Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Lửa và nước: Ngày không xa

Băng hà

Tác giả: Laura Knight-Jadczyk
Nguồn: Sott.net

Vài tháng trước, một thành viên của diễn đàn SOTT đăng một đường dẫn đến bài báo sau nói đến một số nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Lúc ấy tôi không biết cụm từ đối nghịch “Lõi Băng Nhiệt Đới” nghĩa là gì, nhưng bài báo có vẻ giải thích rõ tất cả:

Lõi Băng Nhiệt Đới Cho Thấy Hai Thay Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Đột Ngột

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu băng hà đã kết hợp và so sánh các bộ dữ liệu về khí hậu cổ đại trong các lõi băng lấy từ dãy Andes ở Nam Mỹ và dãy Himalaya ở châu Á để vẽ lên một bức tranh về cách thức khí hậu đã biến đổi - và vẫn đang biến đổi - ở vùng nhiệt đới.

Những kết luận của họ chỉ ra một thay đổi rất lớn trong đó khí hậu chuyển sang một chế độ lạnh hơn xảy ra chỉ hơn 5000 năm trước, và sự đảo ngược sang một thế giới ấm hơn nhiều xảy ra trong vòng 50 năm qua.

Các bằng chứng cũng cho thấy hầu hết các băng hà ở độ cao lớn tại các vùng nhiệt đới của hành tinh sẽ biến mất trong tương lai gần. Bài viết này được đăng trong số hiện thời của Proceedings of the National Academy of Science (Tạp Chí của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia).

Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới, băng hà và các chỏm băng đang rút lui nhanh chóng, ngay cả ở những vùng mà sự gia tăng trong lượng mưa được ghi nhận. Điều này chỉ ra thủ phạm có nhiều khả năng là sự gia tăng nhiệt độ chứ không phải là sự giảm lượng mưa. […]

“Xấp xỉ 70% dân số thế giới hiện sống trong vùng nhiệt đới. Vì vậy khi khí hậu thay đổi ở đó có thể dẫn đến những tác động to lớn,” Lonnie Thompson, giáo sư khoa học địa chất tại bang Ohio, giải thích. […]

“Chúng tôi có bộ dữ liệu đến 2000 năm trước và khi bạn vẽ nó ra, bạn có thể thấy Thời Trung Cổ Ấm (Medieval Warm Period – MWP) và thời Tiểu Băng Hà (Little Ice Age -LIA)”, Thompson nói. Trong MWP, 700 đến 1000 năm trước, khí hậu ấm lên ở một số nơi trên thế giới. MWP được nối tiếp bởi LIA, một sự khởi phát đột ngột của nhiệt độ lạnh hơn đánh dấu bởi bước tiến của các băng hà tại châu Âu và Bắc Mỹ.

Băng hà là một sức mạnh tàn phá mãnh liệt nhất trên Trái Đất

“Và trong cùng bộ dữ liệu ấy, bạn có thể thấy rõ thế kỷ 20 và điều đập vào mắt - cho dù bạn nhìn vào từng lõi hay tổ hợp của tất cả bảy cái - là khí hậu 50 năm qua ấm một cách bất thường thế nào.

“Không có gì giống như vậy trong bộ dữ liệu - ngay cả thời MWP cũng không”, Thompson nói.

“Sự rất bất thường của các giá trị đồng vị trong 50 năm qua có nghĩa là mọi thứ đang thay đổi một cách sâu sắc. Đấy là câu chuyện đáng nói ở đây”. […]

Núi băng khổng lồ dài 120km bị mắc cạn sát cạnh khối băng chính

“Thông điệp bài báo này muốn gửi gắm là khí hậu toàn cầu có thể thay đổi đột ngột, và với 6,5 tỷ người đang sống trên hành tinh, đó là một điều nghiêm trọng.”


Cảnh báo: Tôi sẽ nói về “tài liệu giao cảm” ở đây. Vì vậy nếu bạn không thích nó hay nghĩ nó là kỳ quặc, bạn có thể ngừng đọc tại đây để khỏi bị nhiễm độc bởi những thứ vô nghĩa vớ vẫn ấy...

Mọi người yên vị cả chưa? Tốt. Tiếp tục. Thành viên kể trên của diễn đàn, “Appollynon”, thêm vào một số nhận xét như sau:
Điều thực sự thu hút sự chú ý của tôi ở đây là bài viết này rất, rất gần với những loại thông tin mà các buổi giao cảm trong thí nghiệm Cassiopaea nói về sự thay đổi đột ngột của khí hậu toàn cầu xảy ra trong tương lai gần...

Đối với tôi, chi tiết thiếu sót duy nhất của bài báo này là việc Quả Cầu Xanh của chúng ta không phải là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu. Điều đó khiến tôi tự hỏi “Làm sao giống người nhỏ bé xấu xí như chúng ta có thể gây ra tất cả những thứ đó?” Tôi không nghĩ là chúng ta có thể, và tôi có xu hướng ngày càng tin tưởng hơn những thông tin mà Laura trình bày trong loạt bài Con Sóng và những bài báo của bà trên trang web trong đó gợi ý rằng tất cả những hoạt động nóng lên này là tiền thân của Con Sóng đang đến...

Suy nghĩ hiện tại của tôi là có vẻ như đang có một dòng lũ năng lượng mới đổ vào hành tinh của chúng ta gây ảnh hưởng đến cả khí hậu toàn cầu và các chuyển động kiến tạo (ý nói đến các hoạt động động đất cũng như núi lửa và magma). Có vẻ giải thích duy nhất cho dòng năng lượng mới đổ vào hệ mặt trời của chúng ta này chỉ có thể là một trong bốn khả năng sau theo như nghiên cứu của tôi cho thấy.

1 - Một dòng thế năng lớn do đám sao chổi đi vào hệ mặt trời của chúng ta và truyền sang một lượng năng lượng lớn (mặc dù để điều này đúng thì đó phải là một con số rất lớn các sao chổi bởi vì tôi không tin chúng có thể giải thích được cho lượng năng lượng khổng lồ đang bắn phá hành tinh của chúng ta trừ phi con số của chúng là lớn một cách đáng sợ).

2- Một sự bùng phát rất lớn trong hoạt động của Mặt Trời (tuy nhiên như tôi được biết chúng ta đang ở trong thời kỳ giảm thiểu của hoạt động mặt trời theo như các chuyên gia tôi vẫn theo rõi).

3 - Một ngôi sao đôi của mặt trời mà trước đây không được biết hay không được công bố mang đến một loạt những sóng hấp dẫn và năng lượng bất thường mới (điều mà tôi không nghĩ là chúng ta đã được trải nghiệm nhiều trong khu vực này của vũ trụ).

4 - Hiện tượng Sóng nói đến trong loạt bài Con Sóng trên trang web và có thể chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi “những gợn sóng trong ao”, nói một cách nôm na như vậy. […]

Một số nhà khoa học có thể nói họ không biết đến những sự thực khách quan và dễ nhận thấy ấy vì họ bị ảnh hưởng bởi những lập trình từ xã hội hay bị áp lực, bắt buộc phải nhìn sang một lĩnh vực khác vì không có kinh phí chi cho những lĩnh vực nghiên cứu này.

Tuy nhiên, tôi tin rằng có một mức độ hiểu biết nhất định về những tác động của Con Sóng đang tới, các sao chổi và ngôi sao đồng hành trong cộng đồng khoa học, hay ít nhất trong số những người biết họ đang làm việc cho “Người Đứng Sau Bức Rèm”.

Tôi nói điều này vì số lượng lớn những hầm ngầm và cơ sở dưới lòng đất từng được khám phá và đồn đại trong những thập kỷ qua. Nếu bọn nắm quyền thực sự không biết gì, thì tại sao chúng lại phối hợp nỗ lực đến như vậy để che giấu sự thật và xây dựng những loại công trình ấy để ẩn náu khi bầu trời sụp đổ xuống đầu chúng. Tôi nghĩ là chúng biết rõ tất cả những điều này có nghĩa gì đối với chúng ta trên Quả Cầu Xanh này, và rằng nó có thể là một phần của một kế hoạch lớn hơn để hướng quần chúng vào suy nghĩ rằng chính con người chúng ta phải chịu trách nhiệm cho tất cả những thứ đó...

Nó nghe có vẻ là một suy nghĩ phi lý, tôi biết, nhưng nó sẽ giải thích được hết những sự lập trình qua các phương tiện truyền thông về việc tại sao chúng ta đều có lỗi vì đã không cố gắng đủ mức cần thiết để cứu hành tinh của chúng ta...

Có ai có lý thuyết gì khác về việc tại sao có quá nhiều tiếng ồn ào về sự nóng lên toàn cầu gây bởi con người không?
Tôi trả lời những ý kiến ấy như sau:
Chúng ta hãy đối mặt với nó. Trước 11/9, chúng tôi chỉ là ngồi chơi với nhau mỗi tối thứ bảy, uống cafê, ăn bánh ngọt và trò chuyện với C's về những thứ này. Chúng có vẻ không có thật, chúng chỉ toàn là lý thuyết. Dĩ nhiên khi đó chúng tôi biết khá chắc chắn rằng những hành động đen tối và xấu xa đang được thực hiện trong bóng tối, có đủ bằng chứng cho việc đó. Nhưng viễn cảnh mà C's trình bày - rằng mọi thứ sẽ như dưới thời Đức quốc xã, chỉ có điều lần này trên toàn cầu, quá là xa lạ.

Tôi không nghĩ bất cứ ai lúc đó có thể tưởng tượng chúng ta sẽ chuyển tiếp từ khi đó... đến bây giờ thế nào.

Nhưng BÂY GIỜ chúng ta đều biết chúng làm thế nào: 11/9. Tất cả kết thúc chỉ trong vài giờ, còn lại chỉ là các chi tiết bổ sung.

Tôi nghĩ phần còn lại của câu chuyện cũng sẽ xảy ra như vậy. Một ngày này nó đều chỉ là lý thuyết và chúng ta không biết LÀM THẾ NÀO mọi thứ có thể chuyển tiếp từ đây đến đó, và rồi ngày hôm sau, chúng ta sẽ ở ĐÓ.

C's nói “băng hà hồi phục đột ngột...” Có vẻ không ai nghĩ về điều đó. Họ chỉ nói về việc khí hậu nóng hơn và nóng hơn. Nhưng nếu ngay tiếp theo sau của nóng hơn là đột ngột lạnh hơn thì sao? Tôi nghĩ về con voi mamút ở Siberia được tìm thấy với những cái lá mao lương chưa được tiêu hóa trong miệng. Nó bị đóng băng hầu như ngay tức khắc.

Vấn đề là ở chỗ, các bằng chứng cho thấy rằng nó đã xảy ra (và xảy ra hơn một lần) có đầy quanh chúng ta không chỉ trong các tài liệu địa chất và khảo cổ, mà cả trong thần thoại và truyền thuyết. Nhưng với hầu hết mọi người, thật quá dễ dàng để họ phẩy tất cả những thứ ấy đi và giải thích theo một cách khác, và đấy là điều họ làm. Vấn đề là ở chỗ, tôi không tin các “chuyên gia” ngu ngốc đến mức ấy.

Trong khi đó, C's cho chúng ta biết mọi thứ - mặc dù không có ngày cụ thể bởi vì có quá nhiều biến số và tương lai là mở - và nó xảy ra đúng như họ nói. Vì vậy chúng ta có ý nghĩ rằng phần còn lại của câu chuyện có lẽ cũng sẽ xảy ra, chúng ta chỉ không biết khi nào.

Chúng ta đang sống có lẽ là trong thời gian thú vị nhất của 6 ngàn năm qua.
Sau đó, chủ đề này im ắng một thời gian cho đến khi một thành viên diễn đàn khác, Lynne, viết tiếp:
Có một người đàn ông tên là Robert Felix, một cựu kiến trúc sư, người đã dành toàn bộ thời gian vào nghiên cứu chu kỳ băng hà từ năm 1991. Ông ta tuyên bố rằng một kỷ nguyên băng hà mới có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Ông trích dẫn thực tế rằng khi băng tan ở hai địa cực, nước ngọt hòa lẫn với nước mặn của đại dương. Điều này có thể khiến dòng hải lưu Gulf Stream không chảy xa về phía bắc như nó đang chảy bây giờ. Nếu điều đó xảy ra, khí hậu ôn đới đang có ở các vĩ độ phía bắc sẽ biến đi và một kỷ băng hà sẽ bắt đầu. Tất nhiên tôi chỉ nhớ điều này từ những gì tôi nghe trên một chương trình phát thanh. Dĩ nhiên là còn rất nhiều hơn thế nữa.

Ông ta có một trang web ở đây: http://iceagenow.com/

Và ông ta cứ lặp lại, “Nó là một chu kỳ, nó là một chu kỳ, nó là một chu kỳ”. Vì vậy, có lẽ ông ta cũng đang đi vào cùng một thứ mà C's nói đến?

Vậy là có ít nhất một người nữa cũng có ý tưởng này, và tôi nghĩ tôi cũng đã nghe thấy một số ý kiến đây đó về nó nữa.
Sau khi đọc đoạn trên, tôi quyết định kiểm tra đường dẫn “iceagenow” để xem nó là cái gì. Khi ấy tôi không biết tôi sẽ khám phá ra một bí ẩn kỳ lạ. Điều đầu tiên tôi thấy là bài báo sau:
Những kẻ hoài nghi sự nóng lên toàn cầu tiếp tục lấn tới

Bởi Joel Achenbach
The Washington Post
5 tháng sáu 2006

Washington - Bill Gray, giáo sư danh dự, lẽ ra phải cảm thấy vinh quang. Ông là người đã dự đoán số các cơn bão lốc sẽ hình thành trong mùa bão nhiệt đới tới. Ông làm việc trong bộ phận khoa học khí quyển của trường Đại Học Bang Colorado. Ông đã hướng dẫn hàng tá nhà khoa học.

Nhưng ông cũng đang cảm thấy bị xúc phạm.

Phần lớn kinh phí của chính phủ cho nghiên cứu của ông đã biến mất. Ông phải bỏ tiền túi của mình, hơn $100.000, để nghiên cứu của ông được tiếp tục. Nếu không một đồng nghiệp nào đến dự đám tang của ông, ông nói, đó sẽ là bằng chứng rằng ông đã có đủ can đảm để nói ra điều họ sợ phải thừa nhận.

Điều đó là: Sự nóng lên toàn cầu là một trò lừa bịp.
Thực ra, đó không phải chính xác những gì Bill Gray nói. Ông chỉ nói nó là một trò lừa bịp theo cái cách nó được trình bày.
Ông đã làm chứng về điều này với Thượng Viện Mỹ. Ông đã viết bài trên các tạp chí, đã phát biểu, đã làm mọi điều ông có thể để phát thông điệp đó ra.

“Tôi đã làm trong khí tượng học trên 50 năm. Tôi đã làm việc rất nhiều, và tôi đã thấy nhiều. Cảm giác của tôi là một số tụi già chúng tôi, những người đã thấy nhiều, không được hỏi về điều này. Nó kiểu như là một thứ của bọn trẻ.”

Gray tin vào các quan sát. Đo đạc trực tiếp. Các mô hình số trị không thể tin cậy được. Những kẻ đẩy qua đẩy lại các phương trình với những chiếc máy tính đời mới không thể bằng những nhà khoa học bay trực tiếp vào các cơn bão lốc.

“Rất ít người biết những gì tôi biết. Tôi đã từng ở vùng nhiệt đới. Tôi đã từng bay trên máy bay vào các cơn bão. Tôi đã thực hiện các nghiên cứu về sự đối lưu, các cụm mây và chu trình hơi ẩm. Tôi không nghĩ có người nào trên thế giới biết rõ về hoạt động của bầu khí quyển hơn tôi.”

Chỉ trong vòng ba, năm, hay có thể tám năm, ông nói, thế giới sẽ bắt đầu mát trở lại.

Băng ở khắp nơi 3, 5, hoặc 8 năm nữa?

Ông gần như tuyệt vọng muốn mọi người lắng nghe. Ông không còn nhiều thời gian. Ông đã 76 tuổi.
Lưu ý cách gã phóng viên tờ Washington Post này viết rất bình thường “thế giới sẽ bắt đầu mát trở lại,” cứ như anh ta đang nói về một làn gió tươi mát nhẹ nhàng thổi trên vầng trán đẫm mồ hôi. Nếu chỉ có thế, nếu nó chỉ là một làn gió nhẹ, tại sao Bill Gray lại tuyệt vọng muốn được lắng nghe đến vậy? Tại sao ông bỏ 100 ngàn tiền túi để nghiên cứu? Chúng ta hãy tiếp tục với bài báo:
“Luận cứ cho sự nóng lên”

Con người đang bơm khí nhà kính vào bầu khí quyển, qua đó làm hành tinh này nóng lên.

Kể từ buổi bình minh của kỷ nguyên công nghiệp, CO2 trong khí quyển đã tăng từ khoảng 280 lên khoảng 380 phần triệu. Trong thế kỷ qua, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất đã ấm lên khoảng 0,6 độ C. Phần lớn sự nóng lên ấy diễn ra trong ba thập kỷ qua.

Ảnh hưởng với từng khu vực có thể ấn tượng hơn: Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ đáng báo động. Băng biển Bắc Cực hiện giờ mỏng hơn 40 phần trăm so với những năm 1970. Các băng hà ở Greenland đang gia tăng tốc độ trượt về phía biển. Một báo cáo gần đây cho thấy Nam Cực mất đến 150 km khối băng mỗi năm.

Lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy trên diện rộng ở Alaska, Canada và Siberia. Những con bọ cánh cứng ăn cây, phổ biến ở vùng Tây Nam Mỹ, đột nhiên tàn phá cây cối ở British Columbia. Các rặng san hô đang bị tẩy trắng, bị bỏng bởi làn nước quá nóng vùng nhiệt đới. Các cơn bão và lốc xoáy mạnh có vẻ xuất hiện nhiều hơn trong những thập kỷ gần đây.

Thập niên 1990 là thập niên nóng nhất từng được ghi nhận. Năm 1998 đánh dấu đỉnh cao nhất từ trước tới nay. Thập kỷ này đang trên đường thiết lập một đỉnh cao mới. Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc, một nỗ lực toàn cầu bao gồm hàng trăm nhà khoa học khí hậu, dự đoán trong năm 2001 rằng, tùy theo tỷ lệ thải khí nhà kính và độ nhạy cảm của khí hậu nói chung, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng từ 1,4 đến 5,8 độ C trong khoảng từ 1990 đến 2100. Mực nước biển có thể tăng từ dưới 10 cm cho tới gần 90 cm.

Tất cả những điều trên là một phần của sự đồng thuận khoa học đang hình thành và được củng cố vững chắc về sự nóng lên toàn cầu.
Bây giờ để ý rằng trong tình huống trên, chúng ta thấy một số vấn đề cụ thể được nêu ra - nhưng hầu hết chúng đều xảy ra từ từ, và chúng ta có khoảng 90 năm để xem nó diễn ra thế nào: cho đến 2100. Nó cũng có vẻ không chắc chắn cho lắm, mặc dù họ khẳng định rằng mọi thứ sẽ ấm lên. Bây giờ tay phóng viên chuyển sang tấn công:
Cách nhìn của những kẻ hoài nghi

Khi bạn bước vào thế giới của những kẻ hoài nghi, bạn thấy mình ở trên một Trái Đất song song.

