Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Báo cáo nhân quyền của Mỹ là trò hề bị 47 nước công kích

Cảnh sát Mỹ
Cảnh sát Mỹ "bảo vệ và phục vụ" người dân bằng súng máy và xe bọc thép

Tác giả: Huy Bình
Nguồn: Báo Đất Việt

Báo cáo nhân quyền Hoa Kỳ hứng chịu công kích của 47 nước

Hôm 11-5, Hoa Kỳ đã đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bản báo cáo định kỳ lần thứ hai về tình hình nhân quyền ở trong nước. Tài liệu này đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi 47 nước thành viên tham gia Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, Mỹ đã làm ngơ trước các sự kiện thực sự đúng với tội phân biệt chủng tộc, còn các chuyên gia của các tổ chức nhân đạo phi chính phủ ở Mỹ khẳng định rằng Washington làm ngơ trước tình hình thực tế trong nước với những vụ giết người vì lý do chủng tộc.

Đã có nhiều câu hỏi được những nhà phân tích chính trị và nhân quyền trên thế giới đặt ra câu hỏi là tại sao bạo loạn chủng tộc xảy ra tại Mỹ? Tại sao Hoa Kỳ luôn rao giảng về nhân quyền đối với các nước khác mà tình hình kỳ thị chủng tộc, bạo loạn chủng tộc lại xảy ra nhiều thế?

Đặc biệt, các nước bất bình bởi Mỹ vẫn chưa có lệnh cấm án tử hình, chưa đóng cửa nhà tù Guantanamo, Washington cũng từ chối tham gia vào Công ước Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền trẻ em, ngược đãi tù nhân và những người di cư, không coi trọng ý kiến của người dân bản địa.

Đặc biệt các nước quan ngại đến việc tại Hoa Kỳ sử dụng không hợp lý lực lượng cảnh sát, dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc đang ngày càng phổ biến và số lượng tội phạm phân biệt chủng tộc đang ngày càng gia tăng.

Một số quốc gia đã đề nghị Hoa Kỳ xem xét và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những cái chết bi thảm tại Ferguson và Baltimore, chứ không phải là vài biện pháp mang tính hình thức như cách chức vài viên cảnh sát, giải tán công lực hay vỗ về xoa dịu người dân bằng các khẩu hiệu mị dân.

Bạo lực do phân biệt chủng tộc liên tiếp nổ ra

Cuối tháng 4 vừa qua, bạo lực đã bùng lên ở Baltimore vào ngày 27 tháng 4 sau đám tang thanh niên Mỹ da đen Freddy Gray 25 tuổi. Anh này bị nhân viên công lực Mỹ bắt giữ ngày 12 tháng 4.

Từ đồn cảnh sát, Freddy Gray được đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thươngvà sau đó đã chết. Theo dữ liệu của truyền thông địa phương, khi bắt giữ người da màu trẻ tuổi này, cảnh sát đã làm anh ta bị chấn thương cổ nghiêm trọng. Thậm chí đã có tin nói, anh ta gần như đã bị bẻ gãy cổ khi bắt giữ.

Sau đám đông người da màu đã tràn ra đường phố đốt phá và ném đá, xô xát với nhân viên cảnh sát. Cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán và bắt giữ một số người. Tại nhiều thành phố khác của Hoa Kỳ tổ chức các cuộc biểu tình phản đối sự kiện ở Baltimore.

Tuy nhiên, bạo lực vẫn không được kiểm soát. Vì vậy, Thống đốc bang Maryland còn phải ban bố quyết định giới nghiêm ở Baltimore, đưa ra ngày 28 tháng 4, có hiệu lực từ 22h00 đến 05h00 giờ. Ngoài ra, Mỹ đã điều cả lực lượng vệ binh cộng hòa đến dập tắt bạo loạn.

Hồi cuối năm ngoái, vụ bạo loạn ở thành phố Ferguson, bang Missouri bắt đầu sau khi cảnh sát Darren Wilson bắn chết thanh niên da màu 18 tuổi Michael Brown. Ngày 24 tháng 11 năm 2014, tòa ra phán quyết tha bổng sĩ quan này.

Quyết định trên đã làm bùng lên những cuộc bạo loạn và đụng độ lớn với cảnh sát. Ngày 30 tháng 11, cảnh sát Darren Wilson đã xin từ chức.

Ông Obama thất hứa với người dân Mỹ

Về vấn đề bạo lực ở Baltimore, Tổng thống Obama đã cáo buộc những người biểu tình có hành động bạo lực và gây bạo loạn, họ phải bị coi là những kẻ tội phạm”. Cáo buộc trên được ông đưa ra tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, khi đề cập đến sự kiện này.

“Không thể có sự biện minh cho bạo lực và tình trạng bất ổn ở Baltimore. Những người biểu tình ở Baltimore không phản đối, không thực hiện bất kỳ tuyên bố nào mà chỉ đơn giản cướp phá. Họ đốt những cửa hàng trong thành phố của mình và gây thiệt hại cho chính những hàng xóm của họ” - ông Obama nhấn mạnh.

Còn trong vụ bạo loạn Ferguson, những người biểu tình đã xé tan cờ Mỹ, ném xuống đất và sau đó giẫm đạp lên. Tất cả điều này đã xảy ra trước mặt những người ủng hộ nhân viên thực thi pháp luật. Thậm chí, trên các đường phố của Ferguson còn xảy ra cuộc đọ súng giữa những thành viên cuộc bạo loạn và cảnh sát.

Trong vấn đề nhà tù Guantanamo, lời hứa chấm dứt hoạt động của nhà tù này được ông Obama đưa ra từ khi bắt đầu tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 1 cho đến nay - đã gần hết nhiệm kỳ 2 vẫn chưa được thực hiện, bất chấp việc ông đã ký một sắc lệnh đóng cửa nhà tù này vào năm 2009.

Điều này đã dẫn tới cuộc biểu tình trước cửa Nhà Trắng ở thủ đô Washington hôm 11/-1 của hơn 150 người, hầu hết là các nhà hoạt động vì nhân quyền, yêu cầu Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện cam kết đóng cửa nhà tù quân sự Mỹ ở Vịnh Guantanamo (Cuba).

Cuộc biểu tình diễn ra nhân dịp tròn 13 năm Mỹ bắt đầu mở cửa nhà tù Guantanamo để giam giữ các “nghi phạm khủng bố nước ngoài”, trong số đó có không ít người bị bắt vì những lí do hết sức mập mờ, gia đình không biết được tung tích và không được đưa ra xét xử.

Nhận xét: Trong bao nhiêu năm, người dân Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác mà chính phủ Mỹ thực hiện trên khắp thế giới nhân danh họ. Bây giờ họ đang trở thành mục tiêu của hệ thống đàn áp đồ sộ đó. Sự thật là chính họ, những người dân thường Mỹ, mới là kẻ thù thực sự của những kẻ thái nhân cách cầm quyền ở Hoa Kỳ.

Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.