Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

84% người Ukraine muốn Putin làm Tổng thống nước mình

Nguồn: VietnamDefence

84% số người tham dự trưng cầu ý kiến trên Internet muốn Tổng thống Nga Vladimir Putin lãnh đạo... Ukraine!?

Đa số độc giả của tờ báo mạng Ukranine Nedelya.ua (nedelya-ua.com) muốn ông Putin làm tổng thống Ukraine. Cuộc trưng cầu ý kiến mới đây của tờ báo này với câu hỏi: “Quý vị sẽ tín nhiệm chính trị gia nào lãnh đạo đất nước mình?” đã cho kết quả như vậy.

Tờ báo đề nghị bầu chọn trong 20 chính trị gia, trong đó có cả các chính trị gia Ukraine như Poroshenko, Tymoshenko, Yatsenyuk, Yanukovich, Lyashko và Kolomoisky, cũng như các vị nguyên thủ nước ngoài nổi tiếng như Thủ tướng Đức Merkel, Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev, Tổng thống Belarus Lukashenko, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin.

Chính Tổng thống Nga chiếm vị trí thứ nhất, bỏ xa số còn lại khi 84% độc giả bầu chọn ông.

Được nhiều phiếu thứ hai là Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko với 5% số phiếu bầu, đứng thứ ba là nghị sĩ Nga Vladimir Zhirinovsky và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với 2%; Poroshenko được 1%, cac chính trị gia Ukraine còn lại còn được ít phiếu hơn - không quá 0,5%.

Trong bối cảnh chiến dịch tuyên truyền bài Nga điên cuồng ở Ukraine hiện nay, thì kết quả cuộc trưng cầu này thật đáng kinh ngạc.

Xem thêm:



Những hình ảnh khủng khiếp từ trận mưa lụt lịch sử ở Quảng Ninh

Nguồn: PhunuToday

Nhận xét: Trận lụt ở Quảng Ninh mấy ngày qua này chỉ là một trong vô số những sự kiện thời tiết, địa chấn, núi lửa "cả đời mới gặp một lần", giờ đây xuất hiện như cơm bữa trên khắp thế giới. Đó là vì hành tinh của chúng ta đang trải qua giai đoạn chuyển đổi. Để biết thêm về chủ đề này, mời các bạn xem tập hợp các bài viết về Biến đổi Trái Đất và Thảm họa Vũ trụ.

Trận mưa lũ lớn nhất trong lịch sử 40 năm qua tại Quảng Ninh đã làm 18 người chết, 6 người mất tích và tàn phá nặng nề nhiều khu vực.

Sau 4 ngày mưa như trút nước gây lũ quét, sạt đất làm chết 18 người, 6 người mất tích, khu dân cư ngập sâu 3m, sáng 29/7, mưa đã ngớt dần.

Nhiều tuyến đường bị chia cắt khiến việc di chuyển của người dân gặp rất nhiều khó khăn

Cửa Ông bị ngập trên diện rộng


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Luật về NGO của Trung Quốc: Chống lại quyền lực mềm và âm mưu lật đổ của phương Tây

Tác giả: Eric Draitser
Nguồn: New Eastern Outlook
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Trung Quốc mới đây đã tiến một bước quan trọng trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn các tổ chức phi chính phủ ngoại quốc (NGO) trong phạm vi quốc gia. Bất chấp sự lên án của các nhóm được gọi là nhân quyền ở phương tây, động thái của Trung Quốc nên được hiểu là một quyết định trọng yếu để bảo vệ chủ quyền chính trị. Dĩ nhiên, những lời kêu gào đinh tai nhức óc về “áp bức” và “thù địch với xã hội dân sự” của các NGO phương tây không hề làm suy chuyển quyết tâm của Bắc Kinh do chính quyền này đã nhận ra tầm quan trọng của việc ngăn chặn mọi con đường dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội.

Lập luận thông thường, một lần nữa được dùng để phản đối Luật Quản Lý Tổ Chức Phi Chính Phủ Ngoại Quốc của Trung Quốc, là nó hạn chế tự do lập hội và thể hiện quan điểm, cũng như là công cụ để bóp nghẹt mảng xã hội dân sự ở Trung Quốc. Những người bảo vệ NGO mô tả đạo luật này như là một ví dụ về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh không nỗ lực cải thiện nhân quyền. Họ cho rằng Trung Quốc đang hướng tới củng cố chính quyền độc đoán bằng cách phong tỏa không gian dân chủ mới xuất hiện trong những năm gần đây.

Mặc dù vậy, giữa những tiếng kêu ai oán về nhân quyền và dân chủ, điều không được nhắc đến là sự thật rất đơn giản rằng các NGO nước ngoài, cũng như NGO nội địa được tài trợ bằng tiền của nước ngoài, hầu hết là công cụ phục vụ cho lợi ích nước ngoài và được sử dụng như là vũ khí quyền lực mềm để gây bất ổn. Và đây phải đơn thuần là thuyết âm mưu nữa khi lượng hồ sơ về vai trò của các NGO trong rối loạn chính trị gần đây của Trung Quốc là rất đồ sộ. Không phải là nói quá khi cho rằng cuối cùng Bắc Kinh cũng nhận ra, giống như Nga trước đó, rằng để duy trì sự ổn định chính trị và chủ quyền thực sự thì họ cần phải có khả năng kiểm soát không gian dân sự, thứ mà nếu không sẽ bị Hoa Kỳ và đồng minh của họ thao túng.

“Quyền Lực Mềm” và Làm Mất Ổn Định Trung Quốc

Joseph Nye định nghĩa nổi tiếng “quyền lực mềm” là khả năng một quốc gia thuyết phục một quốc gia khác và/hoặc điều khiển các sự kiện mà không cần đến sức mạnh hay sự cưỡng ép để đạy được kết quả chính trị mong muốn. Một trong những công cụ chủ yếu của quyền lực mềm hiện đại là xã hội dân sự và các tổ chức NGO thống trị nó. Với sự hậu thuẫn tài chính của các cá nhân và tổ chức quyền lực trên thế giới, những NGO này sử dụng vỏ bọc “thúc đẩy dân chủ” và nhân quyền để thực thi chương trình của những người bảo trợ cho họ. Trung Quốc là nạn nhân của chính chiến lược này.

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền và hầu hết tổ hợp NGO đã lên án Luật Quản Lý Tổ Chức Phi Chính Phủ Ngoại Quốc của Trung Quốc bởi vì họ tin (một cách đúng đắn) rằng đạo luật sẽ ảnh hưởng nhiều đến những nỗ lực hành động độc lập với Bắc Kinh của họ. Tuy nhiên, trái với bộ mặt ngây thơ hoàn hảo mà những tổ chức này dùng làm mặt nạ, sự thật là họ hành động như là tay sai không chính thức của cơ quan tình báo và chính quyền phương tây, và họ đã đóng vai trò chủ chốt trong việc làm cho Trung Quốc bất ổn trong những năm gần đây.

Ví dụ điển hình được nhiều người biết đến nhất là sự can thiệp chính trị năm 2014 với phong trào “Chiếm Đóng Trung Tâm” rùm beng ở Hồng Kông, còn được gọi là Phong Trào Chiếc Ô. Truyền thông phương tây mớm cho các độc giả thiếu hiểu biết hết câu chuyện này đến câu chuyện khác về phong trào “ủng hộ dân chủ” tìm cách nói lên tiếng nói, như người phát ngôn Nhà Trắng John Earnest đã viết một cách nực cười, “… của nguyện vọng người dân Hồng Kông.” Nhưng những lời trống rỗng đó chỉ là một phần của câu chuyện.

Điều mà giới truyền thông doanh nghiệp của phương tây đã không đề cập là mối liên hệ chặt chẽ giữa phong trào Chiếm Đóng Trung Tâm và các cơ quan chủ chốt của quyền lực mềm Hoa Kỳ. Lãnh đạo thường được chào hàng của Chiếm Đóng Trung Tâm là một học giả thân phương tây có tên là Benny Tai, một giáo sư luật của trường đại học Hồng Kông. Mặc dù ông ta tự nhận là lãnh đạo của phong trào dân chúng, ông Tai đã nhiều năm là đối tác của Viện Dân Chủ Quốc Gia (NDI), một NGO chỉ có danh nghĩa chứ thực tế nhận tài trợ trực tiếp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông qua tổ chức Hỗ Trợ Dân Chủ Quốc Gia (NED). Trên thực tế NDI là một trong những tổ chức ủng hộ hàng đầu (và hỗ trợ tài chính) cho Trung Tâm So Sánh và Công Luật của đại học Hồng Kông, một chương trình mà Benny Tai có quan hệ thân thiết, cũng như là thành viên hội đồng quản trị từ năm 2006. Vậy là, không phải là một lãnh đạo mới nổi mà Tai được lựa chọn cẩn thận làm người dẫn dắt phong trào cách mạng màu do Mỹ tài trợ.



Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Kết quả của "dân chủ" tại Ukraine: Dân đói, quan giàu, chính phủ tăng chi quân sự

Quảng trường Độc lập tại Kiev trước và sau cuộc đảo chính. Sự thay đổi này cũng
đại diện cho sự thay đổi của đất nước Ukraine sau quá trình "dân chủ" của phương Tây.

Tác giả: Nhật Nam
Nguồn: Báo Đất Việt

Kinh tế Ukraine đang ở bên miệng vực

Tờ The New York Observer dẫn lời tác giả Mikhail Klikushin rằng, nền kinh tế Ukraine đã rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề, và giới thượng lưu Kiev đã lâm vào trạng thái choáng váng trong cơn hấp hối. Ukraine đã nhận thức được rằng, họ gần như không có gì để cung cấp cho thế giới.

Với trạng thái hiện tại của ngành công nghiệp, Ukraine phải mất nhiều năm dài mới vực dậy được nền kinh tế ngang với lúc trước khủng hoảng. Còn để mức sống của người dân được nâng lên tiêu chuẩn cao của châu Âu thì Kiev còn phải đi trên con đường vô vàn chông gai.

Một ví dụ điển hình về sự suy sụp của nền kinh tế Ukraine là ngay cả sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của nước này là muối (loại muối được sử dụng ở châu Âu để làm sạch các tuyến đường khỏi tuyết và bùn vào mùa đông) được coi là quá "bẩn", vì hàm lượng khoáng quá cao.

Theo đánh giá của quan sát viên tờ “The New York Observer”, trong lĩnh vực tài chính tình hình cũng rất đáng thất vọng.

Dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Ukraine chỉ còn gần 10 tỷ USD, trong khi đó, tổng số nợ nước ngoài (của nhà nước và tư nhân) đã lên đến khoảng 200 tỷ USD (chiếm khoảng 110,5% GDP).

Hiện nay, mỗi người dân Ukraine nợ các tổ chức tài chính quốc tế 3.200 USD cộng thêm 350 USD cho các khoản tín dụng thu được trong năm nay. Trong đó, những người về hưu với thu nhập hàng tháng gần 43 USD là tầng lớp có điều kiện sống ngang với mức “vất vưởng”.

So với hai năm trước đây, mức lương trung bình ở Ukraine là 500 USD mỗi tháng, mà khi đó giá cả hàng hóa thấp hơn hai lần. Kiev công bố mức trượt giá giả tạo 35%, trong bối cảnh lương giảm đi gần 10 lần là đã quá khổ, nhưng trên thực tế, tỷ lệ trượt giá là 272%, cao nhất trên thế giới - thì nhân dân sống bằng gì?

Tác giả Michael Klikushin viết tiếp, thêm vào đó, nếu Kiev không thuyết phục được các đối tác quốc tế cung cấp một khoản vay mới trị giá 1 tỷ USD và thêm 300 triệu USD để mua khí đốt và than đá, thì người dân Ukraine lại có thể đối mặt mùa đông "tê cóng"….

Vì thế, không ngẫu nhiên mà Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk thường sử dụng từ "Kamikaze" khi nói về bản thân…

Dân đói khổ nhưng chính khách “khỏi phải lo”

Nhà phân tích Mỹ nhận xét rằng, trong khi đó, không phải mọi người Ukraine đều phải sống trong cảnh thắt lưng buộc bụng.

Ví dụ, những chính khách “ngoại nhập” của Ukraine như tân thống đốc Odessa Mikhail Saakashvili tuyên bố công khai rằng, những người nộp thuế ở Mỹ tài trợ cho lối sống xa hoa của ông, còn Bộ trưởng Tài chính Natalia Yaresko xuất hiện trên màn hình tivi với đầy vàng đeo trên người.

Và bản thân Tổng thống Poroshenko là một nhà tỷ phú trước khi lên nắm quyền, và ông ngày càng giàu thêm nhờ việc… đất nước lâm vào khủng hoảng.

