Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Hiểm họa vũ trụ từ sao chổi đối với Trái Đất

Tác giả: Laura Knight-Jadczyk
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Hôm nay chúng ta sẽ xem xét bản Tóm tắt Các Kết luận về Cầu lửa và Thiên thạch mà Victor Clube đính kèm bức thư của ông gửi người phụ trách về vật lý và là điều phối viên BMD (phòng chống tên lửa đạn đạo) của Văn phòng Châu Âu về Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ hồi năm 1996, 5 năm trước ngày 11/9/2001; cái đó và một vài thứ khác.

Tôi thường bị cáo buộc là “reo rắc sợ hãi” bởi tôi cứ đưa ra chủ đề này hết lần này đến lần khác. Tôi thậm chí còn nghĩ một liên hệ đáng kinh ngạc là bước đột phá lớn trong thí nghiệm giao tiếp siêu quang của tôi xảy ra vào cùng ngày mà các mảnh sao chổi Shoemaker-Levy bắt đầu lao vào sao Mộc - thậm chí đúng thời điểm va chạm đầu tiên - và rằng giao tiếp với “tôi trong tương lai” này đã tập trung rất nhiều chú ý vào chủ đề đám mây sao chổi và các mảnh sao chổi thường xuyên bay qua hệ mặt trời, gây rối loạn và mang lại sự tàn phá, chết chóc đến cho Trái Đất. Từ kết quả của những nghiên cứu xuất phát từ thí nghiệm giao tiếp này, tôi viết cả một cuốn sách 800 trang xoay quanh vấn đề về những thảm họa gây ra bởi các vụ nổ sao chổi rõ ràng là đã xảy ra thường xuyên trong lịch sử: Bí mật của Thế giới (The Secret History of the World).

Trong những ngày đầu đăng tải kết quả từ thí nghiệm này, tôi rất bực mình bởi nhiều cuộc tấn công nhắm vào tôi từ tất cả các hướng. Tôi bị cáo buộc là “giao tiếp ngoại cảm với người ngoài hành tinh” (không đúng), là muốn “thành lập một giáo phái” (có gì gọi là giáo phái trong việc nghiên cứu về các chủ đề khoa học và phơi bày rằng tôn giáo chỉ là một trò gian lận?), v.v… Những thứ kiểu như vậy thực sự làm tôi bị tổn thương và bối rối, nhưng bây giờ tôi đã nhìn ra mặt tốt của nó: nó giúp tôi tìm hiểu về loại người đang cai quản thế giới chúng ta; loại người muốn giữ bí mật để chúng có thể tiếp tục nắm quyền; loại người tạo ra những thứ kiểu như “Cuộc Chiến Chống Khủng Bố” để khiến số đông nhân loại không biết về một tương lai có thể đưa nền văn minh của chúng ta đến hồi kết; loại người biết rằng có thể sống sót qua những đợt bắn phá của sao chổi và chúng muốn chúng là những người duy nhất sống sót, kệ xác tất cả mọi người còn lại.

Mike Baillie viết như sau trong cuốn sách của ông về Cái Chết Đen:

Điều ngày càng rõ ràng hơn là về mặt trí tuệ, thế giới chia thành hai nửa. Có những người nghiên cứu quá khứ, trong lĩnh vực lịch sử và khảo cổ học, và không thấy có bất cứ bằng chứng nào về việc có cộng đồng người nào từng bị ảnh hưởng bởi va chạm từ vũ trụ. Đối nghịch với quan điểm này, có những người nghiên cứu các vật thể đi đến gần, và đôi khi va chạm với hành tinh này. Một số thành viên nghiêm túc của nhóm sau này không có chút nghi ngờ nào rằng đã có nhiều vụ va chạm tàn phá trong năm thiên niên kỷ vừa qua, giai đoạn của nền văn minh con người. Trong một bài viết xuất bản năm 2005, David Asher và các đồng nghiệp xem xét những vật thể được biết là đã đi qua gần Trái Đất trong thời gian gần đây. Họ kết luận, dựa trên nhiều mạch bằng chứng khác nhau (ví dụ số thiên thạch được phát hiện trên Trái Đất có nguồn gốc từ mặt trăng), rằng thời gian trung bình giữa các vụ va chạm trên Trái Đất là không quá 300 năm, có nhiều khả năng còn ít hơn. [Trái Đất trong trường bắn vũ trụ (Earth in the Cosmic Shooting Gallery)]


Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Thế giới mất lòng tin và ác cảm cao độ với Hoa Kỳ

Cờ Mỹ bóp nghẹt thế giới

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Trên thế giới, mức độ mất lòng tin và ác cảm với Hoa Kỳ chưa bao giờ cao như hiện nay.

Một trong những lý do ở đây là thực tế, dư luận thế giới coi Mỹ "… như một đất nước không ngừng kiếm cớ bắt bẻ, moi móc các quốc gia không đáp ứng tiêu chuẩn dân chủ Hoa Kỳ, tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ các dân tộc không hề đe dọa Mỹ," — nhà chính luận Patrick Buchanan viết trên The American Conservative.

Theo ông, Hoa Kỳ "đang sử dụng chiến thuật Chiến tranh Lạnh chống lại dân chủ," đầu tư vào các tiến trình bầu cử tự do hòng loại bỏ những thủ lĩnh không có lợi cho chính quyền Obama. Ví dụ, Thượng viện Mỹ sẽ phải làm rõ liệu Bộ Ngoại giao có chi 350.000 đô la cho tổ chức phi chính phủ OneVoice nhằm làm ông Benjamin Netanyahu thất bại trong cuộc bầu cử ở Israel.

Giới ngoại giao Mỹ chẳng nên huênh hoang với các cuộc "cách mạng màu" mà họ đã góp phần dựng lên ở Belgrade, Tbilisi và Kiev, — ký giả Patrick Buchanan viết. Những động thái can thiệp như vậy thường dẫn đến sự rủi ro không cần thiết và gây nên sự bất bình ở các nước. Chẳng hạn, Tổng thống Ai Cập đã ra lệnh trục xuất nhân viên các tổ chức phi chính phủ Mỹ, Bắc Kinh cũng tin chính các tổ chức phi chính phủ đã đứng sau hoạt động biểu tình tại Hồng Kông.

Ai ở Washington là người quyết định những chế độ cần thiết phải lật đổ? Cuộc khủng hoảng Ukraina làm cho câu hỏi này càng trở nên thiết thực. "Ông Putin không hề hành động gì ở Ukraina cho tới khi chính phủ Kiev được bầu một cách dân chủ, trung lập với Moskva bị lật đổ trong cuộc đảo chính, sự kiện như Moskva khẳng định có bàn tay hữu hình từ Mỹ. Không chỉ riêng Nghị sĩ John McCain đã châm ngòi nổ cho đám đông trên Maidan lật đổ chế độ. Cùng góp sức còn có nữ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. Bản thân bà này cũng công nhận kể từ năm 1991 Hoa Kỳ đã chi tới năm tỷ USD để định hướng Ukraina về phía phương Tây…" – ông Buchanan chỉ ra. — "Rõ ràng, “Bà Nuland và các cộng sự” suy nghĩ rằng đưa Ukraina vào EU và NATO là bước nhảy vọt lớn hướng tới tự do và tiến bộ.Trong khi, Moskva coi đây là động thái phá hoại một dân tộc slavo thân thiết, gắn bó và đoàn kết với nước Nga suốt nhiều thế kỷ."

