Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Giới hạn đỏ: Nga điều tàu chiến, tiếp viện vũ khí cho Syria

Tuần dương hạm Moskva

Tác giả: Tuấn Vũ
Nguồn: Báo Đất Việt

Tình hình Syria tiếp tục căng thẳng khi Nga quyết định đưa 4 chiến hạm hạng nặng đến áp sát quốc gia Trung Đông này với lý do để tập trận.

Thông tin Nga điều 4 chiến hạm đến áp sát Syria được hãng thông tấn RIA Novosti ngày 23/9 dẫn nguồn tin từ Hải quân Nga xác nhận. Theo đó, mục đích của cuộc diều động này là nhằm chuẩn bị lực lượng cho một cuộc tập trận, tuy nhiên Nga không tiết lộ địa điểm và thời điểm cụ thể diễn ra tập trận.

Nguồn tin cho biết thêm, 2 trong số 4 tàu chiến đã được triển khai tại biển Địa Trung Hải sau khi dời căn cứ hải quân tại Biển Đen trước đó. Tàu Moskva và tàu tuần tra Ladniy hiện đã xuất phát và chưa rõ khi nào sẽ tới vị trí tập trận.

Trong số những chiến hạm được Nga điều đến gần Syria lần này, sức mạnh khủng khiếp nhất là tuần dương hạm Moskva. Về vũ khí, Moskva được trang bị 16 quả tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 “Sandbox”).

Hệ thống phóng của nó được bố trí ở phần đầu tàu, bên trái 4 cụm, bên phải 4 cụm (mỗi cụm 2 ống phóng). P-500 có vận tốc 1,7Mach, tầm bắn 550km, 11,7m, đường kính 884 mm, có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân lượng nổ 350 kiloton, hoặc đầu đạn thường nặng 1000kg.

Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa P-500 được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động; các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh tự động thông qua hệ thống điều khiển được liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Về vũ khí phòng không, Moskva được trang bị chủ yếu là 64 quả tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble), là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất S-300PMU (tuần dương hạm hạt nhân “đàn anh” lớp Kirov có 96 quả).

Loại tên lửa này có tầm bắn 150km với máy bay và 30km với tên lửa đạn đạo, độ cao tác chiến 27km, bộ chiến đấu nặng 90kg, được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng, 8 ống phóng được bố trí thành 2 cụm bên trái, phải của đuôi tàu, mỗi bên 4 ống.

Ngoài ra, Moskva còn được trang bị 2 cụm 2 ống loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M” (NATO gọi là SA-N-4 “Gecko”) với cơ số 40 quả tên lửa. Loại tên lửa này có chiều dài 3,2m, đường kính 0,21m, tầm bắn 15km, độ cao tác chiến 12km, vận tốc phóng lên tới 2,5Mach...

Với việc điều 4 chiến hạm đến áp sát Syria, Nga đang dần hoàn thiện sức mạnh tấn công khủng khiếp của mình khi có đủ cả: Không quân với những chiến đấu cơ Su-30SM, cường kích Su-24/25, trực thăng tấn công Mi-28N và máy bay vận tải, tiếp dầu...

Về sức mạnh phòng không, Nga đã điều đến Syria hệ thống phòng không SA-22, hệ thống Buk và có thể bao gồm cả hệ thống phòng không tầm cao S-300. Trong khi đó, để tăng khả năng cho lực lượng tăng thiết giáp, phương Tây cho rằng Nga đã triển khai một số lượng không xác định tăng chủ lực T-90, xe chiến đấu BTR-82A...

Với sự chuẩn bị "chu đáo" này, sức mạnh quân sự của Nga hiện diện tại quốc gia Trung Đông này thực sự rất đáng sợ.



Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Mười chiến lược chăn dắt đám đông của những kẻ thái nhân cách

Nguồn: Facebook Đào Trung Thành

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, xây dựng một danh sách mười chiến lược thao túng đám đông mà ông quan sát được qua các phương tiện truyền thông:

1/ Chiến lược phân tâm

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng thực sự. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề - phản ứng - giải pháp." Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc: tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.

3/ Chiến lược suy giảm dần

Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.

4/ Chiến lược trì hoãn

Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một "đau đớn nhưng cần thiết", đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng "tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai" và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.



Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Dân Mỹ cảm thấy bị đe dọa bởi Chính phủ trong khi dân Nga hoàn toàn tin tưởng Tổng thống

Tác giả: Huy Vũ
Nguồn: Báo Đất Việt

Trong khi những người Nga hoàn toàn tin tưởng và tín nhiệm cao Tổng thống của mình thì người Mỹ đang cảm thấy bị đe dọa bởi Chính phủ.

Theo một cuộc điều tra ý kiến từ công ty nghiên cứu Gallup, gần một nửa số dân Mỹ (khoảng 49%) đang coi Chính phủ là mối đe dọa với cuộc sống và sự tự do của bản thân.

Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 9/9 đến 13/9, với một câu hỏi mở: "Bạn có thấy chính phủ Mỹ là một mối đe doạ trực tiếp đến quyền lợi và sự tự do của người dân Mỹ?".

Kết quả câu trả lời từ 2/3 người của Đảng Cộng hoà và 1/3 người của Đảng Dân chủ là: "Có".

1/5 số người được hỏi quan ngại rằng, chính phủ đang trở nên quá lớn, quá mạnh và có quá nhiều luật pháp. 15% bày tỏ sự không hài lòng với sự tự do và quyền công dân, trong khi 12% bất bình với nỗ lực kiểm soát sử dụng súng.

Những vấn đề khác mà người dân Mỹ phàn nàn về chính phủ bao gồm: quyền tự do phát biểu, tôn giáo, thái độ của lực lượng chấp pháp, quyền cá nhân, vấn đề đồng giới, di cư, thuế, luật pháp kinh doanh và chăm sóc sức khoẻ.

Hiện tại, số lượng người của Đảng Cộng hoà không tin vào chính phủ nhiều gấp đôi Đảng Dân chủ, điều này là đối lập hoàn toàn so với một thập kỉ trước, thời kì của cựu Tổng thống George W. Bush.

Điều tra của Gallup lấy ý kiến của tổng cộng 1.025 người dân trên 18 tuổi ở 50 bang và sai số vào khoảng 4%.

Một cuộc điều tra khác của hãng tin CNN cách đây không lâu cũng chỉ ra rằng, người dân Mỹ không hài lòng với luật kiểm soát súng và di cư bất hợp pháp.

Trong khi đó, tại Nga, uy tín của ông Putin và chính quyền của ông này được người dân tín nhiệm đến mức cao kỷ lục.

Trung tâm thăm dò ý kiến độc lập của Nga Levada cho biết Tổng thống Vladimir Putin đang nhận được 89% sự ủng hộ của người dân, mức cao nhất kể từ khi ông lãnh đạo đất nước.

Cuộc thăm dò được Levada tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 19 đến 22/6, với 1,600 người trên khắp 46 vùng lãnh thổ của Nga và được công bố kết quả hôm 24/6.

Số công dân Nga được khảo sát bày tỏ sự không hài lòng với những quyết sách của ông Putin chỉ chiếm 10% trong khi 64 % nghĩ rằng các chính sách hiện hành của Moscow là chính xác.

Ông Putin cũng được 64% dân số nước này lựa chọn là chính trị gia được yêu thích nhất.

Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 3/2018 tới, 57% người dân nga được hỏi cho biết họ muốn ông Putin tái đắc cử tổng thống.

Theo National Interest, người Nga ủng hộ nhà lãnh đạo của mình vì những chính sách thông minh của ông. Chẳng hạn như trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như mối quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây.

Xem thêm:



Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Tống tiền: Công ty dược phẩm Mỹ nâng giá thuốc thiết yếu lên 55 lần

Tác giả: Andrew Emett
Nguồn: Activist Post
Nguồn dịch: Blog Thời Thổ Tả

Sau khi mua bản quyền một loại thuốc ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm cả bệnh nhân AIDS và bệnh nhân ung thư đang hóa trị, một công ty dược phẩm đã tăng giá thuốc 5000%. Thay vì phải trả $13,50 cho mỗi viên, bệnh nhân bị các căn bệnh đe dọa tính mạng buộc phải trả $750 mỗi viên thuốc.

Dẫn dắt bởi một cựu giám đốc quỹ đầu tư, hãng Turing Pharmaceuticals do Martin Shkreli thành lập sau khi công ty công nghệ sinh học đầu tiên của ông ta, Retrophin, đã sa thải ông ta trong bối cảnh những cáo buộc gian lận chứng khoán. Một thời gian ngắn sau khi thành lập Turing, Shkreli mua được độc quyền bán Daraprim (pyrimethamine), loại thuốc giúp ngăn ngừa bệnh sốt rét và điều trị ký sinh trùng đơn bào toxoplasmosis.

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát ngăn ngừa bệnh tật), toxoplasmosis là căn bệnh truyền qua đường ăn uống phổ biến thứ hai trên thế giới và có thể dễ dàng lây nhiễm sang những người có hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu do AIDS, hóa trị liệu, hay thậm chí khi mang thai. Khoảng 60 triệu người Mỹ mang ký sinh trùng Toxoplasma. Nhiễm ký sinh trùng có thể xảy ra do ăn thịt chưa chín kỹ, nấu ăn bằng dụng cụ bị nhiễm bẩn, uống nước không sạch, hay tiếp xúc với phân mèo bị nhiễm bệnh.

Một báo cáo từ Viện Prime tại trường Đại học Minnesota cho thấy giá cả trung bình của các loại thuốc có thương hiệu đã tăng 13% trong năm 2013. Theo báo cáo, các loại thuốc ung thư mới thường có chi phí hơn $100 nghìn mỗi năm, trong khi đó, loại thuốc điều trị bệnh viêm gan mới gọi là Sovaldi có chi phí $84 nghìn chỉ cho 3 tháng điều trị.

Thay vì trực tiếp giải thích việc tăng giá quá mức, Turing Pharmaceuticals đưa ra thông cáo báo chí thừa nhận rằng "một số cơ sở y tế đã gặp phải những khó khăn khi tìm mua thuốc DARAPRIM (pyrimethamine) cho các bệnh nhân được chẩn mắc bệnh toxoplasmosis."

"Ưu tiên số một của chúng tôi là bảo đảm rằng tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh toxoplasmosis có một cách hiệu quả và giá cả phải chăng để tiếp cận Daraprim" - giám đốc Thương mại của Turing là Nancy Retzlaff nói. "Ngay khi chúng tôi được biết một số bệnh viện và phòng khám gặp khó khăn trong việc tiếp cận sản phẩm, chúng tôi đã phát triển một kế hoạch khắc phục ngay để đảm bảo sự tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả cho các bệnh nhân có nhu cầu."

Các bệnh nhân gặp rắc rối trong việc tiếp cận sản phẩm là do giá cả móc túi gần đây. Ngay cả những bệnh nhân có bảo hiểm trang trải, chỉ còn phải trả 20% chi phí, vẫn phải trả ít nhất $150 cho mỗi viên thuốc. Không chỗ nào trong thông cáo báo chí của Turing biện minh cho việc tăng chi phí thuốc đến 5000%.

Thay vì thể hiện chút lòng trắc ẩn nhỏ nhất đối với các bệnh nhân đang bị bệnh đe dọa tính mạng, các bà mẹ mang thai, và người nhận hiến tạng, Martin Shkreli có vẻ đang điều hành hãng Turing Pharmaceuticals như một tay chơi chứng khoán liều lĩnh. Bên cạnh việc mua bản quyền Daraprim, hãng Turing cũng đã chọn một loại thuốc tăng huyết áp mà Shkreli tin là có thể điều trị bệnh tự kỷ. Turing cũng được cho là đang làm việc với một loại thuốc xịt mũi chứa oxytocin và ketamine để điều trị trầm cảm.

Nhận xét: Làm tiền trên nỗi khổ của những bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo đã cùng quẫn là một trong những cách tống tiền bỉ ổi nhất. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng đây chỉ là một ngoại lệ thì xin hãy nghĩ lại. Đây là một ví dụ rất thông thường của vấn nạn đã thành hệ thống trong hệ thống y tế Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao người Mỹ chi tiêu khoản tiền lớn nhất trên thế giới cho chăm sóc sức khỏe, nhưng có chất lượng y tế và sức khỏe vào loại tồi tệ nhất trong các nước phát triển. Đó cũng là lý do tại sao hầu hết người dân Mỹ chỉ cách miệng vực của sự phá sản một lần ốm đau nặng.

Xem thêm:



Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

"Mạng nhện" căn cứ quân sự Mỹ phủ kín hành tinh

Tác giả: Trung Dũng
Nguồn: Quân đội nhân dân

Chính quyền Mỹ có hàng trăm căn cứ quân sự và hàng trăm nghìn binh sĩ, nhân viên quân sự đóng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ít ai ngờ rằng, hầu hết người dân Mỹ lại chưa từng một lần được nghe về những căn cứ này...

Tấm "mạng nhện" khổng lồ

Theo Tạp chí The Diplomat, Mỹ hiện có xấp xỉ 800 căn cứ quân sự trên khắp thế giới, điều hành bởi hơn 230.000 nhân viên quân sự. Mỹ cũng có khoảng 80.000 binh sĩ đang đóng quân tại Đông Á và Thái Bình Dương, trong đó có 50.000 binh sĩ tại 109 căn cứ ở Nhật Bản, 28.000 quân nhân khác làm nhiệm vụ tại 85 căn cứ ở Hàn Quốc. Ngoài ra, tại châu Âu, Mỹ vẫn duy trì 65.000 binh sĩ đóng tại 58 căn cứ ở I-ta-li-a và 179 căn cứ ở Đức.

Còn theo tờ World Bulletin, số căn cứ quân sự của Oa-sinh-tơn ở nước ngoài là 850, nhưng nếu tính cả các căn cứ nằm trong lãnh thổ Mỹ thì tổng cộng nước này có tới… 5.300 căn cứ. Chỉ có 43 quốc gia trên thế giới không có sự hiện diện của các lực lượng quân sự Mỹ.

Tuy nhiên, người ta cho rằng, con số thực có thể còn cao hơn những gì đã được công bố, bởi Mỹ chắc chắn còn sở hữu những căn cứ quân sự bí mật.

Nếu nhìn trên bản đồ thế giới, người ta sẽ có cảm giác như các căn cứ của Mỹ tạo thành một tấm "mạng nhện" dày đặc. Quân đội Mỹ đã mở rộng sự hiện diện quân sự tới mọi châu lục, ngoại trừ Nam Cực. Số lượng khổng lồ các căn cứ ở nước ngoài phần nào đã giúp Mỹ trở thành một siêu cường quốc quân sự của thế kỷ 21 và tạo cho Oa-sinh-tơn một vị thế đáng kể, xét cả về mặt chính trị lẫn quân sự.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ trên khắp thế giới đặc biệt được mở rộng sau hai cuộc chiến ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan. Tổng cộng diện tích bề mặt của các căn cứ quân sự chính thức của Mỹ xấp xỉ 120.000km2, tức là còn lớn hơn lãnh thổ của một số quốc gia. Nằm trong các căn cứ này là 344.000 tòa nhà, 184.000 khu phức hợp và khoảng 48.000 tòa nhà khác dùng riêng cho các loại dịch vụ.

Như nhận định của tờ World Bulletin, về lý thuyết thì Mỹ không đủ tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động của tất cả các căn cứ quân sự “chính thức” ở nước ngoài.

Nước Mỹ có an toàn hơn?

Chi phí quá lớn là nguyên nhân dẫn đến những tranh cãi về việc tại sao Mỹ lại cần nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài như vậy. Nhiều người còn băn khoăn về hiệu quả của những căn cứ này và đặt câu hỏi rằng, liệu chúng có thực sự làm cho nước Mỹ an toàn hơn?

Sau 6 năm nghiên cứu, Giáo sư Đa-vít Vai-nơ (David Vine) thuộc Trường Đại học American University mới đây đã xuất bản một cuốn sách, trong đó ông cho rằng, các căn cứ quân sự tại nước ngoài đang làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ cũng như “quyền lực mềm” của Oa-sinh-tơn ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Giáo sư Đa-vít Vai-nơ trích lời bình luận của ông Brát-lây L.Bâu-man (Bradley L.Bowman), Giáo sư Học viện Quân sự Mỹ nhận định rằng, các căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Đông là “chất xúc tác chính” dẫn tới “chủ nghĩa bài Mỹ” và chủ nghĩa cực đoan. Điều này đã được chứng minh qua mối tương quan giữa số lượng các căn cứ và lực lượng Mỹ ở Trung Đông với hoạt động tuyển quân của nhóm khủng bố Al Qaeda.



Khủng hoảng tị nạn: Đằng sau "sự thật" của báo chí là một sự thật khác

Nguồn: Blog Karel Phùng

"Phương tây khóc người tỵ nạn bằng một mắt còn mắt kia vẫn ngắm súng" - Bashar al-Assad

Đó là câu trả lời của ông Assad trên đài RT nhưng cũng là câu mà tôi mượn để trả lời một số bạn nhắn tin hỏi trong những ngày qua về vấn đề người tỵ nạn. Để viết chi tiết, tôi sẽ viết ngắn gọn thành ba ý chính:

1. Người ngoại quốc ở Đức phạm tội nhiều, đàn bà Hồi giáo đẻ lắm, lười làm.

Điều này sai hoàn toàn! Kể cả những người Việt sống ở Đức cũng có nhận định đó bởi vì họ chỉ tiếp xúc với tầng lớp đó nên có cảm giác người Ả rập, nói chung, Iran, Kurrd, Thổ Nhĩ Kỳ, Liban,..... đều như vậy. Cụ thể bạn lên bệnh viện trường đại học Y khoa Hannover, rất nhiều giáo sư bác sĩ là người ngoại quốc và các công sở, các công ty cũng không ngoại lệ. Ai ở Đức đọc câu đó rồi vẫn dám khẳng định là tôi nói sai, bảo họ tới gặp tôi! Tôi sẽ dẫn các bạn tới những khu vực người Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd, người Nga,.... mua nhà đẹp, làm công việc mà nhiều kẻ phải mơ ước.

2. Nước Đức đối xử ra sao và liệu có khả năng hay không? Nếu trà trộn trong người tỵ nạn là dòng người khủng bố thì sao?

Xin bạn đừng làm kẻ bị nhồi sọ như vậy chứ. Trước tiên cần phải hiểu rõ thế nào là khủng bố và ai là khủng bố? Đánh bom giết người là khủng bố, phải rồi. Nhưng một đất nước mang quân đội tới một nước khác chiếm đóng hoặc lật đổ chính quyền của nước đó vậy người dân sẽ làm gì? Họ khoanh tay nhìn hay họ ra mời chào quân đội kia? Họ chống đối và họ có phải khủng bố hay không? Tùy theo khái niệm khủng bố là gì!

Nếu cứ giết người theo cách man rợ là khủng bố thì nước Bỉ là bậc thầy của khủng bố, nước Tây Ban Nha phải là cha mẹ của khủng bố, Vatican phải là ông cụ nội của khủng bố. Bằng chứng xin mời xem lại lịch sử.

Nước Đức có bộ luật rất chặt chẽ. Cái khó là người tỵ nạn vì có thể nói tiếng Ả rập nên từ nước nào họ cũng khai man là dân Syria. Như vậy trục xuất sẽ khó khi bị bác đơn tỵ nạn. Còn đại đa số nếu được chấp nhận ở lại họ sẽ phải tuân thủ luật pháp Đức, tự lo cuộc sống và hội nhập vào đây nên nước Đức chẳng có gì mà phải lo. Công ăn việc làm không bao giờ thiếu với người muốn làm việc và đồng thời có khả năng làm việc.

3. Vì sao làm sóng tỵ nạn đổ về châu Âu?

Bạn phải tự đặt câu hỏi: Chiến tranh Syria đã lâu, người tỵ nạn trải khắp khu vực bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy sớm không phải, muộn không phải, hà cớ vì sao họ lại dồn cùng một lúc?

Thực tế thì: Nếu Nga hỗ trợ Syria thêm mạnh thì Assad sẽ đánh bại quân ly khai mặc dù chúng được phương tây hỗ trợ về nhiều mặt. Như vậy Syria sẽ dần ổn định trở lại, Assad vẫn nắm quyền và đó là điều mà Mỹ và phương tây không hề muốn. Phương tây muốn sử dụng dư luận thế giới làm sức ép can thiệp vào Syria. Bằng cách nào? Chỉ với một Syria loạn lạc, dân chạy tỵ nạn khắp nơi. Nói cho rõ là "khủng hoảng nhân đạo xuất hiện" và khi không thể kiểm soát được tình hình thì phương tây mới có cớ đưa ra đại hội đồng LHQ để thảo luận và lo việc đưa quân đội vào quang minh chính đại để can thiệp.

Vẫn là một cái cớ để chiến tranh phải không ạ?

Xem thêm:



Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Liệu Việt Nam có tìm được sự cân bằng giữa Mỹ - Nhật Bản và Trung Quốc?

Tác giả: Andrei Ivanov
Nguồn: Sputnik Việt Nam

Trong khi nhận sự viện trợ từ Nhật Bản để tăng cường khả năng của nước mình chống lại tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, tuy nhiên, Việt Nam không tìm cách gây ra đối đầu với Bắc Kinh hay làm tăng sự phụ thuộc vào Mỹ và Nhật Bản.

Ông Vasily Kashin, chuyên viên nghiên cứu quân sự từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga, bình luận như vậy trước thông tin của các phương tiện truyền thông Nhật Bản về việc Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra:

"Viện trợ của Nhật Bản chủ yếu không phải là vũ khí hay tàu chiến cho hải quân, mà là thiết bị cho cảnh sát biển. Nhật Bản đã từng cung cấp viện trợ này cho những nước khác, họ đã thiết lập quan hệ chặt chẽ với Cảnh sát biển Philippines và đã cung cấp viện trợ cho nước này. Bây giờ Nhật Bản chỉ đơn giản mở rộng sự hợp tác trong lĩnh vực này và thiết lập quan hệ với Việt Nam. Nhưng, cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy rằng Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam bất kỳ loại vũ khí nghiêm trọng. Mỹ cũng đang thực hiện những bước đi đầu tiên theo hướng này, họ cho phép cung cấp cho Việt Nam các máy bay tuần tra. Nhật Bản hành động cẩn thận hơn trong vấn đề này. Song, đó là một tín hiệu đối với Trung Quốc cho thấy rằng, Nhật Bản thúc đẩy quá trình thành lập một mặt trận thống nhất bao gồm các nước đang đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc".

"Sputnik": Nhật Bản có thể áp dụng những biện pháp nào nữa để củng cố vai trò của Việt Nam như một đồng minh trong liên minh chống Trung Quốc?