Sau một năm nắm quyền, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã giàu lên gấp 8 lần. Vào năm 2013, thu nhập của ông được kê khai là 51 triệu hryvna (2 triệu USD) thì con số được công bố của năm 2014 là 369 triệu hryvnia (hơn 17 triệu USD).



Sự thật ở Crimea khiến bộ máy tuyên truyền phương Tây bẽ mặt

Phái đoàn 10 nghị sĩ Pháp đến thăm Crimea

Tác giả: Kiệt Linh
Nguồn: VnMedia

Một phái đoàn nghị sĩ Pháp đã có chuyến thăm đến bán đảo Crimea xinh đẹp mới được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3 năm ngoái. Sau chuyến thăm này, các nghị sĩ Pháp đã công bố một sự thực khiến phương Tây không khỏi cảm thấy bối rối, khó xử.

Người dân Crimea “dường như hạnh phúc khi được trở về Nga”, một nghị sĩ Pháp cho biết tại một cuộc họp báo ở thủ đô Moscow ngày hôm qua (25/7) sau chuyến thăm kéo dài 2 ngày đến bán đảo ở Biển Đen. Phái đoàn Pháp xác nhận Crimea đang là một khu vực rất yên bình.

Phái đoàn nghị sĩ Pháp đã có chuyến công du đến Crimea trong hai ngày 23 và 24/7.

Nghị sĩ Thierry Mariani – người dẫn đầu phái đoàn gồm 10 chính khách Pháp đến Crimea, cho hay, các công dân của bán đảo đã được “bảo đảm” rằng họ “không phải đối mặt với tình huống tương tự mà người dân đang sống ở Luhansk và Donetsk” đang phải hứng chịu. Đây là những khu vực miền đông Ukraine bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh do giới chức ở Kiev phát động nhằm chống lại lực lượng ly khai.

“Điều chúng tôi muốn nói là đa số người dân chúng tôi gặp bằng những cuộc tiếp xúc khác nhau dường như đều thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc khi được trở về Nga”, ông Mariani cho biết tại cuộc họp báo.

Tình hình ở Crimea tuyệt đối bình thường và bán đảo ở Biển Đen giống với miền nam nước Pháp, ông Mariani – một nghị sĩ đến từ Đảng Cộng hòa Pháp và là đồng Chủ tịch của Hiệp hội Đối thoại Nga-Pháp, cho hay.

Ông Mariani thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc của báo chí phương Tây về bản chất một chiều và không đủ năng lực của phái đoàn Pháp đến thăm Crimea .

"Tôi chắc chắn rằng 10 người trong đoàn chúng tôi đều là những nghị sĩ và thượng nghị sĩ dày dạn kinh nghiệm. Đó là những người đã ở vị trí nghị sĩ và thượng nghị sĩ từ 10 đến 20 năm. Trong số họ, có những người đại diện cho phe đối lập ở Pháp. Vì vậy, thực sự là tất cả xu hướng tư tưởng chính trị của Pháp đều được đại diện ở đây”, ông Mariani nói thêm.

"Câu hỏi đầu tiên là tại sao chúng tôi lại đến thăm bán đảo Crimea. Đây là chuyến thăm thứ ba của chúng tôi đến Nga và mục tiêu chính là duy trì các mối quan hệ tiếp xúc giữa các nghị sĩ. Tất nhiên, hai ngày chưa phải là hoàn toàn đầy đủ nhưng cũng đủ để chúng tôi cảm nhận được những gì đang xảy ra ở nơi đây”, nghị sĩ Pháp cho biết về chuyến thăm Crimea .

"Không có gì đặc biệt xảy ra ở Crimea khiến chúng ta phải chú ý và mọi việc diễn ra bình thường một cách hoàn hảo ở nơi đây. Tất nhiên, không thể nói là mọi thứ đều tốt đẹp và không có vấn đề gì xảy ra. Chúng tôi thấy rằng, người dân đa số đều cảm thấy vui mừng khi được trở lại Nga. Không có những người mặc quân phục ở đó. Crimea giống như miền nam nước Pháp", nghị sĩ Mariani phát biểu. Lời nói này của ông Mariani chẳng khác nào một lời thừa nhận về việc Crimea là của Nga. Điều này sẽ khiến nhiều quan chức phương Tây thực sự sốc bởi họ lâu nay vẫn phản đối gay gắt và kiên quyết không thừa nhận vụ sáp nhập bán đảo Crimea của Moscow .

Cùng chung quan điểm với ông Mariani, nghị sĩ Claude Goasguen của Pháp khẳng định, “Crimea là một khu vực tuyệt đối thanh bình”. Người dân ở Crimea không thể bị chỉ trích về sự thực cuộc trưng cầu dân ý đã đem đến hòa bình cho họ, ông Goasguen nói thêm.

Nghị sĩ Goasguen còn nhấn mạnh, giới chức Crimea có quyền tuyệt đối trong việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý hồi năm ngoái, giải thích rằng “cuộc đảo chính ở Ukraine được phát động không phải bởi những người dân từ Crimea mà bởi những người ở Maidan”.



Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Ngợi ca những linh hồn trống rỗng - Chúng ta có thể học từ kẻ thái nhân cách không?

Tác giả: Martha Stout
Nguồn: New Republic
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Nhận xét: Trong những năm gần đây, để đối phó với nhận thức ngày càng gia tăng về kẻ thái nhân cách và những gì chúng gây ra trong xã hội, nhiều thông tin giả mạo, sai lệch bắt đầu được tung ra để thao túng nhận thức của công chúng về chủ đề này. Một trong các luồng thông tin hỏa mù đó là xu hướng ca ngợi những "đức tính" của kẻ thái nhân cách và gợi ý rằng người bình thường chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ chúng, với ví dụ điển hình là cuốn sách Sự Khôn ngoan của Kẻ Thái nhân cách: Những gì Các Thánh nhân, Gián điệp và Kẻ Giết người Hàng loạt có thể Dạy Chúng ta về Sự Thành công (The Wisdom of Psychopaths: What Saints, Spies, and Serial Killers Can Teach Us About Success) bởi Kevin Dutton. Dưới đây là bài viết của Martha Stout, tác giả cuốn Kẻ Thái nhân cách ở Nhà bên, đập tan những luận điểm xuyên tạc trong cuốn sách trên của Dutton.

Để biết thêm về chứng thái nhân cách, mời các bạn xem Tập hợp các bài viết về chứng thái nhân cách trên blog này

Cách đây nhiều năm, khi còn là một sinh viên, tôi tham dự một số bài giảng của một nhà nhân chủng học nổi tiếng, người có tài cuốn hút người nghe với những câu chuyện kỳ lạ và hấp dẫn về một nhóm người bản địa mà ông đã sống cùng tại một góc xa xôi nào đó của hành tinh. Những mẩu chuyện đó rất gây ấn tượng. Thật vậy, một số mẩu chuyện tuyệt vời đến mức khi kết thúc bài giảng, tôi tin chắc rằng tôi vừa được nghe những sự thật trái với quan niệm thông thường nhưng rất quan trọng về hành vi con người. Chỉ đến bài giảng cuối cùng tôi mới có ý niệm mơ hồ rằng các “sự thật” này không có liên quan mấy với thực tế. Khá hân hoan trong sự khinh bỉ của mình, một trong những phụ giảng đang làm nghiên cứu sinh của ông ta thì thầm với tôi rằng, khi đi thực tế, nhà nhân chủng học đã cho người dân bản địa kẹo sôcôla để đổi lấy những câu chuyện về bản thân họ - câu chuyện càng khác thường bao nhiêu thì sôcôla càng nhiều bấy nhiêu. Các sinh viên đang say sưa ghi chép của ông ta trở thành ví dụ minh họa về việc tâm trí con người dễ dàng chấp nhận những điều kỳ lạ và hấp dẫn là chân lý khoa học đến mức nào.

Mặc dù không có lý do để nghĩ rằng kẹo sôcôla có vai trò gì ở đây, tôi lo ngại rằng một hiện tượng tương tự có thể xảy ra với các độc giả cuốn sách Sự Khôn ngoan của Kẻ Thái nhân cách bởi Kevin Dutton, một nhà tâm lý học tại trường đại học Oxford. Luận điểm bắt mắt của Dutton là thế này: “Thái nhân cách giống như là ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc quá nhiều có thể đẩy nhanh con người đến hồi kết với căn bệnh ung thư khủng khiếp. Nhưng sự tiếp xúc có kiểm soát ở những mức độ tối ưu có thể có tác động tích cực đáng kể đối với hạnh phúc và chất lượng cuộc sống.” Thái nhân cách, Dutton đề xuất, là “nhân cách với một nước da rám nắng đẹp đẽ”.

Kỳ lạ thay, không một lần nào trong cuốn sách về thái nhân cách này Dutton định nghĩa chính xác thái nhân cách là gì. Vì vậy, tôi sẽ làm vậy ở đây. Thái nhân cách là một hội chứng rối loạn của não bộ và hành vi, trong đó đặc tính trọng tâm là sự thiếu vắng hoàn toàn của lương tâm. Tất cả các đặc tính bệnh lý khác của nó (như nhẫn tâm, dối trá thường xuyên, và tàn ác) đều bắt nguồn từ sự thiếu vắng của lương tâm này. Thêm vào đó, như là dấu hiệu báo trước của những sai lầm lớn trong lập luận, Dutton không một lần nào thảo luận về khái niệm lương tâm, và trong toàn bộ cuốn sách, ông ta nhắc đến từ đó - lương tâm - tất cả bốn lần, mà cũng chỉ thoáng qua.

Cái mà Dutton đề cập đến là những phép ẩn dụ hào nhoáng, một số lượng hào phóng các câu chuyện cá nhân được viết cực kỳ tốt, và nhiều ám chỉ đến những nghiên cứu tâm lý và thần kinh hấp dẫn. Điều không may là hầu hết các nghiên cứu khoa học mà ông ta trích dẫn may ra thì có liên quan một cách lập lờ đến luận điểm của ông ta, tệ hơn thì hoàn toàn sai lạc. Nhìn chung, cuốn sách để lại cho độc giả ấn tượng rằng thái nhân cách bao gồm những đặc điểm như không biết sợ, bất cần đời, và một cuộc sống không bị gánh nặng bởi những gì người khác nghĩ. Hiện thực mang nghĩa đen hơn thế: Không ai có nghĩa gì với kẻ thái nhân cách.



Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Merkel và cô bé tị nạn Palestine: Tại sao mọi người đều bỏ qua điểm chính

Tác giả: Susan Abulhawa
Nguồn: CounterPunch
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Lời dẫn của người dịch: Vài năm trước báo chí Việt Nam đã từng đăng bài kể về chuyện một cộng đồng người Đức ở địa phương đấu tranh để bảo vệ một gia đình tị nạn người Việt Nam khỏi bị trục xuất. Câu chuyện đó đã được coi là bằng chứng rực rỡ về giá trị nhân đạo và dân chủ của phương tây. Cách đây vài ngày, thủ tướng Đức đã xổ toẹt câu chuyện cổ tích ấy bằng cách thẳng thừng từ chối lời khẩn cầu của một bé gái tị nạn Palestine trên truyền hình. Tất nhiên báo chí Việt Nam cũng tường thuật câu chuyện đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp thế giới này, song điều khôi hài là họ không đặt dấu hỏi về giá trị nhân đạo hay dân chủ của phương tây mà lảng tránh bằng cách coi câu chuyện là sự vụng về của một chính khách.

Sau một tuần, đã có nhiều báo chí trên thế giới khai thác câu chuyện trên nhiều góc độ, nhưng chưa có ai đề cập đến vai trò của phương tây, mà đứng đầu là nước Đức, trong việc tạo ra một Trung Đông hỗn loạn, khiến những người dân ở đó phải rời khỏi tổ quốc của họ để tị nạn ở châu Âu.

Vào ngày thứ ba, 14 tháng 7, thủ tướng Đức Angela Merkel xuất hiện trên chương trình truyền hình có tên là “Cuộc sống tốt đẹp ở Đức”. Trong chương trình đó, bà nói chuyện với các thiếu niên địa phương. Trong số các khán giả có Reem, một bé gái tị nạn người Palestine 14 tuổi, chạy trốn khỏi trại tị nạn ở Lebanon 4 năm trước đây.

Với giọng nói run rẩy nhưng tiếng Đức trôi chảy, Reem nói, “Tôi cũng có mục đích như những người khác… Tôi muốn đến trường đại học.” Nhưng, cô giải thích, cô và gia đình đang phải đối mặt với sự trục xuất. “Thật là không dễ chịu khi thấy những người khác có thể tận hưởng cuộc sống còn mình thì không,” cô nói, “Tôi cũng muốn đi học như họ.”