Đó là một hành tinh nơi sự nóng lên toàn cầu không xảy ra – hoặc, nếu nó xảy ra thì không xảy ra do con người. Hoặc, nếu nó xảy ra do con người thì nó không phải là một vấn đề to tát. Và, ngay cả nếu nó là một vấn đề nghiêm trọng, chúng ta thực sự không thể làm được gì ngoài việc thích nghi.
Chỉ trong câu cuối cùng, tay nhà báo này mới đi gần đến sự thật một chút. Nhưng bạn có thấy cách anh ta che giấu vấn đề một cách khéo léo thế nào?
Không có sự đồng thuận nào về sự nóng lên toàn cầu, họ nói. Chỉ có đầy sự không chắc chắn. IPCC là một thứ giả mạo, một cách để biến những tuyên bố khoa học mơ hồ thành những tiêu đề gây hoang mang. Những hành động quyết liệt như bắt buộc cắt giảm khí thải carbon là thiếu thận trọng.
Thêm nhiều xuyên tạc và bóp méo.
Các nguồn năng lượng thay thế cũng tốt, họ nói, nhưng đừng có ngây thơ. Chúng ta là một nền văn minh cần nhiều năng lượng. Để có được mức năng lượng chúng ta cần, chúng ta phải đốt nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta phải thải carbon. Đó là thế giới thực.
Ở đây, tay nhà báo đang lặp lại quan điểm khoa học của Bush Quốc xã, quan điểm không có liên quan gì đến khoa học thực sự! Cái cách anh ta trộn lẫn tất cả với nhau thật là hay ho.
Kể từ cuối những năm 1980, khi các công ty dầu mỏ, khí đốt, than đá, ô tô và hóa chất thành lập Global Climate Coalition (Liên Minh Khí Hậu Toàn Cầu), các công ty công nghiệp đã đổ hàng triệu đôla vào chiến dịch làm mất uy tín sự đồng thuận đang nổi lên về sự nóng lên toàn cầu. Liên minh này đã giải tán vài năm trước, nhưng cộng đồng những kẻ hoài nghi vẫn còn.

Nhiều kẻ hoài nghi làm việc trong các tổ chức cố vấn, như Viện George C. Marshall hay National Center for Policy Analysis (Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Quốc Gia). Họ được sự chú ý của các nhà lãnh đạo trong Nhà Trắng và trên Capital Hill. Những kẻ hoài nghi này đã giúp loại trừ mọi khả năng Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn hiệp ước Kyoto, cam kết sẽ cắt giảm khí thải nhà kính. (Một trong những lý do các thành viên đảng bảo thủ phản đối hiệp ước này là vì nó không bắt buộc sự cắt giảm ở các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ.)
Chú ý cách tay nhà báo này gộp các nhà khoa học với các chính trị gia hoài nghi cứ như là họ đều nói cùng một điều. Họ không nói cùng một điều, và đấy là điểm quan trọng. Có một sự khác biệt rất lớn giữa câu “Sự nóng lên toàn cầu theo cái cách nó được trình bày cho công chúng là một trò lừa bịp” và câu “Không có sự nóng lên toàn cầu”. Chắc chắn là CÓ sự nóng lên toàn cầu và Bill Gray chưa bao giờ nói rằng mọi thứ không phải đang nóng lên.
Những kẻ hoài nghi chỉ vào đồ thị nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ qua. Lưu ý rằng, sau khi tăng đều đặn trong suốt phần đầu của thế kỷ 20, vào năm 1940, nhiệt độ đột ngột đi ngang. Không - nó đi xuống! Trong suốt 35 năm sau đó! Nếu hành tinh này đang ấm lên vì khí thải nhà kính từ công nghiệp, tại sao nó lại lạnh đi khi các ngành công nghiệp bắt đầu thải ra CO2 hết tốc lực khi bắt đầu Thế Chiến II?

Bây giờ nhìn lớp băng ở Nam Cực: Đang dày lên ở một số điểm!

Nước biển dâng cao? Nó thực ra đang hạ xuống xung quanh một số đảo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Có hàng loạt những... bất thường như vậy. […]
Bạn có bắt được mấy câu cuối ấy không? Tay nhà báo trích dẫn - tôi phải nói là ngoài ngữ cảnh - kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học. Nhưng chúng ta sẽ khám phá ra rằng những lời thú nhận mà anh ta viết ở trên - rằng băng ở Nam Cực đang DÀY LÊN và mực nước biển thực tế đang hạ xuống - liên quan đến những thông tin rất là rắc rối!

Đồng thời cũng lưu ý rằng bài báo này, chỉ trích nặng nề lập trường “không có sự nóng lên toàn cầu” của chính quyền Bush, được đăng trong tờ báo cánh hữu Washington Post, một trong những tờ lá cải bợ đỡ chính quyền vào hàng bậc nhất! Điều gì đang xảy ra ở đây?!

Tôi cũng chú ý đến việc Robert Felix, chủ trì trang “iceagenow.com”, viết thêm một nhận xét về bài báo này kết tội tay nhà báo Post là CÁNH TẢ!!!
Thật không may - và thật đáng khinh bỉ - là bài báo này, bề ngoài ra vẻ viết về luận điểm của những người hoài nghi, giờ lại chuyển sang cánh tả, kết tội tiến sĩ Gray là ở ngoài rìa giới khoa học, và gạt bỏ ông cùng giáo sư M.I.T Richard Lindzen, coi họ chỉ là thuộc về “lớp già thiểu số”. Bài báo cũng nhẹ nhàng bỏ qua việc 60 chuyên gia quốc tế về thay đổi khí hậu gần đây ký một bức thư ngỏ gửi Thủ tướng Canada phủ định “thực tế” của sự nóng lên toàn cầu.
Đôi khi tôi nghĩ chúng ta đã thực sự quên mất Cánh Tả và Cánh Hữu thật ra đại diện cho cái gì. Có vẻ như những từ này đã bị bóp méo hoàn toàn và trở thành một cách nói hai mặt.

Dù sao đi nữa, có bài tiếp sau từ trang iceagenow:
Tôi đăng dự báo này của tiến sĩ Landscheidt lần đầu tiên vào năm 2003. Tuy nhiên, với sự lạnh đi của Đại Tây Dương được tường thuật gần đây, và sự đảo ngược đầu tiên của vết đen mặt trời đánh dấu cái có thể là sự bắt đầu của chu kỳ mặt trời kế tiếp, và với việc các nhà khoa học Nga dự đoán một thời kỳ Tiểu Băng Hà mới, tôi nghĩ bây giờ là thời gian thích hợp để nói nhiều hơn về công trạng của tiến sĩ Landscheidt. Ông đã dự đoán tình huống này từ hàng năm trước. Đây là những gì tiến sĩ Landscheidt nói:
Một Thời kỳ Tiểu Băng hà Mới Trước Năm 2030!

Phân tích hoạt động của mặt trời trong hai thiên niên kỷ vừa qua cho thấy rằng, trái với suy đoán của IPCC về sự nóng lên toàn cầu do con người tạo ra, chúng ta có thể đang tiến vào một dạng khí hậu tối thiểu Maunder (một Tiểu Băng Hà).

Có nhiều khả năng là các cực tiểu vào khoảng năm 2030 và 2201 sẽ đi cùng với những thời kỳ khí hậu lạnh tương đương với điểm đáy của thời kỳ Tiểu Băng Hà, và La Ninas sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và mạnh hơn El Ninos qua năm 2018 (Landscheidt, 2000).

Tuy nhiên, chúng ta không cần đợi đến năm 2030 để xem dự báo ấy có đúng không. Xu hướng suy giảm trong hoạt động của mặt trời và nhiệt độ trên trái đất sẽ biểu hiện rõ một thời gian dài trước đó. Chu kỳ thứ 23 hiện tại của vết đen mặt trời với hoạt động suy yếu đáng kể của nó có vẻ là dấu hiệu đầu tiên của xu hướng mới, đặc biệt là khi nó đã được dự báo trên cơ sở chu kỳ chuyển động mặt trời từ hai thập kỷ trước. Đối với nhiệt độ toàn cầu, xu hướng đi xuống sẽ chỉ bị gián đoạn trong các thời kỳ El Nino, nhưng ngay cả El Nino cũng sẽ xuất hiện ít hơn và yếu hơn.

Tổng lượng từ thông rời khỏi mặt trời tăng 2.3 lần kể từ năm 1901 trong khi nhiệt độ toàn cầu trên trái đất tăng khoảng 0.6 độ C. Những đợt bùng nổ năng lượng làm tăng bức xạ cực tím của mặt trời ít nhất là 16%. Có mối liên quan rõ ràng giữa các vụ bùng nổ năng lượng mặt trời và sự gia tăng mạnh về nhiệt độ.

Các lõi lấy từ đáy hồ ở bán đảo Yukatan bao hàm quãng thời gian hơn 2000 năm cũng cho thấy mối tương quan tương tự giữa những đợt hạn hán lặp lại và các hoạt động bùng nổ của mặt trời. Những kết quả này và rất nhiều kết quả trước đó (Landscheidt, 1981-2001) ghi nhận tầm quan trọng của hoạt động năng lượng mặt trời lên khí hậu.

Các bùng nổ năng lượng mặt trời không tập trung quanh thời điểm tối đa của vết đen mặt trời. Trong hầu hết các chu kỳ, chúng tránh xa thời điểm tối đa và thậm chí có thể xảy ra gần thời điểm tối thiểu của vết đen mặt trời.

Tôi (Landscheidt) đã chỉ ra trong nhiều thập niên rằng sự thay đổi trong hoạt động mặt trời có liên quan đến những chu kỳ dao động không điều hòa xung quanh trọng tâm hệ mặt trời (chu kỳ nghịch hành mặt trời). Do những chu kỳ này có liên quan đến các hiện tượng khí hậu và có thể tính toán trước hàng thế kỷ, chúng cho phép dự đoán các giai đoạn khí hậu nóng và lạnh.

Các nhà nghiên cứu cần xem xét một cách nghiêm túc vai trò của mặt trời trong sự thay đổi khí hậu, bao gồm cả sự nóng lên, hạn hán và lạnh giá đột ngột.

Một kỷ băng hà sẽ ảnh hưởng Bắc Mỹ thế nào.
Dĩ nhiên là C's cũng nói vậy: rằng chính Mặt Trời - và bạn đồng hành của nó - là tác nhân chính cho biến đổi khí hậu. Tiếp tục, Robert Felix viết:
Tôi lấy làm tiếc phải thông báo rằng tiến sĩ Theodor Landscheidt qua đời vào ngày 20/5/2004. Là người sáng lập Schroeter Institute for Research in Cycles of Solar Activity (Viện Schroeter Nghiên Cứu Chu Kỳ Mặt Trời) tại Waldmuenchen, Đức, tiến sĩ Landscheidt là một người khổng lồ trong lĩnh vực khí hậu học. Đây là những gì tôi đăng hồi năm 2003
Tiến sĩ Landscheidt, tác giả cuốn “Sun - Earth - Man: A Mesh of Cosmic Oscillations” (Mặt Trời - Trái Đất - Con Người: Một Mạng Lưới Của Các Giao Động Vũ Trụ)"Cosmic Cybernetics: The Foundations of a Modern Astrology" (Điều Khiển Học Vũ Trụ: Cơ Sở Của Một Ngành Tử Vi Hiện Đại), dựa các dự báo của ông trên chu kỳ hoạt động mặt trời Gleissberg.

“Trái với phỏng đoán của IPCC về sự nóng lên toàn cầu đến 5.8 độ C trong vòng 100 năm tới do con người tạo ra,” Landscheidt nói, “chúng ta nên trông đợi một thời gian khí hậu lạnh kéo dài với thời kỳ lạnh nhất vào khoảng năm 2030.”

“Có thể thấy rằng,” Landscheidt nói thêm, “điểm tối thiểu Gleissberg vào khoảng năm 2030 và một điểm nữa vào khoảng 2200 sẽ là loại tối thiểu Maunder và đi kèm với giá lạnh nghiêm trọng trên Trái Đất.” (Đăng ngày 19/9/2003)
Điều này khẳng định những gì tôi vẫn nói; rằng khí hậu của chúng ta bị điều khiển bởi hoạt động từ trường trên mặt trời.

Nó cũng khiến cho khẳng định của tôi rằng “chúng ta sẽ thừa nhận chúng ta đang đi vào một thời kỳ băng hà trước năm 2012” có vẻ hợp lý hơn rất nhiều.

Những dự báo của Landscheidt bao gồm sự kết thúc của đợt hạn hán lớn ở Sahel; năm điểm cực trị gần đây nhất trong các bất thường của nhiệt độ toàn cầu; ba đợt El Ninos gần đây nhất; và chi tiết của đợt La Nina vừa qua. Ông dự báo đợt lũ cực điểm ở sông Po vào tháng 10/2000, bảy tháng trước khi nó xảy ra.

Kỹ năng dự báo này, Landscheidt nói, chỉ dựa trên chu kỳ mặt trời, và nó hoàn toàn không đồng thuận với quan điểm của IPCC rằng các thế lực tự nhiên không giải thích được sự nóng lên trong nửa cuối thế kỷ 20.

Chu kỳ thứ 23 hiện tại của vết đen mặt trời với hoạt động suy yếu đáng kể của nó có vẻ là dấu hiệu đầu tiên của xu hướng mới, đặc biệt là khi nó đã được dự báo trên cơ sở chu kỳ chuyển động mặt trời từ hai thập kỷ trước.
Đoạn cuối làm tôi ngạc nhiên. Tôi có ấn tượng rằng chu kỳ vết đen mặt trời gần đây nhất mạnh hơn đáng kể so với dự đoán. Một lần nữa, một thành viên diễn đàn đào lên một số dữ liệu. Bạn có thể đọc nó ở đây.

Dù sao đi nữa, để tôi tiếp tục. Điều chính thu hút sự chú ý của tôi trong tất cả những cái ở trên là tuyên bố rằng khối băng ở Nam Cực thực ra đang gia tăng bởi vì tất cả những gì chúng ta nghe trên đài báo là “tan chảy, tan chảy, tan chảy”. Cùng với nó là tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng mực nước biển đang hạ thấp thay vì dâng lên như đã được dự đoán bởi lý thuyết về sự nóng lên toàn cầu. Những tuyên bố này ở đâu ra? Ai nói?

Tôi tiếp tục đào bới.

Một trong những cái đầu tiên tôi tìm được là bài sau:
Cân Bằng Khối Lượng của Khối Băng Nam Cực

Tham khảo:

Wingham, D.J., Shepherd, A., Muir, A. and Marshall, G.J. 2006. Mass balance of the Antarctic ice sheet. Philosophical Transactions of the Royal Society A 364: 1627-1635.

Những gì đã được làm

Các tác giả “đã phân tích 1.2 x 108 tín hiệu đo độ cao phản hồi phát ra từ các vệ tinh cảm biến từ xa của châu Âu để xác định những thay đổi trong thể tích khối băng Nam Cực từ năm 1992 đến 2003.” Cuộc khảo sát này, theo lời của họ, “bao phủ 85% diện tích khối băng Đông Nam Cực và 51% diện tích khối băng Tây Nam Cực.” Cộng lại chúng bao phủ “72% diện tích khối băng trên mặt đất Nam Cực.”

Những gì đã được rút ra

Wingham et al. báo cáo rằng “nói chung, dữ liệu, sau khi đã được hiệu chỉnh để loại trừ phản hồi đẳng tĩnh, cho thấy khối băng đang phát triển với tốc độ 5 ± 1 mm / năm.” Tuy vậy, để tính toán sự thay đổi về khối lượng của khối băng “đòi hỏi thông tin về mật độ khối băng tại những chỗ sự thay đổi về thể tích đã xảy ra,” và khi những ước tính tốt nhất về sự khác biệt giữa các vùng trong tham số này mà các nhà nghiên cứu có được được sử dụng, họ thấy rằng “72% khối băng Nam Cực đang nặng thêm với tốc độ 27 – 29 triệu tấn / năm, một khối lượng đủ lớn để làm hạ thấp mực nước biển toàn cầu 0.08 mm / năm.” Sự mất đi của nước biển từ các đại dương này, theo Wingham et al., xảy ra vì “sự gia tăng khối lượng do tích lũy tuyết, đặc biệt là trên Bán Đảo Nam Cực và trong vùng Đông Nam Cực, vượt quá khối lượng băng mất đi từ Tây Nam Cực.”

Điều này có nghĩa gì

Trái với tất cả những câu chuyện kinh dị chúng ta nghe về việc khối băng Nam Cực tan chảy do sự nóng lên toàn cầu dẫn đến mực nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển trên toàn thế giới, các dữ liệu thực tế có liên quan trong thập kỷ gần đây nhất cho thấy điều ngược lại có vẻ đang diễn ra, ngay cả trong hoàn cảnh của cái mà những kẻ gieo rắc hoang mang về khí hậu thường mô tả là sự nóng lên mạnh nhất của thế giới trong hai thiên niên kỷ vừa qua hay lâu hơn nữa.

Duyệt và thông qua 8/11/2006.
Lưu ý ngày của bài báo: tháng 11 vừa qua. Lưu ý những gì nó nói: Khối băng Nam Cực thực ra đang gia tăng!!! Thêm nữa, điều đó làm mực nước biển toàn cầu hạ thấp!! Bên cạnh việc tất cả những gì chúng ta nghe là “băng tan! băng tan!”, làm thế nào khối băng có thể phát triển nếu thế giới đang nóng lên? Và chúng ta đều BIẾT NÓ ĐANG NÓNG LÊN! Vậy, nó xảy ra thế nào?

Có một câu trả lời:
Sự Nóng Lên Toàn Cầu Thúc Đẩy Các Băng Hà

Sự nóng lên toàn cầu có thể khiến một số băng hà phát triển, một nghiên cứu mới tuyên bố.

Các nhà nghiên cứu tại đại học Newcastle đã xem xét xu hướng nhiệt độ tại phần tây dãy Himalaya trong thế kỷ qua. Họ thấy rằng việc mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn, kết hợp với lượng tuyết và mưa nhiều hơn, có thể khiến một số băng hà trên núi gia tăng kích thước. […]
Trên trang web của NASA, tôi phát hiện các nhà khoa học ở đó đã đo đạc điều này được một thời gian rồi. Các dữ liệu đã được đăng, nó chỉ không được quảng bá rộng rãi. Và trong nhiều trường hợp, nó được diễn tả theo cái cách khiến các yếu tố quan trọng bị giảm thiểu, nếu không muốn nói là bị chôn vùi.
Xu Hướng Nhiệt Độ Nam Cực 1982 – 2004

Lạnh lẽo, đầy tuyết, và ở dưới “tận cùng Trái Đất”, Nam Cực có vẻ như là một nơi buồn tẻ. Nhưng lục địa này có thể sản sinh một lọat những điều kiện khác nhau đến đáng ngạc nhiên. Một ví dụ của điều này là các xu hướng nhiệt độ. Mặc dù Nam Cực ấm lên quanh vùng ngoại vi từ năm 1982 đến 2004, nơi những núi băng khổng lồ tách ra và những dải băng lớn tan rã, nó lại lạnh hơn ở vùng gần địa cực.

Hãy xem bao nhiêu phần của Nam Cực lạnh đi và bao nhiêu phần thực sự nóng lên

Hình ảnh trên cho thấy xu hướng nhiệt độ bề mặt – nhiệt độ từ milimét trên cùng của đất hay mặt nước biển – chứ không phải nhiệt độ không khí. Các số liệu này được thu thập bởi các cảm biến bức xạ độ phân giải rất cao (AVHRR) gắn trên nhiều vệ tinh của Cục Đại Dương và Khí Quyển Quốc Gia (NOAA). Những dữ liệu ấy đến từ kênh nhiệt hồng ngoại của các cảm biến AVHRR – phần quang phổ mà chúng ta cảm nhận như là nhiệt nhưng mắt người không nhìn thấy được. Hình ảnh này cho thấy xu hướng nhiệt độ trên lục địa băng giá này từ 1982 đến 2004. Màu đỏ chỉ ra vùng nhiệt độ có xu hướng tăng trong thời gian đó, và xanh lam chỉ ra những nơi nhiệt độ chủ yếu là giảm.

Vùng lạnh đi nhiều nhất có vẻ là ở Cực Nam, và vùng ấm lên mạnh nhất nằm dọc Bán Đảo Nam Cực. Trong một số trường hợp, những đốm hay vệt đỏ tươi dọc theo viền lục địa chỉ ra những nơi các núi băng tách ra hay các dải băng tan rã, nghĩa là vệ tinh thấy nước biển ấm ở chỗ lúc trước là băng. Một ví dụ là vạch đỏ tươi dọc theo cạnh của Ross Ice Shelf.

Tại sao Nam Cực lạnh đi ở giữa trong khi nó ấm lên ở quanh viền?

Một lời giải thích khả dĩ là nhiệt độ ấm hơn của đại dương xung quanh đã tạo ra lượng tuyết rơi nhiều hơn ở trong lục địa, và lượng tuyết rơi tăng cường này đã làm lạnh những vùng cao ở xung quanh địa cực. Một lời giải thích khác liên quan đến ozone. Ozone trong tầng bình lưu của Trái Đất hấp thụ bức xa cực tím, và sự hấp thụ năng lượng này làm ấm tầng bình lưu. Việc mất đi tầng ozone hấp thụ tia cực tím có thể đã làm lạnh tầng bình lưu và tăng cường dòng xoáy địa cực, một dòng gió xoáy xung quanh Cực Nam. Dòng xoáy này có tác dụng như một rào cản khí quyển, ngăn chặn không cho không khí ấm hơn từ bờ biển đi vào sâu trong nội địa. Một dòng xoáy địa cực mạnh hơn có thể giải thích xu hướng lạnh đi của nội địa châu Nam Cực.
Rồi từ Nature.com, một bài báo khác cho một ví dụ tuyệt vời của cách nói lá mặt lá trái:
Tuyết Rơi Gia Tăng Có Thể Làm Chậm Sự Dâng Cao Của Nước Biển

Mark Peplow
19/5/2005

Tuyết rơi tăng cường trên một vùng rộng lớn ở Nam Cực đang làm dày khối băng và làm chậm sự dâng cao của nước biển do băng tan chảy.

Một khảo sát bằng vệ tinh cho thấy trong khoảng 1992 – 2003, lớp băng ở Đông Nam Cực tăng thêm khoảng 45 tỷ tấn băng – đủ để làm giảm sự dâng cao của nước biển khoảng 0,12 mm/năm. Lớp băng bao phủ Nam Cực có nhiều chỗ dày hàng km và chứa khoảng 90% lượng băng trên toàn thế giới. Nhưng các nhà khoa học lo ngại rằng nếu nó tan chảy với khối lượng lớn, nó có thể làm các đại dương dâng cao và tàn phá các đảo và các vùng đất ven biển.
Lưu ý cách họ cho với một tay và lấy lại bằng tay kia: “các nhà khoa học LO NGẠI...” Không cần bận tâm đến việc họ vừa mới nói khối băng Đông Nam Cực tăng thêm 45 tỷ tấn.
Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC) đã thông báo rằng mực nước biển đang dâng cao khoảng 1.8 mm/năm, chủ yếu do sự tan chảy của lớp băng ở Greenland và Nam Cực bắt nguồn từ sự nóng lên toàn cầu. Nhưng ủy ban cũng dự kiến sự biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng lượng tuyết rơi trên lục địa Nam Cực, vì các đại dương bốc hơi nhiều hơn.

“Đây là một công trình nghiên cứu phi thường, nhưng đó là điều chúng tôi dự kiến,” David Vaughan, một nhà nghiên cứu băng hà ở Viện Khảo Sát Nam Cực ở Cambridge, Vương Quốc Anh nhận xét. “Những hiệu ứng này đã được dự đoán từ lâu, chỉ có điều trước đây chưa có ai đo đạc cụ thể.”

Mặc dù kết quả của cuộc khảo sát vệ tinh phù hợp với những dự đoán của mô hình nóng lên toàn cầu, sự dày lên của dải băng Nam Cực vẫn có thể được giải thích bởi những biến đổi thời tiết tự nhiên, Curt Davis từ trường đại học Missouri, Columbia, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cảnh báo. Ông và các cộng sự trình bày kết quả của họ trong ấn bản trực tuyến của tạp chí Science.

Quan sát từ xa

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ radar vệ tinh ERS-1 và ERS-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, với những radar có thể đo những thay đổi về độ cao bề mặt trên khoảng 70% diện tích nội địa Nam Cực - một vùng rộng hơn 8,5 triệu km vuông, khoảng bằng diện tích Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu khám phá băng vùng Đông Nam Cực dày lên với tốc độ trung bình khoảng 1,8 cm/năm trong khoảng thời gian nghiên cứu. Khu vực này bao gồm khoảng 75% tổng diện tích đất của Nam Cực, nhưng do lớp băng ở đó dày hơn, nó chiếm khoảng 85% tổng khối lượng băng. “Nó là khối băng lớn duy nhất trên trái đất gia tăng khối lượng thay vì giảm đi”, Davis nói.

Trên một núi băng

Ngược lại, khối băng nhỏ hơn ở Tây Nam Cực mỏng đi trung bình 0,9 cm/năm. “Thật đáng kinh ngạc là họ có thể đo những thay đổi nhỏ như vậy”, Vaughan nói.
Vâng, đúng là đáng kinh ngạc. Và lưu ý làm thế nào, ngay ở trên, những “thay đổi nhỏ” ấy có thể làm cho nước biển dâng lên 1.8 mm/năm. Tôi nghĩ chúng ta vừa bắt quả tang bọn họ nói dối. Nhưng chúng ta sẽ nói đến chuyện đó sau.
Băng dày

Sự dày lên của khối băng ở vùng đông không nên được xem là một bảo đảm chống lại sự dâng lên của nước biển, Vaughan cảnh báo. Các băng hà ở Tây Nam Cực đang tăng tốc độ, giải phóng ngày càng nhiều các tảng băng trôi ra biển. Và Bán Đảo Nam Cực, vùng đất vươn ra gần Nam Mỹ, giờ thường xuyên có nhiệt độ trên 0 độ C trong mùa hè, dẫn đến sự tan chảy trực tiếp của băng ở đó.
Bạn đọc có lẽ đã hiểu những nhận xét ở trên ngớ ngẩn đến thế nào. Nếu chưa, bạn sẽ nhanh chóng hiểu thôi.
Hơn nữa, lượng tuyết rơi ở Đông Nam Cực sẽ không tiếp tục gia tăng không giới hạn trong một thế giới đang ấm lên, Vaughan nói tiếp. Ngược lại, mỗi độ tăng thêm của nhiệt độ sẽ tiếp tục làm gia tăng tốc độ của các băng hà và khiến băng ở phần tây của Nam Cực tan chảy nhiều hơn, làm các đại dương trên thế giới dâng cao hơn nữa.
Lưu ý ở trên rằng, mặc dù họ nói rằng sự ấm lên toàn cầu làm gia tăng lượng tuyết rơi, nhưng bằng một cách nào đó, có một điểm cắt??!! Rằng nó sẽ không gia tăng không giới hạn? Logic ở đâu?
Các nhà khoa học đã ước tính sự tan chảy ở Nam Cực có thể chịu trách nhiệm cho đến 1/3 sự gia tăng mực nước biển tổng thể. Nhưng các thiết bị trên ERS-1 và 2 chỉ có hiệu quả trên những khu vực rất bằng phẳng, và có xu hướng không bắt được các phản hồi radar ở những vùng dốc hơn xung quanh bờ biển của lục địa này, vì vậy một phần quan trọng của bài toán vẫn còn thiếu, Vaughan nói. Và bởi vì Nam Cực vô cùng rộng lớn, không thể nào đo đạc lượng tuyết rơi một cách toàn diện trên mặt đất được, ông nói thêm.

Tuy nhiên, vệ tinh CryoSat của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, sắp được phóng cuối năm nay, sẽ có thể đo đạc rất chính xác độ cao xung quanh bờ biển, cung cấp bằng chứng chính xác bao nhiêu băng đang bị mất đi ở đó. Chỉ khi các nhà khoa học tập hợp tất cả các số liệu đo đạc ấy lại với nhau thì sự thật đầy đủ về băng ở Nam Cực mới trở nên rõ ràng, Vaughan nói.
Lưu ý bài báo trên không phải chỉ là một cách viết để đánh lạc hướng mà nó còn chứa những lời dối trá trắng trợn - mâu thuẫn trực tiếp với những thực tế đã được trình bày khác. Đồng thời cũng lưu ý nhận xét về vệ tinh CryoSat sắp tới. Thoạt đầu tôi không để ý đến nó. Chỉ sau khi tôi tiếp tục đào bới thì lời nhận xét về khả năng hiểu biết sự thật về băng ở Nam Cực mới trở nên quan trọng - và thậm chí còn đáng sợ!

Bài tiếp theo mâu thuẫn trực tiếp với tuyên bố của bài viết trên về sự tan chảy của khối băng Greenland. Nó được đăng một phần trên trang web iceagenow.
Lớp băng Greenland phát triển dày hơn

20/10/2005 - Lớp băng ở Greenland đã dày lên một chút trong những năm gần đây trái với những dự đoán rộng rãi về sự tan chảy, các nhà khoa học nói hôm nay. Các đo đạc từ vệ tinh cho thấy tuyết rơi gia tăng đang làm lớp băng dày lên, đặc biệt ở những vùng cao, theo một bản báo cáo trong tạp chí Science.

“Những thay đổi tổng thể về độ dày của băng là... xấp xỉ 5 cm một năm hay 54 cm trong 11 năm,” theo các chuyên gia tại các viện nghiên cứu của Na Uy, Nga và Hoa Kỳ, lãnh đạo bởi Ola Johannessen tại Trung Tâm Mohn Sverdrup Nghiên Cứu Hải Dương Học Toàn Cầu ở Na Uy. […]

Xem thêm bài báo này ở đây.

Xem ở đây nữa.
Đây là chỗ mà mọi thứ bắt đầu bắt đầu trở nên rất quái đản. Liên kết đầu tiên là đến một bài báo của Reuters mà, vì một lý do nào đó, đã biến mất hoàn toàn. Tôi muốn nói là thậm chí không có cả một bản lưu google của nó. Không có gì cả.

Liên kết thứ hai là đến một báo cáo của CNN về bài báo Reuters trên. Nó cũng đã biến mất. Cứ thử xem, nhấn vào chúng...

Sau khi tìm kiếm những bài báo biến mất từ Reuters và CNN ấy, tôi chỉ tìm thấy một đoạn blog sau:
23/10/2005

Lớp băng Greenland dày hơn một chút

Nghĩ bạn sẽ thích cái này:

Lớp băng ở Greenland đã dày lên một chút trong những năm gần đây trái với những dự đoán rộng rãi về một sự tan chảy gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu, một nhóm các nhà khoa học nói hôm thứ năm.

Đọc thêm từ blog này: Lớp băng Greenland dày hơn một chút
Liên kết cuối cùng là đến “newsclipping.co.uk”. Wow! Trông có vẻ tôi đã tìm được cả bài báo!

Cho đoán lại lần nữa.
Lỗi 404

Trang web bạn đang tìm kiếm không tồn tại, nó có thể đã được di chuyển, hoặc xóa bỏ hoàn toàn. Bạn có thể muốn thử chức năng tìm kiếm. Hoặc trở về trang trước.
Tôi thực sự không yên khi tôi nghĩ ai đó đang giấu giếm điều gì. Tôi biết có thể là tôi đa nghi, nhưng tôi không loại bỏ được cái cảm giác có một nỗ lực che giấu hay làm giảm thiểu một thông tin quan trọng ở đây.

Cuối cùng tôi cũng đọc được bài báo gốc. Nhấn vào đây để đọc bài viết của tạp chí Science mà một thành viên diễn đàn của chúng tôi đã lấy được và đăng lên.

Một thành viên diễn đàn khác tìm thấy bài báo Reuters trên một trang tin tức của Úc. Buồn cười là nó không hiện ra trên google khi tôi tìm nó!
Lớp băng Greenland dày lên mặc dù khí hậu nóng lên

Reuters
Thứ sáu, 21/10/2005

Lớp băng ở Greenland đã dày lên một chút trong những năm gần đây trái với những lo ngại rằng nó đang tan chảy do sự nóng lên toàn cầu, một nhóm quốc tế các nhà khoa học nói.

Một nhóm lãnh đạo bởi giáo sư Ola Johannessen, tại Trung tâm Nansen về Môi trường và Viễn thám ở Na Uy, báo cáo các phát hiện của họ trên mạng trước ấn phẩm in của tạp chí Science ra mắt.

Lớp băng dày 3,000 mét ở Greenland là một mối quan tâm chính trong những cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu vì nếu tan chảy hoàn toàn nó sẽ làm tăng mực nước biển trên thế giới khoảng 7 mét. Và sự tan chảy không kiểm soát có thể làm chậm dòng hải lưu Gulf Stream đang giữ ấm vùng Bắc Đại Tây Dương.

Các băng hà ở ngang mực nước biển đang rút lui nhanh chóng vì khí hậu nóng lên, khiến nhiều nhà khoa học tin rằng tất cả khối băng Greenland đang mỏng đi.

Nhưng các đo đạc từ vệ tinh cho thấy có nhiều tuyết rơi hơn và nó làm lớp băng dày lên, đặc biệt là ở các vùng cao, Johannessen và nhóm của ông nói.

“Những thay đổi tổng thể về độ dày của băng là... xấp xỉ 5 cm một năm hay 54 cm trong 11 năm .”

Nhưng, họ nói, sự dày lên này có vẻ phù hợp với lý thuyết về sự nóng lên toàn cầu mà hầu hết các chuyên gia cho là có nguyên nhân từ sự tích tụ của khí nhà kính thải ra do việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy điện, nhà máy và xe hơi.

Không khí ấm hơn, ngay cả khi nó vẫn ở dưới điểm đóng băng, có thể mang nhiều hơi nước hơn. Lượng hơi nước thêm đó rơi xuống dưới dạng tuyết ở nhiệt độ dưới 0 độ C.

Và các nhà khoa học nói sự dày lên của lớp băng có thể được bù lại bởi sự tan chảy của các băng hà xung quanh viền Greenland. Dữ liệu vệ tinh không đủ rõ để đo sự tan chảy gần mực nước biển.
Đến đây mọi thứ ổn cả. Nhưng sau đó, bài báo bắt đầu tung hỏa mù với việc gợi ý rằng tất cả những gì chúng ta phải đối mặt với là sự NÓNG LÊN.
Các khối băng

Hầu hết các mô hình của sự nóng lên toàn cầu cho thấy băng ở Greenland có thể tan chảy trong vòng vài ngàn năm nếu sự nóng lên tiếp diễn.

Các đại dương sẽ dâng lên khoảng 70 mét nếu khối băng lớn hơn nhiều ở Nam Cực tan chảy cùng với Greenland.

Kích thước khổng lồ của Nam Cực có tác dụng như một hòm lạnh lớn có nhiều khả năng sẽ làm chậm bất cứ sự tan chảy nào trên lục địa phía nam ấy.

Ủy ban cố vấn cho Liên Hiệp Quốc đã dự đoán rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng gần một mét trước năm 2100 do khí hậu nóng lên.

Điều đó sẽ làm ngập các hòn đảo thấp ở Thái Bình Dương và sự nóng lên còn có thể gây ra nhiều cơn bão, hạn hán hơn, khiến sa mạc lan rộng và đẩy hàng ngàn loài đến sự tuyệt chủng.

Nghiên cứu khác hỗ trợ tình huống nước biển dâng do băng tan

Một nghiên cứu trong số hôm nay của tạp chí Science báo cáo rằng nước biển có thể đang tăng nhẹ vì sự tan chảy của các khối băng.

“Các khối băng giờ có vẻ đang góp một phần nhỏ khiến nước biển dâng lên vì sự nóng lên đã làm gia tăng sự mất đi của băng ở vùng ven biển nhiều hơn là làm tăng lượng băng do sự tăng cường tuyết rơi trong vùng nội địa lạnh,” báo cáo của một nhóm cầm đầu bởi giáo sư Richard Alley của trường Đại Học Bang Pennsylvania ở Mỹ nói.

“Greenland hiện đang đóng góp nhiều nhất làm nước biển dâng.”
Vâng, chúng ta biết hiện Greenland đang tan chảy như điên ở quanh rìa. Và đó là một vấn đề LỚN như chúng ta thấy từ chương trình đặc biệt của BBC sau đây được phát sóng hai năm trước đó:
Băng hà ở Greenland đang tiến với tốc độ 11.6 km/năm! BBC gần đây phát một phim tài liệu, The Big Chill (Sự Lạnh Giá Lớn), nói rằng chúng ta có thể đang ở bên bờ vực của một thời kỳ băng hà. Nước Anh có thể chuyển sang một dạng khí hậu kiểu Alaska trong vòng một thập kỷ, các nhà khoa học nói, vì dòng hải lưu Gulf Stream đang dần dần bị cắt đứt. Dòng Gulf Stream giữ nhiệt độ cao một cách bất thường đối với một vĩ độ cao như vậy.

Băng hà

Một trong những băng hà lớn nhất của Greenland đã tăng gấp đôi tốc độ của nó, di chuyển với tốc độ 12 km (7.2 dặm) mỗi năm. Để xem lời thuyết minh của phim tài liệu này, hãy vào The Big Chill.
Điều quan trọng là CÓ sự nóng lên toàn cầu, và nó đang làm rất nhiều băng tan chảy. Nó cũng khiến nước biển bay hơn rất nhiều và sau đó rơi xuống thành tuyết ở một số vùng nhất định. Điều này gây ra áp lực lên các khối băng và đẩy chúng ra ngoài khiến chúng tan chảy nhanh hơn nữa ở quanh rìa. Nó mang lại thêm RẤT NHIỀU nước ngọt cho các đại dương. Ở vùng Nam Cực có thể không đến mức tồi tệ lắm, nhưng ở Bắc Cực, nó là một thảm họa đang được hình thành.

