đích cảnh báo các bậc cha mẹ về mối nguy hiểm của tiêm chủng.

Tôi có ba đứa con khỏe mạnh, hoàn toàn không tiêm chủng. Chúng không hề mắc một căn bệnh trẻ nhỏ nào. Không như những đứa bạn được tiêm chủng của chúng, những đứa thường mắc chính những căn bệnh chúng được tiêm chủng để phòng ngừa, tôi giữ các con tôi khỏe mạnh bằng cách sử dụng những gì được cung cấp bởi tự nhiên – thực phẩm tự nhiên, nước sạch, ánh nắng mặt trời, không khí trong lành, thể dục, ngủ đủ giấc và một mái ấm gia đình.

Vài thực tế đơn giản:

  1. Nhật Bản ngừng tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và tỷ lệ SID (hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh) của họ giảm mạnh xuống gần bằng không. SID ở Úc xảy ra chủ yếu vào 2, 4 và 6 tháng tuổi – một số trong số đó chắc chắn là do tiêm chủng!

  2. Mỹ đã chi ra hàng tỷ đôla bồi thường thiệt hại do vắc-xin. Tại sao các bác sĩ ở đây chối là nó đang xảy ra? Có phải họ sợ bị kiện?

  3. Hoàn toàn KHÔNG CÓ BẰNG CHỨNG KHOA HỌC nào chứng minh tỷ lệ kháng thể cao đồng nghĩa với khả năng miễn dịch. Ngược lại, có bằng chứng rằng nó làm giảm khả năng miễn dịch. Hầu hết các trường hợp bị mắc ho gà là những đứa trẻ đã tiêm chủng.

Trái tim tôi chìm xuống khi nghĩ tới việc hàng năm có hàng ngàn đứa trẻ đang bị làm cho thương tổn, tàn tật hay qua đời và chúng không có tiếng nói để chống lại những công ty dược phẩm hùng mạnh, giờ đã trở thành một thứ công nghiệp chứ không phải là y học cứu người nữa.

Tôi đề nghị tất cả các bạn tra lại định nghĩa của từ an toàn và hiệu quả. Bạn sẽ thấy rằng nó không giống những gì các công ty dược phẩm và các bác sĩ muốn chúng ta tin. Thứ chúng ta đang có là một hệ thống trong đó những tác dụng phụ của vắc-xin bị chối bỏ, lấp liếm và nguy cơ của bệnh tật bị phóng đại. Do đó chúng ta sẽ không bao giờ biết được tỷ lệ thực sự giữa cái hại và cái lợi. Nhưng hãy nhớ rằng tỷ lệ cái hại là 100% khi nó xảy đến với con bạn!

Hiện nay có rất nhiều thông tin trên mạng từ những người không có lợi ích cá nhân trong việc tiêm chủng – tôi mong bạn hãy nghiên cứu cho kỹ và đặt nỗi sợ của mình sang một bên.

Tri thức chiến thắng sợ hãi.

Dưới đây là một vài trang để bạn bắt đầu:

Nếu sứ mệnh của con trai tôi trên trái đất này là dạy cho tôi trở thành một người mẹ tốt hơn, có trách nhiệm hơn, nó đã thành công. Nếu không phải con tôi đã sinh ra và chết đi, có thể tôi vẫn là người mẹ chủ quan và cả tin như lúc tôi đưa nó đến để tiêm chủng. Tôi và các em trai, em gái của nó vĩnh viễn mang nợ nó vì việc đó. Có thể một ngày nào đó, tôi sẽ được gặp lại để cám ơn con trai tôi. Trong lúc này, tôi tự hỏi bây giờ nó sẽ thế nào nếu nó còn sống. Khi tôi đặt cái vòng cổ thứ 21 xuống mộ con tôi, tôi chỉ có thể nói lời xin lỗi rằng tôi đã không quàng được quanh cổ nó.

Những đứa con không tiêm chủng của tôi còn sống và khỏe mạnh, còn đứa con trai được tiêm chủng của tôi đã chết!

Đó là điều tôi nhớ và sống với mỗi ngày.

Nhận xét: Đây là một câu chuyện rất đau lòng nhưng không hề hiếm gặp. Chỉ có điều, những câu chuyện như vậy không có ngân sách quảng cáo khổng lồ của các công ty dược phẩm nên rất ít người biết đến chúng. Xem thêm bài sau để biết thêm khía cạnh khoa học về mối nguy hại của vắc-xin: Vắc-xin và hội chứng đột tử trẻ sơ sinh



3 nhận xét:

  1. Tôi không nghĩ là bài viết này có ích gì cho các bậc cha mẹ ngoài việc làm cho họ lo lắng thêm. Lý do:
    - Bài viết từ 1 nguồn vô danh, không có các bằng chứng xác thực. Không tránh được có thể một vài chi tiết quan trọng bị bỏ qua hoặc thêm thắt vào.
    - không có tên loại vắc-xin nào cụ thể cũng như thống kê các ca tử vong tương tự do cùng loại vắc-xin. Câu hỏi đặt ra là: Có phải cậu bé trong bài (nếu có thật) là 1 trong số nhiều trường hợp bị tác dụng như vậy hay cậu (rất đáng tiếc) là 1 ngoại lệ trong khi hàng loạt trẻ em khác được bảo vệ nhờ tiêm ngừa cùng loại vắcxin này?
    Đọc xong bài này không lẽ các ông bố bà mẹ phải ngưng hẳn không cho con mình tiêm ngừa tất cả các loại vắc-xin? hay suy nghĩ chọn lựa thì chọn theo tiêu chí nào đây?
    - Vắc-xin là một trong những cách phòng bệnh hữu hiệu nhất, bằng cách kích thích chính hệ miễn dịch của cơ thể làm quen và "tập trận" để chống lại tác nhân gây bệnh bằng chính tác nhân gây bệnh đã làm yếu đi, nhờ vậy, khi có bệnh thực sự, hệ miễn dịch của cơ thể đã "ghi nhớ" và có thể nhận ra kẻ thù nhanh hơn nhằm phản ứng mạnh và hiệu quả hơn.
    Không thể phủ nhận là không gì hiệu quả 100%. Có rủi ro là tác nhân gây bệnh làm yếu đi (trong vắc-xin) chưa được làm yếu đến mức không gây hại nữa, hay độ tuổi tiêm phòng vắc.xin chưa đủ (hệ miễn dịch quá yếu để đối phó cho dù là tác nhân gây bệnh yếu), vắc-xin không được bảo quản đúng cách trở thành chất độc hại gây phản ứng miễn dịch khác, tiêm sai liều, v.v... Hoặc đơn giản nhất là do cơ thể của 1 số (rất ít) người có đặc tính nào đó đặc biệt nguy hại khi tiêm 1 loại vắc-xin cụ thể nào đó. Điều này ngay cả khi nghiên cứu và thử nghiệm rất qui mô, các cty nghiên cứu và bsĩ vẫn không thể loại trừ 100% (thử tưởng tượng 1 người có thể trạng không giống bất kỳ ai trên thế giới).
    Nhưng bù lại, số đông được miễn nhiễm với bệnh từ vắc.xin đó (giả sử 99.99%) thì thử nghĩ mọi người có nên sử dụng vắc-xin đó ko?
    Trên thực tế nhờ vắc-xin mà cả thế giới đã thoát khỏi nhiều đại dịch bệnh, thậm chí xóa sổ hẳn được một số bệnh như đậu mùa, bại liệt (ở Mỹ).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết bạn đã đọc bài tiếp: "Vắc-xin và hội chứng đột tử trẻ sơ sinh" mà tôi link ở cuối bài này? Bài viết đó cung cấp cái nhìn từ khía cạnh khoa học và một số bằng chứng khá cụ thể đấy.

      Lo lắng cũng là một trạng thái hữu ích. Nó thôi thúc con người hành động, trong trường hợp này là tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề. Tôi không thể cung cấp tất cả các bằng chứng hay tài liệu trên blog này, nhưng nếu bài viết này và bài viết sau khiến các bậc cha mẹ tìm hiểu thêm thông tin trước khi đưa con mình đi tiêm chủng thì nó cũng có ích đấy chứ.

      Như đã nói ở trên, tôi không thể cung cấp tất cả các bằng chứng ở đây (hầu hết là bằng tiếng Anh), nhưng tôi muốn nói về một lập luận của bạn. Hệ thống miễn dịch của cơ thể là hệ thống phòng thủ theo lớp, từ ngoài vào trong. Do đó trạng thái miễn dịch chỉ xảy ra khi cơ thể bị bệnh thông qua một cơ chế tự nhiên, ví dụ như cúm vào thông qua hô hấp. Tiêm trực tiếp virus cùng hàng loạt chất độc hại khác trực tiếp vào máu thì cũng giống như muốn tập trận cho quân đội quen với kẻ địch nhưng cho phép kẻ địch vào tận bộ chỉ huy trước khi cuộc tập trận bắt đầu. Nó chỉ gây phản ứng sốc có thể dẫn đến chết người chứ hoàn toàn không tạo ra trạng thái miễn dịch như việc mắc bệnh tự nhiên có thể mang lại.

      Các đại dịch bệnh trong lịch sử được vượt qua là nhờ hai yếu tố: (a) khả năng miễn dịch tự nhiên trong cộng đồng gia tăng do những người mắc bệnh tự nhiên sống sót và (b) vệ sinh cộng đồng được cải thiện. Có rất nhiều đại dịch xảy ra và mất đi trước khi vắc-xin ra đời.

      Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại một câu trong bài viết trên: "Nhưng hãy nhớ rằng tỷ lệ cái hại là 100% khi nó xảy đến với con bạn!" Không biết bạn có con không?

      Xóa
  2. Trào lưu chống đối vắc-xin này đã xuất hiện vài năm nay trên thế giới, hình như bắt nguồn cũng từ Mỹ, thậm chí có người đứng đầu nào đó còn đổ thừa do vắcxin mà con mình bị tự kỷ.
    Xin thưa là vắcxin cho dù có hại cho một số người, vẫn có lợi cho hàng trăm nghìn hàng triệu người khác. Đương nhiên cần luôn quản lý và kiểm soát chất lượng vắcxin chặt chẽ.
    Việc chống đối vắcxin rất tai hại, không chỉ cho bản thân những người hay trẻ không tiêm vắcxin mà còn cho cả cộng đồng, nhất là những căn bệnh lây lan ví dụ như ho lao, cúm, v.v... vì chính những người này sẽ gieo rắc căn bệnh làm bệnh lây lan kinh khủng hơn, nhanh hơn, virus có thời gian và vật chủ để tiến hóa kháng lại hẹ miễn dịch dù đã tiêm vắcxin --> kết quả là cả cộng đồng bị bệnh dịch. Dịch sởi vừa rồi ở Đức và ở các nước khác chính là tác hại của trào lưu chống vắcxin này.
    Vì vậy, trước khi mọi người lên tiếng hay chia sẻ những thông tin quan trọng như vậy, xin cân nhắc tác dụng của nó và nếu không chắc chắn, xin tìm hiểu cặn kẽ thêm.
    Ví dụ hãy xem http://www.cdc.gov/vaccines/vac-gen/whatifstop.htm <-- Trang web chính thức của Tổ chức phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của Mỹ

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.