Thủ tướng Đức trả lời với nỗi sợ hãi điển hình phương tây về người nhập cư. Bà nói rằng nếu nước Đức cho phép cô ở lại thì sẽ có hàng ngàn người Palestine, sau đó là hàng ngàn người từ “Châu Phi” (đánh đồng cả lục địa ấy) tràn vào nước Đức. “Chúng tôi không thể đối phó với tình hình đó,” bà nói. Reem thất vọng và bật khó. Đoạn phim đối thoại giữa cô và thủ tướng Merkel đã được phát tán.

Các tít báo và phân tích chính trị khắp châu Âu và Hoa Kỳ nói về câu trả lời lạnh lùng của Merkel với cô bé dũng cảm, đang vô vọng về học tập, về cuộc sống ổn định, về thứ gì đó khác với nỗi sợ hãi dai dẳng và bất trắc đang bao phủ cuộc đời cô. Tôi đọc ít nhất là 15 ý kiến về chủ đề này và hầu hết chúng diễn tả sự kiện này trong phạm vi “cuộc khủng hoảng nhập cư” đang được tranh cãi khắp Tây Âu. Các nhà phê bình cánh tả lên án thủ tướng là vô tâm, yêu cầu châu Âu có trách nhiệm nhân đạo đối với những người bất hạnh trên trái đất. Các học giả cánh hữu ủng hộ quan điểm của Merkel rằng Châu Âu đã có quá đủ thứ để lo lắng và không nên gánh vác những vấn đề của thế giới. Những người khác chỉ đơn giản là thực dụng, hưởng ứng phát ngôn của Eva Lohse, chủ tịch hiệp hội các thành phố Đức, cảnh báo rằng, “năng lực của chúng ta đã chạm đến mức giới hạn.”

Tất cả những phân tích này đều bỏ qua điểm quan trọng nhất.

Không có bất cứ phân tích nào đề cập đến sự thật rằng nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của người tị nạn như Reem là hành động của nước Đức. Reem và “hàng ngàn rồi lại hàng ngàn người tị nạn Palestine,” như Merkel đã nói, không có tổ quốc bởi vì Đức, cùng với các quốc gia phương tây khác, đang tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa thuộc địa phục quốc Do Thái, họ đã trục xuất và sẽ tiếp tục trục xuất người Palestine bản địa ra khỏi quê hương do ông bà tổ tiên để lại.



Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Có thể xảy ra động đất 9,2 độ gây sóng thần phủ từ Vancouver đến San Francisco

Tác giả: Hạnh Dương
Nguồn: VietPress USA

Tờ báo The New Yorker cho hay rằng Cơ Quan Đối Phó Khẩn Cấp của Hoa Kỳ (FEMA - Federal Emergency Management Agency) tính toán và vừa công bố rằng một trận động đất khủng khiếp (Mega-Quake) có nguy cơ xảy ra và tạo thành cơn sóng thần lớn có thể làm sụp đổ một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển tây bắc Thái Bình Dương chạy dài từ Vancouver của Canada, qua Tiểu bang Washington dọc theo bờ biển xuống đến San Francisco và phụ cận.

Nếu như vụ động đất nầy thật sự xảy ra ngoài khơi gần bờ biển tây bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thì theo dự kiến của FEMA sẽ giết chết ít nhất 13.000 người, làm bị thương trên 70.000 người; trên 1 triệu người khác phải di dời vì không còn nhà cửa và 2,5 triệu người cần cứu trợ.

Các khoa học gia Hoa Kỳ nghiên cứu thấy rằng loại động đất Mega-Quake ở vùng này có sức chấn động trên 9.2 độ Richter, xảy ra dưới đáy biển Thái Bình Dương với chu kỳ trung bình là 243 năm một lần. Lần gần nhất xảy ra 300 năm trước vào ngày 26-01-1700 khi trận động đất Cascadia từ 8.7 đến 9.2 độ Richter đã tạo ra cơn sóng thần cao 18 m tấn công tàn phá khủng khiếp vào Nhật Bản.

Ông Michio Kaku, nhà vật lý và là giáo sư tại Đại học Thành phố New York, nói hôm 15-7-2015 rằng “những tin tức báo chí liên quan hoàn toàn không phóng đại sự nguy hiểm”. Ông nhấn mạnh rằng “Vụ động đất ở đường rạn nứt Cascadia chắc chắn sắp xảy ra với một mức độ năng lượng truyền động gấp tới 30 lần năng lượng tối đa của đường rạn nứt Andreas”.

Ông Michio Kaku nói Hollywood đã "tẩy não" dân chúng khiến họ nghĩ rằng California là nơi mà trận động đất lớn tiếp theo sẽ xảy ra. Ông nói thêm rằng trước khi các siêu động đất thực sự bùng nổ, thường có một làn sóng nén được các loài động vật biết trước. Ông nói "Động vật bắt đầu hành động rất kỳ lạ. Chúng tôi đã nhìn thấy điều đó xảy ra trước khi trận động đất bùng nổ… Và sau đó, một phút, hai phút tiếp theo là vụ động đất xảy ra!"

Giáo sư địa chất Michio Kaku cho rằng “Trận động đất lớn, với cơn địa chấn lên đến 9.2 độ, sẽ kéo dài khoảng 4 phút, rồi sóng thần với một bức tường nước sẽ tiếp theo sau khoảng 15 phút”.

Giáo sư Michio Kaku cho biết ông lo ngại rằng nhiều người trong số ít nhất 70,000 cư dân trong khu vực "sẽ bị ngập lụt" hiện có rất ít kiến thức về nguy cơ này sắp xảy ra.

Shepard Smith, người phụ trách chương trình truyền hình The New Yorker hỏi Giáo sư Michio Kaku rằng nếu có con cái, ông có muốn ở trong khu vực bờ tây bắc Thái Bình Dương không? Ông Kaku trả lời “Tôi không phải suy nghĩ tới 2 lần”, nhưng điều quan trọng, theo ông Kaku là giáo dục cho con cái biết chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu và biết phải làm gì trong trường hợp có động đất xảy ra.

Trang mạng “Before It’s News” ghi rằng: Khi trận động đất khủng khiếp nầy xảy ra, nó sẽ tạo ra sóng thần rất lớn có khả năng đưa nước biển dâng ngập và cuốn sạch từ Vancouver Canada đến tận Sacramento, bao gồm những thành phố đông người như Seattle và Portland!

Đường rạn nứt Cascadia ở phía bắc California ít được biết đến, nhưng thật sự là một đường nứt nguy hiểm chết người. Đường rạn nứt này hút chìm chạy dài khoảng 700 dặm từ bắc California tới tận Vancouver, Canada.

Báo cáo trên The New Yorker của Kathryn Schulz đã nói những trận động đất lớn Mega-Quake cách nhau trung bình 243 năm dưới vùng tây bắc Thái Bình Dương. Như vậy nếu trận động đất lớn trước đó xảy ra vào năm 1700 thì tính đến nay 2015, cho thấy đã quá chu kỳ trung bình 72 năm rồi mà chưa xảy ra trận động đất Mega-Quake trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Giáo sư Kaku nói chắc chắn lần nầy sẽ xảy ra với mức địa chấn từ 8.00 đến 9.2 độ Richter.



Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Sự thật về cuộc thảm sát của NATO tại Libya năm 2011

Gaddafi được yêu mến trên khắp lục địa châu Phi đến nỗi
các thủ lĩnh bộ tộc tôn ông làm "Hoàng đế Châu Phi"

Tác giả: Niall Bradley
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Lạc trong bể khổ La Mã
Và tất cả lũ trẻ hóa điên

- The End, The Doors

Điều hiển nhiên không cần nói là hiếm khi chúng ta có được một bức tranh chính xác về thực tiễn từ giới truyền thông doanh nghiệp, điều mà một nền báo chí độc lập lẽ ra mang lại. Chủ nhật vừa qua, tôi và Joe Quinn phỏng vấn một cặp vợ chồng rất bình thường với một câu chuyện rất khác thường: hai doanh nhân James và Joanne Moriarty và việc làm thế nào họ thoát khỏi bọn khủng bố Al Qaeda trong “cuộc cách mạng Libya” năm 2011. Lắng nghe James và Joanne kể lại câu chuyện của họ, chúng tôi không thể nào không nghĩ về tầm quan trọng, đối với mỗi con người trên hành tinh này, của vấn đề những kẻ thái nhân cách ở vị trí quyền lực.

Hai vợ chồng Moriarty trình bày ba động cơ mạnh mẽ thúc đẩy các cường quốc phương Tây và những kẻ đầu sỏ tài chính quốc tế hủy diệt Libya:

  • cản trở kế hoạch mà Gaddafi đang thực hiện hướng tới thiết lập một đồng tiền đảm bảo bằng vàng, mà cuối cùng sẽ được dùng làm đồng tiền chung cho châu Phi. Điều này sẽ đoàn kết các quốc gia châu Phi và giải phóng họ khỏi chủ nghĩa đế quốc phương Tây.
  • mong muốn của Hoa Kỳ thành lập AFRICOM nhằm kiểm soát châu Phi về mặt quân sự và đẩy lui đầu tư của Trung Quốc.
  • một vụ kiện được thuật lại với đòi hỏi bồi thường là 7 ngàn tỷ đôla do Gaddafi khởi xướng thay mặt cho tất cả các nước châu Phi tham gia về các thiệt hại phát sinh từ những điều ước với các nước châu Âu từ thời kỳ thuộc địa đã bị các nước châu Âu phá vỡ.

Vậy là ngược với danh nghĩa “giải phóng nhân dân Libya khỏi một tên độc tài”, cuộc oanh tạc của NATO vào Libya năm 2011 là để duy trì sự thống trị của Hoa Kỳ và châu Âu đối với châu Phi.

Nhưng điều thực sự hiện rõ trong cuộc phỏng vấn hút hồn với cặp vợ chồng Moriarty là sự khinh suất đến cực độ thể hiện tại Libya (và thực ra là cả các nơi khác nữa) của cả NATO và lực lượng “nổi loạn”, cũng như sự thích thú của chúng khi chúng xé nát cả đất nước ấy ra. Những con thú điên cuồng này được tiếp cận với vũ khí công nghệ cao của phương Tây, cho phép chúng “đạt được những kỳ tích của sự hủy diệt” mà trước đây chỉ có “các vị thần” mới có thể thực hiện. Những gì chúng làm thể hiện rõ bản chất thái nhân cách và là đỉnh cao tà ác của nền văn minh phương Tây cũng như nguyên lý hủy diệt mà chúng lấy làm ý thức hệ.

Trong số các chủ đề chúng tôi thảo luận có câu chuyện làm thế nào hai doanh nhân Texas đến Libya; Libya - và Gaddafi thực sự là thế nào trước năm 2011; những động lực ý thực hệ thực sự cho cuộc “can thiệp nhân đạo” - liệt kê ở trên; các tội ác chiến tranh mà hai vợ chồng Moriarty chứng kiến trong khi họ đi khắp đất nước với tư cách là những quan sát viên quốc tế thay mặt một ủy ban tìm hiểu thực tế thành lập bởi một tổ chức thanh niên quốc tế; cuộc trốn thoát đáng kinh ngạc của họ khỏi bàn tay bọn khủng bố; và sự hành hạ, đàn áp từ chính phủ Hoa Kỳ mà ngày nay họ đang phải chịu đựng.

Một trong những điểm quan trọng nhất để hiểu về Libya vào năm 2011 là Gaddafi đã không còn là nhà lãnh đạo chính trị chính thức của đất nước. Từ năm 2006, ông về cơ bản chỉ là lãnh tụ tinh thần của Libya, mặc dù ông vẫn tiếp tục đại diện cho lợi ích của nhân dân trên trường quốc tế. Hình thức cai trị đất nước - Libyan Arab Jamahiriya - về cơ bản là xã hội chủ nghĩa, nhưng nó còn hơn thế nhiều. Gaddafi đã tạo ra, hoặc là nguồn cảm hứng cho, thứ gần nhất mà bạn có thể có với “vùng đất hoàn mỹ” trên Trái Đất. Libya không chỉ là dân chủ (theo nghĩa tích cực của từ này), nó còn nhân đạo theo một cách chưa từng thấy ở phương Tây trong một thời gian rất, rất dài.

Cái thế giới tưởng tượng mà bạn có thể đã mơ ước, nơi không có nợ nần, không có công ty bảo hiểm, không có ngân hàng (chắc chắn là không có Ngân hàng Trung ương), và nơi nhu cầu của tất cả mọi người đều được đáp ứng… vâng, đó là Libya trước năm 2011. Phần lớn tranh chấp được giải quyết giữa người dân với nhau mà không có sự can thiệp của chính quyền. Quân đội khiêm tốn của Libya được trang bị vũ khí của Liên Xô từ những năm 1980, và do đó là mục tiêu dễ dàng cho hỏa lực áp đảo của NATO.