"Trong vấn đề này cũng như trong các vấn đề khác, Nhật Bản làm theo chỉ thị của Mỹ. Sau khi tái lập quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Nhật Bản thông qua quyết định cung cấp viện trợ cho Việt Nam. Nhưng, không nên đánh giá quá mức sự xích lại gần nhau giữa hai nước đó, bởi vì Việt Nam không có ý định đứng về một bên nào. Hà Nội không có ý định lao vào vòng tay của người Mỹ, bởi vì họ lo ngại về sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nỗi lo ngại chỉ có thể gia tăng khi mọi người đang theo dõi việc Mỹ xuất khẩu các giá trị của họ. Tất nhiên, Nhật Bản sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực lôi kéo Việt Nam vào liên minh chống Trung Quốc. Trong các tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Hoa Nam, Nhật Bản luôn ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ và các quốc gia — những đối thủ của Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ tăng cường mạnh sự hợp tác với Việt Nam, thì Nhật Bản sẽ theo gương Mỹ. Song, điều này có thể xảy ra chỉ sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường đáng kể sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc nếu Trung Quốc đột nhiên phạm sai lầm chết người trong quan hệ với Việt Nam".

"Sputnik": Chắc là, Việt Nam nhận thức được rằng, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang cố gắng lôi kéo Việt Nam vào liên minh chống Trung Quốc. Liệu Việt Nam sẵn sàng tham gia cuộc đối đầu với Trung Quốc? "Không. Việt Nam quan tâm đến việc duy trì quyền chủ động tối đa trong nền chính trị, duy trì quan hệ tốt với tất cả các nước, để sử dụng vị trí chiến lược của mình. Bây giờ cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều "tán tỉnh" Việt Nam. Ấn Độ và Nga cũng rất quan tâm đến Việt Nam. Do đó, Việt Nam có cơ hội nhận được các khoản đầu tư và công nghệ tiên tiến từ tất cả các nước. Tình trạng này là rất thuận lợi cho Việt Nam.



Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Crimea hoặc trừng phạt kinh tế - Có ai đem chủ quyền lãnh thổ ra mặc cả?

Obama: Uh... nghe rõ đây... uh... sẽ có giá đắt... uh... đừng có tưởng... uh...

Tác giả: Lê Ngọc Thống
Nguồn: Báo Đất Việt

Ngày 13/9/2015, Trợ lý cho Bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry là bà Victoria Nuland đã đưa ra tuyên bố rằng: “Các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga chỉ được dỡ bỏ hoàn toàn sau khi Crimea sẽ lại trở về với Ukraine và hòa bình được lập lại ở miền đông nước này”.

Đây không phải là lần đầu tiên mà trước đó ngày 27/5, Đại diện chính thức của Bộ ngoại giao Mỹ ông Jeff Rathke đã tuyên bố như vậy, Nga trả Crimea thì yên...

Bán đảo Crimea có vị trí quan trọng thế nào mà Mỹ và NATO cay cú khi bị rơi vào tay Nga, còn Nga có được Crimea thì đem lại lợi ích gì mà phải bị đòn cấm vận, trừng phạt khiến nền kinh tế lao đao…?

Hiểu một cách cơ bản là thế này: Sau khi Mỹ-NATO dùng Gruzia để nắn gân Nga trong cuộc chiến tranh 5 ngày năm 2008, Mỹ-NATO nhận thấy, “gấu Nga” ra tay rất quyết đoán khi NATO mở về phía Đông sát biên giới Nga. Bởi vậy, việc kết nạp Gruzia và Ukraine vào NATO là không đơn giản, không thể coi thường lợi ích anh ninh Nga, cho nên, muốn thế phải từng bước trói chân tay “gấu Nga”, nhấn từng bước buộc Nga phải lùi dần. Đó là loại Ukraine ra khỏi liên hệ, ảnh hưởng của Nga. Và cuộc đảo chính mở đầu cho một cuộc khủng hoảng địa chính trị trên châu Âu xảy ra.

Cuộc đảo chính thằng lợi, lực lượng phát xít, cực đoan, thân phương Tây lên nắm chính quyền, nhưng đó không phải là mục tiêu tối thượng của Mỹ-NATO khi căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga đang tồn tại ở bán đảo Crimea. Do nóng vội, những kẻ đảo chính lập tức mở chiến dịch bài Nga một cách thô bạo, trắng trợn, làm tiền đề cho việc buộc Nga phải rời khỏi Crimea càng sớm càng tốt, để thay vào đó là quân NATO, đồng nghĩa với việc xóa sổ Hạm đội Biển Đen của Nga.

Có thể nói, “trận đấu” giữa Nga và Mỹ-NATO mở màn thì Nga đã ghi được bàn thắng đẹp không tưởng: Crimea về tay Nga không tốn một viên đạn. Tiếp theo, Ukraine càng giẫy càng đau khi vùng Donbass ra đời bởi hiệp định Minsk-2. Vùng Donbass càng đánh càng mạnh mà quân của chính phủ không dám thử sức vì không muốn tan rã phần còn lại.

Cuộc đối đầu Nga với Mỹ-NATO trên chiến trường Ukraine, Nga đã thắng khi Nga đã "đóng băng" Ukraine, nghĩa là Ukraine hiện đang ở trong một tình thế hoặc là tan rã, hoặc là liên bang hóa (thực hiện theo thỏa thuận Minsk-2) mà Mỹ và EU không thể thay đổi được. Ba tình huống mà Tổng thống Ukraine đưa ra và chính ông ta tự loại dần nghiệm để dẫn đến thực hiện Minsk-2 đã nói lên tình thế đó.

Trong khi đó, chiến lược nhất quán của Nga là không muốn Ucraine tan rã, thất bại mà muốn Ucraine được liên bang hóa trong đó vùng Donbass được hưởng quy chế như thỏa thuận Minsk-2 quy định.

Bởi vì Nga không muốn Ukraine như Lybia hỗn loạn vô chính phủ sát ngay cạnh sườn phía Đông của mình. Không những thế, nếu như Ukraine ổn định, trung lập, liên bang hóa thì hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng…vẫn đầy tiềm năng, thế mạnh. Đó là lý do vì sao Kiev hung hăng bài Nga, coi Nga là kẻ thù (trong sách trắng quốc phòng) nhưng Nga vẫn rất nương tay với Kiev về tài chính, khí đốt…

Học thuyết “hỗn loạn có điều khiển” là của Mỹ mà không phải là của Nga, đặc biệt sự “hỗn loạn” mà sát ngay nách Mỹ thì Mỹ cũng phải cư xử như Nga chứ không thể khác.

Bà Victoria Nuland còn nói: “Nếu thỏa thuận Minsk-2 bị vi phạm thì sẽ tăng cường lệnh trừng phạt”. Ai vi phạm Minsk-2? Minsk-2 có lợi cho ai? Trả lời đúng câu hỏi này thì sẽ biết ai vi phạm Minsk-2.

Rõ ràng Minsk-2 có lợi cho lực lượng miền Đông Ukraine và ý đồ của Nga. Vì thế vi phạm Minsk-2 theo logic thì chỉ có quân chính phủ Kiev và phù hợp với “hỗn loạn có điều khiển” của Mỹ khi chống Nga, muốn làm Nga bị tổn hại.



Chủ tịch Duma Nga: Chính gót giầy Mỹ-NATO đang đạp lên luật pháp quốc tế

Tác giả: Huy Bình
Nguồn: Báo Đất Việt

Chủ tịch Hạ viện Nga Naryshkin cáo buộc, chính gót giầy NATO đang đạp lên luật pháp quốc tế và tuyên bố, Moscow sẽ tiếp tục cấp vũ khí cho Syria.

Nga khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Syria

Có mặt tại Ulan Bator tại phiên họp Hội đồng nghị viện OSCE, Chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện Nga) Sergei Naryshkin đã bình luận về tình hình ở châu Âu, ở Syria và đưa ra tuyên bố cứng rắn về quan điểm của Nga trong vấn đề Syria.

Ông Naryshkin cho rằng, mục tiêu cuối cùng của Washington trong những năm gần đây là làm mất ổn định tình hình ở Bắc Phi và Trung Đông, là làm suy yếu châu Âu và Nga. Mỹ muốn Nga và EU đấu đá lẫn nhau để rồi cả 2 đều kiệt quệ và nằm yên trong vòng cương tỏa của Washington.

"Chắc chắn có ai đó biết trước và ngấm ngầm thúc đẩy dòng chảy người tị nạn, bất hạnh nghèo đói đang trốn chạy cái chết do bọn khủng bố gây ra, sẽ tràn sang các nước thịnh vượng của Liên minh châu Âu" - ông Sergey Naryshkin tố cáo, ám chỉ rằng Mỹ chính là tác giả của những điều tồi tệ hiện nay.

Đồng thời, ông lưu ý rằng ngoài một vài trường hợp ngoại lệ, lãnh đạo chính trị các quốc gia châu Âu đang phải chịu đựng dòng người tị nạn lại muốn giữ im lặng hoặc bị buộc phải im lặng về những nguyên nhân thực sự của dòng người tị nạn.

"Tiếc thay, một thời gian dài châu Âu thờ ơ nhìn gót giầy quân sự, được may theo tiêu chuẩn Mỹ-NATO, chà đạp lên lý tưởng và đạo đức cơ bản của các quy tắc chính trong luật pháp quốc tế. Tôi nói điều này có các ví dụ về sự can thiệp vào Iraq, Libya và liên quan đến những gì đang xảy hiện nay" - ông Naryshkin cho biết.

Vị Chủ tịch Duma Quốc gia nói rằng quân đội chính phủ Syria, quân đội Iraq và lực lượng dân quân người Kurd đang phải gánh chịu nặng nề trong cuộc chiến chống chiến binh nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" IS và họ sẽ không thể thắng được nếu không có sự giúp đỡ của Nga.

Nếu như không có quân đội Syria, IS đã thoải mái tràn tới bờ biển Địa Trung Hải và di chuyển tiếp theo đến tận châu Âu - ông Naryshkin nói và khẳng định rằng Moscow sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho quân đội Syria, phù hợp với luật pháp quốc tế và không ai có thể cản được Nga.

Trong khi Chủ tịch Duma quốc gia Nga kêu gọi cộng đồng quốc tế bắt đầu hợp tác với chính quyền Syria thì Tổng thống Putin cũng đưa ra lời hiệu triệu toàn thể cộng đồng quốc tế phải đoàn kết trong cuộc chiến chống khủng bố.



Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Vì sao châu Âu ồ ạt rút vàng khỏi kho chứa ở Mỹ?

Tác giả: Nhàn Đàm
Nguồn: BaoNga.com

Châu Âu và cả thế giới đang nín thở theo dõi những động tĩnh ở EU vào thời điểm hiện tại, khi hai gương mặt nổi bật nhất liên quan đến vấn đề lớn nhất của EU hiện tại là Đức và Hy Lạp chạm trán nhau trong một cuộc gặp có thể quyết định số phận của cả khu vực đồng tiền chung. EU tan vỡ hay không?

Liên minh Châu Âu có thể đứng trước nguy cơ tan vỡ là kịch bản xấu nhất đang được đưa ra khi vấn đề Hy Lạp có thể trở thành ngòi nổ kích hoạt cho việc một loạt các nước khác đòi rời khỏi khu vực đồng tiền chung. Dù vẫn còn quá sớm để dự đoán điều gì sẽ xảy ra, nhưng có vẻ như câu trả lời lại đang nằm ở một thứ khác, đó là vàng.

Chưa bao giờ mà câu chuyện về vàng lại trở nên sôi động và ầm ĩ hơn thời điểm hiện tại ở Châu Âu. Thứ kim loại quý bậc nhất này từ lâu vẫn được coi là một trong những mặt hàng chủ yếu nhất trên thế giới và luôn có ảnh hưởng nhất định đến thị trường tiền tệ thế giới. Dù đã qua giai đoạn bản vị vàng nơi tiền giấy được cố định chặt chẽ vào vàng, thì thứ kim loại lấp lánh này vẫn không mất đi giá trị của nó.

Hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn dự trữ một lượng vàng nhất định như một sự đảm bảo cần thiết cho trụ cột của nền kinh tế. Thế nhưng chưa khi nào, kể từ khi chế độ bản vị vàng chấm dứt, vàng lại có ảnh hưởng mang tính quyết định đến vận mệnh một nền kinh tế.

Thế nhưng nó lại đang dần trở thành sự thực ở thời điểm hiện tại, ở Châu Âu. Dấu hiệu đầu tiên lờ mờ xuất hiện khi Hà Lan không kèn không trống chuyển 120 tấn vàng dự trữ của mình từ Mỹ về Amsterdam vào tháng 11.2014. Giải thích điều này, ngân hàng trung ương Hà Lan tuyên bố điều này sẽ khiến người dân cảm thấy yên tâm hơn.

Không ai nói ra, nhưng tất cả đều hiểu Hà Lan làm điều này là để đề phòng trường hợp xấu nhất, khi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Khi có vàng trong tay, Hà Lan vẫn có thể gượng dậy nếu khu vực đồng tiền chung tan vỡ, vì lượng dự trữ vàng luôn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát hành đồng tiên riêng của mỗi quốc gia.

Không chỉ có Hà Lan, người Đức tỏ ra là những người có tầm nhìn xa trông rộng hơn khi đã lên kế hoạch chuyển 300 tấn vàng dự trữ của mình ở New York về nước vào năm 2013. Việc Đức, nước sở hữu 3386 tấn vàng, nhiều thứ hai thế giới sau Mỹ, tìm cách chuyển dần lượng vàng dự trữ của mình ở nước ngoài về nước làm dấy lên một loạt các động thái tương tự từ các quốc gia Châu Âu khác.

Lần lượt Áo, Thụy Sĩ đều yêu cầu chính phủ đưa vàng về nước, trong khi Pháp thì đòi kiểm kê lượng vàng dự trữ trong kho. Cũng giống như Hà Lan, tất cả các nước Châu Âu muốn đưa vàng dự trữ về nước đều đang cảm thấy nguy cơ ở khu vực đồng tiền chung đang gia tăng và có thể nhấn chìm các quốc gia thành viên nếu họ không chuẩn bị từ trước.



Ngoại trưởng Nga tố cáo Mỹ biết vị trí của IS nhưng không tấn công

Tác giả: Đức Dũng
Nguồn: soha.vn

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow có bằng chứng về việc Mỹ biết rõ các vị trí đóng quân của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS nhưng lại không đưa ra lệnh tấn công.

Hãng TASS đưa tin, phát biểu trong chương truyền hình Sunday Times trên kênh 1-truyền hình quốc gia Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết, có thể Mỹ ngay từ đầu đã không sáng suốt khi tạo ra liên minh chống khủng bố, hoặc họ có âm mưu khác mục tiêu đã tuyên bố ban đầu khi thành lập liên minh.

Nếu xem xét các hoạt động không quân của các nước thuộc liên minh, có thể thấy chút kỳ lạ.

Theo ông Lavrov, ngoài mục đích chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS như đã tuyên bố, dường như Liên minh này còn có mục đích khác.

Ông Lavrov nói: “Một số đồng nghiệp của chúng ta từ các nước thuộc liên minh chống IS nói rằng, họ có thông tin chính xác về các căn cứ đóng quân của IS, nhưng nước cầm đầu liên minh (tất nhiên là Mỹ) không đồng ý phương án tấn công IS.

Tôi không muốn đưa ra bất kỳ kết luận hay đánh giá nào về vấn đề này, có thể Mỹ có thông tin và dự tính riêng, nhưng các nước khác thuộc liên minh không biết, họ chỉ nhận được tín hiệu từ Mỹ”.

Ông Lavrov cũng cho biết thêm, Nga sẽ tiếp tục đưa vũ khí và hỗ trợ kỹ thuật cho chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhằm chống lạị chủ nghĩa khủng bố tại quốc gia này.

Trước đó, Bulgaria đã từ chối cho các máy bay vận tải quân sự Nga chở hàng viện trợ bay qua không phận Bulgaria tới Syria từ ngày 1-24/9/2015 vì "những thông tin chưa chính xác" về mục đích chuyến bay và hàng hóa trên máy bay.

Chính phủ Bulgaria cho biết, họ sẵn sàng mở cửa một hành lang trên không cho máy bay của Nga tới Syria sau khi đã kiểm tra hàng hóa trên chuyến bay.

Hy Lạp cũng nhận được lệnh từ phía Mỹ đóng cửa không phận với các chuyến bay của Nga chở hàng viện trợ tới Syria, nhưng lệnh này vẫn chưa thực hiện.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho biết, các máy bay của Nga được gửi đến Syria chở một số mặt hàng quân sự theo hợp đồng Nga đã ký kết trước đây với Syria cùng với hàng viện trợ nhân đạo.

Ông Lavrov cũng xác nhận có sự hiện diện của nhân viên quân sự Nga tại Syria. Họ có nhiệm vụ huấn luyện binh lính Syria cách sử dụng thiết bị quân sự do Nga cung cấp.

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, xung đột vũ trang diễn ra ở Syria kể từ tháng Ba năm 2011, làm hơn 220.000 người thiệt mạng.

Quân đội chính phủ phải đối đầu với các nhóm chiến binh thuộc nhiều tổ chức vũ trang khác nhau như IS hay Al-Nusra Dzhebhat.

Nhận xét: Công nghệ quân sự của Mỹ hiện đại đến mức có thể đọc được biển số xe từ vệ tinh và phóng tên lửa từ cách cả ngàn km để tiêu diệt mục tiêu. Nhưng công nghệ ấy lại có vẻ bị "mù" đối với những đoàn xe của IS như bức ảnh dưới đây. Có thể có lời giải thích nào khác ngoài việc Mỹ ủng hộ, nếu không muốn nói là tài trợ, cho tổ chức khủng bố IS để dùng làm đạo quân thay thế cho họ ở Trung Đông?

Xem thêm:



Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Thời tiết Khắc nghiệt và Chấn động Hành tinh: Tóm tắt SOTT 8/2015

Nguồn: Sott.net

Nhận xét: Xin lưu ý rằng do sự hỗn loạn ngày càng gia tăng về khí hậu trên hành tinh này, chúng tôi giờ ngập đến tận cổ với những video do bạn đọc gửi về và do đó buộc phải chọn lọc hơn về những sự kiện được đưa vào đây. Từ giờ trở về sau, xin hãy coi những tóm tắt video này đơn thuần chỉ là đại diện cho bức tranh toàn cầu. Do những sự kiện "địa phương" này, nhân lên gấp nhiều lần, đang xảy ra cùng lúc ở khắp nơi trên hành tinh, quy mô của sự tàn phá và tác động lên cuộc sống người dân là gần như không thể tưởng tượng nổi.

Tháng 8 năm 2015 chứng kiến những trận mưa và mưa đá ở mức độ đại hồng thủy nhấn chìm các thành phố từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ, những cơn bão điện từ khốc liệt nướng chín hệ thống điện quốc gia và phá hoại cơ sở hạ tầng, cùng những trận bão mạnh khác thường hủy hoại mùa màng và làm ngập những khu vực dân cư rộng lớn.

Sự kiện đáng ghi nhớ nhất trong tháng là một loạt vụ nổ lớn tại cảng Thiên Tân ở đông bắc Trung Quốc. Mặc dù nó được cho rằng đó là do lỗi của con người, quy mô khác thường của sự kiện cho thấy một cái gì "không bình thường" đã tham gia vào đó. Với việc "Trái Đất mở ra" theo rất nhiều cách - những hố sụt khổng lồ, nhiều núi lửa phun trào, hoạt động địa chấn gia tăng, túi khí tự nhiên nổ tung trên bãi biển, mạch khí mêtan và nước nóng phun trào tại sân gôn và đường phố - chúng tôi rất nghi ngờ rằng sự kiện Thiên Tân là cùng loại như vậy, chỉ có điều lớn hơn rất nhiều.

Tháng trước, những quả cầu lửa từ thiên thạch biến đêm thành ngày tại vùng Scandinavia, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Chile và vùng Caribbean. Hố sụt nuốt chửng người và đường phố ở Trung Quốc, và một phần đường cao tốc ở Anh và Mỹ. Cháy rừng hoành hành trên khắp miền nam Siberia. Mưa đá đưa thêm hai máy bay hành khách vào danh sách nạn nhân của chúng. Nước Ý chứng kiến xe hơi cuốn trôi dọc đường phố trong trận mưa "ngày tận thế", trong khi lần đầu tiên trong lịch sử, ba siêu bão xuất hiện ở Thái Bình Dương cùng một lúc.

Sự gia tăng theo cấp số nhân của mọi loại hiện tượng - núi lửa phun trào, động đất, thiên thạch, hố sụt, lũ lụt, sét đánh, nổ trạm biến áp và nhà máy hóa chất - được minh họa bởi số liệu thống kê cháy rừng ở Hoa Kỳ. Chỉ có 6 năm khác khi mà hơn 3,2 triệu hecta rừng bị cháy ở Hoa Kỳ - 2012, 2011, 2007, 2006, 2005 và 2004. Tính đến ngày 1/9, năm 2015 đã gần như chắc chắn phá kỷ lục 4 triệu hecta rừng bị cháy trong năm 2006...

Đây là những dấu hiệu thời đại trong tháng 8 năm 2015...



Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Mỹ đã tấn công bao nhiêu nước trong ba thập kỷ qua?

Cờ Mỹ bóp nghẹt thế giới

Nguồn: Vietnam Plus

Trong vòng 3 thập niên, trải qua 5 đời Tổng thống, nước Mỹ đã phát động hàng loạt cuộc tấn công quân sự vào các nước khác. Dưới đây là những nét tóm tắt về các cuộc tấn công này và mức độ ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Ronald Reagan

  • Lebanon (Năm 1982-83): Binh sỹ Mỹ triển khai ở Lebanon trong thành phần lực lượng gìn giữ hòa bình 3 quốc gia. Cùng với Pháp, Tổng thống Reagan hạ lệnh mở các cuộc không kích có giới hạn vào Beirut để trả đũa cho vụ đánh bom vào các trại lính làm 299 lính Mỹ và Pháp thiệt mạng.
  • Grenada (1983): Cuộc xâm lược của khoảng 7.000 quân Mỹ cùng 300 lính trong Tổ chức các nước Châu Mỹ (OAS) sau khi nổ ra cuộc đảo chính tại quốc đảo vùng Caribe. Cuộc tấn công này bị Anh và Liên hợp quốc lên án nhưng nhận được sự ủng hộ của 6 quốc đảo vùng Caribe, nhóm cho rằng hành động này là chính đáng theo hiến chương OAS.
  • Libya (1986): Các trận không kích nhằm trừng phạt chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi sau vụ nổ tại một sàn disco ở Berlin (Đức) làm 79 người Mỹ bị thương và 2 người thiệt mạng. Nước Anh ủng hộ các vụ tấn công này nhưng Đại Hội đồng Liên hợp quốc lại lên án.

George H.W. Bush

  • Panama (1989): Cuộc xâm lược của hơn 26.000 lính Mỹ xảy ra sau khi nhà độc tài Manuel Noriega tuyên chiến với các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với chính phủ Panama bị cáo buộc buôn lậu ma túy. Một lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng sau khi ông Noriega tuyên chiến, nhưng từ trước khi cuộc xâm lược bắt đầu.
  • Iraq (1991): Cuộc xâm lược Iraq với sự tham gia của 33 nước khác đã hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra nghị quyết buộc Tổng thống Iraq khi đó là Saddam Hussein phải rút quân khỏi Kuwait.
  • Somalia (1992): Người Mỹ triển khai quân sang quốc gia châu Phi này với chiêu bài gìn giữ hòa bình và viện trợ nhân đạo theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.


Niềm tin vào "duyên nghiệp": Sợi dây trói phụ nữ Việt Nam

Tác giả: Hạ Vũ
Nguồn: Đài Châu Á Tự Do

Hầu hết mọi phụ nữ Việt Nam đều tin vào duyên nghiệp, tin rằng việc gặp gỡ, nên vợ nên chồng là bởi Duyên và việc có được cuộc sống sung túc, hạnh phúc bền lâu hay đau khổ, thiếu thốn là bởi do Nghiệp.

Trong khi rất ít đàn ông tin vào việc đó. Nguyên nhân vì sao?

Những ngày cuối tháng 9 năm 2014, cộng đồng mạng Việt Nam xôn xao chia sẻ hình ảnh, clip và các thông tin về vị Hòa thượng Thích Thanh Cường hay còn được gọi là Hòa thượng Thích Iphone đang “đập hộp” chiếc Iphone 6 chỉ 5 ngày sau khi phiên bản này được hãng Apple ra mắt tại Mỹ. Tiếp sau sự kiện đó, hàng loạt các vị “Hòa thượng thích đủ thứ”, “Hòa thượng thích tượng sứ”, v.v. được cư dân mạng chia sẻ hình ảnh ăn chơi trụy lạc, xài siêu xe, v.v.. như một minh chứng cho thầy, đối với người dân, các vị hòa thượng “không thực hành tu tập” đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam, nhiều đến nỗi cũng chẳng ai buồn phản đối cách sống trụy lạc, khác đạo của họ.

Triết lý của Phật giáo cũng bị làm cho biến tướng bởi ảnh hưởng của Nho giáo, Khổng giáo cũng như cách diễn giải của các vị Hòa thượng “không tu tập” kể trên, nhiều khi trở thành những thứ giáo điều, kệch cỡm, khiến người Việt Nam mỗi năm đốt hàng tấn tiền giấy, cúng dưỡng rất nhiều tiền bạc vào các ngôi chùa mà quên mất việc thực hành tu tập 4 giới nghiêm của Phật pháp và hoàn toàn không hiểu Phật giáo nguyên thủy.

Mặc dù vậy, những người phụ nữ tội nghiệp nhưng đầy bao dung trên đất Việt vẫn luôn tin vào những thuyết giải phật pháp hiện tràn lan trên mạng và trong các ngôi chùa Việt, trói buộc cuộc sống của họ trong những luân hồi, nghiệp kiếp.

“Kiếp trước nợ nhiều quá, khiếp này phải trả. Cũng không biết được. Phải trả bằng hết mọi cách chứ còn không bỏ được. Cũng không biết tại sao”

Chị Trang (Nghệ An) chia sẻ một cách dè dặt khi được hỏi tại sao chị phải tiếp tục chịu đựng sự đối xử tệ bạc của gia đình chồng. Chồng chị ngoại tình, từ ngày cưới tới nay chưa đóng góp được một đồng tiền nào cho việc nuôi con và con của chị năm nay đã lên 7 tuổi.

Linh Nhi (Hà Nội) chia sẻ quan điểm của cô về nhân duyên để lý giải cho việc vì sao phụ nữ nên chấp nhận nếu chồng ngoại tình và bị bạo lực trong gia đình.

“Khi mà anh tự nhiên từ đâu đến anh đánh tôi, tôi sẽ coi như đó là nợ kiếp trước. Tôi không đánh lại bởi vì nếu tôi đánh lại tức là tôi lại gieo một cái nhân ở kiếp này. “oan oan tương báo”, cái luân hồi đấy đến bao giờ mới hết. Thế thì tôi sẽ không đánh lại anh. Thế thì anh cũng đi, tôi cũng đi và thế là nhân duyên của tôi với anh thế là hết, vậy là cái mâu thuẫn ấy được giải quyết.

Theo quan điểm phật giáo của Mẹ em thì mẹ em sẽ chấp nhận việc đấy (việc chồng ngoại tình) vì ngoài việc chấp nhận ra mình cũng không thể thay đổi được việc đấy! Nếu chăng thì mình sẽ không để cho cảm xúc của mình phụ thuộc vào việc đấy”.



Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Vài suy nghĩ về bức ảnh đang làm chấn động lương tâm châu Âu

Tác giả: Dan Sanchez
Nguồn: AntiMedia
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Một em bé biến thành bọt biển. Trôi dạt vào bờ, úp mặt xuống bùn. Gia đình em, những người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở Syria, đã cố gắng đến Hy Lạp, nhưng chiếc bè chở quá nhiều người của họ bị lật ở Địa Trung Hải và em chết đuối cùng anh trai và mẹ. Bức ảnh được lan truyền nhanh chóng trên mạng chụp cơ thể không còn sự sống của em bé ba tuổi Aylan Kurdi trên một bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rung chuyển lương tâm phương Tây và buộc nước Mỹ phải chú ý đến cuộc khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu.

Tin nhanh cho những công dân mù tịt của các cường quốc trong “thế giới tự do”: chiến tranh là như thế đấy. Như thế nhân lên mười triệu lần. Cái chỉ đơn giản là “chính sách đối ngoại” đối với bạn và chính phủ của bạn là sự tuyệt vọng và cái chết đối với những người đang nhận nó.

Những đứa trẻ cũng ngây thơ và quý giá như Aylan đang bị đẩy xuống biển ở Libya, bị thiêu cháy bởi máy bay không người lái ở Pakistan, hoặc bị bỏ đói đến chết ở Yemen trong suốt cả thời gian này, và tất cả đều được thực hiện bằng tiền của bạn. Và mỗi trường hợp đều tạo ra một cảnh tượng tuyệt vọng đau đớn và bi thảm khủng khiếp như trong bức ảnh trên, ngay cả khi nó không được chụp lại và truyền đi để hàng triệu người nhìn thấy.

Aylan chết đuối trong vòng tay của cha em, người cũng đã phải cố gắng tuyệt vọng để thoát khỏi chết đuối. Khúc đầu của thảm kịch ấy có lẽ trông giống như bức ảnh dưới đây của một gia đình người Syria tị nạn khác.

Thực ra nó chụp lại cảnh đến chứ không phải lúc khởi hành. Mặc dù vậy, đặc biệt là với những ai có con nhỏ, bức ảnh ấy là một cú đấm vào bụng. Chỉ cần một chút khả năng đồng cảm nhỏ nhất để ngay lập tức tưởng tượng người cha ấy cảm giác thế nào. Tuyệt vọng và không còn lối thoát. Cánh tay đứa con gái quàng quanh cổ ông. Đứa con trai rúc đầu vào lòng ông. Cả hai tìm đến ông để có được sự che chở mà ông không có khả năng cung cấp. Không có gì ngạc nhiên khi bức ảnh này cũng lan truyền rất nhanh.



Vụ tấn công 11/9/2001: Đâu là sự thật?

Nguồn: XãLuận.com

Nhận xét: Hôm nay nhân kỷ niệm 14 năm ngày xảy ra vụ tấn công 11/9 vào nước Mỹ, mình đăng lại bài viết này. Đây chỉ là một phần rất nhỏ những điểm bất hợp lý trong phiên bản mà chính phủ Mỹ đưa ra. Số lượng bằng chứng cho thấy đó là một vụ tấn công cờ giả được dàn dựng từ trước còn cao hơn cả núi. Vụ tấn công này được dàn dựng để khiến dân chúng Mỹ chấp nhận cuộc chiến tranh chống khủng bố không có hồi kết cùng tất cả những biện pháp giám sát, đàn áp hà khắc vì lý do "an ninh" mà chúng ta biết từ đó đến nay.

Ngày 12-9 năm nay, khán giả kênh truyền hình Channel 1 của Nga được xem bộ phim tài liệu 11-9: Điều tra từ tọa độ 0 của nhà chính luận Ý Julietto Kieza, một đại biểu Liên hiệp châu Âu. Bộ phim lột trần và phủ nhận kiến giải chính thức mà Chính phủ Mỹ đã đưa ra.

Trước đây, đã có những phim gai góc nói về sự kiện 11-9 như: Confronting evidence của Jimmy Walter và Loose change của Dylan. Và nay, 11-9: Điều tra từ tọa độ 0 là một phim khác nữa – để làm gì chứ? Kieza tin tưởng: “Ở các bộ phim trước, người ta mới chỉ bắt tay thực hiện điều chúng tôi đã làm được. Họ đặt câu hỏi nhưng không đưa ra được câu trả lời thuyết phục”.

FBI không buộc tội Bin Laden

Trên thực tế, ngay từ những phút đầu tiên, 11-9: Điều tra từ tọa độ 0 gây kinh ngạc cho một số chuyên gia có uy tín thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: vật lý, hóa học, hàng không, ngoại giao. Ngay từ đầu, bộ phim đưa ra một sự kiện lạ lùng: Trên website của FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ), Osama Bin Laden được liệt vào danh sách những tay khủng bố nguy hiểm nhất, nhưng y lại không bị buộc tội trong vụ khủng bố ngày 11-9, bất chấp chính bản thân y đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ khủng bố kinh hoàng này. Trước những câu hỏi gây hoang mang, FBI thoái thác: “Không có đủ chứng cứ”.

Sau này, Varlamova, phóng viên Báo Tuần lễ của Nga, nghiên cứu sâu những mâu thuẫn và những điểm không thích hợp trong cách kiến giải chính thức do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ đưa ra năm 2006. Lối kiến giải này được phân tán khắp nơi như căn nhà nhỏ bằng giấy carton dưới trận bão chứng cứ - do các nhà chuyên môn đưa ra - đầy thuyết phục mang tính dọa dẫm. Dĩ nhiên, các tác giả của bộ phim không phải là cơ quan điều tra, họ còn mơ hồ về câu chuyện này, nhưng... Sau khi xem phim, chỉ người ủng hộ Tổng thống Bush một cách kiên quyết nhất mới bảo vệ tính chân thực của Chính phủ Mỹ như trước đây. Còn đối với những người theo chủ nghĩa hoài nghi, đó là những khoảnh khắc sáng tỏ nhất.



Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Trung Quốc đưa ra chuẩn giao dịch dầu thô đầu tiên không thanh toán bằng USD

Nguồn: Báo Đất Việt

Trung Quốc đang có kế hoạch để khởi động chuẩn dầu riêng của mình trong tháng 10, tương tự như dầu Brent và dầu WTI.

Theo thông tin trên hãng RT của Nga, kế hoạch trên nhằm giúp Trung Quốc có vai trò quan trọng hơn trong việc thiết lập giá dầu thô thế giới.

Theo kế hoạch này, các hợp đồng dầu của Trung Quốc sẽ được thanh toán bằng nhân dân tệ chứ không dùng đồng USD.

Reuters cho biết, Trung tâm Giao dịch Năng lượng Quốc tế tại Thượng Hải đã gửi một bản dự thảo hợp đồng kỳ hạn để tham gia thị trường vào tháng 8.

Dầu thô giao sau sẽ là hợp đồng đầu tiên của Trung Quốc cho phép sự tham gia trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đây không phải là bước đầu tiên nhằm mở cửa thị trường dầu thô lớn ở Trung Quốc.

Vào tháng 7/2015, Bắc Kinh đã cho phép các công ty tư nhân nhập khẩu dầu thô. Trước đó, việc nhập khẩu dầu chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước như Sinopec, Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tổng Công ty Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc.

Thùng dầu chuẩn mới của Trung Quốc sẽ cạnh tranh với các hợp đồng trên thị trường dầu thô, vốn có giá trị hàng nghìn tỷ USD và bị chi phối bởi chuẩn dầu Brent giao dịch ở London và WTI, chuẩn dầu của Mỹ.

Dầu Brent biển Bắc bắt đầu được phát triển vào những năm 1970. Với sản lượng xấp xỉ 1 triệu thùng mỗi ngày, Brent được coi là chuẩn tham chiếu giá dầu và hiện được sử dụng để định giá cho khoảng 2/3 lượng dầu của thế giới.

Trong khi đó, Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Gần 60% sản lượng dầu Trung Quốc tiêu thụ phải nhập khẩu.

Nhận xét: Độc quyền trong giao dịch dầu mỏ là yếu tố chính duy trì vị thế thống lĩnh của đôla Mỹ trên thị trường quốc tế và là tấm séc trắng cho phép chính quyền Mỹ làm những gì họ đã làm trong 50 năm vừa qua mà không phải chịu hậu quả. Với hệ thống tài chính quốc tế mới đang dần được xây dựng bởi Nga và Trung Quốc, kỷ nguyên đẫm máu của Hoa Kỳ đang đi đến hồi kết.

Xem thêm:



Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Từ "Mùa xuân Ả Rập" đến những âm mưu gây bất ổn ở Việt Nam

Nguồn: Blog Nhà Lá

Trước "Mùa xuân Arab" năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ai Cập từ 6.6 - 7.3% GPD là 6.020USD, Libya là 16.400 USD, Syria là 4.620 USD và Tunisia 8.940 USD. Nhiều người Việt thậm chí còn phải sang các quốc gia này làm thuê kiếm sống, hiện nay GPD VN chỉ mới chạm ngưỡng 2200 USD tức là chưa bằng 1/2 GDP của nước thấp nhất trong các quốc gia trên.

Tuy nhiên, sau "Mùa xuân Arab" hàng trăm ngàn người buộc phải bất chấp nguy hiểm liều mình vượt biên trốn chạy khỏi bom đạn, khủng bố, thảm sát tại quê nhà.

Tại VN "Mùa xuân Arab" đeo cái mặt nạ "Xã hội dân sự". Tên gọi khác nhau nhưng mục đích và cách thức hoạt động thì giống nhau. Đó là sử dụng các thành phần bất mãn trong nước chống phá chính phủ, kích động bạo loạn lật đổ nhà nước. Được các tổ chính trị đầu xỏ quốc tế núp dưới tên gọi Tổ chức phi chính phủ(NGOs) tài trợ và huấn luyện, chúng ngang nhiên tập hợp lực lượng, sử dụng biểu tình đông người làm công cụ áp lực lên chính phủ, yêu cầu thực hiện yêu sách thả đồng bọn, cho chúng tự do thành lập các tổ chức chính trị đối lập, thậm chí chúng còn công khai ý định lật đổ nhà nước hiện tại như đã từng thực hiện ở Trung Đông, Bắc Phi hay gần đây nhất là Ukraine.

Điều nguy hiểm là trước thảm cảnh người dân các quốc gia có chính phủ bị lật đổ, nhiều người Việt vẫn tỏ ra ngây thơ và hầu như không ý thức được sự nguy hiểm của các thành phần chuyên chống phá, gây bạo loạn lật đổ này. Họ vô tư chuyền tay nhau các thủ thuật chống lại chính quyền, vì quyền lợi hẹp hòi cá nhân họ sẵn sàng tiếp tay các tổ chức phản động trong và ngoài nước lên án, bêu riếu với mục đích hạ uy tín các cơ quan chính phủ, gây hoang mang bất ổn xã hội. Thập chí nhiều người còn cho đó là việc đáng tự hào!?

Bài học từ các nước Trung Đông, Bắc Phi và Ukraine vẫn đang nóng hổi. Hiểm hoạ "Mùa xuân Arab" có tái diễn ở VN hay không phụ không nhỏ vào ý thức trách nhiệm của mỗi người VN hôm nay.

Xem thêm:



Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Lý do tại sao một calo không đơn giản chỉ là một calo

Nguồn: Đại Kỷ Nguyên VN

Nhận xét: Đây là một bài viết hữu ích trong việc bác bỏ lập luận nguy hại rằng bạn chỉ cần lưu ý lượng calo ăn vào hàng ngày là mọi thứ sẽ ổn cả. Tuy nhiên, nó tập trung quá nhiều vào khía cạnh giảm cân mà bỏ qua mục đích quan trong nhất của dinh dưỡng là sức khỏe. Một số thực phẩm được nhắc đến trong bài cũng có hại nhiều hơn là có lợi như hoa quả ngọt, sữa/pho mát, carbohydrate thô. Bạn đọc nên lưu ý những điều đó khi đọc.

Có rất nhiều sự huyền hoặc vô lý khi nói về dinh dưỡng, trong đó “huyền hoặc về calo” là một trong những điều phổ biến nhất … và cũng gây tổn hại nhiều nhất. Đó là quan niệm rằng calo là phần quan trọng nhất trong chế độ ăn uống, và nguồn gốc của calo không quan trọng.

“Một calo là một calo”, họ vẫn nói vậy … không quan trọng rằng bạn ăn 100 calo kẹo hay bông cải xanh, nó sẽ có tác dụng tương tự như nhau lên trọng lượng cơ thể bạn. Đúng là mọi loại “calo” đều có cùng một lượng năng lượng. Một calo trong chế độ ăn uống cung cấp 4.184 Joules năng lượng (đơn vị tiêu chuẩn đo lường năng lượng trong hệ thống đo lường quốc tế SI). Ở khía cạnh đó, một calo là một calo.

Tuy nhiên, khi thực phẩm nạp vào trong cơ thể bạn, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Cơ thể người là một hệ thống sinh hóa cực kỳ phức tạp với quá trình điều tiết cân bằng năng lượng rất tinh vi. Những loại thực phẩm khác nhau đi theo những con đường sinh hóa khác nhau, một vài trong số đó không hiệu quả và gây ra sự tiêu hao năng lượng (calo) bằng cách tỏa nhiệt. Thậm chí, quan trọng hơn nữa là những loại thực phẩm và chất dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng lớn đến các hoóc-môn và các vùng trên não bộ kiểm soát cơn đói và hành vi ăn uống. Loại và lượng thức ăn mà chúng ta dùng có thể có tác động rất lớn tới quá trình sinh học.

Sau đây là 6 ví dụ chứng minh lý do tại sao một calo không phải là một calo:

1. Đường fructose và glucose

Hai loại đường đơn giản chính trong chế độ ăn hàng ngày là glucose và fructose. Hai loại này có vẻ gần giống nhau. Chúng đều có cùng một công thức hóa học và cân nặng chính xác như nhau. Thế nhưng khi vào trong cơ thể, hai loại đường lại hoàn toàn khác nhau. Mặc dù glucose và fructose có cùng công thức hóa học, nhưng fructose có nhiều tác dụng tiêu cực lên hoóc-môn, sự thèm ăn và quá trình trao đổi chất hơn.

Tất cả các mô trong cơ thể đều có thể chuyển hóa được glucose, nhưng fructose chỉ có thể được chuyển hóa tại gan với bất kể lượng nào. Đây là một vài ví dụ cho thấy vì sao calo của glucose không tương tự như calo của fructose: Ghrelin là một “hoóc-môn đói”. Nó tăng lên khi chúng ta đói và giảm xuống sau khi ăn no.

Một nghiên cứu cho thấy fructose làm gia tăng lượng ghrelin (khiến chúng ta cảm giác đói hơn) so với glucose. Fructose không kích thích các trung tâm gây cảm giác no trong não theo cùng một cách như glucose làm là giảm cảm giác no. Ăn quá nhiều fructose có thể dẫn tới kháng insulin, tăng mỡ bụng, lượng triglyceride tăng cao, đường trong máu và LDL (cholesterol xấu) nhỏ, dày đặc hơn so với chỉ số tương tự khi cơ thể hấp thụ calo của glucose.



Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Thảm cảnh người tị nạn ở châu Âu chạy trốn chiến tranh do phương Tây gây ra

Em bé Aylan Kurdi cùng mẹ chạy loạn khỏi cuộc chiến tranh tại Syria.
Em chết đuối nằm đây vì các chính quyền châu Âu lo xây rào chắn biên giới
thay vì giúp đỡ những nạn nhận của cuộc chiến tranh do họ gây ra.

Nguồn: drugoi.livejournal.com
Nguồn dịch: Kichbu Blog

Quân đội Hungary tiếp tục xây dựng dọc theo biên giới với Serbia hàng rào cao 3,5 mét, để cố gắng ngăn chặn hàng nghìn người di cư bất hợp pháp từ các khu vực giao tranh ở Syria, Afghanistan, Iraq tràn vào Liên minh Châu Âu thông qua khu vực Balkan. Chiều dài của hàng rào sẽ là 177 km, việc xây dựng dự kiến hoàn thành vào tháng Mười Một. Mặc dù các biện pháp đã được áp dụng, tình hình với người di cư tiếp tục xấu đi.

Người Hungary đang hy vọng rằng hàng rào mới sẽ ngăn chặn dòng người tị nạn Syria.

Vậy là mọi người trốn chạy khỏi chiến tranh đang tràn vào Châu Âu. Serbia bây giờ đang phải hứng chịu gánh nặng chính. Những người di cư đến đây từ Macedonia, và tập trung ở khu vực của thành phố Kanjiža (tỉnh Vojvodina), cách biên giới với Serbia mười kilomet. Mỗi 2-3 giờ nhóm 40 người thoát ra từ trung tâm Kanjiža. Họ nhằm hướng vào cánh rừng dọc theo Tisza (một nhánh của Danube) là biên giới nằm trên mười kilomet của Hungary. Những người dắt mối đã biết lịch tuần tra, và thường họ thành công. Nhưng để trả cho dịch vụ của mình, họ đòi không ít: 1500 euro cho mỗi người lớn và 1 000 euro cho mỗi đứa trẻ, Le Temps Thụy Sĩ viết.

Những người không thể đi bằng xe lửa ở Macedonia, dẫn tới biên giới với Serbia, đi theo đường tà vẹt, ngủ trong lều trên đường hoặc đơn giản ngay trên nền đất trống. Đêm đêm, từ 1000 đến 1500 người vượt qua biên giới một cách bất hợp pháp. Ít nhất, cũng chừng ấy người hàng ngày đến được Bulgaria. Nếu người di cư nộp đơn xin tị nạn ở Serbia, họ sẽ nhận được một giấy chứng nhận di chuyển tự do trong 72 giờ, mà về lý thuyết là cần để đến được các trung tâm đầy ắp người. Trong thực tế, ba ngày được sử dụng để vượt qua biên giới của Hungary - vào khu vực Schengen.



Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Nemesis: Ngôi sao đồng hành của Mặt Trời

Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ

Tác giả: Pierre Lescaudron và Laura Knight-Jadczyk
Nguồn: Sách Earth Changes and the Human-Cosmic Connection
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Chương 15: Nemesis xuất hiện

Như mọi người đều biết, hệ mặt trời của chúng ta được cung cấp năng lượng bởi một ngôi sao duy nhất: Mặt Trời. Thực ra, nó được giả định rằng hệ mặt trời của chúng ta chỉ có một ngôi sao duy nhất bởi vì chúng ta chỉ thấy một mặt trời mọc vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, đây thực sự là một cấu hình khá đặc biệt, bởi vì hầu hết những ngôi sao mà các nhà thiên văn học đã quan sát nằm trong hệ thống đa sao (thường là sao đôi).

Dựa trên dữ liệu từ đài quan sát X-quang Chandra của NASA, người ta ước tính rằng hơn 80% các ngôi sao trong vũ trụ nằm trong những hệ thống sao đôi hay đa sao. Grazia và Milton, những người đã nghiên cứu 60 hệ thống sao gần chúng ta nhất rút ra kết luận tương tự:

61% trong số 60 ngôi sao gần nhất là một phần của hệ thống hai hoặc ba sao.

Mô hình sao đôi cho hệ mặt trời của chúng ta là một viễn cảnh hấp dẫn, bởi vì nó có thể giải thích nhiều “hiện tượng bất thường” trong giả thuyết sao đơn. Như được tuyên bố bởi Viện Nghiên cứu Sao đôi (Binary Research Institute – BRI):

… các phương trình quỹ đạo elip tỏ ra có khả năng dự đoán tốc độ tiến động tốt hơn công thức của Newcomb, cho ra độ chính xác tốt hơn nhiều trong mấy trăm năm vừa qua. Hơn nữa, một mô hình hệ mặt trời di chuyển có vẻ như giải quyết được một số vấn đề trong lý thuyết hình thành hệ thống mặt trời, bao gồm cả việc thiếu mô men động lượng của Mặt Trời. Vì những lý do này, BRI kết luận rằng có nhiều khả năng Mặt Trời của chúng ta nằm trong một hệ thống sao đôi chu kỳ dài.

Nhớ rằng những hệ thống sao đôi đề cập ở trên được tạo thành bởi các ngôi sao đủ sáng để kính thiên văn có thể phát hiện được. Điều này có nghĩa là tỷ lệ phần trăm của các hệ thống sao đôi có thể còn cao hơn nữa, do một số hệ thống có thể chứa sao “không sáng”, ví dụ như là cái gọi là “sao lùn nâu”.

Đối với các nhà vũ trụ học plasma, hệ thống sao đôi là cách dễ hiểu để những ngôi sao riêng lẻ đối phó với áp lực điện lớn, thứ thường khiến một ngôi sao lớn bị tách ra thành hai hay nhiều phần. Khi một quả cầu được chia thành hai quả cầu cùng kích cỡ, tổng khối lượng vẫn giữ nguyên (vật chất không bị mất đi) nhưng tổng diện tích bề mặt của cặp mới sẽ lớn hơn diện tích bề mặt của quả cầu đơn lẻ ban đầu khoảng 26%. Điều này làm gia tăng tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với điện trường và do đó làm giảm mật độ dòng (ampe trên mỗi mét vuông). Do vậy, sự phân tách gây ra bởi điện cho phép ngôi sao giảm áp lực điện mà nó phải chịu bằng cách san đều nó ra cho hai hoặc nhiều ngôi sao con.

Sirius là một sao đôi. Sirius B mờ hơn và gần Sirius A
đến nỗi mãi đến năm 1862 nó mới được phát hiện.


Những lòng tốt thầm lặng khiến cuộc sống đáng sống hơn

Nguồn: Đại Kỷ Nguyên VN

Người làm gò hàn, người sửa xe sống ven vỉa hè, người nhiều năm qua chăm sóc chồng bị tai biến…, cuộc sống cũng nhiều cơ cực. Nhưng lòng tốt thầm lặng mà họ dành cho những người nghèo, người bệnh, cho trẻ nhỏ học sinh đang khiến những cuộc sống ấy trở nên rộng lớn hơn rất nhiều.

Những câu chuyện không mới, nhưng đôi khi điểm lại dường như có thể khiến cuộc sống quanh mỗi người trở nên tươi sáng hơn.

Ông Tâm sửa xe không lấy tiền

Cuối năm 2013, trên mạng xã hội facebook chia sẻ hình ảnh một tấm bảng viết phấn trắng được viết giản dị: “Các cháu học cấp 1, cấp 2 đi học qua đây nếu bị hỏng xe ông sửa, ông không lấy tiền. Ông chưa sửa kịp, ông đưa đến trường” – ký tên: ông Tâm.

Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Văn Tâm (SN 1949, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội). Ông kể, tấm biển được treo trước cửa nhà 6 năm rồi (tính đến năm 2013). Theo báo Dân Trí, nơi ông sống người lớn không mấy quan tâm tới Internet nên khi biết chuyện giúp đỡ trẻ nhỏ của mình được đưa lên mạng, rồi nhiều người biết đến, ông tỏ ra ngạc nhiên.

Ông nói, một lần đang gò hàn cho khách thì bắt gặp một cháu trong xóm mếu máo dắt xe xịt lốp đi qua. Thấy tội, ông kêu lại sửa hộ, cháu trả tiền nhưng ông không nhận. Về nhà, trong lòng ông thấy vui nên từ đó, thấy cháu nào hỏng xe ông lại giúp.

Rồi nhiều lần thấy các cháu học sinh dắt chiếc xe bị xịt lốp đi qua, ông gọi lại để sửa giúp thì nhiều cháu nói: “Ông ơi, cháu không có tiền”. Biết các cháu không dám, ông nghĩ đến chuyện ghi bảng sửa không lấy tiền để các cháu an tâm hơn.

Vợ ông kể, tấm bảng sửa xe miễn phí trước của ông sơ sài và cũ nên đi xa khó thấy chữ. Tấm bảng gần đây là do ông xin được ít sơn đen, sơn lên để các cháu nhìn rõ hơn.

Bộ đồ nghề của ông giá chỉ 200.000 đồng, cái thì tự mua, cái thì hàng xóm thêm pha. Cuối năm 2013, ông sắm thêm chiếc bơm mới để khi ông đi vắng, bà có thể bơm giúp các cháu. Ông cũng dạy bà cách bơm xe, lắp xích để mỗi khi ông đi vắng, ông có thể yên tâm vì có bà ở nhà rồi.

Có một đợt, thấy báo đài về hỏi thăm, phỏng vấn nhiều quá, ông ngại nên cất bảng đi. Sau mọi người thắc mắc, nói ông treo lại cho các cháu học sinh còn biết, các cháu được sửa xe sẽ không đi học trễ giờ, ông mới đem ra treo lại.



Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Giải oan cho mỡ béo!

Tác giả: Vũ Minh
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên VN

Vâng, béo ở đây là mỡ, béo có nguồn gốc tự nhiên từ động vật. Từ bao lâu nay, béo ta âm thầm cặm cụi làm việc theo đúng trách nhiệm vốn được tự nhiên ủy thác, vậy mà đùng một cái lại bị kết tội là thủ phạm liên quan đến các bệnh tim mạch, đột quỵ…

Sau vài thập kỷ đến nay, nhà nhà tẩy chay mỡ béo, đưa dầu thực vật lên ngôi quán quân nhưng số người mắc các bệnh kể trên vẫn đang đà thăng tiến. Nhiều công trình nghiên cứu mới đây đã nhìn nhận lại vấn đề, và chứng minh rằng béo ta không những không gây hại gì mà còn vô cùng cần thiết cho sức khỏe.

Câu chuyện bắt đầu

Vào khoảng cuối năm 1950 khi Ancel KEYS đưa ra quan điểm rằng chất béo bão hòa (saturated fats) gây ra bệnh tim và sau đó là chất béo bão hòa làm tăng cholesterol trong máu. Điều này hiện nay được nhiều người chấp nhận, từ người nội trợ bình thường, cho đến những người làm trong ngành dinh dưỡng, chuyên gia sức khỏe.

Béo bão hòa, bao gồm cả mỡ động vật nhanh chóng bị loại ra khỏi thực đơn, hoặc còn lại rất ít trong khẩu phần ăn. Đôi khi người ta bắt buộc phải giữ lại nó vì chẳng còn lựa chọn nào khác, hoặc tiếc là không thể tách hết béo ra! Hễ nghe đến béo bão hòa là họ liên hệ ngay đến những rủi ro chết người. 100 phần xấu!

Như vậy, Ancel KEYS là người đã tác động sâu sắc đến thói quen ăn uống của xã hội ngày nay. Tuy nhiên, khi nhìn vào những kết luận mà ông công bố ra, thì chúng chạy theo đủ hướng và thậm chí còn trái ngược nhau: khi thì béo bão hòa làm tăng cholesterol, lúc thì lại là do dầu thực vật, lúc thì là cả hai đều không có gì khác biệt trong tác động đến bệnh tim mạch…

Công trình nổi tiếng của Ancel Keys là nghiên cứu tại 7 nước, một nghiên cứu 20 năm trên 12.000 người ở 16 cộng đồng tại Greek islands, Yugoslavia, Hà Lan, Phần Lan, Nhật và Hoa Kỳ. Tuy nhiên ngày càng có nhiều chuyên gia bác bỏ nó do phương pháp tiếp cận, cách xử lý thống kê… là thực sự không ổn.

Sau hơn 5 thập kỷ, nhiều công trình nghiên cứu đã lần lượt lật ngược lại quan điểm của Ancel Keys. Họ chỉ ra rằng có rất nhiều cộng đồng có nguồn thực phẩm chính chứa hàm lượng béo bão hòa cao nhưng không thấy xuất hiện các vấn đề về tim mạch hay tử vong vì nó.

Cộng đồng

Thực phẩm chính

Tỉ lệ béo bão hòa

Maasai ở Kenya/Tanzania

Thịt, sữa, huyết bò

66 %

Người Eskimos ở Arctic

Cá heo và hải cẩu

75 %

Người Rendille ở Kenya

Sữa, thịt và huyết lạc đà

63 %

Người Tokealu, đảo san hô, thuộc New Zealand

Cá và dừa

60 %

Một số cộng đồng ăn nhiều chất béo bão hòa nhưng không có mối liên hệ với vấn đề sức khỏe



Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Hoạt động mặt trời và sự suy yếu bất thường gần đây của nó

Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ

Tác giả: Pierre Lescaudron và Laura Knight-Jadczyk
Nguồn: Sách Earth Changes and the Human-Cosmic Connection
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Chương 13: Phóng điện của Mặt Trời

Giờ chúng ta đã biết thêm một chút về plasma, chúng ta sẽ tập trung vào các hành vi và tính chất điện của mặt trời. Như đã đề cập ở trên, cặp mặt trời - nhật mãn có thể được so sánh với một tụ điện khổng lồ. Ngoài dòng điện rò rỉ thường trực, tụ điện mặt trời còn trải qua những đợt phóng điện mà chúng ta gọi là “hoạt động của mặt trời”. Những phóng điện này thực ra là những dòng điện Birkeland xuyên qua quang quyển (lớp vỏ nóng sáng bao quanh ngôi sao của chúng ta), tạo ra vết đen mặt trời và cho phép lớp vật chất đen và nguội hơn bên trong mặt trời được lộ ra. Như hình dưới cho thấy, quang quyển của mặt trời trông giống như những búi sợi. Những “búi sợi” này được gọi là “cung cực dương” hay “búi cực dương”. Do tất cả các búi này có cùng điện cực, các sợi điện tự sắp xếp để tránh nhau. Vậy nên chúng có hình dạng như vậy.

Cận cảnh vết đen mặt trời. Đây là một trong những bức ảnh rõ nét nhất của mặt trời
từng được chụp. Nó được chụp năm 2002, bởi Swedish Solar Telescope.

Tai lửa mặt trời và phun trào nhật hoa (CME) có liên quan đến vết đen mặt trời. Thông thường, sự gia tăng đột biến trong hoạt động mặt trời dẫn đến một lượng hạt cơ bản lớn được phóng ra từ bên trong mặt trời (xem hình dưới). Chùm hạt này trước tiên xuyên qua quang quyển (tạo ra vết đen mặt trời) và đi tiếp ra ngoài mặt trời, thường dưới dạng tai lửa, hoặc CME nếu chùm hạt đủ lớn và mạnh.

Tai lửa mặt trời chụp bởi Solar Dynamics Observatory của NASA ngày 8/9/2010


Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Xem phim khiêu dâm gây tổn hại não như nghiện ma túy

Tác giả: Tuấn Anh
Nguồn: VietNamNet

Mặc dù những người "ghiền" tranh ảnh, phim "nóng" biện minh rằng chúng giúp họ khám phá các mường tượng mới lạ về tình dục và gia tăng ham muốn "chuyện ấy", nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện, chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của họ, kể cả gây nghiện và làm teo não.

Càng xem, càng nghiện

Cả quan hệ tình dục và việc xem sách báo, phim ảnh "nóng" đều dẫn đến việc giải phóng dopamine, chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm về khoái cảm và sự tưởng thưởng. Tuy nhiên, hiện tượng dâng trào dopamine lặp đi lặp lại bằng cách thường xuyên xem văn hóa phẩm khiêu dâm cũng đồng nghĩa, bộ não sẽ bị "khử nhạy" trước những tác động của nó.

Một nghiên cứu của Đức, đăng tải trên tạp chí JAMA Psychiatry từng phát hiện, thường xuyên xem phim "nóng" dường như làm chai sạn phản ứng trước kích thích tình dục theo thời gian. Điều đó có nghĩa là, bộ não cần nhiều dopamine hơn để có thể cảm thấy cùng mức độ "cao hứng", khiến chủ nhân phải xem nhiều phim "nóng" hơn.

Một nghiên cứu xuất bản trước đó trên tạp chí Psychology Today cũng khám phá ra rằng, sự gia tăng dopamine này đồng nghĩa với người dùng các sản phẩm khiêu dâm bắt đầu cần các trải nghiệm kích thích cực điểm ngày càng tăng để có thể thấy "nóng trong người".

Sau một thời gian tiếp xúc với quá nhiều hình ảnh như vậy trong phim "nóng", mọi người sẽ bị "chai sạn" cảm xúc và ngày càng khó bị kích thích trước các tiếp xúc tình dục thông thường. Do đó, các nhà nghiên cứu nhận định, văn hóa phẩm đồi trụy đang tạo ra một thế hệ người trẻ ngày càng bất lực ở chốn phòng the.

Người ghiền phim "nóng" có trí não giống như kẻ nghiện ma túy

Kết quả soi quét não của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge (Anh) hé lộ, khi những người ghiền phim nóng xem các sản phẩm khiêu dâm, các vùng não gồm vùng vân bụng, vùng hạch hạnh nhân và vùng vỏ não đai trước của họ sáng lên. Chính những vùng não này cũng gia tăng hoạt động ở những người nghiện ma túy.

Phim "nóng" làm teo não

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Đức phát hiện, những người đàn ông ghiền xem phim khiêu dâm có thể đang tự làm teo não của họ. Cụ thể là, càng xem nhiều phim "nóng" vùng thể vân trong bộ não của họ, vốn gắn liền với động cơ và phản ứng tưởng thưởng, càng bị suy giảm kích cỡ.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu khám phá ra một mối liên quan giữa việc thường xuyên xem văn hóa phẩm đồi trụy với sự tổn hại về thể chất. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng, có thể những người ghiền phim "nóng" sinh ra đã sở hữu một dạng não bộ nhất định nào đó.



Những "góc khuất" của Nhật Bản qua lăng kính một du học sinh Việt Nam

Tác giả: Chi Mai - Nguyễn Linh
Nguồn: Trí Thức Trẻ

Nguyễn Linh đã sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản gần 2 năm. Linh chia sẻ: "Mình đến để học, và để trải nghiệm. Trải nghiệm cuộc sống, con người, cách làm việc. Cho nên, trải nghiệm tốt cũng có, chưa tốt cũng có. Không biết có phải do hơi "đen đủi" hay lý do gì mà trải nghiệm chưa tốt có vẻ nhiều hơn...

Người đi làm ở Nhật được gọi là Zombie công việc.

Cảnh chen chúc trên tàu điện ngầm

Zombie công việc được chia thành nhiều loại. Loại phổ biến là zom shain, loại này hay mặc áo đen, quần đen, giầy đen, tóc cũng đen, mang theo chiếc cặp đen. Hoạt động chủ yếu từ 8h sáng đến 8h tối. Loại thứ 2 dễ bắt gặp là loại arubaito. Loại này hoạt động muộn hơn thường là 8 giờ sáng đến 18 giờ tối, có khi là nửa đêm hoặc tới sáng. Thứ 7, Chủ nhật họ làm việc thì đôi khi cả ngày.

Đặc điểm chung của các Zoombie này là: Mặt mày nhìn hốc hác. Mắt đỏ và thâm quầng. Khi lên tàu. Đi về thường ngủ lờ đờ chậm chạp. Nhưng 1 khi đã nhìn thấy công việc thì lao vào "cắn như điên" đến khi nào công việc "chết" hết thì thôi.

Ga tàu điện lúc 12 giờ đêm đông nghẹt người, dù giờ giấc đi làm ở Nhật là từ 8 giờ đến 18 giờ

Nói là Zombie vì người Nhật rất "điên cuồng" với công việc. Nếu bạn sống ở đây. Buổi sáng bạn sẽ thấy lúc nhúc những chấm đen di chuyển rất nhanh rất đều. Ăn mặc rất chỉnh tề. Nhưng tối về thì chỉ còn xơ xác. Đi lại khá vật vờ và khuôn mặt thì mệt mỏi. Nhiều người còn nằm luôn tại ga hay thường thì ngủ quên trên tàu.



Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Mỹ bị tống cổ khỏi Kyrgyzstan, mất dần vị thế ở Trung Á

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Ngày 20 tháng Tám, nghị định của người đứng đầu chính phủ Kyrgyzstan về bãi ước thỏa thuận hợp tác với Hoa Kỳ, được ký kết năm 1993 tại Washington, sẽ có hiệu lực.

Theo thỏa thuận này, các sản phẩm của Mỹ có thể được nhập khẩu và xuất khẩu từ Kyrgyzstan mà không phải chịu bất kỳ loại thuế và thuế hải quan nào. Các nhân viên dân sự và quân sự của chính phủ Hoa Kỳ liên quan với các chương trình hỗ trợ của Mỹ hiện diện ở Cộng hòa này đều được cấp cơ chế ngang với nhân viên ngoại giao.

Quyết định tuyên bố bãi ước thỏa thuận được người đứng đầu chính phủ Kyrgyzstan ký ngày 21 tháng Bảy. Ngày 12 tháng 8, bắt đầu có hiệu lực văn kiện Kyrgyzstan tham gia Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu. Như vậy, nước này đã xác định các ưu tiên riêng của mình, ông Ajdar Kurtov ở Viện nghiên cứu chiến lược Nga khẳng định. Theo ông, Kyrgyzstan đã "ngồi quá lâu trên hai chiếc ghế", vừa nhận sự giúp đỡ từ phương Tây và đồng thời hợp tác với các nước láng giềng — đối tác trong Liên minh Á-Âu. Bây giờ tình hình chính trị đã thay đổi rất nhiều và đã đến lúc ban lãnh đạo Kyrgyzstan phải xác định rõ ràng sẽ làm bạn với ai và xây dựng mối quan hệ chiến lược của mình như thế nào.

Theo nhà phân tích, các hợp đồng hồi những năm 90 mà Kyrgyzstan kết với nước ngoài là không bình đẳng. Và quan hệ đối tác với các nước trong không gian hậu Xô Viết cũng không được đánh giá đúng mức. Nga thấy rằng trong các thỏa thuận đó có sự vi phạm rõ rệt chủ quyền của nước Cộng hòa với mục đích để đặt nước này dưới sự điều khiển và kiểm soát đặc biệt, hoặc tạo ra các hệ thống khiến Kyrgyzstan phải phụ thuộc phương Tây. "Việc loại bỏ một hệ thống như vậy tương ứng với lợi ích của chính quyền Kyrgyzstan hiện tại và lợi ích của Nga. Đó là sự tiếp nối những bước đi mà Kyrgyzstan đã thực hiện, trong số đó có việc dỡ bỏ sân bay căn cứ không quân Mỹ ở thủ đô và tăng cường vị thế của Kyrgyzstan trong CSTO," – ông Ajdar Kurtov cho biết. Chuyên gia nhấn mạnh: bãi ước thỏa thuận hợp tác không có nghĩa là khẩn cấp cắt đứt quan hệ Kyrgyzstan với Mỹ, mà là hạn chế khả năng Hoa Kỳ ảnh hưởng đến tình hình chính trị nội bộ trong nước cộng hòa.

Đại sứ quán Mỹ tại Kyrgyzstan đã bày tỏ sự hối tiếc về việc nước này đơn phương bãi ước hiệp định. Đồng thời Mỹ không quên nhắc lại rằng trong 22 năm thực hiện thỏa thuận, Mỹ đã cung cấp cho Kyrgyzstan gần 2 tỉ $ "để hỗ trợ quá trình chuyển đổi Kyrgyzstan sang nền dân chủ", bộ phận báo chí chính thức của Đại sứ quán Mỹ đã nêu rõ.

"Hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ để “thúc đẩy dân chủ” đã được dự định để tài trợ cho giáo dục, các tổ chức phi chính phủ, tất cả các loại hội nghị, hội thảo, đào tạo. Khoản tiền này không đầu tư vào nền kinh tế của nước cộng hòa," – ông Ajdar Kurts giải thích.

Và chính "mối quan tâm về sự phát triển dân chủ và bảo vệ nhân quyền ở Kyrgyzstan" của Mỹ là lý do cho việc đơn phương bãi ước thỏa thuận đã thực hiện 22 năm qua với Hoa Kỳ. Nguyên cớ cho điều này là hồi tháng Bảy, Bộ Ngoại giao Mỹ đã trao giải "Human Rights Defender" cho nhà đối lập Kyrgyzstan gốc Uzbek Azimzhan Askarov, mà Tòa án tối cao Kyrgyzstan kết án tù chung thân vì tội kích động bạo loạn và giết chết một cảnh sát trong "Cách mạng Tulip" năm 2010. Chính quyền Kyrgyzstan đã coi động thái của Mỹ là biểu hiện không tin tưởng vào công lý quốc gia. Sau sự kiện đó Kyrgyzstan đã quyết định bãi ước thỏa thuận. Kết quả là, Kyrgyzstan từ chối hợp tác với Hoa Kỳ trong việc xây dựng một xã hội dân chủ và lựa chọn ưu tiên phát triển kinh tế.

“Đối với Kyrgyzstan, điều quan trọng không phải trong nhiều thập kỷ vẫn là một nước bị tàn phá, một nước vĩnh viễn tụt hậu so với các nước láng giềng thành công hơn, mà là phát triển dựa trên tiềm lực của mình trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu. Và Kyrgyzstan đã thực hiện sự lựa chọn của mình." – ông Ajdar Kurtov.

Xem thêm: