Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Nga đề xuất xem xét vụ đánh bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là tội ác chống nhân loại

Đánh bom nguyên tử Nhật Bản

Nguồn: Tiếng nói Nước Nga

Trước ngưỡng kỷ niệm mốc 70 năm kết thúc Thế chiến II, Chủ tịch Duma Quốc gia kiêm Chủ tịch Hội Lịch sử Nga Sergei Naryshkin đề nghị thảo luận về những vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) hồi tháng Tám năm 1945 từ quan điểm luật pháp quốc tế.

Chính trị gia gọi các vụ ném bom nguyên tử xuống các thành phố Nhật Bản là không gì có thể biện mình từ góc độ quân sự, bởi chiến thắng trước bọn quân phiệt Nhật Bản đã được đảm bảo chủ yếu nhờ việc Hồng quân Liên Xô đã đánh tan đội quân Quan Đông. Ông Sergei Naryshkin nhấn mạnh rằng hành động này của người Mỹ mang tính chất ghê rợn mà kết quả là hàng trăm nghìn dân thường thiệt mạng. Trên thực tế, ông gọi sự kiện này là tội ác chống nhân loại mà không được hưởng qui chế thời hiệu.

Theo quan điểm của ông Valery Kistanov lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản trong Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), sáng kiến của chính khách kiêm sử gia Nga khá thú vị.

“Như có thể thấy rõ, tuyên bố này của ông Naryshkin gắn với thực tế rằng phương Tây đã phát động chiến dịch rầm rộ để trước ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắn sẽ xét lại kết quả của Thế chiến II, các diễn biến cũng như sự kiện then chốt của cuộc đại chiến thế giới này. Nga phản đối mưu toan hạ thấp vai trò của Liên Xô trong chiến tranh cũng như trong chiến thắng trước phát-xit Đức và quân phiệt Nhật Bản”.

Trả lời cho câu hỏi, sáng kiến của ông Naryshkin có thể nhận phản hồi như thế nào ở Nhật Bản, chuyên viên Valery Kistanov nói rằng điều đó khó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào đó đối với quan hệ Nga-Nhật, mặc dù người Nhật Bản rất đau đớn khi động tới vấn đề vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki trước đây.

“Dù bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, dù mối quan hệ Nhật-Mỹ được củng cố đến đâu chăng nữa, trong những người Nhật thì Hiroshima và Nagasaki vẫn luôn là vết thương không liền miệng, bởi đó là hành động cực kỳ dã man, vô nhân tính chưa từng có trong lịch sử. Cầu Trời để điều đó không bao giờ tái diễn một lần nữa. Và, tất nhiên, lời kêu gọi của ông Naryshkin sẽ có tiếng vang trong xã hội Nhật và có lẽ người Nhật sẽ đánh giá sáng kiến này một cách tích cực. Nhưng những gì là biểu hiện gần như - khó nói, vì các giới chính quyền ở Nhật Bản không quan tâm để nâng cao vấn đề tội lỗi của Mỹ và trách nhiệm lịch sử đối với cái chết của hàng trăm ngàn người trong những vụ đánh bom. Việc là ở chỗ Nhật Bản từ lâu đã chọn đường lối hợp tác lâu dài với Mỹ, vì thế sẽ không có phản ứng chính thức của chính giới Nhật Bản mà họ sẽ tiếp nối chính sách giữ im lặng về đối tượng đã gây ra tội ác dã man này”.

Tất nhiên, sâu xa trong lòng người Mỹ có lẽ cũng cảm thấy tội lỗi. Nhưng mặt khác, dẫu Thị trưởng các thành phố Hiroshima và Nagasaki cố gắng để Tổng thống Mỹ đến với họ, điều đó vẫn không điễn ra. Mặc dù gần đây tân đại sứ của Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy đã đến Hiroshima và tham dự lễ tưởng niệm. Nhưng nói chung, người Mỹ cho rằng vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là hợp lý, và chẳng cần ăn năn làm gì. Đó là đặc tính tâm lý của người Mỹ - dù họ làm gì chăng nữa họ luôn cho rằng làm như vậy là đúng đắn, và họ chẳng bao giờ thừa nhận sai lầm của mình, - chuyên viên Valery Kistanov kết luận.

Nhận xét:

Đây chỉ là một trong nhiều "tác phẩm" của Hoa Kỳ trong Thế kỷ Hoa Kỳ vừa qua. Dù lâu nay họ núp dưới bóng dân chủ và nhân quyền nhưng sự thật là Hoa Kỳ là một đế chế và các đế chế luôn luôn được xây dựng trên xương máu của hàng triệu, triệu người dân thường vô tội. Gần đây sự tàn ác và đạo đức giả của chính quyền Mỹ đã lên đến mức nhiều người trong công chúng cũng không thể không nhận thấy được nữa.

Xem thêm: Tại sao tôi xấu hổ là một công dân Hoa Kỳ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.