Nhận xét: Để biết rõ hơn về đất nước Libya trước khi NATO biến nó thành địa ngục trần gian ngày nay, mời các bạn xem bài: Libya: Mười điều bạn chưa biết về Gaddafi



Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Bao giờ Việt Nam được như Cuba?

Những cảnh thế này có thể thấy ở khắp nơi trên đất nước Cuba

Tác giả: Như Thổ
Nguồn: PetroTimes

Gần đây, ông Lê Quảng Ba, Đại sứ Việt Nam tại CHDCND Triều Tiên khi nói chuyện với báo giới về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Triều Tiên đã thốt lên rằng: “Bao giờ ta có thể làm được như họ!”. Rồi ông lý giải, ở Triều Tiên cơ sở hạ tầng cực kỳ tốt, việc chăm sóc cho trẻ em rất đảm bảo, giáo dục rất được chú trọng… Và ông cũng nói thẳng rằng, không ít người trong chúng ta bấy lâu nay đã nhìn Triều Tiên bằng con mắt phiến diện. Điều này cũng có lỗi là từ ở phía Triều Tiên “bế quan tỏa cảng” về mặt thông tin, khiến cho thế giới không hiểu về quốc gia mình mà lại cứ nghe theo giọng điệu tuyên truyền của một số nước phương Tây.

Nhân chuyện này, tôi mới nhớ lại những gì đã được “mắt thấy tai nghe” ở một quốc gia - đó là Cuba.

Không ít người Việt sang Cuba mà chủ yếu là các quan chức, một số doanh nhân sang tìm kiếm cơ hội làm ăn đã chê Cuba không tiếc lời. Nào là một đất nước nghèo đói, xe cộ cũ nát chạy tung tăng trên đường; nào là nhiều khu phố nhà cửa xuống cấp, bẩn thỉu; nào người dân sống trong cảnh thiếu thốn, thậm chí thiếu từ cái bàn chải đánh răng. Và bên cạnh đó là một tư duy làm kinh tế cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ… Nói nôm na là cái gì cũng kém, cũng xấu. Thậm chí có một vị lãnh đạo của ngành du lịch Việt Nam đã từng phũ mồm “Kiểu làm du lịch của Cuba thì chẳng có gì đáng học”. Nhưng vị này lại không biết doanh thu từ du lịch của Cuba còn cao hơn doanh thu của du lịch Việt Nam, chiếm gần 20% GDP.

Người viết bài này cũng đã được sang Cuba tới 4 lần từ năm 2006 đến nay; cũng đã được làm việc với lãnh đạo Bộ Kinh tế Cuba; Bộ Nội vụ Cuba và lãnh đạo công an một số tỉnh, thành. Rồi cũng đã gặp gỡ không ít cán bộ, công nhân Cuba, trong đó có không ít người đã từng sang giúp ta mở đường Hòa Lạc - Xuân Mai, xây dựng khách sạn Thắng Lợi, mở đường Hồ Chí Minh…

Và quả thật, tôi cũng xin phép được nhắc lại câu của Đại sứ Lê Quảng Ba nếu như nói về Cuba: “Bao giờ ta có thể làm được như họ?!”.

Rõ ràng rằng, bấy lâu nay, cũng do Cuba xa chúng ta quá, hơn nữa, việc cung cấp thông tin còn rất hạn chế, cho nên thế giới và cả Việt Nam nữa - cũng không hiểu Cuba. Rất nhiều lời nhận xét về Cuba là xuất phát từ những kẻ trọc phú ở Việt Nam - đó là một số đại gia lắm tiền nhiều của và họ nhìn người dân Cuba bằng con mắt của kẻ lắm tiền.

Nhưng họ không biết rằng, ở Cuba, có những điều mà ít nhất 2/3 dân số Việt Nam đang nằm mơ cũng không được như vậy.

Tất cả trẻ em Cuba đều được giáo dục miễn phí ngay từ mẫu giáo lớn (5 tuổi) cho đến khi tốt nghiệp đại học hoặc học lên đến tiến sĩ. Trong suốt quá trình học này, học sinh không phải chi một xu cho tiền may đồng phục, tiền mua sắm sách vở, giấy bút và còn được nuôi ăn một bữa hoặc cả ngày (tùy theo từng trường).

Trẻ em Cuba từ khi đi học mẫu giáo đã được học 3 thứ. Đó là: âm nhạc, múa và bơi lội. Còn chữ nghĩa thì cũng có học nhưng chỉ là nhận biết mặt chữ mà thôi. Không có một trẻ em Cuba nào bị thất học, dù đó là ở nơi “thâm sơn cùng cốc”.

Tất cả người dân Cuba đều được khám, chữa bệnh miễn phí và được dùng những loại thuốc tốt nhất có thể. Vào những bệnh viện ở Cuba, không làm gì có cảnh bệnh nhân “lóp ngóp” chui từ gầm giường ra chào hoặc ba bốn bệnh nhân chung nhau một giường (như ở Việt Nam). Việc một ông ủy viên Trung ương nằm chung phòng điều trị với một ông phó thường dân là chuyện bình thường.



Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Trái Đất có thể rơi vào thời kỳ tiểu băng hà trong 15 năm nữa

Bức tranh "Thể thao trên sông băng" của Aert van der Neer (năm 1660)
mô tả cảnh lạnh lẽo ở châu Âu trong thời Maunder Minimum

Tác giả: Lê Hùng
Nguồn: VnExpress

Science Daily đưa tin, giáo sư Valentina Zharkova đưa ra một mô hình mới dự đoán chính xác những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ hoạt động 11 năm của Mặt Trời tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia ở Llandudno, miền bắc xứ Wales, Anh, hôm 9/7.

Mô hình hoạt động dựa trên hiệu ứng dynamo trong hai lớp của ngôi sao này, một lớp nằm ở gần bề mặt và lớp còn lại nằm ở sâu bên trong vùng đối lưu. Dự đoán từ mô hình cho thấy, mức độ hoạt động của Mặt Trời sẽ giảm 60% trong những năm 2030, xuống mức tương đương như Trái Đất từng chứng kiến trong thời kì "tiểu băng hà" bắt đầu vào năm 1645.

Đây là dấu mốc 172 năm kể từ khi một nhà khoa học lần đầu phát hiện hoạt động của Mặt Trời thay đổi theo chu kỳ kéo dài khoảng 10-12 năm. Mỗi chu kỳ có một chút khác nhau và chưa có mô hình nào tính đến nay có thể giải thích đầy đủ những biến động. Nhiều nhà vật lý cho rằng, nguyên nhân tạo ra chu kỳ trên là do một "máy phát điện" hình thành nhờ quá trình đối lưu chất lỏng, diễn ra ở sâu bên trong Mặt Trời. Hiện tại, Zharkova và cộng sự đã tìm thấy "máy phát điện thứ hai" nằm gần bề mặt Mặt Trời.

"Chúng tôi phát hiện sóng từ xuất hiện theo cặp, chúng có nguồn gốc ở hai lớp khác nhau bên trong Mặt Trời. Cả hai đều có tần số khoảng 11 năm. Trong chu kỳ, các sóng dao động giữa bán cầu bắc và bán cầu nam của Mặt Trời. Kết hợp cả hai sóng với nhau và so sánh với số liệu thực tế trong chu kỳ Mặt Trời hiện tại, chúng tôi thấy rằng dự đoán của chúng tôi có độ chính xác là 97%," Zharkova nói.

Zharkova và đồng nghiệp của cô xây dựng mô hình dựa trên kỹ thuật gọi là "phân tích thành phần chính" đối với những quan sát từ trường ở Đài quan sát Solar Wilcox, California,Mỹ. Họ kiểm tra hoạt động từ trường trong ba chu kỳ Mặt Trời, giai đoạn 1976-2008. Ngoài ra, họ cũng so sánh dự đoán với số lượng vết đen Mặt Trời trung bình. Tất cả dự đoán và quan sát được kết hợp chặt chẽ với nhau.

Trong chu kỳ Mặt Trời 25, vào những năm 2020-2030, mô hình dự đoán cặp sóng từ ngày càng trở nên tương tác mạnh mẽ hoặc cộng hưởng với nhau, khiến Mặt Trời hoạt động mạnh hơn, mà đỉnh điểm là vào năm 2022. Trong chu kỳ 26, diễn ra vào thập niên 2030-2040, hai sóng trên sẽ thoát khỏi đồng bộ, gây ra một sự suy giảm đáng kể hoạt động của Mặt Trời.

"Trong chu kỳ 26, hai sóng giống hệt nhau, đạt đỉnh cùng một lúc nhưng ở hai bán cầu Mặt Trời trái ngược nhau. Sự tương tác của chúng sẽ phá vỡ, hoặc gần như triệt tiêu lẫn nhau. Chúng tôi dự đoán rằng, quá trình này sẽ dẫn đến Maunder Minimum (một trong những lần Mặt Trời suy giảm hoạt động mạnh nhất trong thế kỷ 17, khiến mùa đông lạnh giá bao trùm khắp châu Âu)," Zharkova nói.

Nhận xét: Chuyện gì đã xảy ra với "sự nóng lên toàn cầu" mà giới truyền thông vẫn hù dọa dân chúng mấy năm trước đây? Sự thật thì đúng là có biến đổi khí hậu, nhưng biến đổi khí hậu ấy là lạnh đi chứ không phải nóng lên, và nó có nguyên nhân chủ yếu từ vũ trụ. Giới cầm quyền đã biết rõ quá trình biến đổi khí hậu ấy sẽ mang lại mất mùa, đói kém cùng rối loạn xã hội trên diện rộng và họ hoàn toàn không có cách nào để khắc phục. Chính vì vậy, những thứ như sự nóng lên toàn cầu, khủng bố, khủng hoảng kinh tế phải được tạo ra để dân chúng không còn có thời gian nào để ý đến những gì đang xảy ra với khí hậu và Trái Đất nói chung.

Xem thêm:



Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Thảm kịch máy bay MH17 một năm sau: Năm câu hỏi chưa có lời giải

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Nhận xét:

Máy bay hãng hàng không Malaysia MH17 trên đường từ Amsterdam đi Kuala Lumpur bị bắn rơi ở vùng Donbass, Ukraina cách đây đúng một năm, vào ngày 17 tháng 7 năm 2014. Toàn bộ 298 hành khách và thành viên tổ lái đã thiệt mạng.

Ngay sau sự kiện, và tôi muốn nói là "ngay lập tức", khi mà việc thu thập bằng chứng và tiến hành điều tra còn chưa bắt đầu, giới truyền thông và các chính trị gia phương Tây đã đổ lỗi cho "các phần tử nổi loạn thân Nga", Nga và thậm chí bản thân Vladimir Putin là đã bắn rơi chiếc máy bay với tên lửa Buk M1. Không một bằng chứng nào được đưa ra để hỗ trợ cho các tuyên bố đó.

Cho đến nay, nhiều thông tin từ quá trình điều tra đã bị "rò rỉ" ra báo chí bởi "các nguồn tin giấu tên". Rõ ràng đây là việc phát tán thông tin được thực hiện theo đơn đặt hàng chính trị nhằm định hướng dư luận. Tuy nhiên, có năm câu hỏi rất hiển nhiên mà cơ quan điều tra cùng tất cả các thông tin "rò rỉ" vẫn chưa hề giải đáp. Dưới đây là năm câu hỏi đó.

1. Tại sao Boeing bay chệch khỏi lộ trình?

Nếu trước Donetsk MH17 vẫn di chuyển theo hành lang đã định trên không trung, thì sau đó chiếc phi cơ đã đi chệch khỏi lộ trình lên phía bắc trong khu vực đang có chiến sự ác liệt, trong đó khoảng cách tối đa từ ranh giới hành lang là 14 km. Sau đó, chiếc Boeing đã cố gắng trở lại hành lang nhưng tổ lái không kịp kết thúc động tác đã bắt đầu. Nguyên nhân nào khiến máy bay vượt khỏi giới hạn của lộ trình — do lỗi sai của phi hành đoàn hay là do thực hiện lệnh chuyển hướng của điều vận không lưu Ukraina — có thể biết nếu giải mã băng ghi tự động của máy bay. Thế nhưng các chi tiết này đến nay vẫn chưa được công bố.

2. Tại sao không công bố tất cả các tài liệu của cuộc điều tra?

Tháng Tư năm nay dưới áp lực của công luận Bộ Tư pháp và An ninh Hà Lan đã công bố 569 văn bản liên quan đến cuộc điều tra về thảm kịch với MH17. Nhưng vẫn chưa giải mật 147 tài liệu, dù trong bản chụp các tài liệu đã công bố có phần ẩn thông tin.

3. Tại sao Ukraina không công bố dữ liệu điều chuyển hệ thống phòng không và các chuyến bay của không quân trong ngày xảy ra thảm kịch?

Đã một năm trôi qua sau vụ tai nạn, nhưng Kiev vẫn chưa hề công bố những thông tin liên quan. Trong khi đó ngày 21 tháng Bảy 2014 Bộ Quốc phòng Nga đã công bố các dữ liệu giám sát khách quan về tình hình trong khu vực Donetsk trước vụ rơi máy bay MH17, chứng tỏ là trong ngày xảy ra thảm kịch, chiếc phi cơ chở khách đã bay trong khu vực phạm vi hoạt động của các tổ hợp tên lửa phòng không "Buk" của quân đội Ukraina, và cùng ngày này ghi nhận gia tăng hoạt tính của radar Ukraina. Theo các cứ liệu của quân đội Nga, trước vụ tai nạn trong phạm vi 3-5 km tới chiếc Boeing đã ghi nhận hiện diện của một máy bay quân sự Ukraina, có lẽ là tiêm kích Su-25. Tuy nhiên Kiev chưa hề công bố những cuộc đàm thoại của điều vận không lưu quân sự Ukraina vào khoảng thời gian này.

4. Tại sao tình báo Mỹ không tiết lộ những bằng chứng cáo buộc dân quân mà dường như Hoa Kỳ đang nắm giữ?

Mấy ngày sau khi xảy ra thảm kịch, Hoa Kỳ tuyên bố có kế hoạch công khai các thông tin tình báo, dường như là bằng cớ xác nhận chứng tỏ tội lỗi của lực lượng dân quân Donetsk. Tình báo Mỹ dựa vào những bức ảnh từ dữ liệu vệ tinh và những cuộc trao đổi nhờ chặn sóng vô tuyến điện và thông tin đăng trên các mạng xã hội. Nhưng những bằng chứng hứa hẹn đó cho đến nay vẫn chưa hề được công bố.

5. Tại sao phương án giả thiết cơ bản của điều tra viên Hà Lan không được củng cố bằng lời khai của các nhân chứng?

Giả thiết cho rằng chiếc Boeing đã bị tên lửa "Buk" bắn hạ có thể dễ dàng củng cố hoặc phản bác nếu có xác nhận bằng lời khai của các nhân chứng: việc phóng tên lửa từ tổ hợp loại này luôn kèm theo không chỉ tiếng động lớn mà cả hiệu ứng hình ảnh như khói phụt ra từ nhiên liệu đã dùng và lớp bụi bốc lên, hầu như không thể không nhận thấy.

Nhận xét: Tất cả các câu hỏi trên đều có thể được giải đáp với kịch bản rằng máy bay MH17 đã bị bắn rơi bởi tên lửa không đối không từ một chiếc máy bay của Ukraina (vô tình hoặc cố ý). Giới truyền thông và các chính trị gia phương Tây thấy vậy lập tức chộp lấy cơ hội ngàn vàng này để tuyên truyền chống lại Nga. Hoặc toàn bộ sự việc được dàn dựng và điều khiển bởi phương Tây không biết chừng.

Xem thêm:



Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Uống nhiều sữa tốt cho xương: Lời dối trá xuyên lục địa

Tác giả: Hồng Lưu
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên VN

“Uống sữa tốt cho xương, uống sữa giúp phòng ngừa gãy xương…” là các thông điệp mà các giới chức của bộ ngành y tế sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng, và đặc biệt là các nhà sản xuất và kinh doanh sữa vẫn đang ngày đêm tiếp tục quảng bá tại nhiều nước. Điều này đã trở thành hiển nhiên đúng với nhiều triệu người trên trái đất. Nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy, đó có lẽ chỉ là chiêu thuật để đẩy mạnh tiêu thụ sữa trong dân chúng.

Thực ra thì tiếng to tiếng nhỏ, nghi ngờ những khả năng phòng chống loãng xương, gãy xương… của sữa đã có từ lâu nhưng chưa có được các nghiên cứu nào đủ trọng lượng để khẳng định. Trong khi đó giới công nghiệp thì vừa nhiều tiền, giỏi ăn nói và quan hệ công chúng, lại “lobby” chính trị tốt nên luôn chiếm ưu thế trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt lại càng áp đảo trước các nhà khoa học có thói quen “rụt rè” trong các kết luận của mình.

Sau khi tổng hợp hàng loạt nghiên cứu khác nhau, phỏng vấn những người trong ngành, kết quả các điều tra thì nhà báo khoa học chuyên nghiên cứu về sữa và công nghiệp sữa, ông Thierry Soucar đã cung cấp rất nhiều thông tin và phân tích trong cuốn sách nổi tiếng của mình, “Lait, mensonges et propagand” (tạm dịch: Sữa, lời dối trá và tuyên truyền). Ông cho rằng, những “diễn văn” của các nhà sản xuất và kinh doanh sữa khuyến cáo nên nạp từ 3 đến 4 phần sữa mỗi ngày, ví dụ: 1 ly sữa, 1 cái yaourt, 1 miếng phomai, 1 chén ngũ cốc trộn sữa) để tốt cho xương…chỉ đơn thuần là lời tuyên truyền. Nếu dùng quá nhiều sẽ tăng khả năng bị ung thư tiền liệt tuyến ở nam, ung thư buồng trứng ở nữ, và bệnh Parkinson ở cả hai giới.

Cuộc tranh luận tẩy chay thông điệp này lại càng nóng lên sau khi các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard công bố kết quả thu được khi cố gắng tìm hiểu mối liên hệ giữa sự tiêu thụ sữa của những người vị thành niên và mối nguy gãy xương sau đó trong đời. Đây là một nghiên cứu quy mô rất lớn, thu thập số liệu của 22 năm và có sự tham gia của trên 96.000 người cả nam lẫn nữ (1).

Kết quả cho thấy, thêm một ly sữa hàng ngày ở tuổi vị thành niên là gắn với một mối nguy cơ bị gãy xương háng cao hơn ở đàn ông. Đối với phụ nữ thì uống sữa không liên quan đến việc tăng hay giảm mối nguy này.

Kết luận của các nhà nghiên cứu là: tiêu thụ sữa ở tuổi vị thành niên không giúp giảm nguy cơ gãy xương mà thậm chí còn làm tăng nguy cơ gãy xương ở đàn ông.

Thêm vào đó, theo một nghiên cứu công bố vào năm 2012 trên American Journal of Epidemiology, nếu người nào dùng nhiều sữa và lúc tuổi vị thành niên, thì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt (2).

Thực thế nhiều khảo sát ở những nước phát triển, tiêu thụ nhiều các sản phẩm sữa cho thấy tỉ lệ các vấn đề xương khớp không sai biệt gì đáng kể so với những nước kém phát triển, nơi mặt hàng sữa vẫn còn thuộc loại xa xỉ. Mọi người thường hay liên hệ đến canxi khi nói đến sức khỏe của xương, nhưng thực ra các yếu tố dinh dưỡng khác cũng vô cùng quan trọng, đó là phốt pho, kali, các chất khoáng khác, đạm và vitamin. Cần đa dạng hóa thực phẩm để không bị thiếu hoặc dư thừa một chất nào đó.

Ở Việt Nam có lẽ cũng rất khó để thực hiện được những nghiên cứu bài bản và khách quan như trên. Tuy nhiên chúng ta cũng không có quá nhiều các sản phẩm sữa để dùng đến 3 – 4 phần mỗi ngày nhất là khi giá sữa luôn treo ở “trên cây”. Khi uống sữa, nếu bạn cảm thấy khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, ợ hơi…thì cũng đừng nên ép. Hãy coi sữa cũng giống như các thực phẩm thông thường khác thì mọi chuyện đơn giản hơn nhiều.

Việc các doanh nghiệp luôn tìm cách rót vào tai người tiêu dùng những công dụng tuyệt vời đã được đánh bóng (đôi khi là không có thực) và thổi phồng lên là chuyện thường tình. Do vậy tự mỗi người phải tìm ra được chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể và túi tiền của mình.

Tài liệu tham khảo:

  1. Feskanich D, Bischoff-Ferrari HA, Frazier AL, Willett WC. Milk Consumption During Teenage Years and Risk of Hip Fractures in Older Adults. JAMA Pediatr.2013 Nov 18.

  2. Torfadottir JE. Milk intake in early life and risk of advanced prostate cancer. Am J Epidemiol. 2012 Jan 15;175(2):144-53. Epub 2011 Dec 20.

Nhận xét: Những "lời khuyên" chỉ có lợi cho túi tiền của các tập đoàn doanh nghiệp khổng lồ kiểu như trên đây xuất hiện đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông và từ các cơ quan chính phủ nhận tiền của họ. Suy cho cùng, chỉ có chính bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm cho sức khỏe của bản thân. Do vậy, hãy thận trọng trước những "lời khuyên" như vậy. Mời các bạn xem thêm các bài viết dưới đây về một số "lời khuyên" tưởng chừng hiển nhiên khác.



Dân chủ là một trò hề - Ví dụ từ Hy Lạp

Hòm bỏ phiếu trong chế độ "dân chủ".

61,31% người dân Hy Lạp bỏ phiếu bác bỏ gói chính sách thắt lưng buộc bụng hà khắc hôm 5/7. Mười ngày sau, thủ tướng Alexis Tsipras của họ chấp nhận một gói chính sách thắt lưng buộc bụng mới còn hà khắc hơn nữa. Và bây giờ, đa số các đại biểu quốc hội bỏ phiếu ủng hộ gói cải cách đó, với 229 bỏ phiếu thuận, 64 bỏ phiếu chống và 6 bỏ phiếu trắng. Do 6 đại biểu bỏ phiếu trắng vẫn không tuân theo ý muốn rõ ràng của người dân là bác bỏ những chính sách này, chúng ta có thể cho họ vào bên bỏ phiếu thuận. Vậy là 235 đại biểu bỏ phiếu thuận và 64 đại biểu bỏ phiếu chống.

Nếu phép tính của tôi là chính xác, 235 là 78,59% của 299.

Nói một cách khác, 61,31% người dân Hy Lạp nói “Không” và 78,59% “đại diện của họ” nói “Có”.

Đẹp mặt cho cái chuyện hoang đường được gọi là “dân chủ”.



Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Bài học từ Hy Lạp: Hãy bắt đầu chuẩn bị ngay bây giờ

Tác giả: Michael Snyder
Nguồn: End of the American Dream
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Những gì bạn đang xem diễn ra tại Hy Lạp bây giờ cuối cùng sẽ đến khu phố của bạn. Một ngày nào đó, mọi người xung quanh bạn sẽ phá cửa các siêu thị trong nỗ lực tuyệt vọng để kiếm lương thực và vật dụng mà họ đã bỏ qua không dự trữ khi có cơ hội. Dĩ nhiên, trước đây người Hy Lạp cũng không bao giờ nghĩ nó sẽ xảy đến với họ. Nền văn minh của họ đã tồn tại hàng ngàn năm và họ là một phần của liên minh kinh tế hùng mạnh nhất trên bề mặt hành tinh này. Hầu hết người Hy Lạp chưa bao giờ tưởng tượng họ sẽ bị rơi vào cuộc suy thoái kinh tế kéo dài nhiều năm mà cuối cùng dẫn đến “ngày lễ ngân hàng”, người xếp hàng dài tại các máy ATM, và người thì phải đi lục thùng rác trong cố gắng điên cuồng để tìm thứ gì đó có thể bán được.

Và đây mới chỉ là khởi đầu của sự hỗn loạn tại Hy Lạp - mọi thứ sẽ trở nên tệ hơn rất, rất nhiều đối với họ. Hy vọng rằng đó sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh cho hàng triệu triệu người Mỹ đang lơ ngơ ngoài kia, bởi vì chúng ta đang ở trên chính xác cùng một con đường mà Hy Lạp đã đi xuống. Sự thật đáng buồn là không có “chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ” nào có thể giúp chúng ta tránh được hậu quả của những quyết định rất ngu ngốc trong hàng chục năm trời. Chúng ta đang hành quân tiến tới phiên bản sụp đổ kinh tế của riêng chúng ta, và khi thời điểm đó đến, bạn sẽ không muốn bị hoàn toàn bất ngờ không chuẩn bị cho nó.

Tại một số thành phố ở Hoa Kỳ, chỉ cần vài cm tuyết trong mùa đông là đủ để gây cơn hoảng loạn mua sắm tích trữ tại các siêu thị và cửa hàng vật dụng địa phương.

Vậy điều gì sẽ xảy ra trong một cơn khủng hoảng thật sự?

