Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Với Nga, Mỹ-NATO hãy quên đi chuyện ăn không, cướp không

Putin dẫn đầu cuộc tuần hành của Lữ đoàn Vĩnh cửu
Putin dẫn đầu Lữ đoàn Vĩnh cửu, cuộc tuần hành của 12 triệu người dân trên khắp nước Nga.
Đây chính là sức mạnh chính của nước Nga mà không một thế lực nào có thể bẻ gãy.

Tác giả: Lê Ngọc Thống
Nguồn: Soha.vn

Một nước Nga rộng lớn có tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào là sự thèm muốn chiếm đoạt đến khát khao cháy bỏng của các tập đoàn thế lực kinh tế-chính trị kếch xù Mỹ-EU-NATO.

Một nước Nga có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tồn tại trong lòng châu Âu là điều không thể chấp nhận được, là cái gai trong mắt cần phải nhổ của thế lực bá chủ thế giới đứng đầu là Mỹ bằng liên minh quân sự, chính trị duy nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới là EU-NATO.

Khó khăn cho Mỹ là tuy Liên Xô tan rã, nước Nga thừa kế Liên Xô nhưng chưa tan rã, dù tiềm lực kinh tế đang yếu ớt, dù lực lượng quân sự không bằng Mỹ nhưng lực lượng hạt nhân vẫn đủ sức hủy diệt nước Mỹ và NATO.

Nga có thể sẵn sàng làm điều đó nếu như Mỹ-NATO dám mạo hiểm dùng biện pháp quân sự để “xẻ thịt” nước Nga như đã từng ở Iraq, Libya, Nam Tư…

Gây chiến tranh của các thế lực chính trị đầu sỏ đều không ngoài quyền lợi, kinh tế. Nếu không vì tài nguyên, dầu mỏ, không vì lợi nhuận thì Mỹ chẳng mang quân, bom đạn đi xâm lược, can thiệp…vào các quốc gia khác.

Đương nhiên, Mỹ chẳng dại khi gây chiến tranh với ai đó mà cả hai cùng chết như trực tiếp gây chiến với nước Nga.

Tuy nhiên, tại sao Liên Xô lại sụp đổ, tan rã khi có một lực lượng quân sự hùng mạnh mà không cần một phát súng? Rõ ràng là do chính Liên Xô “tự đổ” bởi một cuộc “cải tổ”.

"Cải tổ" hay "cách mạng màu" (Việt Nam đã đặt tên rất chính xác là “Diễn biến hòa bình”) đều chứng minh đây là một biện pháp thay đổi chế độ, thể chế nhanh hơn gấp bội lần với biện pháp áp đặt bằng chiến tranh.

Đồng thời, đây là biện pháp duy nhất thay thế cho biện pháp chiến tranh đối với những quốc gia mà kẻ thù không thể gây chiến và không dám gây chiến.

"Tấn công nước Nga là tự sát"

Giới quân sự Mỹ và phương Tây dù có cái đầu nóng, hiếu chiến bao nhiêu cũng thừa nhận thức để hiểu rằng, tấn công vào nước Nga là tự sát.

Cuộc chiến 5 ngày vào năm 2008 với Gruzia, cuộc khủng hoảng Ukraine khi Nga chiếm Crimea đẩy NATO ra khỏi Biển Đen mà lực lượng quân sự NATO vẫn án binh bất động đã chứng minh điều đó.

Thế nhưng, hiện tại, Mỹ-phương Tây vẫn hùng hục mở rộng NATO về phía Đông, bao vây Nga, xây dựng lá chắn tên lửa…

Động thái này thực ra là để tạo áp lực mạnh, hỗ trợ cho đòn đánh sập nền kinh tế Nga (bao vây, cấm vận, trừng phạt…) thực hiện cách mạng màu làm Nga tự ngã mà thôi.

Không phải là hồ đồ, đơn giản, khi Nga đã tố cáo Mỹ-phương Tây đã tiến hành cách mạng màu để lật đổ chế độ Nga hiện hành.

May thay cho nước Nga, sự choáng váng, loạng choạng sau khi Liên Xô sụp đổ đã kịp thời gượng dậy, đứng vững khi Vladimir Putin trở thành ông chủ Điện Kremlin.

15 năm cầm quyền của Tổng thống Putin với lịch sử nước Nga chỉ là một khoảnh khắc. Nhưng kể từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay có thể nói nước Nga được, đang phục hưng uy tín và sức mạnh.

Ngày 9/5/2015, cuộc duyệt binh mừng chiến thắng phát xít tại Quảng trường Đỏ đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nước Nga hiện đại sau Liên Xô.

Tại cuộc duyệt binh này, Mỹ và phương Tây đã phải cay đắng nhận ra rằng: Nga đã đủ mạnh để không một thế lực nào, không một biện pháp nào có thể bóp chết được họ.

Tại sao? Có 4 vấn đề lớn mà Mỹ và phương Tây buộc phải thay đổi nhận thức về nước Nga, về tình hình thế giới sau cuộc duyệt binh.

Thứ nhất, sức mạnh quân sự của Nga là đáng gờm, mạnh, tiên tiến, hiện đại mà ngay cả Mỹ và khối NATO cũng không dám thử sức. Vì thế hy vọng đè bẹp Nga bằng lực lượng quân sự, gây chiến tranh là điên rồ.

Thứ hai, sức mạnh kinh tế của Nga không bị sụp đổ, không bị cô lập, bao vây như Mỹ và phương Tây rêu rao. Chính sự bao vây, cấm vận, trừng phạt đã không có tác dụng lớn với Nga mà may thay, đã làm Nga đứng vững hơn, khởi sắc hơn.

Thứ ba, toàn dân tộc Nga đoàn kết một lòng, ủng hộ, tin tưởng gần như tuyệt đối vào sự lãnh đạo của chế độ hiện hành đứng đầu là Tổng thống V.Putin. Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định, nó mạnh hơn cả vũ khí đạn bom.

Dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít của Nga, Ngài Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon không tin vào mắt mình khi thấy có hơn nửa triệu dân xuống đường diễu hành ủng hộ chính quyền.

Đây là điều chứng minh sát thực nhất nếu như ai đó còn chưa tin sự thống kê có 70 hay 80% người được hỏi ủng hộ Tổng thống V.Putin.

Cuối cùng, Nga là một cường quốc, nên vai trò, vị thế, của nước Nga tại châu Âu là không hề nhỏ. Châu Âu sẽ điêu đứng nếu muốn loại Nga ra khỏi nền an ninh, kinh tế, chính trị châu Âu như Mỹ muốn. Thế giới đơn cực đã kết thúc.

Vậy, liệu Mỹ và phương Tây có đủ sức để làm sụp đổ nước Nga thời V.Putin hiện nay như đã từng với Liên Xô? Không thể, đó chỉ là mơ ước và bây giờ thì đã quá muộn thay vì chỉ là mộng tưởng. Lịch sử không bao giờ lặp lại.

Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên bởi sau ngày 9/5/2015 có một loạt hoạt động ngoại giao giữa Mỹ, phương Tây và Nga có vẻ như tạo ra một dấu hiệu “tan băng”.

Phương Tây có câu ngạn ngữ “không ăn thì đạp đổ”. Đúng thế, nhưng khi ăn không được mà đạp đổ cũng không xong lại còn nguy hại đến mình thì tốt nhất đừng nên đạp đổ dù có thèm ăn đến mấy.

Tại sao lại không trả tiền để cùng ăn, cùng thưởng thức? Một nước Nga rộng mênh mông, tài nguyên dồi dào… Sao không hợp tác cùng khai phá, làm ăn để đôi bên cùng hưởng lợi?

Nên nhớ, nước Nga không phải là Iraq, Lybia, Yemen, Sudan… nên với Nga, Mỹ- NATO hãy quên chuyện ăn không, ăn cướp đi!

Nhận xét:

Hợp tác giữa Nga và phương Tây có vẻ là giải pháp hiển nhiên, đôi bên cùng có lợi đối với một người bình thường. Tuy nhiên, đó là điều không tưởng đối với những kẻ thái nhân cách cầm quyền trong các chính quyền phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tác giả Joe Quinn đã giải thích về điều này trong bài viết "Tính nan giải của cuộc đối đầu Nga-Mỹ: Kẻ thái nhân cách không chịu nổi sự thật". Thứ nhất, bản chất của đế quốc Anh - Mỹ, xây dựng trên sự cướp bóc, bóc lột tài nguyên và con người trên khắp thế giới, khiến nó không thể duy trì vị trí tối cao mà không tiếp tục làm vậy. Thứ hai, bản chất của những kẻ thái nhân cách nắm quyền, không thể nhìn ra sự thật khi mà sự thật đó trái ngược với những gì chúng muốn, không cho phép chúng thay đổi từ đối đầu sang hợp tác.

Do vậy, tôi không chia sẻ sự lạc quan ở cuối bài viết này, mà cho rằng những kẻ thái nhân cách nắm quyền ở phương Tây chỉ đang chuyển hướng sang một chiến trường mới, Macedonia, trong cuộc đối đầu với nước Nga.

Xem thêm:



1 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.