Các hệ quả của nó nghiêm trọng đến mức không có gì lạ là Bush Quốc xã và những kẻ khác trong giới cầm quyền đang cố gắng bưng bít nó và thuyết phục mọi người rằng mọi thứ sẽ chỉ nóng lên và chúng ta đều phải hy sinh để cố gắng làm nó chậm lại. Bush đã đúng khi hắn hành động cứ như sự nóng lên toàn cầu không là gì cả. Hắn cũng đành làm vậy thôi vì hắn, và những kẻ khác trong bọn chúng, biết rằng không ai có thể làm gì để ngăn chặn nó được. Đó là một thực tế. Và vì vậy, chúng tiếp tục làm điều duy nhất mà chúng tin rằng sẽ giúp cứu bộ da của chúng: tiếp tục đi theo kế hoạch áp đặt sự kiểm soát tuyệt đối lên tất cả mọi người và mọi vật để rồi khi thảm họa xảy ra – và nó sẽ xảy ra – công chúng sẽ dễ kiểm soát hơn. Và giết được càng nhiều người trước đó thì càng tốt; sẽ có ít miệng ăn hơn, bạn biết đấy?

Nói tóm lại, những hậu quả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc gia của một thảm họa bất ngờ là thứ hướng đạo cho bộ máy chính trị ngày nay. Nước Anh đang hướng tới một khí hậu còn tồi tệ hơn Alaska. Và nó sẽ đến sớm hơn bất cứ ai có thể ngờ tới.

Một kỷ băng hà là một trong những Thế lực Lớn của Thiên nhiên. Nó đầy biến động và mang tính huỷ hoại. Các sông băng khổng lồ hình thành và bắt đầu diễu hành trên khắp mặt đất, phá huỷ và nghiền nát mọi thứ trên đường đi của chúng. Chúng có thể lấp đầy thung lũng, nghiền vụn đá và bào mòn núi. Chúng quét sạch mặt đất. Những vùng đất mênh mông bị vùi trong ngôi mộ bằng băng theo nghĩa đen.

Được bảo quản trong băng ở Greenland là một thứ nhiệt kế cổ đại, ghi lại khí hậu trên trái đất trong một thời gian rất dài. Các dữ liệu trong băng ghi lại những vụ tai biến, ô nhiễm, axít từ núi lửa, bụi chì do luyện kim từ thời La Mã, và nhiều thứ khác nữa. Nhưng quan trọng hơn cả là dữ liệu về nhiệt độ có thể được đọc bằng cách xác định xem bao nhiêu nước nặng bị giữ trong băng. Quy luật là: càng nhiều nước nặng thì khí hậu càng ấm.

Và như vậy, các nhà nghiên cứu đã lấy các lõi băng ở Greenland và bắt đầu nghiên cứu và phân tích chúng. Dựa trên các lý thuyết thông thường về biến đổi khí hậu, những lý thuyết vẫn nói sự nóng lên toàn cầu là do họat động con người, các nhà nghiên cứu lẽ ra phải thấy những thay đổi từ từ trong dữ liệu về nước nặng trong các lõi băng do thế giới ấm lên và lạnh đi.

Đó không phải điều họ tìm được.

Thay vào đó, họ tìm ra rằng nhiệt độ có thể giảm một cách đột ngột và thảm khốc. Và nó đã xảy ra nhiều lần.

Sự thay đổi có thể đến nhanh như tắt bóng điện.

Giáo sư Wally Broecker của trường đại học Columbia tin rằng nguyên nhân đến từ đại dương. Do những biến đổi khí hậu sâu sắc đã được ghi nhận ở Anh, Broecker tập trung vào dòng Gulf Stream. Khí hậu ôn hòa nước Anh có được là nhờ sức nóng của dòng Gulf Stream. Không có dòng Gulf Stream, nó sẽ giống như miền bắc băng giá của Alaska.

Dòng Gulf Stream bắt đầu từ phía nam xích đạo. Khi chảy quanh vịnh Mexico, nó hấp thu nhiệt từ vùng nhiệt đới và mang nhiệt lượng đó lên phía bắc, đến nước Anh. Các nhà khoa học ước tính rằng dòng Gulf Stream mang theo nó nhiệt lượng tương đương một triệu nhà máy điện. Nhiệt lượng đó cho phép người Anh bơi trong nước biển ở cùng vĩ độ mà Canada có gấu bắc cực.

Sơ đồ dòng hải lưu Gulf Stream và các dòng liên quan

Điều quan trọng nhất về dòng Gulf Stream là vào cuối cuộc hành trình lên phía bắc của nó, nó chìm xuống. Nó chìm xuống bởi vì nó nguội đi và trở nên đặc hơn. Và một khi nó nguội đi và chìm xuống, dòng chảy tiếp tục, chỉ có điều theo hướng ngược lại. Nói một cách khác, nó như một bộ tản nhiệt toàn cầu, một dòng chảy tuần hoàn liên tục của nước ấm đưa nhiệt lên các vĩ độ phía bắc. Và sự chìm xuống và chảy trở lại là tối quan trọng.

Bức ảnh này cho thấy nước Anh, Tây Âu và vùng Scandinavia được sưởi ấm bởi dòng Gulf Stream

Câu hỏi mà Wally Broecker tự hỏi là: “Điều gì sẽ xảy ra nếu dòng chảy này ngừng lại?”

Mặc dù nhiều nhà khoa học chưa bao giờ nghĩ về điều này và tin rằng các dòng hải lưu của đại dương không bao giờ thay đổi, nhiều bằng chứng tìm được cho thấy điều này đã xảy ra – nhiều hơn một lần. Những bằng chứng này được tìm thấy trong các mẫu lõi bùn từ đáy đại dương. Nói một cách khác, tại những thời điểm khác nhau trong quá khứ, dòng chảy này đã ngừng. Và khi nó ngừng, nước Anh – và toàn bộ vùng phía bắc đang hưởng lợi từ dòng Gulf Stream – đóng băng.

Vậy, sự ngừng lại của dòng chảy đó liên quan gì đến sự nóng lên toàn cầu?

Các chuyên gia khí hậu đang dự đoán nhiệt độ sẽ tăng nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ thời kỳ băng hà gần đây nhất. Các mô hình mà các nhà khoa học đang sử dụng (như mô tả ở trên), đều cho thấy rằng trong một trăm năm, chúng ta sẽ thấy sự ấm lên khoảng 1.5 đến 6 độ. Trái Đất chưa từng ấm như vậy trong hàng trăm ngàn năm – hay hàng triệu năm! Chúng ta đều có thể nhìn thấy và cảm thấy những tác động của sự nóng lên toàn cầu. Mọi người đều nói về việc làm thế nào để chuẩn bị cho thời tiết nóng hơn và tất cả những hậu quả thái cực của nó.

Ví dụ, một trong những chủ đề chính được nghiên cứu bởi các “chuyên gia” là sự nóng lên toàn cầu sẽ làm tăng lượng mưa mùa đông ở Anh gây ra lụt lội. Sẽ có những thứ như là bão nhiệt đới ở xa hơn nhiều lên phía bắc. Đó là những thứ mà các chính phủ đang chuẩn bị tinh thần cho mọi người.

Nhưng tất cả các chuyên gia này không xem xét đến yếu tố là sự nóng lên toàn cầu rất có thể là cái công tắc sẽ làm làm NGỪNG dòng chảy – dòng Gulf Stream.

Greenland là một trong những khối băng lớn nhất trên thế giới. Nó chứa đủ nước để nâng mực nước biển lên khoảng sáu hay bảy mét nếu tan hoàn toàn.

Và quả thực, nó ĐANG tan. Tương đương với 50 km khối băng và tuyết biến đi từ Greenland mỗi năm – ở xung quanh rìa của nó. Đấy là 50 tỷ tấn nước. Và nó đang tăng tốc độ. Chưa đầy năm năm trước, một trong các băng hà ở Greenland di chuyển với tốc độ khoảng sáu, bảy km/ năm. Và tốc độ đó là tương đối cân bằng với lượng tuyết rơi. Trong năm năm tiếp theo, tốc độ của nó đã tăng gần gấp đôi. Nó di chuyển với tốc độ 12 km/năm vào năm 2003. Năm 2005, nó di chuyển với tốc độ 15 km/năm. Và chắc chắn, sự tăng nhanh đó là do “sự nóng lên toàn cầu”.

Vấn đề là ở chỗ sự tăng nhanh đó có nghĩa là một trăm km khối nước ngọt đang đổ vào các đại dương mỗi năm và lượng nước ngọt đó đang chảy về phía khu vực chìm xuống của dòng hải lưu.

Wally Broecker và các đồng nghiệp của ông bắt đầu tự hỏi tất cả lượng nước ngọt đó có thể có tác động gì lên dòng hải lưu. Họ bắt đầu nhận ra rằng vì dòng chảy ấy tiếp diễn được là do nước mặn chìm xuống, nhiều nước ngọt quá có thể làm loãng nước mặn và nếu nước mặn bị pha loãng quá, dòng chảy sẽ không chìm nữa. Có khả năng là khi điểm cân bằng được đạt tới, chỉ 1 phần trăm thay đổi trong độ mặn của nước có thể làm thay đổi cán cân. Nước biển sẽ không đủ mặn để chìm xuống, và dòng chảy – dòng Gulf Stream – sẽ ngừng lại. Chỉ vậy thôi.

Điều tồi tệ hơn nữa là ở chỗ không phải chỉ có khối băng ở Greenland đang đổ nước ngọt vào đại dương nơi dòng hải lưu chìm xuống và đảo chiều. Sự nóng lên toàn cầu dẫn đến một thế giới ẩm ướt hơn do không khí ấm giữ được nhiều hơi nước hơn. Khi lượng hơi nước đó đi lên phía bắc và lạnh đi, sẽ có nhiều mưa hơn. Và nếu lượng mưa ấy đi trong một hệ thống thời tiết lớn như một siêu bão, nó có thể là một lượng nước rất lớn!

Đồng thời, có một số dòng sông rất lớn ở Siberia đang đổ nước ngọt vào vùng cực. Nếu những con sông ấy phình ra do lượng mưa gia tăng ở Siberia, sự gia tăng lưu lượng hàng năm có thể đến 128 km khối nước ngọt mỗi năm. Với tốc độ nóng lên hiện tại của bầu khí quyển, chúng ta đang đối mặt với viễn cảnh kinh hoàng là một số những dòng sông lớn nhất trên thế giới sẽ gia tăng lưu lượng đến 50%. “Một lượng nước ngọt khổng lồ chẳng bao lâu sẽ đổ qua vùng bắc Siberia. Thêm một ngàn km khối nước ngọt mỗi năm có thể đổ vào vùng nước mặn của dòng hải lưu.”

Tiến sĩ Bill Turrell vẫn đang theo dõi độ mặn của dòng Gulf Stream khi nó chảy qua quần đảo Faro phía bắc Scotland. Nếu độ mặn của nước giảm, đó là một dấu hiệu cho thấy lực đẩy dòng chảy đang suy yếu.

Cho đến những năm 1970, độ mặn gần như không thay đổi. Nhưng rồi nó bắt đầu giảm xuống. Tiến sĩ Bill Turrell nói với chúng ta:
“Sau những năm cuối thập kỷ 1970, chúng tôi bắt đầu thấy một sự ngọt hóa của nước dưới đáy. Nhiều đến mức chúng tôi bắt đầu nghi ngờ kết quả của chính chúng tôi. Chúng tôi lấy nhiều mẫu nữa, chúng tôi kiểm tra với các nước khác cũng đang đo cùng một dòng nước, cho đến khi cuối cùng chúng tôi tin rằng sự thay đổi này thực sự đang xảy ra.”
Turrell đo được thực tế là dòng chảy trở lại của dòng Gulf Stream đã giảm một con số khổng lồ là hai mươi phần trăm. Turrell nói:
Bây giờ chúng ta thực sự biết rằng lượng nước ngọt đổ vào Bắc Cực đang tăng lên. Các con sông ở Siberia đang đổ ra nhiều nước ngọt hơn. Các khối băng Bắc Cực đang tan chảy và giải phóng nhiều nước ngọt hơn. Đó là thay đổi cơ bản nhất mà tôi từng quan sát được trong sự nghiệp của mình.
Nói tóm lại, quá trình có thể dẫn đến việc dòng Gulf Stream ngừng chảy đã bắt đầu từ những năm 1970. Không ai biết chính xác điểm ngừng là ở đâu. Chúng ta chỉ biết rằng chúng ta đang đến gần nó mỗi ngày.

Hãy thử tóm tắt lại các vấn đề. Khoa học chỉ ra rằng việc dòng Gulf Stream ngừng chảy gắn liền với các thời kỳ băng hà. Cơ chế hoạt động của dòng Gulf Stream đã được hiểu khá rõ và lý thuyết về tác động của nước ngọt lên nó đã được đưa ra - với những bằng chứng thuyết phục. Chúng ta biết rằng nhiệt độ của Trái Đất đang gia tăng và rằng điều này đang làm tăng lượng hơi nước trong không khí, tổng lượng mưa, cũng như khu vực có mưa. Nó dẫn đến việc nước ngọt bị đổ vào vùng dòng hải lưu quay trở lại. Các đo đạc đã được tiến hành cho thấy độ mặn của đại dương trong khu vực trọng yếu này đang giảm. Vì vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng kết quả sẽ là dòng Gulf Stream bị ngừng lại dẫn đến một thời kỳ băng hà. Bạn có thể tin chắc như đinh đóng cột vào điều đó.

Hai câu hỏi còn lại là: khi nào? và nó sẽ tồi tệ đến mức nào?

Các nhà khoa học phân tích các dữ liệu chỉ có thể nói rằng tác động sẽ là rất lớn, hậu quả sẽ rất thảm khốc. Chúng ta sẽ quay lại với điều này. Còn bây giờ, hãy tiếp tục với những khám phá nho nhỏ của tôi trong khi tôi đào bới vào vấn đề này.

Lưu ý rằng tất cả các thông tin về những bất thường trong vấn đề băng tan chảy hay gia tăng đều đến từ các nguồn ở châu Âu. Các bài báo trên Reuters và CNN về sự gia tăng bất thường của băng ở vùng trung tâm Greenland và Nam Cực bị lấy xuống khỏi các trang web của Mỹ. Điều này đưa chúng ta trở về với vấn đề CryoSat. Nhớ lại rằng trong bài viết ở trên với nhan đề “Tuyết Rơi Gia Tăng Có Thể Làm Chậm Sự Dâng Cao Của Nước Biển,” có nhận xét sau:
Tuy nhiên, vệ tinh CryoSat của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, sắp được phóng cuối năm nay, sẽ có thể đo đạc rất chính xác độ cao xung quanh bờ biển, cung cấp bằng chứng chính xác bao nhiêu băng đang bị mất đi ở đó. Chỉ khi các nhà khoa học tập hợp tất cả các sô liệu đo đạc ấy lại với nhau thì sự thật đầy đủ về băng ở Nam Cực mới trở nên rõ ràng...
Bây giờ, đọc các đoạn trích trong bài báo dưới đây:
Trái Đất - tan chảy trong nhiệt?

Bởi Richard Black
Phóng viên môi trường, BBC News

Các dự đoán đều là thảm họa và thảm họa.

Các băng hà đang tan, các khối băng biến mất vào đại dương. Kết quả là mực nước biển có thể dâng lên hàng mét.

Các dân tộc bản địa ở Bắc Cực sẽ thấy nguồn thức ăn của họ biến đi, trong khi những nguồn nước ngọt ở châu Á và Nam Mỹ sẽ biến mất do các băng hà cung cấp nước ngọt tan chảy hết; chim cánh cụt, gấu bắc cực và hải cẩu sẽ thấy môi trường sống của chúng biến mất, cuộc sống của chúng bị đảo lộn.

Nhưng bức tranh này có bao nhiêu phần là sự thật? Có phải băng của thế giới đang thực sự biến mất không, hay nó chỉ là trò bịp không có cơ sở khoa học?

Một vệ tinh châu Âu tên là CryoSat được thiết kế để cung cấp câu trả lời dứt khoát cho một số trong những câu hỏi ấy.

Một lỗi phóng đã phá hủy nó vào tháng 10/2005, nhưng Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã thông qua việc sản xuất một chiếc thay thế. Trong khi đó, đây là bức tranh toàn cầu của chúng tôi.

Nam Cực

Khổng lồ, nguyên sơ, đầy kịch tính, không hề khoan nhượng; Nam Cực là nơi sự thay đổi toàn cầu lớn nhất có thể bắt đầu.

Có nhiều băng ở đây đến nỗi nếu tất cả tan chảy, mực nước biển toàn cầu có thể sẽ tăng đến 80 mét. Chào tạm biệt London, New York, Sydney, Bangkok, Rio..., và thực tế là, hầu hết các thành phố lớn của thế giới.

Nhưng liệu nó có xảy ra không? Các nhà khoa học chia Nam Cực thành ba khu vực: khối băng Đông và Tây Nam Cực; và Bán Đảo Nam Cực, cái dải đất chĩa về phía cực nam của Nam Mỹ.

“Mọi người đều nghĩ rằng Nam Cực đang thu hẹp lại do biến đổi khí hậu, nhưng thực tế thì phức tạp hơn nhiều,” David Vaughan, nhà nghiên cứu chủ đạo tại Cơ Quan Khảo Sát Nam Cực Anh ở Cambridge, nói.

“Có những phần của nó có vẻ dày lên do sự gia tăng tuyết rơi. Nhưng phần bán đảo thì đang mỏng đi với một tốc độ đáng báo động do nóng lên.

“Khối băng Tây Nam Cực cũng đang mỏng đi, và chúng ta không rõ lý do tại sao.”

Gia tăng

Nhiệt độ ở Bán Đảo Nam Cực có vẻ đang tăng nhanh gấp đôi tốc độ trung bình toàn cầu - khoảng 2 độ C trong vòng 50 năm qua. Những con số này là dựa trên những đo đạc thực hiện bằng thiết bị tại các trạm khoa học.

Đầu năm nay, nhóm của David Vaughan công bố nghiên cứu cho thấy tuyệt đại đa số các băng hà dọc bán đảo – 87% trong số 244 cái được nghiên cứu - đang rút lui.

Lượng băng trút vào đại dương trong khi các băng hà rút lui không gây khác biệt gì mấy đến mực nước biển toàn cầu - có lẽ chỉ vài cm.

Đáng lo ngại hơn là những khối băng khổng lồ bao phủ phần còn lại của Nam Cực.

Đo đạc nhiệt độ cho toàn bộ lục địa là một việc khó khăn. Nó là một vùng đất khổng lồ - rộng hơn 2.000 km - có rất ít trạm nghiên cứu, và nhiệt độ thay đổi một cách tự nhiên khoảng 2-3 độ C từ năm này qua năm khác.

Nhưng các đo đạc chỉ ra rằng ở khu vực phía tây, sự tan chảy đang diễn ra.

“Khoảng 1/3 của khối băng Tây Nam Cực đang mỏng đi,” tiến sĩ Vaughan nói, “trung bình khoảng 10 cm mỗi năm, nhưng ở những chỗ tồi tệ nhất lên đến 3-4 m mỗi năm.” […]

Khối băng phía đông

Thế còn con quái vật khổng lồ, khối băng to hơn nhiều ở Đông Nam Cực thì sao?

Một nghiên cứu gần đây dùng dữ liệu về độ cao cho thấy nó đang dày lên, khoảng 1.8 cm/năm; một nghiên cứu khác, dùng vệ tinh đo trọng lực Grace cho thấy khối lượng của nó vẫn ổn định.

Nhưng liệu nhiệt độ tăng cao cùng với thời gian có thể làm làm băng tan hết không?

“Nó sẽ không xảy ra trong khoảng thời gian đủ ngắn để loài người phải bận tâm,” David Vaughan nói.

“Nó lạnh đến nỗi bạn có thể tăng nhiệt độ khoảng 5-10 độ C mà không ảnh hưởng gì mấy; nó ở trên đá trên mực nước biển nên sự ấm lên của đại dương không ảnh hưởng đến nó.”

Hầu như cách biệt khỏi các xu hướng toàn cầu và lớn đến nỗi có thể tự tạo ra hệ thống khí hậu của riêng nó, hầu hết Nam Cực có vẻ được miễn trừ khỏi sự tan chảy lớn trong lúc này. Tuy nhiên, câu trả lời về điều gì đang xảy ra ở phần đông vẫn còn đang đợi.

Bắc Cực

Ở trên đỉnh của thế giới, Bắc Cực là một vùng trên nước.

Xung quanh Cực Bắc là đại dương, với các tảng băng dày lên vào mỗi mùa đông và mỏng trở lại vào mùa hè.

Trong tháng 9, chúng tôi biết được từ các nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về Băng và Tuyết của Hoa Kỳ rằng diện tích đại dương bao phủ bởi băng đang giảm đi mỗi năm; tốc độ thu nhỏ hiện nay được họ tính là khoảng 8% mỗi thập kỷ.

Dự đoán của họ là trong vòng 60 năm tới, sẽ không còn chút băng mùa hè nào tại Bắc Băng Dương.

“Nhìn chung, diện tích ấy đã bắt đầu giảm đi, với một số dao động nhất định, từ những năm 1970 khi các vệ tinh có thể vẽ bản đồ nó,” Peter Wadhams, giáo sư vật lý đại dương tại trường đại học Cambridge, Vương Quốc Anh, và hiện đang làm việc ở phòng thí nghiệm Oceanographique tại Villefranche-sur-mer, Pháp, nhận xét.

“Lúc trước sự suy giảm là chậm, nhưng hiện nay, nó có vẻ tăng nhanh hơn.

“Trong hai thập kỷ gần đây nhất, không chỉ diện tích bị thu hẹp mà lớp băng cũng mỏng đi khoảng 40%; dự đoán là nó sẽ biến mất hoàn toàn trong mùa hè vào nửa sau của thế kỷ này.”

Dữ liệu quân đội

Các đo đạc về độ dày chủ yếu có được từ các tàu ngầm quân đội. Họ lặn thời gian dài dưới lớp băng Bắc Cực trong thời chiến tranh lạnh.

Peter Wadhams là một trong những nhà khoa học sau này đã thuyết phục các nhà chức trách ở Anh và Hoa Kỳ tiết lộ các dữ liệu của họ.

Nhưng phương pháp đo lường ấy còn xa mới là hoàn hảo; và vệ tinh cũng chỉ giúp được một cách rất hạn chế.

Những vệ tinh hiện tại có thể đo được tốt diện tích băng, nhưng không tốt lắm trong việc đo độ dày, một phần vì quỹ đạo của các vệ tinh có radar đo độ cao không bao phủ tất cả các phần của đại dương.

Sự thiếu hụt dữ liệu này dẫn đến một lý thuyết khác; rằng băng không phải đang tan chảy, nó chỉ đơn giản là tập trung vào một phần khác của đại dương, có thể là dọc bờ biển phía bắc của Canada...

Diện rộng

Trong khi đó, nhiệt độ đi theo một xu hướng tương tự như dọc Bán Đảo Nam Cực; ấm lên trung bình khoảng 2 độ C trong vòng 50 năm qua, vào khoảng gấp đôi mức trung bình toàn cầu, mặc dù có những biến đổi đáng kể giữa các phần khác nhau của Bắc Cực.

Điều này được phản ánh trong những thay đổi của lớp băng che phủ trên mặt đất cũng như trên biển.

Khối băng Greenland là khối băng lớn thứ hai trên thế giới sau Nam Cực.

Rìa của nó phát triển và thu hẹp theo mùa; nhưng các bức ảnh cho thấy nó đang tan chảy mỗi mùa hè nhiều hơn so với một thập kỷ trước.

Trong tháng 2/2006, các nhà nghiên cứu phát hiện những băng hà ở Greenland di chuyển nhanh hơn nhiều so với trước. Điều này nghĩa là nhiều băng hơn đang được đổ xuống biển.

Năm 1996, Greenland mất khoảng 100 km khối băng mỗi năm; vào năm 2005, con số này tăng lên khoảng 220 km khối.

Nếu tan chảy hoàn toàn, khối băng này sẽ làm mực nước biển toàn cầu dâng lên khoảng 7m; nhưng bức tranh hiện tại cho thấy trong khi một số khu vực đang mỏng đi, những khu vực khác có vẻ đang dày lên. […]
Lưu ý rằng họ đề cập đến việc khối băng Greenland có vẻ đang dày lên trong câu cuối này. Họ không nói đến yếu tố quan trọng nhất là lượng nước ngọt khổng lồ đang bị đổ vào đại dương.

Giờ chúng ta quay lại nhận xét:
Một vệ tinh châu Âu tên là CryoSat được thiết kế để cung cấp câu trả lời dứt khoát cho một số trong những câu hỏi ấy. Một lỗi phóng đã phá hủy nó vào tháng 10/2005...
Cùng với sự biến mất của các bài báo về Greenland trên các trang web của Hoa Kỳ, điều này khiến tôi nổi gai ốc. Họ nói “ một lỗi phóng đã phá hủy nó” nghĩa là thế nào???
CryoSat lao xuống biển

Bởi Team Register
8 tháng 10, 2005

Vệ tinh mới nhất của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã vỡ tan và rơi xuống biển.

Chiếc vệ tinh trị giá 135 triệu euro, gọi tên là CryoSat, phóng lên tối nay từ sân bay vũ trụ Plesetsk của Nga trên một tên lửa đạn đạo liên lục địa đã được sửa đổi gọi là Rockot. Nhưng nó bị mất tích vài giờ sau đó, vào khoảng thời gian lẽ ra nó đi vào quỹ đạo cuối cùng.

CryoSat lẽ ra sẽ nghiên cứu tác động của sự nóng lên toàn cầu lên các khối băng địa cực. Thay vào đó, nó góp phần nhỏ của nó vào sự nóng lên toàn cầu khi nó lao xuống biển Bắc Cực băng giá.

Trong một tuyên bố tối nay, Cơ quan Vũ trụ châu Âu nói các nhà chức trách Nga đổ lỗi cuộc phóng thất bại lên “một bất thường trong quá trình phóng”.

Giai đoạn phóng thứ hai diễn ra bình thường cho đến khi động cơ chính chuẩn bị ngắt mạch. Do thiếu một lệnh từ hệ thống kiểm soát bay, động cơ chính tiếp tục hoạt động cho đến khi cạn kiệt lượng nhiên liệu còn lại. Kết quả là tầng phóng thứ hai không được tách ra khỏi tầng trên. Do đó, cả hai tầng phóng cùng với vệ tinh CryoSat rơi vào vùng nhận rác vệ tinh phía bắc Greenland gần với cực bắc mà không gây hậu quả nào cho các khu vực có dân cư.

Một nhóm hợp tác giữa Nga và ESA sẽ điều tra nguyên nhân của thất bại và dự kiến sẽ báo cáo lại trong vòng một vài tuần.
Có phải chỉ có tôi hay còn ai khác nghĩ thật lạ lùng khi CryoSat rơi trong cùng một tháng mà các bài báo của tạp chí Science về sự tích tụ của băng ở Greenland biến mất khỏi các trang Reuters và CNN?

BBC đưa ra một bản tin cập nhật về vụ tai nạn:
Lỗi tên lửa phóng CryoSat được vạch trần

Bởi Helen Briggs
Phóng viên khoa học BBC News
27/10/2006

Các quan chức vũ trụ Nga đã xác định được lỗi tên lửa dẫn đến vụ tai nạn phá hủy vệ tinh CryoSat của châu Âu.

Lỗi đó là do một vấn đề ở hệ thống kiểm soát bay của tầng phóng trên mới được chế tạo của tên lửa.

Báo cáo của ủy ban nhà nước Nga cho phép hệ thống phóng tiếp tục được sử dụng trong tương lai.

Nó bị cấm sử dụng vào ngày 8/10 khi tên lửa phóng vệ tinh để vẽ bản đồ các khối băng của Trái Đất rơi xuống biển ngay sau khi cất cánh từ Plesetsk ở Nga.

Vệ tinh (135 triệu euro) được đặt trên hệ thống phóng Rockot, vốn là tên lửa quân sự được sửa đổi với việc lắp thêm tầng phóng thứ ba mới được sản xuất.

Ủy ban Điều tra Nhà nước Nga nói một số biện pháp đã được áp dụng để ngăn ngừa sự tái phát của vụ việc.

“Chúng tôi xác nhận từ những thông tin chúng tôi nhận được từ Ủy ban Nhà nước rằng có một vấn đề với hệ thống phần mềm kiểm soát bay ở tầng phóng trên Breeze của tên lửa phóng,” phát ngôn viên của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Simonetta Cheli, nói với trang web BBC News.

“Vấn đề này đã khiến tầng phóng trên Breeze không đưa ra lệnh để tắt động cơ tầng phóng thứ hai.”

Lỗi này khiến cho sự tách ra của tầng phóng thứ hai khỏi tầng phóng thứ ba không xảy ra, làm vệ tinh không nhận được cú hích cuối cùng nó cần để lên quỹ đạo và khiến nó đâm đầu xuống biển.

Một hội đồng thành lập bởi nhà điều hành tên lửa, Eurokot, sẽ xem xét các kết quả của Ủy ban Nhà nước vào tuần sau.

Người đề xuất cuộc phóng, giáo sư khoa học Anh Duncan Wingham, đang kêu gọi xây dựng lại con tàu vũ trụ.
Vậy là một vấn đề với phần mềm điều khiển; có lẽ là một trong những cách dễ dàng nhất để phá hoại thông qua điều khiển từ xa. Chúng ta thấy sau đây rằng ESA (Cơ quan Vũ Trụ châu Âu) không bỏ cuộc, nhưng nó có thể không được hoàn thành kịp dựa trên những thông tin ở trên:
Hội thảo về băng biển Nam Cực nhấn mạnh sự cần thiết của CryoSat-2

9/8/2006

Độ dày của băng trên biển là một thông số quan trọng để mô hình hóa khí hậu toàn cầu, và hơn thế nữa, những thay đổi trên khoảng thời gian dài được xem như một chỉ báo đáng tin cậy của sự thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện nay các ước tính về xu hướng trong độ dày của băng trên biển quanh Nam Cực đang rất bị hạn chế. Một hội thảo quốc tế tổ chức mới đây nêu rõ rằng những dữ liệu tối cần thiết này chỉ có thể có được từ những vệ tinh kiểu như Cryosat-2. […]

Trong cuộc hội thảo kéo dài ba ngày, từ 5 – 7/7/2006, các bài thuyết trình nêu bật thực tế rằng xu hướng trong độ dày của băng xung quanh Nam Cực phần lớn vẫn là không rõ ràng và thông tin về những thay đổi trong độ dày theo mùa, theo năm, và theo thập kỷ là rất khan hiếm. […]

Sứ mệnh băng CryoSat-2 của ESA

7/1/2007

Câu hỏi liệu sự biến đổi khí hậu toàn cầu có khiến các mũ băng địa cực thu hẹp hay không là một trong những vấn đề môi trường được tranh cãi nóng hổi nhất hiện nay. Bằng cách theo dõi chính xác những thay đổi trong độ dày của các khối băng địa cực và băng trôi trên biển, CryoSat-2 nhắm mục tiêu trả lời câu hỏi này.

Việc xây dựng và phóng vệ tinh CryoSat-2 được cho phép vào tháng 2/2006 sau khi vệ tinh CryoSat thứ nhất bị mất vào tháng 10 năm trước do lỗi phóng. Các mục tiêu cho sứ mệnh này giữ nguyên như cũ - đo đạc độ dày của băng cả trên mặt đất và trên biển một cách thật chính xác để cung cấp bằng chứng cuối cùng cho câu hỏi liệu có phải đang có xu hướng suy giảm của lớp băng bao phủ địa cực không, và củng cố sự hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ giữa băng và khí hậu toàn cầu. CryoSat-2 sẽ được phóng vào năm 2009.

Hiện nay nhìn chung mọi người đều đồng ý rằng khí hậu Trái Đất đang ấm lên, và mặc dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu được cho là mạnh nhất tại các địa cực, việc dự đoán điều này có ảnh hưởng gì lên lớp băng phủ địa cực là vô cùng khó khăn. Một mặt, những năm gần đây chúng ta thấy mức suy giảm kỷ lục trong mùa hè, cả về diện tích lẫn mật độ, của băng trên biển ở Bắc Cực. Ở Nam Cực, những núi băng trôi khổng lồ đã tách ra và một phần của dải băng Larsen đã tan rã. Tuy nhiên, mặt khác, nhiều con tàu gần đây đã bị mắc kẹt hàng tuần trong điều kiện băng dày đặc khác thường ở Nam Cực. […]
Ryan, một thành viên diễn đàn người Úc, tìm thấy một số mảnh thú vị khác của câu đố ghép hình này:
Những cân nhắc sau việc mất vệ tinh CryoSat của ESA

Vào ngày 8/10/2005, sau sự chuẩn bị vệ tinh thành công bởi ESA và các nhóm công nghiệp hợp tác, việc phóng vệ tinh CryoSat trên hệ thống phóng Rockot kết thúc trong thất bại. Do một họat động bất thường gần cuối giai đoạn phóng thứ hai, xấp xỉ 5 phút sau khi cất cánh, ở độ cao 230 km, tên lửa phóng tự động cắt ngang sứ mệnh của nó và bắt đầu rơi. Nhiệt trong quá trình tái nhập bầu khí quyển cộng với các bình nhiên liệu nổ tung đã hoàn toàn phá huỷ CryoSat. Các mảnh vỡ của hệ thống phóng (tầng thứ 2 và 3) và của vệ tinh rơi xuống Bắc Băng Dương.

Được thành lập vào năm 1995, nhà cung cấp dịch vụ phóng Eurokot Lauch Services GmbH là một liên doanh giữa EADS Space Transportation (Đức) và Krunichev (Nga) cung cấp dịch vụ phóng thương mại với hệ thống phóng Rockot cho các nhà điều hành vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) và họat động từ cơ sở phóng của sân bay vũ trụ Plesetsk phía bắc nước Nga. […]

Nguyên nhân gốc rễ của thất bại CryoSat đã được xác định rõ ràng và các biện pháp khắc phục để đưa Rockot trở lại họat động đang được tiến hành. Một Ủy ban Nhà nước Nga được triệu tập ngay sau vụ tai nạn. Các kết luận điều tra của họ đã được ban hành trong một báo cáo bao gồm cả các khuyến nghị, và kết luận chính của họ là lỗi của con người chứ không phải là lỗi thiết kế của hệ thống phóng đã gây ra sự thất bại. […]
Nhận xét này càng trở nên đáng chú ý hơn khi chúng ta đọc lời giới thiệu của chủ tịch ESA cho bản tin:
“Một lời từ chủ tịch”

Trò chơi luật không gian

Một số trong các bạn có thể đã xem bộ phim Mỹ trong đó một siêu máy tính giành quyền kiểm soát và dẫn dắt cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường quốc, dẫn đến sự huỷ diệt của lực lượng vũ trang của cả hai phe đối lập. Cuối cùng hóa ra đó chỉ là một trò chơi với trận đánh hoàn toàn ảo, mà máy tính giành thắng lợi, đã được lập trình một cách xuất sắc bởi một cậu bé. Đấy là bằng chứng, nếu bằng chứng là cần thiết, rằng trò chơi có thể dẫn đến sự huỷ diệt của bạn...
Tiếp theo, chúng ta hãy xem những gì Cassiopaeans đã nói về tất cả những điều này 10 năm trước mà bây giờ đang chứng tỏ sự chính xác đáng kinh ngạc của họ. Và nếu nhận xét của họ về những thay đổi của khí hậu toàn cầu đã được hỗ trợ bởi khoa học, có lẽ chúng ta nên chú ý xem xét những điều khác họ đã nói hơn một chút? Nếu bạn đọc phần sau đây trong bối cảnh của vụ 11/9 và vấn đề nóng lên toàn cầu, tất cả bắt đầu có ý nghĩa:
22/2/97

Hỏi: (Laura) Chúng tôi có nhiều điều mà chúng tôi đã thảo luận lúc trước, bạn có muốn nói điều gì trước khi chúng tôi bắt đầu câu hỏi không?

Đáp: Các căn cứ ngầm dưới đất được tăng rất nhiều ngân sách.

Hỏi: (Laura) Được rồi, tại sao họ được tăng ngân sách?

Đáp: Bởi vì còn nhiều hoạt động sắp tới.

Hỏi: (Laura) Những loại hoạt động gì?

Đáp: Phạm vi rộng.

Hỏi: (Laura) Bạn có thể liệt kê ba cái đầu chẳng hạn?

Đáp: Thí nghiệm, sử dụng và thực hiện.

Hỏi: (Laura & Terry) Của cái gì?

Đáp: “Tài nguyên” con người. Kế hoạch đang thành hình cho “vụ thu hoạch”.

Hỏi: (Terry) Các căn cứ ngầm dưới đất mới, cùng với tất cả những cái cũ là để cho vụ thu hoạch sắp tới?

Đáp: Và các mục đích khác trong kế hoạch của lực lượng STS.

Hỏi: (Terry) Và các kế hoạch STS khác... (Laura) Cái gọi là “Vụ Thu hoạch” này là cái gì?

Đáp: Bạn nghĩ sao?

Hỏi: (Laura) Chà, có phải đấy là thu hoạch trong một sự kiện xấu hay thu hoạch trong một cái tốt? Tôi muốn nói là, như là thu hoạch lúa mì và cỏ...

Đáp: Cái này hoặc cái kia.

Hỏi: (Laura) Được rồi, bây giờ bạn nói các kế hoạch đang thành hình. Những sự kiện cụ thể nào trong vài tuần hay vài tháng hay bất kể quãng thời gian nào vừa qua, khiến cho những kế hoạch này thành hình? Tôi muốn nói là, chìa khóa của ổ khóa này là gì?

Đáp: Gần đây bạn có chú ý, như chúng tôi luôn đề nghị bạn nên làm không?

Hỏi: (Laura) Dĩ nhiên! Tôi chỉ hỏi vì tôi muốn bạn liệt kê! Dĩ nhiên là tôi đang chú ý!

Đáp: Gần đây bạn đã bị lãng đi.

Hỏi: (Laura) Nó không có nghĩa là tôi đang ngủ mê!

Đáp: V*** đề cập đến thời tiết. Ở vùng trung tâm châu Âu của bạn có “lạnh giá” vào tháng 12 và tháng 1 vừa rồi không, Arkadiusz?
Ở đây, tôi tự hỏi không biết “lạnh giá” có phải là một đầu mối không?
Hỏi: (Terry) V*** đề cập đến thời tiết, và những thay đổi trong đó. Tên của cái bộ phim chúng ta xem ở Tallahassee là gì, tôi quên mất tên của nó...

[Terry sau đó nói về một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Người ngoài hành tinh đang ở giữa chúng ta, và đang âm mưa làm ảnh hưởng thời tiết theo một cách khiến cho hành tinh này không còn phù hợp cho cuộc sống con người, nhưng lại hoàn hảo đối với họ. Dĩ nhiên là có các bí mật và che giấu. Sau đó chủ đề chuyển sang các tháp điện thoại di động được ghi nhận ở vùng nông thôn phía bắc Florida. Điều này dẫn đến một câu hỏi về các tháp điện thoại di động. Phần đầu của câu hỏi bị mất.]

Hỏi: (Terry)... truyền tới chúng tôi và trở lại... cái gì có thể được truyền? Liệu năng lượng tiêu cực có thể được tập trung qua các tháp vi sóng ấy được không?

(V***) Và tương quan giữa thời tiết kỳ lạ và sự thu hoạch là gì?

(Laura) Bởi vì chúng ta đã được cho biết rằng các thay đổi thời tiết là do sự tích tụ năng lượng của con sóng. Đó là hai năm trước đây. Và nó không liên quan gì đến “vụ thu hoạch”.

(Terry) Nhưng cũng có thể HAARP thêm vào đó.

(Jan) Được rồi, thử hỏi xem...

(Laura) Bọn chúng rất muốn chúng ta nghĩ HAARP có liên quan đến thời tiết. “Vâng, chúng ta đang có thời tiết kỳ lạ. Hãy đổ lỗi cho HAARP!” bởi vì chúng ta sẽ suy nghĩ về HAARP... Thật là hoàn hảo...

(Terry) Vâng, HAARP liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ mỗi thời tiết. Bọn chúng có thể đặt tất cả những thứ dựa trên năng lượng mà chúng đang thí nghiệm với vào một nơi, bởi vì chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn, chỉ bằng việc thay đổi các tần số...

(Jan) Hoặc thậm chí chỉ cần tiếp tục làm rối tung thời tiết lên, tiếp tục tạo ra những rung động tiêu cực, lo lắng, bất định...

(V***) Tôi nghĩ điều mà tôi đang muốn diễn đạt là, có phải những thay đổi thời tiết này thúc đẩy một số thay đổi trong cơ thể khiến cho cơ thể “dễ thu hoạch hơn” không?

(Terry) Rất có thể.

(Laura) Vâng, tất cả đều liên quan đến nhau, nhưng tôi không nghĩ rằng cái này là nguyên nhân của cái kia, chỉ là chúng xảy ra...

(Terry) Nhưng tại sao, như chúng ta đã nói lúc trước, tất cả những thứ kỳ lạ này đều diễn ra thông qua các phương tiện truyền thông?

Đáp: Chúng tôi đã nói với các bạn rằng “HAARP” được thiết kế để kiểm soát và điều chỉnh các trường điện từ nhằm mục đích kiểm soát hoàn toàn các mẫu sóng trong não để thiết lập một hệ thống “trật tự hoàn toàn trên bề mặt hành tinh” trong mật độ thứ 3 hoặc thứ 4.

Hỏi: (Laura) HAARP có hoạt động tại thời điểm hiện tại không?

Đáp: Có, trong giai đoạn đầu của nó.

Hỏi: (Terry) Có phải sự lan rộng của các tháp truyền thông trên khắp đất nước tương đương với một chương trình HAARP ở quy mô lục địa không?

Đáp: Hệ thống dự phòng.

Hỏi: (Laura) Vậy là, bọn chúng không cần các tháp để vận hành hệ thống HAARP, nhưng dùng chúng để dự phòng?

Đáp: Các tháp phục vụ mục đích kép và theo chiều ngang.

Hỏi: (Terry) Chính quyền địa phương và khu vực có thể dùng các tháp để theo dõi dân chúng chẳng hạn. (Laura) Có phải thời tiết đang bị kiểm soát hay thay đổi hay ảnh hưởng bởi HAARP theo một cách nào đó không?

Đáp: Khí hậu đang bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố, và chẳng bao lâu yếu tố thứ tư.

Hỏi: (Laura) Được rồi, tôi sẽ cắn câu; nói cho tôi ba yếu tố, và cả yếu tố thứ tư nữa!

Đáp: 1) Con Sóng đến gần. 2) Chloroflorocarbon gia tăng trong bầu khí quyển, ảnh hưởng đến tầng ozone. 3) Thay đổi trong định hướng trục quay của hành tinh. 4) Can thiệp nhân tạo bởi các thế lực STS mật độ thứ 3 và thứ 4 theo một số cách khác nhau...

Hỏi: (Laura) Được rồi, có phải bạn kể theo thứ tự chúng đang xảy ra không? Cái thứ tư là cái sẽ xảy ra sau?

Đáp: Có thể, nhưng hãy nhớ rằng: thay đổi trong tốc độ quay có thể không được báo cáo lại khi nó không thể nhận biết được ngoại trừ dùng thiết bị. Xích đạo hơi “rộng hơn” các vùng địa cực. Nhưng, sự khác biệt này hiện nay đang giảm từ từ. Một thay đổi sẽ xảy ra trong thế kỷ 21 là sự phục hồi đột ngột của băng hà, đầu tiên trên lục địa Âu-Á, rồi đến Bắc Mỹ. Kỷ nguyên băng hà phát triển nhanh hơn rất, rất, rất nhiều so với mường tượng.

[Thảo luận về một lý thuyết khoa học mới được trình bày gần đây rằng trái đất đang nở ra.]

Hỏi: (Terry) Trái Đất đang nở ra à? Nói thẳng thừng là vậy, nhưng, có phải Trái Đất đang nở ra không, bạn hỏi nó thế nào? (Ark) Vâng, lý thuyết ấy là vậy: các lục địa di chuyển xa khỏi nhau vì Trái Đất đang nở ra, và điều này nhanh hơn nhiều so với bạn được biết, so với điều các nhà địa chất đang nghĩ.

Đáp: Sự “trôi dạt” lục địa được gây ra bởi sự phun liên tục mặc dù có thay đổi của các chất khí từ bên trong lên bề mặt, chủ yếu tại các điểm quan trọng về từ tính.

Hỏi: (Jan) Cái gì gây ra sự thay đổi của trục quay?

Đáp: Sự chậm đi của tốc độ quay. Trái Đất luân phiên nóng lên và nguội đi bên trong.

Hỏi: (Laura) Tại sao nó làm vậy? Nguyên nhân của điều này là gì?

Đáp: Một phần của chu kỳ liên quan đến năng lượng tác động trên bề mặt bởi đặc trưng tần số rung động cộng hưởng của con người và những sinh linh khác. […]

Hỏi: (Terry) Được rồi, hãy quay trở lại phần đầu của buổi này, lúc chúng ta đang nói về sự tăng mạnh/mở rộng của các căn cứ dưới lòng đất để chuẩn bị cho vụ thu hoạch. Có phải chúng ta đang nói về toàn thế giới không?

Đáp: Có, nhưng Hoa Kỳ là điểm tập trung, do cơ cấu quyền lực đặc biệt hợp tác.

Hỏi: (Terry) Chúng ta có muốn hỏi về cơ cấu quyền lực không?

(Laura) Không, chúng ta biết đó là cái gì; chúng đồng ý làm việc với bọn họ. Nhưng, điều tôi muốn biết là những bước cụ thể nào đang được thực hiện, những hoạt động cụ thể nào đang được đẩy mạnh?

Đáp: Thu nhận, dàn dựng và thử nghiệm hoạt động đã định sẵn.

Hỏi: (Laura) Và hoạt động đã định sẵn là gì?

Đáp: Kiểm soát tuyệt đối tất cả mọi thứ.
Như tôi đã nói lúc trước, khi C's nói về những thứ như thế này, chúng tôi thậm chí không thể hình dung nổi một tình huống như vậy sẽ bắt đầu và diễn ra thế nào. Tất cả nó chỉ là trò vui lý thuyết cho chúng tôi. Chúng tôi nghe, ghi chép lại, và nói, kiểu như “ôi dào, vâng!” Việc vụ 11/9 có thể được hoạch định và tiến hành, cùng với tất cả những gì diễn ra tiếp theo nó hoàn toàn nằm ngoài phạm vi trí tưởng tượng hạn chế của chúng tôi!
Hỏi: (Laura) Chà, thế đấy! (Terry) Đấy là chính thể thống trị thế giới! Đấy là cái bọn chúng muốn! (Laura) Được rồi, liệu có điều gì cụ thể chúng tôi có thể làm để...

Đáp: Tri thức bảo vệ, thiếu hiểu biết dẫn đến nguy tai. Nhận thức cao khiến bạn khó bị tổn thương, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Gần đây nghe nói gì về máu tổng hợp, luân chuyển máu và huyết tương không?

Hỏi: (Laura) Lại có một vấn đề mới rồi đây! Được rồi, tôi sẽ cắn câu! Nói cho chúng tôi biết về máu tổng hợp và huyết tương máu.

Đáp: Cần “cắt xẻ” ít hơn.

Hỏi: (Laura) Sự cắt xẻ gia súc (cattle mutilation). Chúng không cần đến nhiều vụ cắt xẻ gia súc nữa. […]

Đáp: Những loại người máy sinh học và người máy gen/điện tử hiện đang gia tăng theo cấp số nhân trong cộng đồng dân số. Bạn có thể đã gặp một hay hai trong 10 ngày gần đây.

Hỏi: (Laura) Bạn là chỉ ai? Bạn chỉ tôi, hay bạn chỉ F***, ai?

Đáp: Suy ngẫm về các hoạt động, và các trung tâm quyền lực và ảnh hưởng để có câu trả lời.
Chúng tôi mất 5 năm tiếp theo để hiểu ra ngọn ngành: những kẻ thái nhân cách, và sau đó, tà ác học (ponerology).
9/5/1998

Hỏi: … Tôi muốn biết những tọa độ địa lý nào, theo hệ thống tọa độ địa lý hiện thời của chúng tôi, sẽ đóng khung Atlantis. Tôi không cần hình dạng chính xác, chỉ là một hình hộp chung chung... viền xung quanh...

Đáp: Như là hỏi: “Các tọa độ địa lý của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương là gì?”

Hỏi: Được rồi, để tôi hỏi cụ thể hơn: Cái vùng đất Atlantean mà được cho là đã tồn tại trong Đại Tây Dương... điểm xa nhất của bất cứ phần nào của vùng Atlantis trong đại dương mà hiện nay không còn tồn tại, là gì?

Đáp: Đã đến lúc bạn biết rằng Atlantis không phải là một quốc gia, vùng đất, hòn đảo hay lục địa, mà là một nền văn minh!

Hỏi: Tất cả những gì tôi muốn là có một khái niệm về cái vùng đất trong Đại Tây Dương mà mọi người vẫn nói - nó nằm ở đâu?

Đáp: Bạn nghĩ là ở đâu?

Hỏi: Tôi nghĩ là khoảng Azores và Quần đảo Canary...

Đáp: Đúng, nhưng nhiều địa điểm khác nữa. Nhớ là mực nước biển lúc đó thấp hơn cả trăm mét...

Hỏi: Tại sao mực nước biển thấp hơn cả trăm mét? Bởi vì có băng ở đâu đó hay bởi vì khi đó không có nhiều nước trên trái đất như bây giờ?

Đáp: Băng.

Hỏi: Có phải băng tập trung ở các địa cực không? Khối băng của thời kỳ băng hà?

Đáp: Đúng.

Hỏi: Vậy là, Atlantis tồn tại trong thời kỳ băng hà?

Đáp: Phần lớn là vậy. Và khí hậu thế giới khi đó ở xa khối băng cũng không lạnh hơn bây giờ là mấy.

Thế giới trong thời kỳ băng hà

Hỏi: Làm sao thế được? Cái gì gây ra những băng hà ấy?

Đáp: Sự nóng lên toàn cầu.

Hỏi: Làm thế nào sự nóng lên toàn cầu gây ra băng hà?

Đáp: Tăng lượng mưa lên rất lớn. Rồi dịch chuyển vành đai mưa lớn rất xa về phía bắc. Điều này gây ra sự tích tụ nhanh chóng của các khối băng, tiếp theo là sự phục hồi mạnh mẽ và cực kỳ mau lẹ của băng hà.
Vậy hãy thử xem lại một lần nữa: Làm thế nào sự nóng lên toàn cầu gây ra băng hà và dẫn đến một kỷ nguyên băng hà?
Tăng lượng mưa lên rất lớn. Rồi dịch chuyển vành đai mưa lớn rất xa về phía bắc. Điều này gây ra sự tích tụ nhanh chóng của các khối băng, tiếp theo là sự phục hồi mạnh mẽ và cực kỳ mau lẹ của băng hà... Một thay đổi sẽ xảy ra trong thế kỷ 21 là sự phục hồi đột ngột của băng hà, đầu tiên trên lục địa Âu-Á, rồi đến Bắc Mỹ. Kỷ nguyên băng hà phát triển nhanh hơn rất, rất, rất nhiều so với mường tượng.
Tất nhiên, còn có hai câu hỏi đáng lo ngại cần xem xét tới: nó có thể nhanh và tồi tệ đến mức nào?

Vừa mới hôm nọ chúng tôi đăng một bản tin trên SOTT trong đó có đoạn:
Hơn 4,5 tỷ người có thể chết do các nguyên nhân liên quan đến sự nóng lên toàn cầu trước năm 2012

Một lý thuyết khoa học gần đây mang tên “giả thuyết hydrat” nói rằng các chu kỳ nóng lên toàn cầu trong lịch sử được gây ra bởi một vòng phản hồi, trong đó các mắt lưới mê-tan (còn được biết đến dưới cái tên các “hydrat”) trong băng vĩnh cửu khi tan chảy sẽ thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu, dẫn đến sự tan chảy nhiều hơn nữa của mắt lưới mê-tan và thúc đẩy vi khuẩn tăng trưởng.

Nói một cách khác, như ở vùng tây Siberia, 400 tỷ tấn hydrat mê-tan trong băng vĩnh cửu sẽ tan chảy dần dần, và khí mê-tan được giải phóng sẽ làm tăng tốc độ tan chảy. Chỉ vài tỷ tấn mê-tan thải vào khí quyển mỗi năm thôi cũng sẽ là thảm họa.

Nhân tiện đây, “giả thuyết hydrat” là một lý thuyết khoa học mới được vài tuần tuổi, và hiện đang được thảo luận bởi các nhà khoa học chuyên về sự nóng lên toàn cầu. Bạn có thể tìm nó trên Google (“hydrate hypothesis”).

Có lượng mê-tan khổng lồ mắc kẹt dưới lớp băng vĩnh cửu và dưới các đại dương trong các cấu trúc băng gọi là mắt lưới. Lượng mê-tan ở dạng mắt lưới trong lớp băng vĩnh cửu Bắc Cực được ước tính là khoảng 400 tỷ tấn.

Mê-tan là một khí nhà kính mạnh gấp 20 lần CO2, và bầu khí quyển hiện chứa khoảng 3,5 tỷ tấn mê-tan. […]

Sự giải phóng mê-tan từ các mắt lưới tan chảy dưới đại dương đã gây ra những tác động nghiêm trọng lên môi trường trong quá khứ. Lượng mê-tan ở dạng mắt lưới dưới đại dương được ước tính là khoảng 10.000 tỷ tấn.

55 triệu năm trước, một phản ứng dây chuyền của sự nóng lên toàn cầu (có thể là bắt đầu bởi hoạt động núi lửa) làm tan chảy các mắt lưới dưới đại dương. Đó là một trong những sự kiện nóng lên toàn cầu mau lẹ và mãnh liệt nhất trong lịch sử địa chất.
Trong khi đó, mùi khí đốt tự nhiên nồng nặc được tường thuật vài ngày trước tại Manhattan, Brooklyn, Jersey City, Weehawken, và Newark. Như Wayne Madsen đã chỉ ra, một mùi khí đốt tự nhiên không giải thích được tương tự đã khiến nhiều người phải nhập viện ở Staten Island và Queens. Mặc dù mê-tan không có mùi, mê-tan tự nhiên khi được giải phóng thường đi kèm với việc giải phóng hydro sunfua, một sản phẩm phụ của sự phân huỷ do vi khuẩn. Dĩ nhiên, chúng ta cũng tự hỏi liệu sự giải phóng khí có liên quan hay không đến việc hàng đàn chim chết rơi xuống đất xảy ra cùng thời điểm với những cái mùi khủng khiếp ở vùng Đông Bắc ấy, mặc dù những con chim bị chết tại các địa điểm khác. Có cả những vụ cá chết không được giải thích mà có thể là kết quả của sự giải phóng khí dưới nước...

Mê-tan có thể nguy hiểm theo những cách khác nữa vì nó rất dễ cháy. Dưới đây là một loại khí khác, nhưng chúng ta phải nghĩ đến hậu quả nếu giả sử loại khí trong sự kiện này là mê-tan.
Bùng Nổ Khí Ở Hồ Nyos, Cameroon, 1986

Hồ Nyos là một trong ba hồ duy nhất trên thế giới được biết là bão hòa khí CO2 – hai hồ khác là hồ Monoun, cũng ở Cameroon cách đó khoảng 100 km, và hồ Kiyu ở Rwanda. Một khoang magma dưới khu vực này là nguồn khí CO2 dồi dào. Nó thấm lên qua đáy hồ và hòa khoảng 90 triệu tấn CO2 vào nước hồ Nyos.

Hồ Nyos được phân tầng theo nhiệt độ, với lớp nước ấm, nhẹ hơn gần bề mặt nổi trên lớp nước lạnh, nặng hơn ở gần đáy hồ. Sau quãng thời gian dài, một lượng lớn CO2 thấm ra và hòa tan vào lớp nước lạnh dưới đáy hồ.

Hầu hết thời gian, hồ này ổn định và CO2 giữ ở dạng dung dịch ở các tầng dưới. Tuy nhiên, cùng với thời gian, nước hồ trở nên siêu bão hòa, và nếu có một sự kiện như động đất hay núi lửa xảy ra, một lượng lớn CO2 có thể đột ngột thoát khỏi dung dịch.

Mặc dù một vụ giải phóng khí CO2 đột ngột ở hồ Monoun đã xảy ra vào năm 1984, giết hại 37 người dân địa phương, mối đe dọa tương tự từ hồ Nyos không được dự đoán tới. Tuy vậy, vào ngày 21 tháng 8 năm 1986, một vụ phun trào xảy ra ở hồ Nyos đã kích hoạt sự giải phóng đột ngột khoảng 1,6 triệu tấn CO2. Lượng khí này lao xuống hai thung lũng gần đó, đẩy rời tất cả không khí đi và làm chết ngạt đến 1.800 người trong phạm vi 20 km quanh hồ, cùng với 3.500 gia súc. Khoảng 4.000 cư dân bỏ chạy khỏi khu vực, và nhiều người trong số đó bị các vấn đề hô hấp, bỏng hay tê liệt do khí CO2.

Người ta không biết điều gì đã gây ra vụ giải phóng khí thảm khốc ấy. Hầu hết các nhà địa chất nghi ngờ do lở đất, nhưng một số tin rằng một vụ phun trào núi lửa nhỏ có thể đã xảy ra dưới đáy hồ. Một khả năng thứ ba là nước mưa lạnh rơi ở một bên hồ đã kích hoạt sự đảo lộn. Dù nguyên nhân gì đi nữa, nó dẫn đến việc lớp nước sâu siêu bão hòa bị hòa lẫn một cách mau lẹ với những tầng nước phía trên, nơi mà áp suất giảm cho phép CO2 thoát khỏi dung dịch.

Người ta tin rằng khoảng một km khối khí đã được giải phóng. Vì CO2 nặng hơn không khí, nó chảy dọc sườn núi cạnh hồ Nyos, xuống hai thung lũng cạnh đó trong một tầng khí dày đến hàng chục mét, đẩy bật không khí đi và làm chết ngạt tất cả người và gia súc trước khi nó tiêu tan. Mặt nước bình thường màu xanh của hồ chuyển sang màu đỏ sẫm sau vụ giải phóng khí, do tầng nước giàu sắt từ đáy hồ nổi lên bề mặt và bị ôxy hóa bởi không khí. Mực nước hồ giảm khoảng một mét, đại diện cho thể tích khí được giải phóng. Vụ giải phóng khí có lẽ cũng làm tràn nước hồ ra ngoài. Cây cối gần hồ bị gãy rạp.
Tôi cũng muốn nói luôn, tuyên bố trong bài viết trên “Nhân tiện đây, “giả thuyết hydrat” là một lý thuyết khoa học mới được vài tuần tuổi, và hiện đang được thảo luận bởi các nhà khoa học chuyên về sự nóng lên toàn cầu. Bạn có thể tìm nó trên Google (“hydrate hypothesis”)” không hoàn toàn đúng. John Barnes, trong cuốn tiểu thuyết viễn tưởng của ông, “Mother of Storms” (Siêu Bão), mô tả việc giải phóng lượng lớn khí mê-tan là sự kiện kích hoạt một siêu bão toàn cầu gần như phá huỷ hoàn toàn trái đất.
Siêu Bão xảy ra vào khoảng 30 năm trong tương lai. Liên Hợp Quốc đã trở nên thống trị và ở đầu cuốn sách, tổng thống Hoa Kỳ lèo lái một cách tuyệt vọng để tránh mất thêm nữa chủ quyền quốc gia vào tay Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc tiến hành một vụ tấn công hạt nhân nhắm vào kho vũ khí hạt nhân bí mật – và bất hợp pháp – của nước cộng hòa Siberia, chôn sâu dưới đáy biển Bắc Cực. Vụ nổ dẫn đến sự giải phóng một lượng khổng lồ khí mê-tan từ các mắt lưới mê-tan dưới đó. Khí mê-tan gây ra một hiệu ứng nhà kính gần như không kiểm soát được, khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên 6 độ C trong vòng vài tháng.

Các đại dương nóng ẩm là nơi hoàn hảo để phát sinh những cơn bão lốc và chúng nhanh chóng phát triển thành những siêu bão với sức mạnh, thời lượng và số lượng chưa từng thấy.
Dĩ nhiên, nếu một tình huống như vậy xảy ra bây giờ, vai trò sẽ bị đảo ngược so với những gì Barnes tưởng tượng: nó sẽ là Hoa Kỳ tiến hành vụ tấn công hạt nhân giải phóng khí mê-tan và kích hoạt Siêu Bão toàn cầu. Đấy có lẽ là cách duy nhất khí mê-tan có thể được giải phóng đủ nhanh và nhiều để gây nên ảnh hưởng như vậy.
Hydrat mê-tan và sự nóng lên toàn cầu

Một lượng mê-tan khổng lồ trên trái đất bị đông cứng thành một loại băng gọi là hydrat mê-tan. Hydrat có thể hình thành với hầu như bất kỳ loại khí nào và bao gồm một 'lồng' tạo bởi các phân tử nước bao quanh khí. (Thuật ngữ 'dạng mắt lưới' (clathrate) nói chung chỉ những chất rắn tạo bởi khí mắc kẹt trong bất cứ loại lồng nào trong khi hydrat là thuật ngữ cụ thể cho trường hợp lồng được làm từ các phân tử nước.) Có hydrat CO2 trên sao Hỏa, trong khi đó trên Trái Đất hầu hết các hydrat chứa khí mê-tan. Hầu hết lượng hydrat này nằm trong trầm tích dưới đại dương, nhưng một số nằm trong đất đóng băng vĩnh cửu.

Hydrat mê-tan có vẻ là một trong những cấu trúc bấp bênh nhất mà ta có được. Hydrat mê-tan tan chảy nếu nó bị nóng quá, và nó nổi trong nước. Mê-tan là một khí nhà kính rất mạnh, và nó phân huỷ thành CO2, một loại khí nhà kính khác và tích tụ trong bầu khí quyển cũng giống như CO2 từ nhiên liệu hóa thạch. Và có rất nhiều mê-tan, có thể còn nhiều hơn trữ lượng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Có thể hình dung là sự biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến những mỏ mê-tan này. Vậy chúng ta biết gì về những tình huống tương tự như các phim thiên tai mà hydrat mê-tan có thể gây ra? […]

Tương lai

Kịch bản phim thiên tai hấp dẫn nhất sẽ là khi mê-tan được giải phóng với một lượng đủ để thay đổi một cách đáng kể nồng độ trong khí quyển, trong một khoảng thời gian đủ ngắn so với vòng đời của mê-tan. Điều này sẽ làm nồng độ mê-tan tăng đột ngột. Để hình dung lượng mê-tan cần được giải phóng, để tạo ra hiệu ứng bức xạ tương đương với việc lượng CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi sẽ cần nồng độ mê-tan hiện tại tăng gấp 10 lần. Đó sẽ là tình huống của phim thiên tai. Nói một cách khác, sự khác nhau giữa tình huống xấu nhất của IPCC và tình huống tốt nhất có thể có được vào năm 2050 chỉ là 1W/m2 năng lượng bức xạ trung bình. Nếu nó đến từ mê-tan, thế giới sẽ không thể giữ được dưới mức nguy hiểm 2 độ cao hơn nhiệt độ trung bình thời trước công nghiệp hóa. Tôi tính là sẽ cần nồng độ mê-tan khoảng 6 ppm (phần triệu) để tăng năng lượng bức xạ lên 1W/m2. Nồng độ mê-tan 6 ppm sẽ là thảm họa trong thế giới hiện nay. […]

Mê-tan được ôxy hóa thành CO2, một khí nhà kính khác tích tụ hàng trăm ngàn năm, cũng như CO2 từ nhiên liệu hóa thạch. Các mô hình về sự giải phóng mê-tan trong thời gian dài thường cho thấy lượng CO2 tích tụ đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu tương đương với đóng góp của nồng độ mê-tan. […]
Cuối cùng tóm lại, có lẽ không phải là một kịch bản phim thiên tai rõ ràng, nhưng tiềm năng có thể là một vòng phản hồi cộng hưởng dẫn đến một sự thay đổi khí hậu nguy hiểm thay vì có thể tránh được nó. Thế là cũng đủ đáng sợ rồi.

Nói một cách khác, nếu có một Siêu Bão Toàn Cầu, có lẽ nó sẽ không đến nỗi là loại bao phủ cả đại dương và biến Florida thành một dải đá trơ trụi trong vài giờ!

Nhưng rồi, vẫn CÓ vấn đề của những con voi mamút bị đông cứng trong khoảng khắc và những sinh vật khác chết vào cuối kỷ Pleistocene.

Một trong những điều mà các nhà cổ sinh vật học, địa chất học và khảo cổ học phải đối mặt với là con số khổng lồ những xác chết đông lạnh ở Canada và Alaska tại các vùng phía tây, và ở phía bắc Nga và Siberia tại các vùng phía đông – tất cả đều có tuổi tính ra khoảng 12.000 năm trước đây. Tất nhiên, điều này cho thấy một sự kiện khủng khiếp nào đó đã xảy ra trên hành tinh này và ảnh hưởng của nó lên bắc bán cầu là nặng nề hơn so với nam bán cầu.

Quay lại những năm 1940, giáo sư tiến sĩ khảo cổ học Frank C. Hibben của trường đại học New Mexico dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến Alaska để tìm kiếm dấu tích còn lại của con người. Ông không tìm thấy dấu tích con người; ông tìm thấy hàng dặm rồi lại hàng dặm những khối bùn đông cứng chứa đầy voi mamút, voi răng mấu, và nhiều loại bò rừng, ngựa, chó sói, gấu và sư tử. Ngay ở phía bắc Fairbanks, Alaska, các thành viên đoàn thám hiểm nhìn trong nỗi kinh hoàng khi những chiếc xe ủi đẩy những khối bùn đang tan chảy vào các hộp chứa lớn để phân tách vàng. Ngà và xương động vật cuộn lên trước lưỡi máy ủi như “những sợi râu trước một cái cạo râu khổng lồ”. Các xác chết được tìm thấy trong đủ mọi tư thế, hầu hết “bị xé ra bởi một sức mạnh tiền sử không giải thích nổi nào đó.”

Sự thật rành rành về cái chết thảm khốc của những khối động vật này, cùng với mùi hôi thối của xác thịt đang phân huỷ, là gần như không thể chịu đựng nổi, cả khi nhìn chúng và khi suy nghĩ về cái gì đã gây ra chúng. Những cánh đồng chết trải dài hàng trăm dặm về mọi hướng. Có cả cây cối và động vật, tầng tầng lớp lớp bị xoắn vặn, xé nát, hỗn độn với nhau như thể có một cái máy xay vũ trụ nào đó hút tất cả chúng vào 12.000 năm trước và đóng băng chúng trong khoảng khắc thành một khối rắn.

Ở ngay phía bắc Siberia có cả hàng hòn đảo tạo thành bởi xương của động vật thời Pleistocene bị cuốn trôi lên phía bắc vào Bắc Băng Dương băng giá. Một ước tính cho thấy khoảng mười triệu động vật đã bị chôn vùi dọc các sông ở vùng bắc Siberia. Hàng ngàn rồi lại hàng ngàn ngà voi là nguồn cung cấp cho đường dây buôn ngà voi khổng lồ cung cấp cho những nhà điêu khắc bậc thầy ở Trung Hoa, tất cả là từ những xác voi mamút và voi răng mấu đông lạnh của Siberia. Con voi mamút Beresovka nổi tiếng là vật đầu tiên thu hút sự chú ý đến khả năng bảo quản sau khi bị đông lạnh tức khắc khi mà những cái lá mao lương hoa vàng được tìm thấy trong miệng nó.

Sự kiện khủng khiếp nào đã bao trùm lên hàng triệu sinh vật này chỉ trong một ngày? Các bằng chứng chỉ ra đó là một cơn sóng thần khổng lồ hoành hành trên mặt đất, nhào trộn những động vật và cây cối lại với nhau, để rồi đông lạnh chúng trong khoảnh khắc cho 12.000 năm sau.

Những sinh vật này không chết vì “sự khởi phát từ từ” của một thời kỳ băng hà.

Bây giờ chúng ta nói đến bộ phim “The Day After Tomorrow” (Ngày Không Xa). Bộ phim lấy cảm hứng từ The Coming Global Superstorm (Cơn Siêu Bão Toàn Cầu Đang Tới), một cuốn sách viết bởi Art Bell và Whitley Strieber. Nó được tóm lược như sau:
Sự nóng lên toàn cầu khiến những khu vực lớn của khối băng Bắc Cực vỡ ra và tan chảy. Điều này có nghĩa là Đại Tây Dương bị pha loãng bởi một lượng nước ngọt lớn. Nó làm gián đoạn dòng Gulf Stream và gây ra sự lạnh đi không bình thường của bắc bán cầu. Điều này sau đó gây ra một loạt những sự kiện bất thường, và cuối cùng dẫn đến một hệ thống “siêu bão toàn cầu” khổng lồ bao gồm ba cơn siêu bão. Kết quả của nó là một kỷ băng hà xuất hiện ở bắc bán cầu chỉ trong vài ngày. Một siêu bão ở Canada, một ở Scotland và cơn thứ ba ở Siberia. Bộ phim đi theo Jack, một nhà nghiên cứu khí hậu cổ đại làm việc cho NOAA; con trai ông Sam, một sinh viên trung học và vợ ông Lucy, một bác sĩ.

Bộ phim mô tả “mắt” của cơn siêu bão có áp suất thấp đến mức không khí cực lạnh (-150 độ F hay -101 độ C) từ tầng đối lưu bị hút xuống, giết chết và làm đông cứng ngay lập tức tất cả những ai mắc trong mắt bão. Một phụ nữ ở NOAA tranh luận rằng luồng không khí lạnh ấy sẽ ấm lên và bay trở lên, như trong các cơn bão thông thường, nhưng Jack chỉ đơn giản nói rằng luồng không khí bị hút xuống quá nhanh. Cơn bão đang đến gần New York, nơi Sam đang bị mắc kẹt, và Jack đang cố gắng đến đó trong môi trường đông lạnh thù địch với những dụng cụ để đi ở Bắc Cực và những kỹ năng sống trong môi trường băng giá của ông.

Trong suốt bộ phim, một mạch truyện phụ liên quan đến việc Phó Tổng thống Hoa Kỳ từ chối không chấp nhận cảnh báo về mối đe dọa của sự lạnh đi toàn cầu – mặc cho những điều kiện thời tiết ngày càng bất thường đang xảy ra trên khắp thế giới. Ông ta bám chặt lấy luận điểm rằng những biện pháp để ngăn chặn nó sẽ gây quá nhiều thiệt hại cho nền kinh tế.

Ngay trước và trong khi bộ phim đang được phát hành, thành viên các nhóm hoạt động vì môi trường và cựu Phó Tổng thống Al Gore phân phát tờ rơi cho khán giả bộ phim, mô tả những gì họ tin là những tác động có thể xảy ra của sự nóng lên toàn cầu. Nói chung chúng không giống như trong phim. Một số tin rằng Gore quan tâm quá nhiều đến bộ phim và có thể nghĩ nó như một “bộ phim có tính chính xác về mặt khoa học”. Trong thời gian bộ phim được công chiếu, nhiều lời chỉ trích phát sinh nhắm vào các nhà chính trị liên quan đến Nghị định thư Kyoto và sự thay đổi khí hậu. Cuối cùng, bộ phim gây ra một khuấy đảo chính trị khá mạnh.
Đáng chú ý phải không? Các luận điểm khoa học trong đó có vẻ dựa trên những quan sát và lý thuyết có cơ sở. Và nó cung cấp một lời giải thích cho việc làm thế nào những con voi mamút lông dày có thể bị đông cứng tức khắc ngay trong khi đang ăn.

Những cơn bão lốc khổng lồ trước khi kỷ băng hà bắt đầu trong bộ phim

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng xem lại một số nhận xét của C's về hiện tượng thời tiết kỳ dị và siêu bão toàn cầu:
4/7/1998

Hỏi: (A) Tôi đang cố viết một số điều về vũ trụ học, và tôi có vài câu hỏi chủ yếu về những sự kiện sắp tới. Trước tiên là câu chuyện về ngôi sao nâu đồng hành của mặt trời có vẻ đang tiến gần hệ mặt trời. Tôi muốn biết, nếu có thể, chi tiết về quỹ đạo của nó; nghĩa là, nó ở bao xa, tốc độ của nó là bao nhiêu, và khi nào nó sẽ được nhìn thấy. Chúng tôi có thể biết được không? Quỹ đạo: Nó sẽ đến gần đến mức nào?

Đáp: Elip phẳng.

Hỏi: (A) Nhưng nó sẽ đến gần đến mức nào?

Đáp: Khoảng cách phụ thuộc vào các yếu tố khác, như là quỹ đạo của người quan sát.

Hỏi: (L) Khoảng cách gần nhất nó sẽ tiến đến trái đất là bao nhiêu... (A) Hệ mặt trời... (L) Vâng, nhưng phần nào của hệ mặt trời? Chúng ta có chín hành tinh... cái nào? (A) Theo tôi hiều thì ngôi sao nâu này sẽ thâm nhập vào đám mây Oort... (L) Tôi nghĩ họ nói nó chỉ lướt qua và khuấy động nó với lực hấp dẫn...

Đáp: Đã qua đám mây Oort trên hành trình quỹ đạo. Đã làm vậy trên đường đi “vào”.

Hỏi: (A) Bạn muốn nói nó đã thâm nhập vào đám mây Oort?

Đáp: Đã vượt qua.

Hỏi: (A) Vậy là nó sẽ không tiếp cận...

Đáp: Đám mây Oort nằm ở rìa ngoài của mặt phẳng quỹ đạo với khoảng cách xấp xỉ 510.000.000.000 dặm.

Hỏi: (L) Ồ, 510 tỷ dặm sẽ cho chúng ta một chút thời gian! (A) Vâng, nhưng điều tôi muốn biết... đám mây Oort này bao quanh hệ mặt trời, vậy ngôi sao nâu này, một khi nó đã vượt qua... (L) Chắc chắn nó đã ở trong hệ mặt trời phải không? (A) Không, nó có thể vượt qua và không đến gần hơn nữa. Nó có tiến đến gần hay không? Hay nó vẫn đang tiến đến gần suốt thời gian này?

Đáp: Hệ mặt trời, cùng với “ngôi sao mẹ” đang quay xung quanh ngôi sao đồng hành, một ngôi sao “nâu”.

Hỏi: (A) Vậy điều đó nghĩa là khối lượng của ngôi sao đồng hành là rất...

Đáp: Ít hơn.

Hỏi: (A) Ít hơn?

Đáp: Chúng di chuyển cùng nhau dọc một mặt phẳng quỹ đạo elip phẳng. Rìa ngoài của hệ mặt trời đã bị thâm nhập bởi ngôi sao nâu đồng hành. Điều đó giải thích những hiện tượng bất thường của những hành tinh phía ngoài và các vệ tinh của chúng được khám phá gần đây.

Hỏi: (A) Nhưng theo tôi hiểu thì khoảng cách giữa mặt trời và ngôi sao nâu này thay đổi theo thời gian. Quỹ đạo elip nghĩa là có điểm cận nhật và điểm viễn nhật. Tôi muốn biết khoảng cách gần nhất giữa ngôi sao nâu này và mặt trời là bao nhiêu? Điểm cận nhật là ở đâu? Chúng tôi có thể biết được không, thậm chí chỉ là xấp xỉ? Có phải nó là khoảng một năm ánh sáng, hay ít hơn, hay nhiều hơn?

Đáp: Ít hơn, ít hơn nhiều. Khoảng cách của điểm tiếp cận gần nhất tương ứng xấp xỉ với khoảng cách của quỹ đạo Pluto từ Mặt Trời.

Hỏi: (A) Được rồi. Bây giờ, việc đi qua điểm gần nhất này, có phải nó sẽ xảy ra hay không?

Đáp: Đúng.

Hỏi: (A) Và nó sẽ xảy ra trong vòng 6 đến 18 năm tới?

Đáp: 0 đến 14 năm.

Hỏi: (A) Được rồi, vậy thôi. Tôi có một vài ý tưởng về cái này. Bây giờ, theo tôi hiểu, bằng cách tình cờ nào đó, hai việc sẽ xảy ra hầu như cùng một lúc. Đó là việc ngôi sao nâu này đến gần, và rồi cụm sao chổi này. Chúng là hai việc khác nhau phải không?

Đáp: Đúng. Khác nhau nhưng có liên quan.

Hỏi: (L) Có phải có một cụm sao chổi bị đẩy vào một quỹ đạo riêng nào đó, và tiếp tục di chuyển theo quỹ đạo đó...

Đáp: Đúng.

Hỏi: (L) Và ngoài cụm sao chổi ấy ra, còn có những sao chổi khác sẽ bị đẩy vào hệ mặt trời do việc ngôi sao nâu này đi qua?

Đáp: Đúng.

Hỏi: (A) Theo tôi hiểu thì thảm họa chính sẽ đến từ cụm sao chổi này...

Đáp: Các thảm họa liên quan đến những chu kỳ trong chu trình trải nghiệm của con người. Nó tương ứng với việc cụm sao chổi đi qua.

Hỏi: (A) Theo tôi hiểu thì cụm sao chổi này là có chu kỳ và nó đến sau mỗi 3600 năm. Tôi muốn biết điều gì đó về hình dạng của cụm sao chổi này. Tôi khó có thể tưởng tượng...

Đáp: Hình dạng biến đổi. Tác động phụ thuộc vào việc đi qua gần hay không.

Hỏi: (L) Vậy là nó có thể trải ra... (A) Có lúc chúng tôi từng hỏi là nó sẽ đến từ đâu. Câu trả lời là chúng tôi hãy nhìn vào một cái spirograph.

Đáp: Đúng.

Hỏi: (A) Bây giờ, spirograph cho thấy rằng những sao chổi này sẽ không đến từ một hướng mà từ nhiều hướng cùng một lúc. Điều đó đúng không?

Đáp: Rất tốt!!!

Hỏi: (A) Được rồi, chúng sẽ đến từ nhiều hướng...

Đáp: Nhưng, ban đầu nó hiển thị như một vật thể rắn duy nhất.

Hỏi: (A) Chúng tôi có biết khoảng cách đến vật thể này lúc này không?

Đáp: Đề nghị bạn mở to mắt thì tốt hơn!

Hỏi: (A) Tôi vẫn đang mở to mắt.

Đáp: Bạn có nắm bắt được tầm quan trọng của câu trả lời về thời gian biểu của cụm sao chổi và ngôi sao nâu không? Chu kỳ con người phản ảnh chu kỳ thảm họa. Trái Đất được lợi từ sự làm sạch định kỳ. Đã đến lúc bắt đầu chú ý đến các dấu hiệu. Chúng đang gia tăng. Chúng thậm chí có thể được “cảm thấy” bởi bạn và những người khác, nếu bạn chú ý.

Hỏi: (L) Chắc chắn chúng tôi vẫn đang chú ý đến các dấu hiệu!

Đáp: Như thế nào?

Hỏi: (L) À, thời tiết hoàn toàn là kỳ quái. Các vụ cháy, sức nóng...

Đáp: Đúng.

Hỏi: (L) Tôi nhận thấy thủy triều lúc nào cũng cao mà không có lời giải thích thỏa đáng...

Đáp: Và thấp nữa.

Hỏi: (L) Vâng, tôi đặc biệt nhận thấy điều đó. (F) Tôi cũng thế. Không lâu trước đây, tôi nhận thấy thủy triều thấp đến mức không thể tin được vào thời điểm này trong năm. (L) Và còn các dấu hiệu ở con người nữa - những đứa trẻ giết cha mẹ chúng, tất cả những người đang hóa điên này - bạn biết đấy...

Đáp: Đột biến.

Hỏi: (L) Bạn nói đột biến nghĩa là thế nào?

Đáp: Trên một đồ thị...

Hỏi: (L) Chỉ là các đột biến, không phải cái gì to tát...

Đáp: Các đột biến là lớn.

Hỏi: (L) Được rồi, từ những gì bạn nói về cái này - Ý tôi là làm thế nào chúng tôi có thể làm hết tất cả những việc bạn nói chúng tôi cần làm? Tôi muốn nói là chúng tôi không có thời gian!

Đáp: Ai bảo?

Hỏi: (L) Nghe có vẻ như vậy. Trừ phi cuộc sống và những trải nghiệm của chúng tôi cũng gia tăng cùng với tất cả những sự kiện khác ấy... (A) Tôi có một câu hỏi cuối cùng mà tôi đã chuẩn bị. Vậy là chúng ta có hai thảm họa hay sự kiện, sự đến gần của ngôi sao nâu và cụm sao chổi, nhưng chúng tôi đã được cho biết rằng lần này nó sẽ khác vì lần này nó được đi kèm với một sự hội tụ mặt phẳng.

Đáp: Đúng. Thay đổi từ trường.

Hỏi: (A) Cái hội tụ mặt phẳng này, hay cái thay đổi từ trường này, nó được cho là có liên quan đến sự vượt qua hay đi qua giữa các thế giới. Một đường biên thế giới.

Đáp: Thế giới. Gốc của “thế giới” (realm) là gì?

Hỏi: (L) Hiện thực (reality).

Đáp: Đúng. Vậy từ trường “cắm vào” thế nào? Chúng tôi muốn nói về chủ đề này trong suốt buổi hôm nay, vì lợi ích của bạn.

Hỏi: (L) Được rồi, về những dấu hiệu này, những thứ đang xảy ra trên hành tinh này, những vụ cháy này, và còn nữa - bạn chưa bao giờ nói gì về những đám cháy ở Florida này. Bạn nói Arizona sẽ cháy, nhưng bạn chưa bao giờ nói Florida sẽ cháy...

Đáp: Chúng tôi không nói nó sẽ không cháy.

Hỏi: (L) Tôi biết. Nhưng nó thực sự là bức bối. Tôi đã đọc thấy một số dấu hiệu trong những ngày gần đây rằng chúng tôi sẽ có một thay đổi về thời tiết, một gián đoạn, có phải phương pháp dự đoán nho nhỏ của tôi...

Đáp: Thái cực ngược lại?!?

Hỏi: (L) Ôi! Lụt nữa! Được rồi, tôi đoán lụt lội dễ chịu hơn lửa... nhưng, có thể là không!

Đáp: Ý và Hy Lạp cũng đang cháy.

Hỏi: (L) Vâng, chúng tôi nhận thấy điều đó trong báo hôm nay. Có mối liên hệ gì giữa Ý với Hy Lạp và nơi chúng tôi đang ở trên hành tinh này không? Một loại liên kết tâm linh?

Đáp: Chỉ là cùng một tệ nạn hiện thời.

Hỏi: (L) Được rồi, trở lại với cụm sao chổi và đường biên thế giới...

Đáp: Chưa.

Hỏi: (L) Vậy chúng tôi nên đi theo hướng nào bây giờ?

Đáp: Từng bước một.

Hỏi: (L) Được rồi, bạn vừa nói rằng chúng tôi sẽ có một sự đảo ngược trong thời tiết. Có điều gì khác chúng tôi nên nhận biết vào thời điểm này không?

Đáp: Vấn đề là ở chỗ quan sát, nhìn, nghe.

Hỏi: (L) Khi chúng tôi quan sát, nhìn và nghe, có điều gì đặc biệt chúng tôi cần chú ý tới mà nó sẽ cho chúng tôi một đầu mối về cái gì đó không?

Đáp: Tất cả.

Hỏi: (L) Có điều gì chúng tôi cần làm vào thời điểm khi chúng tôi quan sát thấy một đầu mối hay một sự kiện đặc biệt vào một lúc nào đó không?

Đáp: Bạn có đề xuất gì?

Hỏi: (L) Tôi không biết tôi có thể đề xuất gì ngoài việc cúi đầu thấp đừng để bị chú ý quá và tiếp tục làm việc cho đến khi chúng tôi tìm ra câu trả lời. Nó như là cuộc chạy đua với thời gian. Chúng tôi phải tìm ra câu trả lời vì dĩ nhiên là bạn sẽ không nói cho chúng tôi biết...

Đáp: Không. Không cần chạy đua.

Hỏi: (L) Đôi lúc tôi cảm thấy hoàn toàn không đủ khả năng cho tất cả những cái này.

Đáp: Đừng suy nghĩ theo kiểu mật độ thứ ba!

Hỏi: (L) Tôi chỉ không muốn sống trong thế giới ảo tưởng và nói, 'ồ được rồi, tôi đang quan sát. Tôi thấy các dấu hiệu! Tôi đang nhìn! Tôi đang nghe! Và rồi đếm chúng trên các ngón tay tôi rồi nói: nhưng tôi sẽ không suy nghĩ về chúng vì đấy chỉ là mật độ thứ ba!' Bạn có thấy tôi đang nói gì ở đây không?

Đáp: Không, bởi vì bạn vẫn đang suy nghĩ theo kiểu mật độ thứ ba. Tốt hơn là lấy một “ghế hàng đầu”, và tận hưởng cuộc trình diễn!

Hỏi: (L) Nhưng tôi cảm thấy mình không nên tận hưởng, hài lòng với bản thân quá! Tôi cảm thấy có lỗi!

Đáp: Tại sao?

Hỏi: (L) Lẽ ra tôi cần LÀM cái gì đó!

Đáp: Bạn đang làm.

Hỏi: (A) Khi em quan sát, nhìn và nghe, em nhận được một số tín hiệu, và những tín hiệu này tạo ra một luồng suy nghĩ nào đó mà lúc trước chưa lộ ra được, nhưng bây giờ, sau khi em đã nhận được những tín hiệu nhất định, em bắt đầu nghĩ theo một cách khác. Vậy là, bây giờ em chưa nghĩ theo một cách khác được, nhưng khi em học điều gì đó và nhận được tín hiệu gì đó, em bắt đầu suy nghĩ theo một cách khác. Bây giờ em chưa làm mọi việc được, nhưng em phải luôn luôn sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của mình vào bất cứ thời điểm nào khi em bắt đầu hiểu nhiều hơn, khi em thấy nhiều hơn, khi em nhận biết nhiều hơn, khi em lắp ghép lại với nhau những thứ lúc trước chưa ghép với nhau. Khi đó, có thể có một thay đổi lớn trong cách nhìn, một thay đổi hoàn toàn. Và đấy là điều mà chúng ta phải giữ cho tâm trí và cách suy nghĩ luôn rộng mở và sẵn sàng thay đổi, và làm việc để lắp ghép những mảnh của câu đố lại với nhau. Chính những việc chúng ta đang làm bây giờ là quan trọng, không phải một thứ to tát nào đó trong tương lai: Ồ! Bây giờ chúng ta lên tàu! Không, chúng ta chỉ làm hết khả năng của mình, và đấy là gì? Khả năng tốt nhất của chúng ta? Mọi thứ sẽ thay đổi. Anh tin như vậy. Nói chung là như thế. Và tất cả đều phụ thuộc và điều đó.

Đáp: Đúng. Bạn thấy không, bạn thân mến, bạn không thể dự đoán cái mà không thể dự đoán được.

Hỏi: (L) Thôi được rồi. Bây giờ bạn muốn nói về chủ đề này, vậy hãy đi tiếp một bước.

Đáp: Chúng tôi mừng là bạn đã nhận thấy sự sinh ra của cơn đột biến.

Hỏi: (L) Đấy có phải là một đầu mối không? Đấy có phải là một trong những câu nhận xét khó hiểu ấy không? Vâng, tôi nhận thấy, những đứa trẻ giết cha mẹ chúng, tất cả những vụ bắn giết đang xảy ra, thời tiết... có phải nó liên quan theo một cách nào đó với một sự kiện khác nào đó không?

Đáp: 27 trong 30 ngày nóng kỷ lục, ôi lạy chúa! Đề nghị bạn đánh thức đám bạn bè trên internet của bạn, vì họ đang quá bận rộn bám theo “yêu tinh” trong trò chơi để nhận biết.

Hỏi: (L) Vậy, tôi nên nói gì đó về điều này?

Đáp: Bây giờ là Florida, tiếp theo là đâu? Một vụ động đất sụt lún ở vùng Thái Bình Dương Tây Bắc của Hoa Kỳ nghe thấy thế nào? Chúng tôi ước tính 10.4 độ trên thang Richter. Chúng tôi đã cảnh báo về Ranier. Tưởng tượng một con sóng thần cao 150 mét ở Puget Sound...

Hỏi: (L) Vụ động đất sụt lún này có liên quan gì đến cái UFO rớt xuống Thái Bình Dương ấy không?

Đáp: Tất cả đều liên kết lẫn nhau.

Hỏi: (L) Theo thông tin tôi có được, nó là khoảng 600 dặm về phía bắc và đông của Hawaii. Một vài tàu lặn đã được gửi xuống và biến mất hoặc bị phá hủy hoặc không quay lại... nghe nói nó tỏa ra rất nhiều năng lượng. Có nhận xét gì không?

Đáp: Không.

Hỏi: (L) Tôi có nên đi theo hướng đó không?

Đáp: Mọi hướng đi đều dẫn đến những bài học.

Hỏi: (L) Bây giờ bạn đã nhắc đến trận động đất này. Tôi biết bạn thường không đưa ra dự đoán, tại sao bây giờ bạn lại làm vậy?

Đáp: Chúng tôi không đưa ra thời gian biểu.

Hỏi: Còn gì khác ngoài con sóng thần ở Puget Sound và một vụ động đất sụt lún lớn... 10.4 độ trên thang Richter là gần như không thể tưởng tượng được.

Đáp: Ranier... hõm chảo núi lửa.

Hỏi: (L) Cái gì về hõm chảo núi lửa?

Đáp: Dự kiến một cái.

Hỏi: (L) Ngoài lụt lội, còn gì khác cho Florida sắp tới không?

Đáp: Tất cả các khu vực đều có các “mô hình thời tiết kỳ lạ” ngày càng gia tăng.

Hỏi: (L) Được rồi, tất cả những mô hình thời tiết kỳ lạ và những thứ quái đản khác đang diễn ra trên hành tinh này, chúng liên quan đến cụm sao chổi và ngôi sao nâu ra sao? Nó có liên quan không?

Đáp: Chu kỳ trải nghiệm của con người giao cắt.

Hỏi: (L) Có biểu hiện vật lý cụ thể nào của ngôi sao nâu hoặc cụm sao chổi hoặc cái đường biên thế giới này có liên quan đến những sự kiện này trên hành tinh không?

Đáp: Sự đến gần của con sóng kích thích những hoạt động tiền thân, những cái này đến lượt nó tạo ra những hiệu ứng làm kích thích nhiều hoạt động “nóng bỏng” hơn nữa...

Hỏi: (L) Tôi thấy khá lạ lùng là bạn dùng cụm từ 'sự sinh ra của cơn đột biến'. Có cái gì hay ai đó sinh ra tại thời điểm đó không?

Đáp: Không. Đột biến như là trên đồ thị...

Hỏi: (L) Được rồi, có cách nào chúng tôi có thể tự vẽ nó trên đồ thị không, và nếu có, những loại sự kiện nào chúng tôi nên cho vào để tạo ra dữ liệu?

Đáp: “El Nino, La Nina”, v.v...

Hỏi: (L) Cái El Nino này có phải liên quan đến chu kỳ vết đen mặt trời không?

Đáp: Không.

Hỏi: Nó có chu kỳ riêng của nó. Tôi nghĩ nó chưa được theo rõi đủ lâu để có...

Đáp: Sự nóng lên toàn cầu, một phần của chu kỳ trải nghiệm của con người.

Hỏi: (L) Tôi từng đọc đoạn Edgar Cayce nói chỉ một chút gia tăng trong nhiệt độ toàn cầu sẽ làm các cơn bão lốc mạnh lên khoảng 5 lần... so với nhiệt độ cơ bản. Có phải điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ có nhiều bão hơn và bão mạnh hơn không?

Đáp: Đúng.

Hỏi: (L) Liệu chúng sẽ đổ bộ thường xuyên hơn, hay đi ra ngoài đại dương?

Đáp: Một trong hai.

18/3/2000

Hỏi: Bạn từng đưa ra nhận xét là các kỷ băng hà xảy ra nhanh hơn rất, rất nhiều so với những gì mọi người từng nghĩ...

Đáp: Đúng.

Hỏi: Chúng tôi có cần đầu tư vài đôi ủng đi tuyết bắc cực không?

Đáp: ??

Hỏi: Ý tôi muốn nói là: chúng tôi có nên bắt đầu dự trữ củi đun không?

Đáp: Có thể.

Hỏi: Vậy là nó có thể nhanh đến như thế?

Đáp: Đúng vậy, và nhanh hơn nữa khi gây ra bởi sự “nóng lên” toàn cầu.

Hỏi: Khi bạn đặt “nóng lên” trong ngoặc kép, rõ ràng bạn ngụ ý nóng lên với nghĩa khác ngoài nghĩa thông thường? Có đúng không?

Đáp: Hoặc có thể không thực sự là “nóng”.

Hỏi: Whitley Strieber và Art Bell xuất bản cuốn sách về một cơn “siêu bão toàn cầu”. Có thông tin nào họ đưa ra trong cuốn sách này là tương đối chính xác không?

Đáp: Lấy từ những nguồn không phải con người, được biết đến với độ chính xác rất cao, khi thuận tiện.

Hỏi: Điều gì làm nó trở nên thuận tiện vào thời điểm hiện nay để cho họ có “độ chính xác rất cao”?

Đáp: Phù hợp với kế hoạch.

Hỏi: Kế hoạch gì?

Đáp: Chúng ta còn chưa biết hay sao?

Hỏi: Nói một cách khác: chinh phục thế giới và cai trị nhân loại?

Đáp: Không chỉ đơn giản thế.

Hỏi: Cái gì sẽ làm câu nói của tôi chính xác hơn?

Đáp: Hãy gọi nó là sự hợp nhất.
Bạn có nhớ Bill Gray nói gì trong bài báo từ tháng 6, 2006, trích dẫn ở gần đầu không? “Chỉ trong vòng ba, năm, hay có thể tám năm, ông nói, thế giới sẽ bắt đầu mát trở lại.” Tôi hy vọng mọi người đều có một đôi ủng đi tuyết bắc cực cho một Ngày Không Xa...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.