Người dân Hy Lạp cũng như chúng ta. Họ là một dân tộc tự hào, sành điệu và có giáo dục cao. Nhưng giờ đây khi sự sụp đổ toàn diện nền kinh tế của họ đang đến gần, họ cuống cuồng lao vào tích trữ tiền mặt và thực phẩm

Người Hy Lạp đang tích trữ tiền mặt và thực phẩm hôm thứ bảy giữa những lo ngại gia tăng rằng nền kinh tế có thể sụp đổ. Họ chỉ mở ví tiền ra để mua dự trữ các thứ thiết yếu và dọn sạch các ngăn hàng của siêu thị.

Người ta nhìn thấy phụ nữ, ông già, sinh viên đẩy các xe hàng cao ngất hoặc đi ra khỏi các cửa hàng còng lưng xách nặng các túi thực phẩm, với những thứ thiết yếu như đường, bột mì và mì ống nằm đầu danh sách.

Tại khu vực khá giả Glyfada ở Athens, người dân có vẻ như đang hoảng loạn, nhét tất cả mọi thứ từ những cuộn giấy vệ sinh to tướng cho đến nhiều gói đậu lăng vào xe đẩy của họ.

Nếu bạn không tin cái gì đó tương tự có thể xảy ra tại Hoa Kỳ, bạn đang ảo tưởng. Một ngày nào đó, chúng ta thực sự có thể trải qua một cuộc khủng hoảng trong đó các ngăn hàng siêu thị đều bị dọn sạch và không được tiếp đầy lại. Bạn và gia đình bạn sẽ làm gì trong hoàn cảnh như vậy? Bức ảnh ở đầu bài này được đăng trên Twitter và là những gì đang xảy ra ngay lúc này ở Hy Lạp…

Và dĩ nhiên không phải tất cả người dân Hy Lạp đều có tiền để tích trữ thực phẩm và vật dụng tại thời điểm này. Khi cái nghèo phát triển, việc bới thùng rác trở nên ngày càng phổ biến. Một số người bới thùng rác để tìm cái gì đó có thể bán được, trong khi một số khác đơn giản chỉ là tìm cái gì đó có thể ăn được



Bài diễn văn đau đớn của thủ lĩnh da đỏ Seatle trước người da trắng

Nguồn: Wikisource
Nguồn dịch: Blog Nguyễn Vạn An

Seatle (1786-1866) là ông trùm các bộ lạc da đỏ Duwamish và Suquamish lúc đó sinh sống bên vùng đông nước Mỹ. Sau khi đã tạo nên Khu vực Washington năm 1853, chính phủ Wahington “đề nghị” người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ.

Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được.

Dưới đây là bài diễn văn hùng hồn và đau đớn của ông Seattle, trùm da đỏ, đọc trước thống đốc Isaac Stevens. Nhiều ý và căn dặn được nhắc đi nhắc lại, đọc lên thấy rất thấm thiết. Bài diễn văn này được coi là một bài học, một gia tài văn học thiêng liêng để đời và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.

Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất?

Ý nghĩ đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà mua?

Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi.

Mỗi cái kim óng ánh của lá thông, mỗi bờ cát, mỗi mảnh sa mù trong khu rừng âm u, mỗi bờ suối, mỗi tiếng vo vo của côn trùng đều là thiêng liêng trong ký ức và sự trải nghiệm của chúng tôi.

Nhựa chảy trong thân cây mang đầy kỷ niệm của người dân da đỏ.

Linh hồn những người da trắng quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao. Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của đất và đất là một phần của chúng tôi. Hoa thơm là em gái chúng tôi, con hươu, con ngựa, con đại bàng là anh em chúng tôi. Các đỉnh núi, các chất ngọt trong đồng ruộng, hơi ấm con ngựa nhỏ, và con người, tất cả đều cùng một gia đình.

Cho nên khi ông Sếp Lớn ở Hoa Thịnh Đốn cho người tới nói ông muốn mua đất của chúng tôi, thì ông đã đòi hỏi rất nhiều ở chúng tôi. Ông Sếp cho nói là ông sẽ dành một nơi để chúng tôi có thể sống thoải mái với nhau. Ông sẽ là cha chúng tôi và chúng tôi sẽ là con cái của ông. Chúng tôi cũng phải xét đề nghị mua đất của ông. Nhưng cái đó quả thật là rất khó. Bởi vì đất này thiêng liêng đối với chúng tôi.

Nước lung linh chảy trong các giòng suối và giòng sông không phải chỉ là nước mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán đất cho các ông, thì các ông phải nhớ đất là của thiêng và mỗi phản chiếu đầy màu sắc của mặt nước trong dưới hồ luôn nhắc nhở những biến cố và kỷ niệm của dân tộc chúng tôi. Tiếng nước suối thì thầm là tiếng của người cha của cha tôi.

Các con sông là anh em chúng tôi, đã cho chúng tôi đỡ khát. Các giòng sông mang thuyền chèo và nuôi các con tôi. Nếu chúng tôi bán đất cho các ông, thì từ đây các ông phải nhớ, và phải dậy cho con các ông, rằng các giòng sông là anh em chúng tôi và cũng là anh em các ông, và các ông phải yêu thương giòng sông như các ông yêu thương huynh đệ các ông. Chúng tôi biết người da trắng không hiểu tập quán chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất kia, họ là người ngoại xứ ban đêm đến lấy của đất cái gì họ cần. Đất không phải là anh em họ, mà là kẻ thù, khi họ lấy được thì họ tiến nữa. Họ bỏ mồ mả của tổ tiên mà không trăn trở gì. Họ lấy đất của con cái mà không trăn trở gì. Mồ mả của tổ tiên và gia tài của con cái họ bị rơi vào quên lãng. Họ coi mẹ, đất đai, anh em, trời đất, như là đồ vật để mua bán, cướp phá, bán đi như bán những con cừu, hay những hạt ngọc óng ánh. Lòng tham lam xui họ nghiến ngấu đất đai và chỉ còn để lại một cái sa mạc.



Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Thời tiết Khắc nghiệt và Chấn động Hành tinh: Tóm tắt SOTT 6/2015

Nguồn: SOTT.net

Với nền kinh tế toàn cầu dựa trên đồng đôla bấp bênh bên bờ vực của sự sụp đổ hệ thống, sự hỗn loạn gia tăng trong lĩnh vực chính trị và xã hội được đi kèm bởi các hỗn loạn tương tự về khí hậu. Trong tháng 6 năm 2015, hàng ngàn đám cháy rừng nổ ra trên khắp miền tây lục địa Bắc Mỹ, phá kỷ lục số đám cháy trong lịch sử lục địa này. Tháng 6 là tháng đỉnh điểm mùa lốc xoáy ở Hoa Kỳ, nhưng cường độ của các cơn bão mang lốc xoáy đến thật là đáng kinh ngạc so với mức bình thường. Số người chết tồi tệ nhất từ một cơn lốc xoáy xảy ra ở miền trung Trung Quốc, nơi một vòi rồng nước lập úp một tàu du lịch trên sông Dương Tử.

Lượng mưa kỷ lục trong tháng 5 tại bang Texas và Louisiana cứ tiếp tục tháng trước, với sông Red đạt mức nước cao nhất trong 70 năm qua. Nhiều vùng miền nam Trung Quốc cũng chứng kiến đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong hơn 70 năm. Lũ quét cục bộ xảy ra trên khắp thế giới, nhất là tại Accra, thủ đô Ghana, nơi mà hàng trăm người chết khi một trạm xăng nổ tung. Tbilisi, Georgia bị ảnh hưởng tương tự khi một "bức tường nước" tràn qua, giết hại 20 người và một nửa số động vật trong vườn bách thú của thành phố. Các thủ đô khác bị ngập lụt trong trận hồng thủy gồm có Ankara, Bangkok, và Madrid, trong khi Oman nhận lượng mưa trung bình của 5 năm... chỉ trong một ngày.

Mùa mưa dữ dội tháng trước cũng giết hại hàng ngàn động vật hoang dã tại một khu bảo tồn ở Ấn Độ, trong khi hàng ngàn con lợn chết đuối trong lũ lụt tại miền nam Trung Quốc. Động vật chết hàng loạt còn bao gồm hàng triệu con cua trên bờ biển California và hàng trăm ngàn con linh dương ở Kazakhstan. Đợt nắng nóng từng giết hại hàng ngàn người tại Ấn Độ trong tháng 5 chuyển lên Pakistan hồi tháng trước, nơi nó giết hại 1200 người. Ở những nơi khí hậu khô nóng, đôi khi có những cảnh tượng kỳ quái của hàng cm - và đôi khi hàng chục cm - mưa đá phủ kín ô tô trên đường. Trong khi Alaska có nhiệt độ nóng kỷ lục, Na Uy có lượng tuyết che phủ dày gấp năm lần bình thường trong tháng 6.

Ngoài ánh cực quang và các đám mây ngũ sắc được nhìn thấy xa hơn nhiều về phía nam so với bình thường, nhiều ánh sáng và vật thể lạ được chụp lại trên bầu trời, bao gồm cả 3 vật thể rời khỏi bầu khí quyển Trái Đất. Hoạt động địa chấn mạnh đến cùng một đợt phun trào mạnh mẽ của núi lửa Sinabung của Indonesia, trong khi Malaysia bị tấn công bởi trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1976.

Ngoài ra còn có những cảnh quay đáng kinh ngạc của những hố sụt khổng lồ mở ra trên khắp Hoa Kỳ trong tháng 6, nuốt chửng ô tô đang đi, đường sá, sân vườn và sân golf. Và đừng bỏ lỡ cảnh phun trào của nhiều mạch bùn với đầy khí mêtan trên một sân golf khác ở Canada!

Để hiểu những gì đang xảy ra, hãy xem cuốn sách của chúng tôi giải thích tại sao tất cả các hiện tượng này là một phần của sự chuyển đổi khí hậu tự nhiên và tại sao nó xảy ra lúc này: Earth Changes and the Human-Cosmic Connection

Hãy xem các video khác trong seri này - giờ được dịch thành nhiều ngôn ngữ - và nhiều video khác phát hành bởi SOTT Media.

Bạn có thể giúp chúng tôi ghi lại các Dấu hiệu của Thời đại bằng cách gửi gợi ý về video đến sott@sott.net

Xem thêm:



Martin Luther King, Jr.: Một người Mỹ đã ngã xuống vì Việt Nam

Cuộc sống của chúng ta bắt đầu chấm dứt từ cái ngày
chúng ta im lặng về những thứ thực sự quan trọng.
Martin Luther King, Jr.

Tác giả: TS. Phan Văn Hoàng
Nguồn: Blog Chiến tranh Việt Nam

Ngày 4/4/1967, giữa lúc bom đạn và chất độc hoá học của Mỹ trút xuống Việt Nam, một người Mỹ tuyên bố trước công chúng ở New York: “Tôi nói với tư cách một người anh em của những người Việt Nam nghèo khổ” và kêu gọi: “Để chuộc lại những tội lỗi và sai lầm của chúng ta ở Việt Nam, chúng ta phải chủ động chấm dứt cuộc chiến tranh bi thảm này”.

Người Mỹ ấy là mục sư Martin Luther King, Jr. Ông nổi tiếng là một thủ lãnh kiệt xuất của phong trào đòi quyền công dân của hàng triệu người da đen ở Mỹ, song không phải ai cũng biết ông còn là người kiên quyết đấu tranh cho hoà bình của Việt Nam.

Đúng một năm sau, ngày 4/4/1968, ông đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh ấy.

Đầu năm 1965, Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh ở Việt Nam: vừa ào ạt đổ quân viễn chinh vào miền Nam, vừa ném bom bừa bãi xuống miền Bắc. Martin Luther King, Jr. (MLK) đã sớm nhận ra tính chất phi nhân phi nghĩa của cuộc chiến tranh ấy, nên ngay từ tháng 7/1965, ông đã yêu cầu: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam phải được chấm dứt. Phải giải quyết nó bằng thương lượng”.

MLK phản đối chiến tranh trước hết vì nó ảnh hưởng tai hại đến cuộc sống của những người Mỹ da đen. Để có tiền chi phí cho chiến tranh, chính phủ Mỹ cắt giảm nhiều biện pháp cải thiện đời sống cho người nghèo (đa số là người da màu) trong chương trình “Xã hội vĩ đại”. MLK cho biết: tổng thống Johnson tiêu tốn 322.000 đô-la để giết một du kích quân ở Việt Nam, nhưng chỉ chi 53 đô-la cho mỗi đầu người trong cuộc chiến tranh chống nghèo đói ở Mỹ. MLK kết luận: “Những lời hứa về “Xã hội vĩ đại” đã bị bắn gục trên chiến trường Việt Nam”.

Nạn kỳ thị màu da còn thể hiện trong chiến tranh. Người da đen chỉ có 13% dân số Mỹ, nhưng chiếm đến 28% số lính Mỹ bị đẩy ra chiến trường. Chỉ có 2% sĩ quan là người da đen. Theo MLK, đó là lý do khiến tỷ lệ lính da đen chết trận tại Việt Nam luôn cao một cách bất bình thường.

MLK không thừa nhận chiêu bài “bảo vệ tự do” mà chính phủ Mỹ thường dùng để động viên thanh niên da đen sang Việt Nam. Ông nói: “Thanh niên da đen bị gửi đi xa 8.000 dặm để bảo vệ tự do cho Đông Nam Á, cái tự do mà họ không tìm thấy ở tây nam Georgia hay ở đông Harlem”.

Còn một lý do khác, sâu xa hơn, cao thượng hơn, khiến ông phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam được ông trình bày trong bài diễn thuyết tại New York ngày 4/4/1967.

MLK điểm lại chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong hai thập niên sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai của bốn đời tổng thống: Truman, Eisenhower, Kennedy và johnson.

Trong khi chính phủ Mỹ luôn tự xưng là “lãnh tụ của thế giới tự do” thì MLK chỉ ra rằng Mỹ đã đứng về phía thực dân Pháp để chống lại khát vọng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Ông nói:

“Năm 1945, nhân dân Việt Nam tuyên bố nền độc lập của mình… Họ được Hồ Chí Minh lãnh đạo. Dù họ đã trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ vào bản Tuyên ngôn độc lập của họ, chúng ta vẫn từ chối công nhận họ. Thay vào đó, chúng ta quyết định ủng hộ Pháp trong việc tái chiếm thuộc địa cũ… Với quyết định bi thảm đó, chúng ta đã bác bỏ một chính phủ cách mạng đang đi tìm quyền tự quyết, một chính phủ được thành lập bởi chính những lực lượng bản xứ, trong đó bao gồm một số người cộng sản…

Trong chín năm sau đó, chúng ta khước từ quyền độc lập của nhân dân Việt Nam. Trong suốt chín năm, chúng ta ủng hộ mạnh mẽ Pháp trong nỗ lực đặt lại ách thực dân lên đất nước Việt Nam. Trước khi chiến tranh kết thúc, chúng ta trang trải 80% chi phí chiến tranh cho Pháp.

Ngay trước khi thua ở Điện Biên Phủ, Pháp đã bắt đầu tuyệt vọng về hành động liều lĩnh của họ, nhưng chúng ta thì không. Chúng ta khuyến khích họ bằng cách viện trợ một khối lượng khổng lồ tài chính và tiếp liệu quân sự để họ tiếp tục cuộc chiến ngay cả khi họ đã mất hết ý chí. Chẳng bao lâu, chúng ta hầu như trả toàn bộ chi phí cho ý đồ tái chiếm thuộc địa nầy”.



Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Trái Đất đang bước vào đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu

Nguồn: Công Lý

Trái đất đang bước vào sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6, với xu thế các loài động vật chết chóc cao hơn 114 lần mức bình thường.

Con người sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc quá nhiều loài động vật đang dần rơi vào nguy cơ tuyệt chủng, dẫn đến việc Trái đất hiện đang bước vào đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6, Telegraph dẫn một nghiên cứu của trường Đại học Standford (Mỹ) cho biết.

Lý giải cho việc này, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Standford, chính con người đã tạo ra một sự pha trộn độc hại dẫn đến việc làm mất môi trường sống, ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Theo đó, ít nhất 77 loài động vật có vú, 140 loại chim và 34 loài lưỡng cư đã biến mất kể từ năm 1500.

Chúng bao gồm những sinh vật như dodo (chim cu lười thuộc họ bồ câu, đã tuyệt chủng từ cuối thế kỷ 17), bò biển Steller, chó sói Quần đảo Falkland, quagga (lừa vằn, sống ở Nam Phi, tuyệt chủng từ thế kỷ 19), báo gấm Formosan, gấu Atlas, hổ Caspi và sư tử Cape.

Các nhà khoa học Đại học Stanford khẳng định, đó là sự mất mát lớn nhất của các loài kể từ khi đợt tuyệt chủng hàng loạt vào Kỷ Phấn trắng - xóa sổ loài khủng long 66 triệu năm trước đây.

"Nếu không có bất kỳ nghi ngờ đáng kể, có thể nói, giờ đây chúng ta đang bước vào đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ 6”, Giáo sư Paul Ehrlich, Viện Môi trường Woods thuộc Đại học Stanford cho biết.

"Các loài đang biến mất với tốc độ nhanh hơn 100 lần nhanh hơn so với tốc độ bình thường giữa các đợt tuyệt chủng hàng loạt, được xem như là tốc độ cơ bản”.

Tuy nhiên, ông Ehrlich lại cho rằng, “Tính toán của chúng tôi rất có khả năng vẫn đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tuyệt chủng”.

Trong khi đó, một trong những tác giả nghiên cứu là nhà khoa học người Mexico, ông Gerrard Sellabos, còn cảnh báo: “Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn, thì để phục hồi sự sống sẽ phải mất nhiều triệu năm và loài người chắc cũng bị triệt tiêu”.

Công trình nghiên cứu này cũng lý giải rằng nhân loại sẽ không thể tồn tại trong điều kiện môi trường mà nguồn tài nguyên động vật hoang dã và thiên nhiên nói chung bị cạn kiệt.

Nhận xét: Trái Đất và Sự Sống trên nó đã tồn tại hàng tỷ năm nay, vượt qua những thử thách ghê gớm hơn nhiều. Do vậy, chúng ta có thể chắc chắn rằng Sự Sống trên Trái Đất sẽ tiếp tục. Chỉ có điều, Sự Sống ấy có bao gồm con người không là điều đáng để con người suy nghĩ.

Xem thêm:



Video "Tôi là người Ukraina": Ví dụ điển hình của tâm lý chiến trên mạng của Mỹ

Tác giả: Ngọc Anh
Nguồn: Google.Tienlang

Ngày 10/2/2014, giữa lúc cuộc biểu tình do phe đối lập tại Ukraina chống chính phủ của Tổng thống Yanukovych đang ở đỉnh điểm căng thẳng, trên youtube xuất hiện một video clip với một cô gái cực kỳ xinh đẹp có khuôn mặt thánh thiện, làn da trắng bóc, không tì vết và giọng nói tiếng Anh trong vắt, cuốn hút...Chỉ trong một vài ngày sau đó, video clip đã thu hút 1 triệu rồi 3 triệu, rồi 7 triệu lượt xem. Video clip này đã góp phần to lớn thổi bùng lên ngọn lửa Maidan, lật nhào chính phủ hợp hiến của Tổng thống Yanukovych …

Ngày 28-02-2014, một bạn với nick trên youtube là Pastor LOUIS Ngo đã dịch và làm phụ đề tiếng Việt rồi tải lên mạng tại địa chỉ https://www.youtube.com/watch?v=nUIfQY7SgYk Video clip này có bản gốc tiếng Anh: "I Am a Ukrainian".

Mới đây, trên mạng fb, bạn bè của chúng tôi lục lại video clip này và hỏi, cô gái xinh đẹp trong video clip là ai? Có người trả lời rằng cô ấy là người Ba Lan, người khác thì nói rằng cô gái này chưa chắc là người Ba Lan nhưng dứt khoát không phải là người Ukraina!

Tuy nhiên, những nhận xét trên là không chính xác. Cô gái trong video clip tên là Yulia Marushevska, người Odessa, Ukraina. Khi làm video clip này vào đầu năm 2014, Yulia Marushevska 24 tuổi, đang là nghiên cứu sinh Khoa văn học và Lịch sử Đại học Tổng hợp Taras Shevchenko ở Kiev.

Anh Thống đốc Odessa Mikheil Saakashvili (Cựu tổng thống Gruzia với biệt danh "Nhai cà vạt") vừa bổ nhiệm bạn gái xinh đẹp Yulia Marushevska- Nhân vật trong video nổi tiếng "Tôi là người Ukraina" - làm Phó Thống đốc Tỉnh Odessa phụ trách công tác nhân sự.

Điều mà người dịch và làm phụ đề tiếng Việt cho video clip này Pastor LOUIS Ngo hẳn là người trong giới "dzân chủ" nên đã lờ đi những thông tin phía sau video clip này.

Đó là cô gái xinh đẹp Yulia Marushevska chỉ làm nhiệm vụ như một "diễn viên" đóng phim. Tất cả kịch bản, đạo diễn và quay phim... đều do nhà làm phim Mỹ Ben Moses - đồng đạo diễn bộ phim nổi tiếng "Good Morning Vietnam- Chào Việt Nam" thực hiện cùng nhà quay phim nổi tiếng người Anh là Graham Mitchell!

Video clip đưa lên mạng Youtube ngày 10/2/2014. Ngay lập tức, hầu hết các kênh truyền hình ở Mỹ liên tục chiếu đi chiếu lại. Ban đầu, họ giới thiệu cô gái trong video clip tự làm video clip với sự hỗ trợ của một người bạn trai vô danh nào đó.

Nhưng vài tháng sau, chính hãng CNN đã hé lộ những bí mật đằng sau cô gái này khi giới thiệu về video clip. Qua đó, mọi người mới biết thêm thông tin: Video clip "I Am a Ukrainian" (Я — украинка"- "Tôi là người Ukraina") là 1 phần của cả 1 Dự án lớn của Bộ Ngoại giao Mỹ với tên gọi "A WHISPER TO A SCREAM" ("От шепота до крика"- "Từ thì thầm đến Tiếng thét") nhằm phục vụ cho các quyền lợi nước Mỹ trên khắp toàn cầu.

Ở Mỹ, các nhà hoạt động xã hội, các công ty quan hệ công chúng và tất nhiên, các cơ quan tình báo CIA có rất nhiều kinh nghiệm tổ chức, tạo ra các sự kiện xã hội lớn. Các sự kiện này có sức lôi kéo cả những người vốn hiền lành xuống đường tham gia biểu tình phản đối quyết liệt mà kết thúc việc lật đổ chính quyền mà Mỹ không ưa.



Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Văn hóa nhậu nhẹt: Sự quái gở của đàn ông Việt Nam

Tác giả: Thị Trân - Phan Dương
Nguồn: VnExpress

"Tôi đến TP HCM bất kể giờ tan sở hay trước khi tan sở cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đều đầy ắp đàn ông ngồi túm 5 tụm 3 uống bia", Alex (người Australia) phản ánh và nhận xét "đàn ông Việt Nam lười quá".

Là một doanh nhân và thường xuyên sang Việt Nam công tác, Alex cho biết đây không phải lần đầu mà hầu như lần nào đến TP HCM ông cũng thấy cảnh những người đàn ông bù khú nhậu nhẹt với nhau, bất kể là giờ nào.

Ông kể: "Có hôm nhìn đồng hồ đã 6h chiều, lúc này là lúc cần ở nhà để xem có phụ giúp được gì cho vợ con không. Nếu vợ có con nhỏ thì mình nên giúp nhiều hơn, tại sao họ lại rảnh rỗi ngồi nhậu với nhau như vậy?".

Theo một nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng và lạm dụng bia rượu tại Việt Nam do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành, 63% người sử dụng rượu bia là nam giới, trong đó trí thức lại là nhóm có tỷ lệ sử dụng cao nhất.

Người Việt tiêu thụ 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu hằng năm, tức là bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể phí tổn điều trị các bệnh và tai nạn giao thông do lạm dụng rượu bia gây ra.

Sau gần một năm định cư ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Henry (người Pháp) kể, cho đến giờ anh vẫn chưa hiểu rõ lý do tại sao đàn ông Việt lại thích "ngồi đồng" nơi này nơi kia hơn là về tổ ấm. Hiện là giám đốc một resort có tiếng ở Long Hải, Henry cho biết, bản thân anh vì công việc nên cũng thường xuyên đi gặp đối tác ăn uống xã giao nhưng luôn ý thức vợ con đang chờ ở nhà nên cố gắng về sớm và phụ vợ một số việc lặt vặt trong nhà.

"Tôi thắc mắc thì nhiều người bảo ở Việt Nam đó là chuyện bình thường. Trong khi phụ nữ có nhiệm vụ lo cho gia đình, con cái thì người chồng chỉ lo kiếm tiền. Nhiều ông còn viện cớ đi nhậu để xã giao làm ăn đến đêm mới về, vợ mà hỏi thì bị chửi, thậm chí còn bị đánh", Henry (37 tuổi) tròn mắt nói.

Chàng giám đốc 37 tuổi cho biết, anh có một số bạn nữ là người Việt Nam hiện đã có chồng và con. Mặc dù các cô ấy lúc nào cũng hết mực chăm lo, hy sinh cho chồng con nhưng gia đình cũng vẫn không mấy hạnh phúc.

"Tôi thấy người đàn ông nào lấy được họ thì thật là có phước vậy mà cô bạn vẫn phàn nàn chồng chẳng mấy khi có mặt ở nhà, mà có về nhà cũng chỉ lăn ra ngủ, chẳng bao giờ quét nhà hay rửa chén phụ vợ. Chẳng lẽ trong mắt họ, gia đình là của riêng phụ nữ?", anh băn khoăn.

Sài Gòn được mệnh danh là "thành phố không ngủ", ban ngày đường xá đông nghẹt người, nên đến đêm là lúc các quán nhậu làm ăn tấp nập nhất. "Ngồi đồng" ở quán nhậu đa phần là cánh mày râu. Chỉ cần vài con mực khô làm "mồi", các ông có thể tha hồ "chén chú chén anh" đến khuya lắc khuya lơ mới chịu về.

Trời đã khuya mà tiếng "dô dô... trăm phần trăm" và tiếng cụng ly keng keng vẫn không ngớt ở một quán ốc trên đường D2 (Quận Bình Thạnh, TP HCM).

Bà chủ quán cho biết, quán mở cửa từ 16h chiều đến 2h sáng hôm sau. Mỗi đêm ở đây đón tiếp khoảng 300 khách đến ăn uống. "Không chỉ riêng nhà tôi mà ở đây quán nào cũng như thế. Lâu mấy ông nhậu say ngà ngà còn bỏ ra đánh nhau, thậm chí chồng đi nhậu mà vợ đến gọi không về lại xảy ra ẩu đả", người phụ nữ kể.



Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

BRICS và SCO góp phần đẩy Hoa Kỳ khỏi châu Á

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Vào những ngày này, các phương tiện truyền thông thế giới hướng tới thành phố Ufa của Nga, nơi đang cùng lúc diễn ra hai hội nghị thượng đỉnh: BRICS và SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải).

Không chỉ riêng Washington, cả Brussels và Tokyo cũng chăm chú theo dõi các hoạt động này.

Financial Times của Anh viết: Mặc dù BRICS được thường xuyên nhắc tới hơn, nhưng Moskva vẫn đang dành mối quan tâm đặc biệt cho cả SCO. Tổ chức ít được biết đến ở phương Tây, tuy nhiên có vai trò và ảnh hưởng không thua kém BRICS. Vào thời điểm thành lập, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải gồm có Nga, Trung Quốc và bốn quốc gia Trung Á đề ra mục tiêu hành động chính là giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và biên giới. Sau một thập kỷ hoạt động, các nhiệm vụ và chức năng của SCO đã được mở rộng đáng kể. Sự đảo chiều mạnh mẽ về phía đông của Nga gần đây và tăng cường quan hệ với Trung Quốc đã không những làm tăng tiếng nói có trọng lượng của SCO, đồng thời đưa tổ chức lên cấp độ mới toàn cầu.

Mặc dù Hiến chương SCO không đề cập tới nhưng Washington vẫn lo ngại rằng, một trong những mục tiêu chính của Tổ chức Thượng Hải là đẩy Mỹ ra khỏi châu Á. Theo chuyên gia chính trị quốc tế Sergei Manukov thuộc tạp chí Ekspert, một cuộc chơi lớn đang diễn ra ở lục địa Á-Âu:

"SCO là một tổ chức phát triển năng động, đang ngày càng tự tin khẳng định mình trên trường quốc tế. Bởi vậy, ngay cả châu Âu cũng dõi theo hoạt động của hai hội nghị thượng đỉnh. Hơn nữa đây là thời điểm thuận lợi, khi dư luận tạm dừng tranh luận xung quanh cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Ai cũng hiểu nét chủ đạo của tương lai gần là cuộc đối đấu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc giành châu Á nói chung và Thái Bình Dương nói riêng. Trung Quốc bám sát gót Hoa Kỳ, thở sát gáy, thậm chí vượt trên đối thủ trong loạt lĩnh vực quan trọng. Cả hai quốc gia — Hoa Kỳ và Trung Quốc — đang không ngừng tìm kiếm đồng minh. Sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc đã có thêm động lực mới nhờ quan hệ nguội lạnh với phương Tây. Đây là sự hợp tác có lợi cho cả Moskva và Bắc Kinh, đặc biệt trên mặt bằng có sẵn như SCO. Sau khi Ấn Độ và Pakistan gia nhập SCO, tổ chức sẽ càng mạnh và có uy tín hơn nữa."

Theo Financial Times nhận xét, SCO còn có thể thu nhận những xung lực phát triển mới nhờ sự tham gia của Ấn Độ và Pakistan. Chuyên gia Sergei Manukov cho rằng, kế hoạch được nêu sẽ làm suy yếu thêm chính sách của Washington ở châu Á-Thái Bình Dương:

"Ấn Độ là một trong mười quốc gia kinh tế phát triển, sở hữu những tiềm năng to lớn, yếu tố Ấn Độ gia nhập SCO sẽ tăng cường mạnh mẽ và nâng cao lập trường của SCO. Rõ ràng, đây là vấn đề hệ trọng đối với Washington. Tất nhiên, Washington có quan hệ tốt với New Delhi, nhưng người Mỹ khó có thể hài lòng trước các mối liên lạc thân thiện hơn của New Delhi và Bắc Kinh. Trước kia, Mỹ luôn khéo léo vận dụng cơ hội từ những bất đồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Việc quan hệ Trung-Ấn đột ngột trở nên mềm mỏng hơn bởi sự tham gia vào SCO sẽ là bất ngờ khó chịu cho Washington. Thế nên, Nhà Trắng không thể không chú ý đến hội nghị thượng đỉnh SCO tại Ufa. Sự kiện rõ ràng có ý nghĩa quan trọng hơn là những gì đang diễn ra ở châu Âu do khủng hoảng tài chính của Hy Lạp."

Nhận xét: Nếu có gì chúng ta học được từ lịch sử đẫm máu của gần 100 năm qua, đó là "Bất cứ cái gì Hoa Kỳ chạm vào đều biến thành Libya hay Iraq cả", như tổng thống Putin của Nga đã nói. Vì vậy, nếu các quốc gia châu Á có thể đẩy được Hoa Kỳ khỏi lục địa này sớm bao nhiêu thì hòa bình và thịnh vượng có thể đến sớm bấy nhiêu.

Xem thêm:



Khủng hoảng nợ Hy Lạp: Những gì bạn không biết từ báo chí

Nguồn: Blog Thời Thổ Tả
Dựa trên bài tiếng Anh từ Nation Of Change

Chúng ta đề cập đến phần cuối cùng, không phải là bộ phim hành động kiểu Mỹ mà là những vụ cướp trong đời thực: cướp bởi nhà băng.

Đây là câu chuyện kinh điển, đã và đang xảy ra khắp nơi, không riêng gì Hy Lạp.

Chuyện rằng có 1 gã nhà băng béo ú tốt bụng đến bảo: tiền của tôi đây, các vị cứ lấy mà dùng, 10 năm, 20 năm hay 100 năm sau trả tôi cũng được. Chỉ xin mỗi năm trả thêm cho tôi 1%.

Xem ra rất hời! Ông lão Aristotle bùi tai vứt đồng drachma cầm 100 tỷ bạc, bằng đúng toàn bộ tài sản đất nước Hy Lạp. Ông xây cầu, dựng thành, mở trường triết học, ông phát tiền cho dân chúng ăn chơi phè phỡn – ai ai cũng sung sướng.

100 năm sau, gã béo tốt bụng đến đòi nợ. Bây giờ con cháu ông Aristotle gom góp cũng chỉ trả được có đúng 100 tỷ bạc. Họ không thể lấy đâu ra thêm 1 đồng nào nữa bởi họ không có máy in tiền.

Họ đành gán quốc gia cho gã nhà băng và khăn gói lên đường ăn mày.

Câu chuyện cướp bởi nhà băng này trong thực tế không cần đến 10 năm, bởi nó nhiều mánh khóe, thủ đoạn và dã man nhiều lần hơn thế.

Nhưng trên báo chí chính thống, chúng ta chỉ nghe rủa: dân Hy Lạp ăn chơi, trốn thuế, lương cao, nghỉ hưu sớm, không chịu làm việc, vung tay quá trán, chi tiêu quá nhiều và phá sản.

Tất cả những điều này ít nhất cũng là có thật 1 phần. Nhưng hoàn toàn không nghe thấy chuyện cướp bởi nhà băng.

Và ngoại trừ việc nó là gã béo nói dối... không chỉ về Hy Lạp, mà còn về các nước EU khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Ireland, tất cả những ai đang trải qua mức độ thắt lưng buộc bụng khác nhau. Cùng dối trá như thế đã được đám nhà băng dùng để cướp bóc Mỹ La tinh, châu Phi, châu Á bao nhiêu năm qua.

Dĩ nhiên, Hy Lạp không tự sụp đổ, chúng đã làm họ sụp đổ!

Nói gọn lại, đám nhà băng đã nhận chìm chính phủ Hy Lạp, rồi cố tình đẩy họ vào tình trạng nợ không trả được... khi đó, từ tài sản công cho đến lợi tức bị bán tống bán tháo cho bọn đầu sỏ chính trị và các tập đoàn nước ngoài. Phần còn lại của bài sẽ giải thích tại sao và như thế nào.

Có thể bạn khoái những bộ phim kiểu mafia hoặc Bố già! Chắc bạn đã biết cách bọn mafia chiếm đoạt 1 nhà hàng nổi tiếng. Đầu tiên, chúng sẽ làm cái gì đó để công việc kinh doanh bị gián đoạn – dựng lên 1 vụ giết người hay bắt đầu một đám cháy đều được. Khi doanh nghiệp bắt đầu phải chịu đựng, Bố già xuất hiện và sẽ hào phóng đề nghị một số tiền như dấu hiệu hữu hảo. Đổi lại, hắn đưa tay chân vào kế toán của nhà hàng, gã đàn em làm chân phụ trách mua sắm, và cứ như vậy. Không cần phải nói, đó là một vòng xoáy đau khổ của chủ sở hữu, anh ta sẽ sớm phá sản, và nếu may mắn thì còn sống.

Câu chuyện cướp bóc Hy Lạp của đám nhà băng tuy có phức tạp hơn nhưng cơ bản là tương tự như vậy, nó gồm 4 bước.



Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Vệt sáng lớn từ trên trời lao xuống Hà Tĩnh gây tiếng nổ lớn

Nguồn: Người Lao Động

Khoảng 22 giờ đêm 8-7, người dân xã Sơn Kim 1 ở Hà Tĩnh thấy 1 vệt sáng lớn trên không lao xuống khu vực biên giới Việt - Lào, rồi nghe tiếng nổ lớn. Giới chức trách nhiệm cho biết chưa có thông báo bất thường về hàng không dân sự và quân sự.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 22 giờ đêm ngày 8-7, người dân xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) bất ngờ thấy một vệt sáng rất lớn lao từ trên trời xuống. Sau đó, một tiếng nổ rất lớn ở khu vực rừng núi thuộc khu vực biên giới Việt Nam – Lào.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Chủ tịch UBND Huyện Hương Sơn Võ Văn Phúc xác nhận: “Có tiếng nổ rất lớn ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Hiện đã giao lực lượng Biên phòng Việt Nam và liên hệ với Biên phòng Lào tìm hiểu vụ việc. Tuy nhiên, sau tiếng nổ lớn chưa thấy xuất hiện đám cháy và khu vực rừng núi rộng nên chưa xác minh được vị trí tiếng nổ và cũng chưa xác định vị trí nổ thuộc địa phận Việt Nam hay Lào”.

Theo ông Phúc, huyện Hương Sơn đã chỉ đạo lực lượng chức năng bám sát tình hình.

Trong khi đó, trả lời Báo Người Lao Động, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia, cho biết chưa nhận được bất cứ thông báo nào liên quan đến sự cố máy bay quân sự.

Đại diện một số hãng hàng không trong nước cũng xác nhận không có sự cố liên quan đến máy bay của hãng. Một quan chức Cục Hàng không Việt Nam cho biết chưa nhận được báo cáo nào bất thường về hoạt động hàng không.

Sau khi thấy vệt sáng lao xuống và rồi phát ra tiếng nổ lớn, hàng trăm người dân ở xã Sơn Kim 1 và vùng lân cận đang đổ xô đến khu vực có tiếng nổ.

Nhận xét: Vệt sáng cùng tiếng nổ lón này có nhiều khả năng là một thiên thạch. Đây là một nguy cơ lớn đối với nhân loại và mình đã đăng nhiều bài viết trên blog về chủ đề này. Chúng ta có thể chờ đợi những vụ như vậy xảy ra ngày càng thường xuyên hơn với mức độ nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Xem thêm: