Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Nga tiếp tục thành công bất chấp vòng vây của phương Tây

Tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan
Tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan

Nguồn: Báo Đất Việt

Chính sách bao vây của phương Tây không phải là vấn đề với ngành công nghiệp quốc phòng Nga, bởi Moskva vẫn liên tiếp thành công khi vòng vây ngày càng chặt.

Vũ khí cực khủng

Theo nguồn tin từ Lực lượng tên lửa chiến lược Nga ngày 25/12 cho biết, Moskva sẽ triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng triển khai dưới hầm mang tên Sarmat tại khu vực Orenburg và vùng lãnh thổ Krasnoyarsk.

"Theo kế hoạch của chúng tôi, mọi thứ đã được quyết định. Loại tên lửa hạng nặng mới này sẽ được triển khai tại Uzhur ở vùng lãnh thổ Krasnoyarsk (miền trung nước Nga) và tại làng Dombarovsky ở khu vực Oregnburg (ở miền nam)", Đại tướng Sergei Karakayev cho biết khi trả lời truyền thông Nga.

Hiện tại, các khu vực này đang được triển khai các đơn vị của lực lượng tên lửa chiến lược, được trang bị các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36M2 Voevoda (NATO và Mỹ gọi là SS-18 Satan). Làng Uzhur-4 ở khu vực Krasnoyarsk là sở chỉ huy của sư đoàn tên lửa số 62 và sư đoàn tên lửa số 13-I được đặt tại thành phố Clear ở khu vực Orenburg.

Theo những thông tin ít ỏi về loại tên lửa này, hồi tháng 12/2013, tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cho biết tên lửa Sarmat dự kiến sẽ được trang bị các hệ thống đối phó điện tử tiên tiến, một hệ thống chỉ huy và kiểm soát phức hợp và có khả năng cơ động cao, cho phép nó thâm nhập được vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Sarmat có trọng lượng khoảng 100 tấn, có tầm bắn không dưới 5.500 km đang được Nga phát triển để thay thế dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan hiện đang được biên chế trong quân đội vào các năm 2018 đến 2020.

Tên lửa được mệnh danh là 'Quỷ Sa tăng' này có khả năng thâm nhập vào bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa và trở thành một trong những vũ khí huyền thoại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Ưu điểm chính của SS-18 Satan là nó có trọng lượng khủng khiếp lên tới 211 tấn, có thể mang theo đầu đạn nặng tới gần 9 tấn. Đầu đạn này nặng hơn 2 lần so với tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất của Mỹ. Không những thế, nó còn có tầm bắn vô địch 16.000km.

Tuy nhiên, SS-18 Satan có nhược điểm là nó chỉ được phóng đi từ bệ phóng cố định. Trong thời đại hiện nay, yếu tố này làm giảm khả năng sống sót của hệ thống tên lửa.

Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu xã hội và chính trị Vladimir Yevseyev cho biết: 'Thời kỳ của tên lửa hạng nặng đã đi qua. Bây giờ chúng ta cần phải phát triển các tên lửa mới với khối lượng nhỏ hơn và do đó khối lượng đầu đạn hạt nhân cũng sẽ nhỏ hơn'.

Đó chính là lý do Voyevoda sẽ được thay thế bằng một hệ thống tên lửa đạn đạo siêu việt mới mang tên Sarmat.

Thành công vang dội

Giữa lúc phương Tây tăng cường biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga thì Moskva đã bất ngờ thử nghiệm thành công tên lửa thế hệ mới Angara-A5 từ bệ phóng thuộc trung tâm vũ trụ Plesetsk.

Kênh truyền hình RT dẫn xác nhận của Cơ quan báo chí Bộ quốc phòng Nga về vụ thử và cho biết, sau khi rời mặt đất 12 phút, đơn vị quỹ đạo đã tách ra khỏi phần 3 và sẽ được phần trên của hệ thống đẩy Briz-M đưa lên quỹ đạo địa tĩnh đã được định sẵn.

Tên lửa Angara-A5 không được thiết kế cho người lái. Tên lửa này có thể chịu được tải trọng lên tới 24,5 tấn và có thể thay thế cho tên lửa chở vệ tinh Proton.

“Tên lửa đã khởi động hoàn hảo, Angara-A5 là thế hệ tên lửa độc đáo. Nó sẽ thay thế vị trí các tên lửa Proton và có khả năng đưa vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh không chỉ từ Baikonur như hiện nay, mà cả từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở phía bắc. Có nghĩa nhờ tên lửa này, chúng ta sẽ nắm cơ hội độc lập tiếp cận vũ trụ và vận chuyển hàng phục vụ Bộ Quốc phòng.

Angara-A5 có nhiều triển vọng lớn. Khối hydrogen và oxygen đang đượcnghiên cứu chế tạo sẽ cho phépnâng cao tải trọng của tên lửa. Điều này cùng với nhiều yếu tố khác chứng tỏ bước đột phá mới trong ngành nghiên cứu không gian của Nga”, Viện sĩ Igor Marinin Viện Vũ trụ Tsiolkovsky, người đồng thời là chủ biên tạp chí Tin tức Du hành vũ trụ nhấn mạnh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã biểu dương vụ phóng thử và nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện này: “Đây là một sự kiện quan trọng đối với lĩnh vực tên lửa và không gian nói riêng và đối với đất nước Nga nói chung”.

Mỹ lận đận vì phụ thuộc Nga

Trong khi Nga tự tin về khả năng tự chủ trong tiếp cận vũ trụ thì hiện tại, Mỹ vẫn chưa thể thành công. Theo Lenta hồi tháng 8/2014, Mỹ vừa bị bẽ mặt khi nguyên mẫu tên lửa đẩy vệ tinh Falcon 9R đã bất ngờ phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng tại trung tâm thử nghiệm tại bang Texas.

Tên lửa Falcon 9R của Mỹ nổ tung ngay sau khi rời bệ phóng hồi tháng 8/2014
Tên lửa Falcon 9R của Mỹ nổ tung ngay sau khi rời bệ phóng hồi tháng 8/2014

Theo công bố về nguyên nhân của vụ tai nạn được đại diện công ty SpaseX - nơi phát triển tên lửa Falcon 9R, John Taylor cho biết, vụ thử thất bị là do "động cơ tên lửa hoạt động bất thường".

Ông J. Taylor cho biết thêm: "Trong quá trình phóng, chúng tôi đã phát hiện những bất thường trong hoạt động của động cơ làm hệ thống điều khiển tên lửa mất kiểm soát". Việc SpaceX phát triển tên lửa Falcon 9R nhằm thay thế loại động cơ RD-180 được trang bị tên lửa đẩy Proton-M hiện Mỹ vẫn phải mua từ Nga.

Tuy nhiên hồi tháng 5/2014, Tòa án liên bang Mỹ đã ban lệnh cấm các công ty Mỹ mua loại tên lửa này từ Nga và thay vào đó phải là những tên lửa do Mỹ tự sản xuất. Tuy nhiên, hợp đồng trước đó giữa Mỹ ký với Nga phải đến năm 2018 mới hết hiệu lực.

Việc Mỹ phải dừng mua động cơ tên lửa Nga đã được Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall thừa nhận Lầu Năm Góc chưa có giải pháp tốt nào để giảm bớt sự phụ thuộc vào động cơ do Nga sản xuất.



1 nhận xét:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.