Ký giả kỳ cựu đặt câu hỏi, vậy mục tiêu chính của chính sách đối ngoại này là gì? Bảo vệ những lợi ích quan trọng sống còn và an ninh quốc gia, hay tung hô nền dân chủ trên thế giới? Nếu quả là điều thứ hai, thì sứ mệnh như nước Mỹ tự nhận thật sự không tưởng. Patrick Buchanan mỉa mai phân tích: "…nếu vẫn tồn tại mối đe dọa tự do, thế giới chưa trở nên thực sự dân chủ, thì Mỹ cũng không thể cho phép mình nghỉ ngơi. Chưa thể khi các chế độ hiện hành ở Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Iran, Syria, Saudi Arabia, Ai Cập, Belarus, ở đa số các quốc gia Ả Rập và châu Phi, hay Venezuela và Cuba, chưa bị lật đổ”.

"Nếu đây là mục tiêu của chúng ta thì Hoa Kỳ sẽ chết trong nỗ lực của mình," — nhà báo Mỹ kết luận.

Nhận xét: Mục tiêu của giới cầm quyền Mỹ là thống trị thế giới và họ đã và đang làm bất cứ điều gì để đạt được nó. "Dân chủ", "tự do" chỉ là những từ trống rỗng mà họ dùng để biện minh cho việc đó. Vấn đề đối với giới cầm quyền Mỹ là ở chỗ dân chúng trên thế giới ngày càng nhìn rõ hơn bản chất của sự việc và không còn dễ bị lừa như trước nữa.

Xem thêm:



Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Libya: Mười điều bạn chưa biết về Gaddafi

Nguồn: Global Research
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Bạn nghĩ gì khi nghe đến tên Đại tá Gaddafi? Bạo chúa? Độc tài? Khủng bố? Chúng tôi muốn bạn quyết định sau khi đọc bài viết dưới đây.

Trong 41 năm trời cho đến khi bị giết hại vào tháng 10 năm 2011, Muammar Gaddafi đã làm một số điều thực sự kỳ diệu cho đất nước mình. Ông cũng cố gắng không nghỉ để đoàn kết và đem lại sức mạnh cho cả châu Phi nói chung.

Vì vậy, bất kể bạn nghe gì trên đài và TV, Gaddafi đã làm một số điều không giống hình ảnh “tên độc tài tàn bạo” được mô tả bởi giới truyền thông phương Tây.

Dưới đây là 10 điều Gaddafi đã làm cho Libya mà có thể bạn chưa biết…

1. Tại Libya, căn nhà được coi là một quyền tự nhiên của con người

Cuốn Sách Xanh của Gaddafi đã khẳng định: “Ngôi nhà là một nhu cầu cơ bản của cả cá nhân và gia đình của anh ta, vì vậy nó không nên được sở hữu bởi ai khác.” Cuốn Sách Xanh của Gaddafi là triết lý chính trị của nhà cố lãnh đạo. Nó được xuất bản lần đầu vào năm 1975 với mục đích để cho tất cả người dân Libya đọc. Nó thậm chí còn được đưa vào chương trình giảng dạy quốc gia.

2. Giáo dục và điều trị y tế hoàn toàn miễn phí

Dưới thời Gaddafi, Libya có thể tự hào có một trong những nền y tế tốt nhất trong vùng Trung Đông và châu Phi. Và nếu một công dân Libya không tìm được chương trình học hay chương trình điều trị y tế phù hợp ở Libya, họ sẽ được tài trợ để đi ra nước ngoài.

3. Gaddafi thực hiện dự án thủy lợi lớn nhất thế giới

Hệ thống thủy lợi lớn nhất thế giới được thiết kế để mang nước đến cho tất cả người dân Libya trên khắp cả nước. Nó được tài trợ bởi chính phủ Gaddafi và người ta kể rằng chính Gaddafi đã gọi nó là “kỳ quan thứ tám của thế giới”. [Chú thích: Nhớ rằng Sa mạc Libya chiếm hầu hết diện tích đất nước và Libya là một trong những quốc gia nắng nóng và khô hạn nhất thế giới.]



Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Tính nan giải của cuộc đối đầu Nga-Mỹ: Kẻ thái nhân cách không chịu nổi sự thật

Putin: Mục tiêu của bộ máy tuyên truyền phương Tây

Tác giả: Joe Quinn
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Trong trường hợp bạn chưa nhận ra, một cuộc chiến tranh đã và đang diễn ra quanh bạn trong 12 tháng qua. Không phải một cuộc chiến tranh “nóng”, mà là một cuộc chiến tuyên truyền khổng lồ thường đi trước các động thái quân sự.

Cuộc tấn công tuyên truyền toàn diện của Hoa Kỳ chống lại Nga bắt đầu từ hồi năm 2006 với cái chết do ngộ độc polonium của nhà hoạt động chống Putin, Alexander Litvinenko. Bất chấp thực tế rằng trước Litvinenko, vụ giết người duy nhất bằng cách đầu độc với polonium là vụ sát hại Yasser Arafat, giới truyền thông phương Tây ngay lập tức buộc tội Putin cho cái chết của Litvinenko và vẫn làm vậy từ đó tới giờ.

Đầu năm nay, một cuộc điều tra của chính phủ Anh về cái chết của Litvinenko bắt đầu và những lời cáo buộc tương tự, dựa trên kiểu lập luận “mọi người đều biết Putin là một tên du côn” mà không có chút bằng chứng nào, lại được đưa ra. Một mẩu thông tin nhỏ được tiết lộ bởi cuộc điều tra hoàn toàn đánh tan mọi cáo buộc rằng Putin có bất cứ liên quan gì đến cái chết của Litvinenko. Tuy nhiên, mẩu thông tin đó đã bị cố tình lờ đi bởi giới truyền thông phương Tây.

Theo câu chuyện của chính phủ Anh, nhà hoạt động chống Putin này đã bị thủ tiêu bởi hai nhân viên FSB, những kẻ đã đầu độc ông ta với chất độc phóng xạ bằng cách cho ông ta uống phần nước chè còn lại trong một ấm trà (khoảng nửa cốc) mà họ gọi trong một khách sạn ở London. Vấn đề với tuyên bố này là ở chỗ Litvinenko tự mình sắp xếp cuộc gặp gỡ với hai người đàn ông ấy một cách tự phát chỉ vài giờ trước đó. Vì vậy, để tin rằng hai nhân viên này đã giết hại đồng chí cũ của họ, chúng ta phải giả định rằng bằng cách nào đó họ nghi ngờ rằng Litvinenko sắp yêu cầu gặp mặt và mang sẵn một gói polonium cho dịp ấy. Thêm vào đó, một trong hai nhân viên giới thiệu đứa con trai 8 tuổi của mình cho Litvinenko, thậm chí còn bảo nó bắt tay, sau khi Litvinenko đã uống một ít nước chè được cho là có chất phóng xạ ấy. Vợ của Litvinenko, Marina, khai với nhân viên điều tra rằng vào thời điểm cái chết của ông ta, Litvinenko làm việc cho MI6.

Bài phát biểu khá nổi tiếng của Putin tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007 được cho là thời điểm mà Nga công khai và đơn phương “chia tay” với phương Tây. Nhưng bài phát biểu của Putin được đưa ra sau nhiều năm trời chính quyền Hoa Kỳ và Anh cố gắng gây bất ổn cho chính quyền Nga, cả công khai lẫn bí mật, nhằm buộc họ chấp nhận sự cai trị tối cao của đế quốc Anh – Mỹ. Thay vì cúi đầu trước áp lực này, Putin đã chọn cách tiêm một liều sự thật và thực tiễn cho những kẻ hiếu chiến:

Lịch sử nhân loại chắc chắn đã trải qua những giai đoạn đơn cực, và chứng kiến những khát vọng hướng tới uy quyền tối cao trên thế giới. Còn gì chưa xảy ra trong lịch sử thế giới cơ chứ? Và một thế giới đơn cực là thế nào? Cho dù ai đó có tô vẽ từ ấy thế nào chăng nữa, cuối cùng nó vẫn trỏ đến một tình huống, trong đó chỉ có một trung tâm của quyền lực, một trung tâm của sức mạnh, một trung tâm đưa ra quyết định.

Đó là thế giới trong đó có một chủ nhân, một chủ quyền. Và suy cho cùng, điều này là nguy hiểm, không chỉ đối với những người nằm trong hệ thống này, mà còn đối với chính chủ quyền duy nhất ấy bởi vì nó tự phá hủy bản thân nó từ bên trong.

Và điều này chắc chắn không có điểm gì liên quan đến dân chủ. Bởi vì, như các bạn đã biết, dân chủ là quyền lực của số đông thay vì lợi ích và ý kiến của số ít.

Nhân tiện, nước Nga chúng tôi liên tục được dạy dỗ về dân chủ. Nhưng vì một lý do nào đó, những kẻ dạy dỗ chúng tôi tự họ không muốn học. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến việc sử dụng quá mức, gần như không có giới hạn, của sức mạnh - sức mạnh quân sự - trong quan hệ quốc tế, và sức mạnh ấy đang ném thế giới vào vực thẳm của những cuộc xung đột không dứt. Chúng ta đang chứng kiến một thái độ khinh thị ngày càng lớn đối với những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Một số quốc gia, đầu tiên và trên hết là Hoa Kỳ, đã vượt quá biên giới quốc gia của mình trong mọi lĩnh vực. Điều này có thể thấy rõ trong các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục mà họ áp đặt lên các nước khác. Vâng, ai thích điều đó? Ai chấp nhận được điều đó?



Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Vài suy nghĩ về tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng

Tác giả: Trần Thanh Nghị
Nguồn: Dân Luận

Tin trên VN Express ngày 14/3/2015 cho biết: "Sau gần 7 năm thi công, tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam sắp hoàn thành và có thể trở thành tượng đài lớn nhất Đông Nam Á với kinh phí xây dựng lên đến 411 tỷ đồng".

Trên Dân Luận cũng đăng lại bài viết "Cánh cò - Khoảng cách của sự ngạo mạn" đề cập đến tượng đài này. Xin trích: "Hình thức chính của tượng là chân dung của bà Nguyễn Thị Thứ, bà mẹ Anh hùng của 11 con cháu đã hy sinh..". Chi tiết hơn về bà Nguyễn Thị Thứ, Wikipedia cho biết: "Bà có chồng, 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ...". Bài viết sau là sự chia sẻ cảm nghĩ của tôi về tượng đài nói trên.

Với tâm tình của một người Việt Nam có gia đình, con cháu, tôi thấy bà Nguyễn Thị Thứ là một bà mẹ Việt Nam vô cùng đáng thương. Tôi kính trọng niềm đau và sự mất mát của bà và tôi thấy danh hiệu "anh hùng" mà người ta gán ghép cho bà chẳng những không thích hợp mà còn là một sự xúc phạm nặng nề đến phẩm cách và niềm đau của bà.

Thật vậy, bất kỳ ai trong chúng ta nếu có gia đình, con cái, đều biết một cách rõ ràng và thâm sâu về tình yêu vô bờ mà người cha, người mẹ dành cho con của họ. Đặc biệt trong hoàn cảnh góa bụa của bà Thứ khi một mình phải bương trải để nuôi dưỡng, bao bọc 9 đứa con không có sự giúp đỡ của người chồng.

Bất cứ bà mẹ nào trên thế giới lại không cuống quít lo âu khi thấy con mình lỡ bị dao cắt tay, chảy máu. Bất cứ người mẹ nào không thức thâu đêm suốt tháng khi con đau đớn nằm rên siết trong cơn bệnh. Có bà mẹ nào có thể ngủ ngon khi biết con mình đang trên đường đi đến chiến trường, mà phần sống thì ít mà phần chết thì nhiều! Chỉ những tai nạn tầm thường xẩy ra cho con, là trái tim người mẹ đã quặn đau, tấm lòng đã âu lo, kinh sợ... Nói chi khi những người con đi vào cõi chết!

Nỗi đau sẽ lớn đến thế nào nếu ta có một người con bị chết trong tuổi thanh xuân. Càng khủng khiếp hơn khi con mình chết trong đau đớn. Và kinh sợ nhường nào khi con mình bị giết chết bởi những viên đạn thù, những mũi lưỡi lê thấu tim hoặc những đòn tra tấn man rợ!

Bà Nguyễn Thị Thứ cũng như muôn vàn bà mẹ khác trên thế giới. Tôi chắc chắn rằng không bao giờ bà muốn bất cứ người con nào của bà bị đứt tay chảy máu vì một con dao nhỏ chứ đừng nói đến đứa con ấy bị người ta giết chết bằng súng, bằng lựu đạn, bằng bom!

Nhưng việc ấy đã xẩy ra. Không phải với một đứa mà với cả một đàn con 9 đứa. Tôi dám chắc rằng nếu điều ấy xẩy ra cho bất kỳ ai trong chúng ta, chúng ta sẽ phát điên, hoặc ít nhất sẽ bị tâm thần, không thể bất nhân đến mức thấy một đứa con bị giết, lại tiếp tục đẩy đứa thứ hai ra đi, để rồi lại bị giết! Cứ như vậy lập đi lập lại đến 8 lần trong cuộc đời khốn khổ.

Tôi hoàn toàn không tin bà muốn như vậy. Rõ ràng là bà phải chịu như vậy. Phải ngậm đắng nuốt cay mà chịu như vậy. Phải tan nát con tim mà chịu như vậy!

Câu hỏi đặt ra là: Chính những đứa con đã tự ý hay có bộ máy nào đã xúi bẩy những đứa con quay mặt với nỗi đau của bà? Quyền lực nào đã cướp trên tay bà những đứa con bà yêu dấu hơn chính bản thân? Đây không chỉ là sự mất mát mà còn là nỗi kinh hoàng, là sự tuyệt vọng và sau đó sẽ là sự thống hối, kể từ khi đứa con đầu tiên vừa kêu hai tiếng "Mẹ Ơi" vừa ôm ngực gục xuống, cùng giòng máu phọt ra từ trái tim luôn thổn thức vì muốn về với mẹ!



Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Cầu lửa, thời tiết khắc nghiệt và Biến đổi Trái Đất: Tóm tắt SOTT tháng 2/2015

Nguồn: SOTT Media

Xu hướng lũ lụt toàn cầu vẫn tiếp tục vào tháng trước với việc lũ lụt một lần nữa tấn công vùng Balkans, Hy Lạp, Bolivia, Argentina, Ả-rập Xê-út, vùng tây bắc Hoa Kỳ, Úc và Đông Phi. Tháng hai còn có tuyết 'da cam', tuyết 'xanh' và 'mưa bẩn' do các hạt bụi từ ngày càng nhiều núi lửa phun trào và thiên thạch tích tụ trong bầu khí quyển. Không chỉ có tình hình trên mặt đất thay đổi mạnh: cá voi, sư tử biển và nhiều loại động vật biển khác đang trôi dạt vào bờ trong tình trạng chết hay hấp hối nhiều đến mức đáng báo động tại các bờ biển trên khắp thế giới.

Tháng hai có nhiều cầu lửa từ thiên thạch, từ những vệt lóe sáng biến đêm thành ngày trong giây lát ở New Zealand, Florida và Hàn Quốc... cho đến những thiên thạch biến thành sao băng bay một thời gian dài và nổ tung trên bầu trời miền tây Bắc Mỹ. Có nhiều vụ tàu hỏa trật ray lớn trong tháng hai, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi các công ty dầu mỏ không dùng hệ thống đường ống để vận chuyển dầu đá phiến. Chúng tôi nghi ngờ nhiều tuyến đường sắt bị biến dạng do hoạt động địa chấn.

Nhiều tiếng nổ bí ẩn được nghe và cảm nhận thấy trên khắp Hoa Kỳ trong tháng hai. Mặc dù được cho là do 'động đất sương giá', hiện tượng trong đó nước thấm xuống đất sau đó đóng băng và làm nứt đá nền, những tiếng nổ cục bộ này cũng xảy ra tại những địa phương không bị đóng băng, cho thấy một số cơ chế khác đang gây ra chúng. Bên cạnh những trận động đất mạnh ngoài khơi Nhật Bản và dọc sống núi giữa Đại Tây Dương, một trận động đất mạnh khác thường ở trung tâm Tây Ban Nha khiến mọi người chạy ra ngoài đường phố. Kỷ lục tuyết rơi tại Nhật Bản bị phá vỡ (một lần nữa), thời tiết dữ dội tiếp tục tấn công vùng đông Địa Trung Hải và vùng Trung Đông một lần nữa bị che phủ bởi tuyết.

Hiện tượng thời tiết đáng chú ý nhất trong tháng hai năm 2015 là kỷ lục tuyết rơi và nhiệt độ lạnh ở vùng đông bắc Hoa Kỳ. Vùng trung tâm phía tây và miền nam cũng bị ảnh hưởng nặng, nhưng vùng đông bắc có vẻ vừa có một tháng lạnh nhất vừa có nhiều tuyết rơi nhất trong lịch sử, ít nhất là kể từ khi dữ liệu được ghi chép lại từ giữa thế kỷ 19. Các nhà khí tượng học cho nguyên nhân là do dòng Jet Stream Bắc Cực uốn khúc mang lại hiện tượng thời tiết 'tàu nhanh Siberia' với những cơn bão mùa đông không dứt suốt từ phía bắc Thái Bình Dương dọc xuống và trải ngang lục địa Bắc Mỹ, nhưng một yếu tố khác nữa có thể là không khí siêu lạnh đi xuống từ tầng bình lưu của khí quyển.

Kỷ nguyên băng hà đang đến gần?

Xem thêm:



Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Vụ xuyên tạc về "em bé napalm" bởi truyền thông Ukraine

Tác giả: Phan Hồng Hà
Nguồn: Soha.vn

LTS: Trang Sputnik News Việt ngữ ngày 8/3/2015 vừa qua đã đăng tải bài viết của nhà báo Alexei Syunnerberg với tựa đề “Ai ném bom xuống ngôi làng của ‘em bé napalm’”?

Trong bài viết này, tác giả cho biết trang web “Ukraine Today” của Ukraine hôm 5/3 đã đăng một bài báo có những thông tin xuyên tạc trắng trợn, đổ lỗi cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong sự kiện xảy ra ở Trảng Bàng, Tây Ninh 44 năm về trước.

Để tìm hiểu về sự việc gây phẫn nộ mạnh mẽ này, thông qua một đồng nghiệp hiện đang ở Moscow, chúng tôi đã tìm cách liên hệ được với nhà báo Alexei Syunnerberg.

Theo hẹn trước, 16h ngày 13/3, chúng tôi nối được điện thoại với ông Syunnerberg, người từng hơn 20 năm giữ chức Trưởng Ban Việt ngữ Đài Tiếng nói nước Nga, hiện là phóng viên của Hãng tin Sputnik.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Nga. Như đã hứa với bạn đọc, sau đây là các thông tin mới nhất chúng tôi nhận được từ nhà báo Alexei Syunnerberg.

PV: Xin chào Alexei Sergeevich , độc giả Việt Nam sau khi đọc được bài báo của ông trên Sputnik, muốn được biết thông tin quanh bài viết “xuyên tạc sự thật” của Ukraine Today...

Alexei Syunnerberg (A.S): Vâng, tôi hiểu. Sự thể thế này: Bài của Ukraine Today tôi đọc được hôm 5/3 và sau đó đã viết bài báo mà các bạn đã đọc được trên trang của chúng tôi.

Khi đọc, tôi đã chụp màn hình bài báo đó của Ukraine Today, bài báo bằng tiếng Nga, đề thời gian là 13h57 phút ngày Thứ Năm 5/3/2015. Bản chụp đó tôi vẫn còn giữ, có thể gửi cho anh.

Sau ngày 8/3, các anh đã hỏi tôi về đường dẫn đến bài báo đó, hôm thứ Ba (tức 10/3), khi tôi vào trang Ukraine Today để tìm đường dẫn cho anh thì không còn tìm thấy bài đó nữa...

Ảnh chụp bài viết mà trang Ukraine Today đăng ngày 5/3


Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Tội ác chiến tranh: Mỹ ném bom Tokyo 70 năm trước; 100.000 người chết trong một đêm

Nguồn: Zing.vn

Đêm 10/3/1945, quân đội Mỹ ném bom Tokyo nhằm buộc Nhật Bản đầu hàng sớm trong những tháng cuối của Thế chiến II.

Vào đêm kinh hoàng năm đó, khi người dân Tokyo đang ngủ, khoảng 300 "pháo đài bay" B-29 của Không quân Mỹ bắt đầu thả hàng loạt bom M-69 có nhân là hỗn hợp cháy xuống thành phố. 2.000 tấn thuốc nổ đã trút xuống khu vực đông dân cư nhất của Tokyo.

"Hơn cả địa ngục"

Chiến dịch dội bom trên bầu trời Tokyo đã khắc sâu trong tâm trí nhiều người dân.

Kisako Motoki, khi ấy 10 tuổi, chạy tới một cây cầu để tìm nơi ẩn náu sau khi cha mẹ và em trai chết cháy vì trúng bom.

Hàng nghìn tấn bom tạo thành một trận bão lửa có chiều cao hàng trăm mét. Gió mạnh đã thổi bùng cơn bão ấy, biến khu vực rộng 40 km2 của Tokyo thành địa ngục.

“Tôi nhìn thấy những cơ thể bốc cháy được chất chồng lên nhau. Đó là hình ảnh những tảng đá màu đen. Một số thi thể nằm rải rác trên nền đất và các xác chết bốc cháy. Tôi không thể tin cảnh tượng kinh hoàng như vậy lại xảy ra ở thế giới này”, bà Motoki kể với abc.net.

Motoki cho biết, tâm trí của bà lúc đó hoàn toàn trống rỗng. "Tôi rất sốc. 70 năm đã qua, nhưng hình ảnh về những thi thể vẫn không thể phai trong tâm trí tôi. Cảnh tượng ấy còn hơn cả địa ngục", bà nói.

Trong khi đó, Masaharu Ohtake, 13 tuổi, đã chạy khỏi quán phở của gia đình cùng một người bạn khác khi máy bay Mỹ liên tục dội bom xuống thành phố. “Chúng tôi thấy một xe tải chất đầy xác chết. Tôi không thể hiểu làm cách nào mà người ta có thể xếp nhiều thi thể lên đó”, Ohtake kể.

Những người sống sót sau trận oanh tạc cho hay, không khí im lặng bao trùm lên khu đất hoang, gồm nhiều thi thể và mảnh vỡ như ống khói của nhà tắm hoặc một nhà máy nhỏ.

Bà Haruyo Nihei, 78 tuổi, giữ im lặng về cuộc oanh kích của quân đội Mỹ 70 năm trước. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bà mới kể những ký ức kinh hoàng.

“Tôi thấy cảnh tượng một đứa bé bốc cháy khi ngồi sau lưng mẹ. Bà ấy đã không thể dập ngọn lửa”, nhân chứng Nihei hồi tưởng.

Trận không kích trong đêm của quân đội Mỹ đã cướp sinh mạng của khoảng 100.000 thường dân, khiến một triệu người tàn phế và hàng triệu người khác mất nhà cửa. Đa phần nạn nhân là phụ nữ, người già và trẻ em, bởi đàn ông đã ra trận, theo lệnh tổng động viên. Cuộc không kích đã xóa sổ gần một nửa thành phố.



Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Holocaust 2.0: Quyết định tối thượng của lương tâm

Sebastian Haffner
Sebastian Haffner

Tác giả: Harrison Koehli
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Cả thế giới trở nên xa lạ và đáng ngại. Ngoài những quy tắc kỳ thú mà tôi biết, cuộc chơi lớn rõ ràng có các quy tắc bí mật khác mà tôi không nắm bắt được. Chắc chắn có điều gì đó gian dối và phản trắc về nó. Tôi có thể tìm thấy sự ổn định và an ninh, đức tin và sự tự tin ở đâu, nếu các sự kiện thế giới mang tính lừa đảo đến vậy? Lỡ chẳng may chiến thắng rồi lại chiến thắng cuối cùng chỉ dẫn đến thảm họa và những quy tắc thực sự của lịch sử chỉ được tiết lộ khi mọi sự đã kết thúc với sự đổ vỡ hoàn toàn? Tôi nhìn đăm đăm vào hư không. Tôi cảm thấy một nỗi kinh hoàng cho sự sống. (Thách thức Hitler, trang 27)

Đó là cách một thanh niên người Đức mô tả trải nghiệm của mình về những sự kiện dẫn đến sự ra đời của Đức Quốc xã. Tên ông là Sebastian Haffner. Sau này ông trở thành nhà báo, nhà sử học, và cuốn hồi ký của ông, Defying Hitler (Thách thức Hitler), cung cấp một cái nhìn thẳng thắn và sâu sắc về tác động thực sự của chủ nghĩa Quốc xã: ảnh hưởng của nó lên cuộc sống nội tâm của những người đã trải qua nó.

Những cuốn sách như Thách thức Hitler là rất thiết yếu nếu nhân loại muốn có hy vọng học được cách để thoát khỏi cái chu trình dường như vô tận của sự sung túc, rồi ngu dốt, rồi áp bức và rồi hủy diệt lẫn nhau. Những tài liệu khô khan như sách lịch sử quân sự, hồi ký chính trị, phân tích học thuật và các bản tin đều có thể cung cấp một số chi tiết quan trọng, nhưng chúng bỏ qua điểm mấu chốt. Chúng bỏ qua trọng tâm của vấn đề, điều khiến nó trở nên quan trọng. Nói một cách ngắn gọn, chúng thiếu chiều sâu tâm lý.

Lý thuyết kinh tế, cơ sở lý luận và chính sách của các đảng phái, bầu không khí chính trị, các sự kiện địa chính trị lớn - tất cả những thứ đó chỉ là vỏ ngoài che đậy cái thứ bên trong mà đối với nó, nhân loại có một nỗi sợ hãi và ghê tởm gần như bản năng, nhưng không thể gọi tên nó ra được. Nó ẩn giấu, như những “quy tắc bí mật” trên, dưới đáy sâu. Và các sự kiện mà chúng ta thấy diễn ra trong các bản tin chỉ gợi ra chút dấu vết nhỏ nhất về những gì đang thực sự xảy ra.

Đây là cách Haffner mô tả nó ở phần đầu cuốn sách của ông:

Lịch sử chính thức trong sách giáo khoa, như tôi đã nói, không cho chúng ta biết chút gì về sự khác nhau trong tính mãnh liệt giữa các sự kiện lịch sử. Để biết điều đó, bạn phải đọc tiểu sử, không phải tiểu sử của các chính khách mà là tiểu sử rất hiếm hoi của những cá nhân vô danh. Ở đó bạn sẽ thấy một sự kiện lịch sử đi qua cuộc sống cá nhân của tác giả như đám mây bay qua hồ nước. Không chút gợn sóng nào, chỉ có cái bóng thoáng qua. Một sự kiện khác khuấy động hồ nước lên như trong cơn bão. Trong một khoảnh khắc nhất định, nó không còn nhận ra được nữa. Một sự kiện thứ ba có thể rút cạn cả cái hồ. (Thách thức Hitler, trang 7)

Điều gì khiến một sự kiện chỉ là đám mây tương đối yên tĩnh trong khi một sự kiện khác là cơn giông bão? Ít nhất một phần là ở chỗ nó ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta như thế nào. Người có thể chết, thậm chí chết với số lượng lớn, nhưng ngoại trừ chút bứt rứt nhè nhẹ trong lương tâm, nó ảnh hưởng gì đến chúng ta? Cuộc sống vẫn tiếp diễn. Công việc, mối quan hệ, sở thích. Cuộc sống vẫn bình thường.



Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Nemtsov trở thành vật hy sinh cho cuộc cách mạng chống Putin ở Nga

Nguồn: CNN International
Nguồn dịch: Google.Tienlang2014

Theo nhà phân tích chính trị Sergei Markov: nhiều sự kiện đang nói lên rằng đứng sau vụ giết hại Boris Nemtsov là đặc nhiệm Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho kênh truyền hình CNN, ông nhận định rằng mục đích của Kiev là để làm nước Nga mất ổn định và kích động cách mạng. Markov nói: trong đó phe đối lập Nga có nhiều quyền lợi hơn hẳn phía Ukraine.

Chúng tôi hỏi ông Sergei Markov, một cựu đại biểu Đuma Quốc gia từ đảng "Nước Nga thống nhất" của Tổng thống Putin.

- CNN: Thưa Ngài Markov, Ngài bình luận như thế nào về những gì đã xảy ra vào tối thứ sáu? Theo Ngài thì ai là người chịu trách nhiệm cho cái chết của nhân vật đối lập chủ chốt - Boris Nemtsov?

- Sergei Markov, cựu đại biểu Đuma Quốc gia: Tôi nghĩ rằng người giết Boris Nemtsov, mà ông Nemtsov trong hai mươi năm đã là bạn của tôi, và còn dạy tôi trượt tuyết trên núi... Tất nhiên, tôi rất lấy làm tiếc rằng ông đã bị giết chết. Những người đã giết Boris Nemtsov, muốn gây bất ổn nước Nga.

Họ đã làm Boris Nemtsov trở thành vật hy sinh cho việc tổ chức cuộc cách mạng chống Putin ở Nga. Bây giờ có nhiều bằng chứng cho thấy rằng vụ giết người đã được tổ chức bởi các cơ quan an ninh Kiev. Tất cả các dấu vết đều dẫn đến chế độ Kiev, chế độ đã giết chết Boris Nemtsov, để kích động một cuộc cách mạng chống Putin ở Nga. Có rất nhiều bằng chứng cho điều này.

- CNN: Thưa Ngài Markov, Ngài thực sự có bằng chứng? Bởi vì rõ ràng là nhiều người đã nói những điều tương tự rằng chính phe đối lập đã làm việc đó. Tuy nhiên, điều này có vẻ giống như một thuyết âm mưu.

- Sergei Markov: Có nhiều bằng chứng. Thứ nhất, Boris Nemtsov vào thời điểm đó đi cùng một nữ công dân Ukraine, ông đã mặc bộ trang phục màu sáng, còn cô ấy - màu tối. Sát thủ giết chỉ một mình Boris Nemtsov. Và bạn biết là thông thường sát thủ giết cả những người đang ở bên cạnh.

Ngoài ra, bây giờ đã rõ rằng cô gái Ukraine đó là bạn gái của một sỹ quan thuộc nhóm phát xít mới, mà bây giờ đã trở thành một thành viên của Quốc hội Ukraine. Tôi đang nói về ông Bereza, chỉ huy của trung đoàn phát xít mới "Dnepr-1", là trung đoàn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến của Ukraine chống lại vùng Donbass chống phát xít.

- CNN: Thưa Ngài Markov, Ngài nói rằng Ngài đã kết bạn với ông Nemtsov trong hai mươi năm. Ngài nói gì về việc ông ta mô tả nước Nga hiện tại? Chỉ mới vài ngày trước vụ giết người, trong một cuộc phỏng vấn tiếp theo dành cho Financial Times, ông ta cho biết rằng: từ năm 2012, khi ông Putin tái đắc cử, "chúng tôi đang sống trong một đất nước khác. Trong một đất nước của chiến tranh, của những người bị làm nhục và bị thôi miên (...). Sự cuồng loạn đại chúng về việc sáp nhập Crimea, sự tuyên truyền tích cực đang làm cho phương Tây trở thành kẻ thù, và làm những người Ukraine thành phát xít, vân vân ". Tất nhiên Ngài đang thấy những thay đổi đó trong nước của mình?

- Sergei Markov: Đất nước đã không thay đổi, nhưng tình hình đang thay đổi mạnh mẽ. Bây giờ chúng tôi đang trở thành nhân chứng cho một cuộc chiến tranh chống Nga do “đảng chiến tranh” ở Washington tiến hành với mục đích là lật đổ Vladimir Putin, vị Tổng thống Nga được bầu bằng con đường dân chủ và rất nổi tiếng.

Người dân Ukraine không phải là những kẻ phát xít, nhưng người ta đã áp đặt cho dân tộc Ukraine một chính quyền dân tộc chủ nghĩa cực đoan gồm các phần tử phát xít mới. Để giải quyết xung đột Ukraina, cần phải làm cho Ukraine trở thành một nước dân chủ. Hãy cho dân tộc Ukraine sự tự do và quyền lợi. Hãy liên bang hóa – đó là lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng Ukraina. Và tôi xin hỏi: tại sao các chính khách Mỹ chống lại việc liên bang hóa Ukraine?



Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Người ta có thể bị thuyết phục họ đã làm một việc họ chưa hề làm chỉ trong 3 giờ

Nguồn: Association for Psychological Science
Nguồn dịch: Tâm lý học Tội phạm

Nghiên cứu mới cho thấy chỉ trong vỏn vẹn vài giờ đồng hồ, những người trưởng thành vô tội có thể bị thuyết phục khiến họ tin rằng mình đã thực hiện một tội phạm nào đó trong những năm thanh thiếu niên – một số tội có thể nghiêm trọng như tấn công có vũ khí – ngay cả khi điều đó là hoàn toàn hư cấu.

Những người vô tội có thể bị cảnh sát thẩm vấn theo cách khiến cuối cùng họ tự thuyết phục bản thân là mình đã từng phạm tội. Và niềm tin đó có thể mạnh mẽ đến mức đôi khi họ ký giấy thú nhận sai với cảnh sát.

Đầu năm ngoái, một nhóm các luật sư và nhà thống kê đăng một bài báo nói rằng 4.1% các bị cáo bị tuyên án tử hình ở Mỹ bị phán xét sai lầm. Để điều tra hiện tượng này, một nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Julia Shaw từ đại học Bedfordshire ở Anh đã điều tra các nguyên nhân khả dĩ, và nhận thấy rằng, nếu bị tra hỏi “đúng cách” thì những người vô tội có thể tạo nên những câu chuyện trong tâm trí họ với đầy đủ các tình tiết đến mức họ có thể tự thuyết phục bản thân một cách sai lầm rằng họ đã phạm pháp.

“Những điều mà chúng tôi tìm ra cho thấy rằng ký ức sai về việc phạm tội có sự liên quan của cảnh sát có thể được tạo dựng một cách dễ dàng đến kinh ngạc, và có thể có tất cả các tình tiết phức tạp y hệt như ký ức thật sự”, Shaw nói trong một bài phỏng vấn. “Tất cả những gì mà những người tham gia trong cuộc nghiên cứu cần để tạo ra ký ức sai rất chi tiết là 3 giờ đồng hồ trong một môi trường thẩm vấn thân thiện, trong đó người thẩm vấn đưa ra một số chi tiết sai và sử dụng kỹ thuật truy cập trí nhớ kém.”

Shaw và đồng nghiệp của bà, nhà tâm lý pháp y Stephen Porter từ đại học British Columbia ở Canada, đã bắt đầu nghiên cứu bằng cách chiêu mộ 60 sinh viên đại học chưa từng có liên can hình sự nào. Các nhà nghiên cứu sau đó yêu cầu những người nuôi dưỡng họ điền một bảng câu hỏi mô tả một số sự kiện cụ thể mà những sinh viên này có thể đã trải qua trong khoảng thời gian từ 11 đến 14 tuổi, và liệt kê chi tiết đến hết khả năng trí nhớ của họ cho phép. Những câu hỏi này được giữ bí mật đối với các sinh viên.

Tiếp theo, những sinh viên tham gia được đưa tới phòng thí nghiệm để tiến hành ba cuộc thẩm vấn kéo dài 40 phút mỗi cuộc dàn trải trong khoảng thời gian 3 tuần.

Trong cuộc thẩm vấn đầu tiên, các nhà nghiên cứu mô tả sơ lược 2 sự kiện cho mỗi sinh viên, một sự kiện mà sinh viên đó đã trải qua trong độ tuổi thanh thiếu niên (chi tiết của sự kiện này được cung cấp bởi những người nuôi dưỡng), và một sự kiện giả chưa từng xảy ra.

Phân nửa những sự kiện giả này liên quan đến một tội nào đó có sự liên quan với phía cảnh sát, chẳng hạn như một vụ xâm phạm, tấn công có vũ khí hay trộm cắp. Một nửa các sự kiện giả còn lại bao gồm những việc như bị chó cắn hay bị một loại thương tật nào đó, hay bị mất số tiền lớn. Những sự kiện này trên thực tế chưa từng xảy ra, nhưng các nhà nghiên cứu lồng vào trong mô tả của họ các chi tiết thực về thời thanh thiếu niên của các sinh viên – ví dụ như tên của một người bạn ở thời điểm đó của họ – để làm cho những sự kiện giả nghe có vẻ thuyết phục.

Các sinh viên được yêu cầu giải thích những gì đã xảy ra với họ trong những sự kiên này. Dĩ nhiên, họ gặp trở ngại trong việc nhớ lại chi tiết của các sự kiên giả, nhưng được khuyến khích cố gắng nhớ lại, và các nhà nghiên cứu đề nghị họ thử một số chiến thuật gợi nhớ khác nhau để giúp họ “nhớ lại”.

Trong cuộc thẩm vấn lần 2 và 3 trong những tuần sau đó, các sinh viên lại một lần nữa được yêu cầu nhớ lại những gì đã xảy ra với họ trong các sự kiện thực lẫn các sự kiện giả. Trong lúc họ mô tả một số chi tiết nào đó theo trí nhớ của họ, họ được yêu cầu xác định xem những ký ức đó sống động đến mức nào, và họ tin là nó có thật đến mức nào.

Công bố kết quả của họ trong tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science), Shaw và Porter tìm ra rằng trong số 30 sinh viên được bảo rằng họ đã phạm tội trong thời niên thiếu, có 21 người – tương đương 71% – đã phát triển ký ức sai về quá khứ. Trong số 20 người được bảo rằng họ đã phạm tội xâm hại người khác, có hay không có vũ khí, 11 người đã có thể mô tả chi tiết đến kinh ngạc tương tác của họ với cảnh sát trong vụ việc – vốn dĩ không hề có thực.



Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Lý do vụ ám sát thủ lĩnh đối lập Nga Nemtsov là tấn công cờ giả

Nguồn: Thick Toast Blog

Thủ lĩnh đối lập tại Nga Boris Nemtsov bị ám sát vào thứ sáu, 27/2/2015. Con mắt có kinh nghiệm có thể dễ dàng nhận ra nỗ lực lật đổ chính quyền Nga của Hoa Kỳ, giống như những gì xảy ra tại Ukraine cách đây một năm. Dưới đây là lời giải thích tại sao đây là một vụ tấn công cờ giả:

Thời gian:

Tuần qua, nhiều cuộc biểu tình phản đối Maidan diễn ra ở Nga. Và dự kiến là vào ngày 01/03 sẽ diễn ra các cuộc biểu tình... ủng hộ Maidan. Tất nhiên, Moscow sợ một cuộc cách mạng Maidan kiểu Ukraine. Bất kỳ quốc gia nào cũng sợ điều đó. Nếu không sợ thì cứ nhìn vào đất nước Ukraine xác xơ thì biết.

Putin nổi tiếng là một tay chơi thượng hạng trên bàn cờ địa chính trị. Câu hỏi là: Putin được gì khi đi sát hại một nhà phê bình bộc trực như Nemtsov chỉ 2 ngày trước cuộc biểu tình chống chính phủ lớn diễn ra?

Dự kiến là vào ngày 01/03, ông Nemtsov sẽ dẫn đầu đoàn tuần hành phản đối chính phủ. Bây giờ người lãnh đạo đã bị giết, điều gì sẽ xảy ra tại cuộc tuần hành này? Tất nhiên, họ sẽ đổ lỗi cho Putin. Có nhiều khả năng họ sẽ giận dữ đến điên cuồng. Và họ có thể sẽ trở nên rất bạo lực nữa. Thử tưởng tượng: khi đó lại có vài tay súng bắn tỉa nấp đâu đó và nã súng vào đoàn biểu tình. Và thế là trăm mối dồn về Putin. Đó, các bạn ạ, chính là Maidan 2.0 với kịch bản y chang không thay đổi chút nào, áp dụng vào Nga. Ít nhất chúng ta nên biết rằng Putin đủ thông minh để nếu muốn giết Nemtsov thì cũng không ra tay chỉ 2 ngày trước một cuộc biểu tình chống chính phủ lớn.

Địa điểm:

Nemtsov bị giết ngay ngoài điện Kremlin. Và tất nhiên, địa điểm này ngay lập tức được gắn với quyền lực chính phủ, với Putin. Bị giết trước cửa điện Kremlin khác nào bị giết trước mặt ... chính phủ Nga. Ít nhất chúng ta nên biết rằng Putin đủ thông minh để nếu muốn giết Nemtsov thì cũng không ra tay ngay trước bậc thềm chính phủ.

Cách thức ra tay:

Nemtsov bị bắn 4 phát đạn. Một số vụ ám sát trước được đổ cho Nga do cách thức ra tay rất kỳ quái. Ví dụ trường hợp Alexander Litvinenko. Ông ta là cựu nhân viên cơ quan an ninh liên bang Nga và cựu nhân viên KGB. Ông ta cũng là nạn nhân đầu tiên bị hại bằng chất độc phóng xạ polonium-210. Tôi không tranh luận rằng Putin có ra lệnh giết Litvinenko hay không. Nhưng một thứ 'màu mè' như chất độc phóng xạ polonium-210 nghe có vẻ hợp với KGB lắm.

Khi dùng súng, nó hiển nhiên chứng tỏ là một vụ giết người. Với một cách ám sát kiểu như đâm xe rồi bỏ trốn, ít nhất còn có đường để chối cãi. Khi Nemtsov bị chết vì đâm xe, tài xế bỏ trốn, ít nhất người ta có thể nói “Có thể ông ta không bị giết. Đấy có thể là một vụ tai nạn.”

Chúng ta nên thừa nhận Putin rất thông minh. Chính quyền Hoa Kỳ làm vậy. Họ cho rằng Nga đã tìm ra cách biến đổi thời tiết. Ít nhất chúng ta nên biết rằng Putin đủ thông minh để nếu muốn giết Nemtsov thì cũng không ra tay bằng súng mà sẽ dùng một phương pháp nào đó khác của KGB để có thể chối cãi.



Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Nước Mỹ: Sự thật tàn nhẫn

Tác giả: Lance Freeman
Nguồn: Information Clearing House
Nguồn dịch: Blog Nhân Chủ

Người dân Mỹ, tôi có vài tin xấu cho bạn: Bạn có phẩm chất đời sống tồi nhất trong các nước tiên tiến - tệ hại vượt xa các nước khác.

Nếu bạn biết rằng người ta thật sự sống ra sao tại các nước Tây Âu, Úc, New Zealand, Canada và ở nhiều vùng của Á châu, bạn sẽ nổi loạn, xuống đường đòi một cuộc sống khá hơn. Thật vậy, một tài xế tắc xi trung bình của Úc hay Singapore có mức sống khá hơn một nhân viên văn phòng tiêu biểu ở Mỹ.

Tôi biết điều này vì tôi là người Mỹ, và tôi đã bỏ trốn từ cái nhà tù mà bạn gọi là quê nhà. Tôi đã sống vòng quanh thế giới, tại các nước giàu và nghèo, và chỉ có một nước duy nhất tôi không bao giờ muốn về sống trở lại: đó là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Chỉ mới nghĩ về nó thôi đã làm tôi tràn ngập nỗi kinh sợ.

Hãy suy nghĩ về điều này: Bạn, người dân Mỹ, là dân tộc duy nhất trong các nước phát triển không có hệ thống bảo hiểm y tế chung cho mọi người. Tất cả mọi người tại Tây Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, Singapre và New Zealand có hệ thống chung duy nhất. Nếu họ bị bệnh, họ có thể tập trung hết năng lượng để bình phục. Nếu bạn mắc bệnh, bạn phải chống đỡ với hai thứ cùng lúc: bệnh tình của bạn và nỗi lo sợ bị phá sản. Hàng triệu người Mỹ phá sản mỗi năm vì phí tổn y tế, và hàng chục ngàn người chết hằng năm vì họ không có bảo hiểm hay bảo hiểm không đủ. Và đừng tin một giây phút nào cái thứ tuyên truyền rác rưởi rằng nước Mỹ có hệ thống y tế tốt nhất và danh sách đợi ngắn nhất: Tôi từng tới bệnh viện ở Úc, New Zealand, Âu Châu, Singapore, và Thái Lan, và tất cả mọi bệnh viện đều hơn cái bệnh viện “tốt” mà tôi thường đi khi còn ở Mỹ. Danh sách đợi ngắn hơn, cơ sở tiện nghi hơn, và các bác sĩ cũng giỏi ngang bằng.

Đây là điều mỉa mai, vì bạn là những người cần hệ thống y tế tốt hơn bất kỳ ai khác trên thế giới. Tại sao vậy? Vì lối sống Mỹ của bạn gần như được thiết kế để làm bạn bị bệnh.

Hãy bắt đầu với chế độ ăn của bạn: Phần lớn thịt bò bạn ăn đã bị nhiễm bẩn trong quá trình chế xuất. Gà của bạn bị nhiễm vi khuẩn salmonella. Gia súc và gia cầm của bạn bị tiêm đầy hormone tăng trưởng và thuốc kháng sinh. Tại hầu hết các nước khác, chính quyền sẽ hành động để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những thứ này; tại Mỹ, chính quyền bị mua đứt bởi giới kỹ nghệ để ngăn cản bất cứ luật lệ hay sự thanh tra hiệu quả nào. Trong vài năm nữa, phần lớn các sản phẩm rau quả bán ra trên thị trường Mỹ sẽ được biến chế từ các nông sản biến đổi gen, do mối quan hệ khăng khít giữa tập đoàn Monsanto và chính quyền Mỹ. Tệ hại hơn nữa, do lượng si-rô bắp nhiều fructose (high fructose corn syrup) khổng lồ mà dân Mỹ tiêu thụ, một phần ba số trẻ em sinh ra ở Mỹ ngày nay sẽ mắc bệnh tiểu đường loại 2 vào một thời điểm nào đó trong đời của chúng.

Dĩ nhiên, không chỉ thực phẩm đang giết bạn, mà còn các loại thuốc nữa. Nếu bạn có chút sinh khí nào khi bạn còn bé, họ sẽ cho bạn Ritalin. Và rồi, khi bạn đủ lớn cả để nhìn xung quanh, bạn sẽ bị trầm cảm nên họ sẽ cho bạn Prozac. Nếu bạn là đàn ông, điều này sẽ khiến bạn bất lực vì các hóa chất, nên bạn sẽ cần Viagra để cương lên. Trong khi đó, chế độ ăn đều đặn đầy dầu hydro hóa (trans fat) bảo đảm cho bạn nồng độ cholesterol cao trong máu, nên bạn sẽ cần đơn thuốc cho Lipitor. Cuối cùng, vào cuối ngày, bạn sẽ nằm thao thức cả đêm lo lắng về việc mất bảo hiểm y tế, nên bạn sẽ cần Lunesta để ngủ.

Với chế độ ăn bảo đảm làm bạn bị bệnh và một hệ thống y tế thiết kế để bạn cứ duy trì tình trạng như vậy, cái bạn thực sự cần là một kỳ nghỉ dài đâu đó. Xui xẻo thay, bạn không thể có nó. Tôi sẽ bật mí cho bạn một bí mật nho nhỏ: nếu bạn đi biển ở Thái Lan, núi ở Nepal hay bờ san hô ở Úc, bạn có lẽ sẽ là người Mỹ duy nhất trong tầm nhìn. Và bạn sẽ được vây quanh bởi đám đông người Đức, Pháp, Ý, Israel, Bắc Âu và dân Á Châu sung túc. Tại sao vậy? Vì họ được trả lương đầy đủ để có thể thăm viếng các nơi này VÀ họ có thể lấy đủ ngày phép để làm vậy. Cho dù nếu bạn có thể dành dụm đủ tiền để đi đến một trong những nơi chốn đẹp không tả nổi này, đến khi bạn vừa tỉnh cơn say máy bay là đến giờ leo lên máy bay và hối hả lao về lại với công việc của bạn.