Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Chiến tranh Việt Nam được bắt đầu bởi CIA như thế nào

Em bé Napalm

Tác giả: Tony Bonn
Nguồn: The American Chronicle
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Nếu bạn là một người Mỹ bình thường, bạn có thể tin rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam là cuộc đấu tranh của tự do chống lại áp bức, lẽ phải chống lại sự sai trái, hay nó có liên quan theo một cách mơ hồ nào đó đến việc bảo vệ lối sống Mỹ. Điều không may là không một cái nào trong những lý do đó là sự thật. Trên thực tế, chúng là một phần của chiến dịch tẩy não nhằm đảm bảo sự ủng hộ của người dân Mỹ cho cuộc chiến tranh đẫm máu, xấu xa và không thể thắng lợi này. Sự thật là CIA đã tạo dựng ra cuộc chiến tranh này ngay từ đầu nhằm cung cấp vỏ bọc an toàn cho bao nhiêu hành động giết người máu lạnh dưới danh nghĩa chiến tranh.

Fletcher Prouty là một cựu đại tá Không quân Hoa Kỳ đã quá cố. Ông từng làm việc tại Lầu Năm Góc, có liên hệ chặt chẽ với CIA trong khoảng thời gian 1940 – 1960 và có cái nhìn bao quát tổng thể về sự phát triển của chính sách Hoa Kỳ trong thời tổng thống Eisenhower và sau đó. Trong cuốn sách JFK: CIA, Việt Nam và Âm mưu Ám sát John F. Kennedy (JFK: The CIA, Vietnam and the Plot to Assassinate John F. Kennedy), ông kể lại câu chuyện bẩn thỉu về việc các nhà tài phiệt Mỹ đã lên kế hoạch cho cuộc Chiến tranh Việt Nam trong nửa cuối của Thế Chiến II, và những giai đoạn khác nhau của cuộc chiến dẫn tới cuộc xâm lược khổng lồ của Hoa Kỳ vào bán đảo Đông Dương.

Trước khi mô tả khía cạnh chính trị và quân sự của cuộc chiến tranh, cần phác thảo bản chất địa lý xã hội của mảnh đất được biết dưới cái tên Việt Nam. Tất cả Việt Nam là một cộng đồng bộ tộc dựa trên liên minh lỏng lẻo giữa các làng xã và mối gắn kết trung tâm là việc thờ cúng tổ tiên và bản sắc dòng họ. Các làng xã chủ yếu tự cung tự cấp với mỗi gia đình thường làm nông nghiệp trên mảnh ruộng thuộc về gia đình trong nhiều thế kỷ. Lối sống này đã tồn tại trong hàng ngàn năm trước khi người Pháp đến vào cuối thế kỷ 18.

Trong bất cứ hoàn cảnh bình thường nào, người Việt cũng sẽ không bao giờ rời bỏ lối sống cổ xưa này, ngay cả dưới sự giám hộ của Pháp cũng vậy. Vùng phía bắc chủ yếu có các dân tộc bản địa Bắc Bộ và vùng phía nam là các dân tộc bản địa Nam Bộ. Hai nhóm dân tộc này khác nhau và không liên quan với nhau một cách tự nhiên, nhưng họ có những tập tục văn hóa tương tự. Nhóm người phía nam thịnh vượng hơn do là vựa lúa của châu Á. Tuy nhiên, những vùng này hoàn toàn không phải là quốc gia theo nghĩa hiện đại của từ này. Việt Nam là một vùng quản lý hành chính đối với người Pháp nhưng không có nghĩa gì đối với người Việt bản xứ. Nhưng điều này không ngăn được CIA giả vờ rằng miền nam Việt Nam tồn tại như một quốc gia thực sự.

Đến cuối thế kỷ 19, có hai thế lực ảnh hưởng chính trong khu vực - người Pháp và người Trung Quốc. Người Pháp kiểm soát hệ thống ngân hàng, cảnh sát, tòa án và các doanh nghiệp công nghiệp tham lam của họ như Michelin. Người Trung Quốc cung cấp dịch vụ thương mại trung gian, mua gạo dư thừa của người Việt, bán hàng hóa cần thiết cho đời sống và bạc cho khoản dư sau khi trao đổi gạo và hàng hóa.

Trong Thế Chiến II, người Nhật chinh phục được vùng này và áp đặt chế độ cai trị còn tàn bạo hơn người Pháp. Nhưng người Pháp đã chiếm lại và đặt lại chế độ cai trị của họ với sự giúp đỡ của một ít lực lượng vũ trang. Đến cuối Thế Chiến II, Hoa Kỳ gửi một lượng lớn vũ khí từ Okinawa đến Việt Nam, bề ngoài là để vũ trang cho Hồ Chí Minh và lực lượng Việt Minh của ông ta, những người đang cố gắng thiết lập một đất nước Việt Nam tự do - nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam - đồng thời bảo tồn phong tục tổ tiên của họ dưới sự bảo trợ của một chính phủ hiện đại. Tuy nhiên, CIA đã có lệnh phá hoại mối quan hệ Hoa Kỳ - Đông Dương này nhằm theo đuổi những mục đích cao hơn của cuộc Chiến Tranh Lạnh được lập kế hoạch từ trước khi thế chiến kết thúc.



Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Chủ nghĩa phát xít đội mồ sống dậy, đang hoành hành tại Ukraine

Phát xít Ukraine

Tác giả: Thiên Nam
Nguồn: Báo Đất Việt

UPA - bóng ma Thế chiến 2 đội mồ sống dậy

Ngày 17-4, “Quân đội khởi nghĩa Ukraine” (UPA) đã đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ ám sát những chính trị gia và nhà báo có quan điểm thân Nga. Đồng thời Tổ chức này cũng đã gửi e-mail đe dọa sẽ xử lý tất cả “những kẻ phản bội đất nước và nhân dân Ukraine”, kể cả là những thành viên của chính quyền Kiev.

Những bức thư đe dọa của “Quân đội Khởi nghĩa Ukraine” đã gây ra một cơn địa chấn. Sự sống dậy của UPA có thể sẽ đưa lịch sử dân tộc Ukraine sang một chương mới - đen tối hơn, bi thảm hơn - và đưa châu Âu bước vào một kỷ nguyên phát xít mới, do chính tay họ đẻ ra và dung dưỡng.

UPA là tên viết tắt của “Quân đội khởi nghĩa Ukraine” (Ukraine Powstansza Army) - lực lượng quân sự của Tổ chức dân tộc cực đoan Ukraine OUN (Organization of the Ukrainian Nationalists) do Stepan Bandera cầm đầu từng hợp tác với phát xít Đức chống Liên Xô ở Ukraine từ 1942 đến 1949.

Trong Thế chiến II, lực lượng Nazi Ukraine dưới sự lãnh đạo của Stepan Bandera đã hăng hái hợp tác với Đức quốc xã. Đám phát xít này khét tiếng với hoạt động tàn sát cả du kích lẫn thường dân, giết hại hàng chục ngàn người người Nga và cả người Do Thái, Ba Lan và Ukraine, nếu họ coi Nga là dân tộc anh em.

Quân đội khởi nghĩa Ukraine được thành lập ngày 14-10-1942 theo quyết định của lãnh đạo Tổ chức dân tộc cực đoan Ukraine OUN (Organization of the Ukrainian Nationalists). Mục đích ban đầu của UPA được công bố là vì độc lập của Ukraine, đấu tranh cả đối với những người Bolshevich và quân Đức.

Tuy nhiên, sau này UPA đã không làm đúng theo tôn chỉ của mình. Năm 1943, Quân đội khởi nghĩa Ukraine đã có thỏa thuận với đại diện của Đế chế thứ ba (của Hitle), là UPA sẽ bảo vệ đường sắt và cầu cống, chống du kích Liên Xô, ủng hộ các chủ trương của chính quyền mới do Đức lập ra.

Đổi lại, Đức hứa cung cấp vũ khí và quân trang quân dụng cho các đơn vị của UPA, và trong trường hợp phát xít Đức chiến thắng Liên Xô sẽ cho phép thành lập nhà nước Ukraine mới, được nước Đức bảo hộ.

Ngày 01 tháng 9 năm 1939, Đức mở màn chiến dịch quân sự chống Ba Lan, và hành động đó cũng là phát súng lệnh bắt đầu cuộc Thế chiến II. Ngày 17 tháng 9 năm 1939 quân đội Xô-viết tiến vào lãnh thổ miền Tây Ukraine và Belarus, mà Ba Lan từng nhận theo kết quả cuộc chiến Ba Lan-Liên Xô 1919-1921.

Chính quyền Xô-viết thông báo rằng trong tình huống Ba Lan thất thủ, Liên Xô nhận lấy trách nhiệm bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân miền Tây Ukraine và Tây Belarus.

Trong thỏa thuận với Liên Xô năm 1945, Chính phủ Ba Lan thời hậu chiến đã khẳng định phê chuẩn những đường biên giới quốc gia được phân định sau khi kết thúc chiến tranh. Bởi vậy, việc nói rằng Liên Xô xâm lược Ukraine là hoàn toàn bịa đặt và xuyên tạc lịch sử.

Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sở dĩ Hồng quân Liên Xô đã đánh bại được phát xít Đức và bè lũ tay sai của Bandera, một phần lớn là nhờ sự kề vai sát cánh của người Nga và Ukraine, cùng những người Do Thái, Tactar, Ba Lan và hàng chục dân tộc khác, đứng lên chống bọn tay sai của phát xít Đức.



Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Video: Bầu trời Đông đúc

Cầu lửa

Tác giả: Timothy C. Trepanier
Nguồn: Sott.net

Vào mùa thu năm 2012, Red Pill Press xuất bản một cuốn sách mang tên Ngày Tận thế: Sao chổi, Tiểu Hành tinh và Thảm họa theo Chu kỳ (The Apocalypse: Comets, Asteroids and Cyclical Catastrophes) bởi Laura Knight-Jadczyk. Đó là một tập hợp các bài viết trên Internet về sự xuất hiện của sao chổi, tiểu hành tinh, thiên thạch và cầu lửa trong lịch sử Trái Đất và bản chất lặp đi lặp lại của những thiên thể này trong hệ mặt trời của chúng ta. Cuốn sách này có một bài viết trong đó có chứa lịch trình chi tiết của những cuộc gặp gỡ với các vật thể vũ trụ này như được ghi chép lại trong suốt lịch sử. Mặc dù không hoàn toàn đầy đủ vì có khả năng nhiều cầu lửa và thiên thạch được chứng kiến nhưng không được ghi lại trong quá khứ, lịch trình này là tập hợp hoàn chỉnh nhất có thể có được khi tìm kiếm trong hồ sơ và tài liệu của các nền văn hóa cổ đại cho đến ngày nay.

Lịch trình đó là chủ đề của video này, bắt đầu từ năm 10.700 trước Công nguyên với sự xuất hiện của các Vịnh Carolina nổi tiếng, cho đến vụ nổ thiên thạch rất gần đây được chứng kiến tại Chelyabinsk, Nga vào ngày 15/2/2013. Với nền nhạc cổ điển và dùng những thước phim và hình ảnh quay sao chổi và cầu lửa trên thực tế, video Bầu trời Đông đúc là một giới thiệu tóm tắt về những phân tích chi tiết và nghiên cứu tỉ mỉ được trình bày trong các công trình của Laura Knight-Jadczyk, bao gồm cả hai cuốn sách Lịch sử Bí mật của Thế giới (Secret History of the World)Sao chổi và Sừng của Moses (Comets and the Horns of Moses).

Thay vì là sự kiện ngàn năm có một, tác giả cho chúng ta thấy những lần chạm trán theo chu kỳ với các vật thể gần trái đất đã có những hậu quả thảm khốc nhiều lần trong suốt lịch sử, và rằng chúng ta đã quá kỳ hạn cho một lần chạm trán nữa. Bằng chứng cho điều này là rất nhiều quả cầu lửa được chứng kiến và tiếng nổ được nghe thấy với số lượng gia tăng đáng kể chỉ trong mười năm qua.

Vậy, hãy tắt đèn đi, đeo tai nghe lên, phóng to video ra toàn màn hình và thưởng thức nó!

Để xem phụ đề tiếng Việt, nhấn vào hình bức thư góc dưới bên phải video để nó chuyển màu trắng, rồi nhấn vào hình bánh răng bên cạnh và chọn Vietnamese

Xem thêm:



Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Đá sỏi, cá, ếch nhái: Những cơn mưa kỳ quái chưa có lời giải

Mưa đá sỏi

Tác giả: April Holloway
Nguồn: The Epoch Times
Nguồn dịch: Đại Kỷ Nguyên VN

Xuyên suốt lịch sử, đã có vô số sự kiện được ghi nhận về những vật thể kỳ quái rơi xuống từ trên trời, như cá, ếch, kẹo, sứa, đậu, lạc, hạt giống, cùng với tất cả các loại vật thể quái đản và không tưởng khác.

Một giả thuyết thường được đưa ra đã tuyên bố rằng, chính các cơn gió lớn đã cuốn các vật thể lên khỏi mặt đất hay dưới nước và ném chúng xuống những thị trấn xa cách đó cả dặm đường. Nhưng liệu giả thuyết này có thể giải thích cho những cơn mưa đá sỏi đã gây thiệt hại cho nhà cửa và thậm chí làm thiệt mạng cho người và gia súc hay không?

Lịch sử lâu dài các cơn mưa vật thể

Một trong những trường hợp được ghi chép đầu tiên về cơn mưa vật thể đến từ các bản thảo của nhà triết học và tự nhiên học Pliny the Elder. Ông đã ghi nhận được các cơn mưa ếch và cá trong thế kỷ thứ I SCN, ở khu vực hiện nay là Italy.

Sau đó đến thế kỷ thứ III, nhà ngôn ngữ học người Hy Lạp là Athenaeus đã ghi trong tác phẩm mang tên The Deipnosophists (Quyển VIII) như sau: “Tại Paeonia và Dardania, ban đầu có hàng tá ếch từ trên trời rơi xuống; lúc đầu, trong một vài ngày đầu tiên, người dân đã cố gắng giết chúng, đồng thời đóng cửa nhà, kiên cường chống chọi với dịch ếch; nhưng khi họ thấy không mấy tác dụng, khi ếch tràn ngập trên các con tàu, thì họ bắt ếch đem đi nướng và luộc trong mọi món ăn; nhưng ngoài ra, họ cũng không còn chỗ để lấy nước sạch, họ cũng không có chỗ để đặt chân khi mặt đất đầy rẫy ếch nhái, đồng thời mùi hôi thối từ xác những con ếch chết bốc lên nồng nặc khiến người dân phải bỏ xứ mà đi”.

Mưa cá
Tranh khắc năm 1555, miêu tả cơn mưa cá (Wikimedia Commons)
Mưa cá
Một cơn mưa cá nhỏ và nòng nọc, Nhật Bản, 2009. (io9.com)
Mưa hạt thạch
Mưa hạt thạch từ bầu trời tại Bournemouth, Vương Quốc Anh, 2013. (io9.com)


Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Thế giới này đang rơi vào hỗn loạn, bạn có nhận thấy không?

Tác giả: Joe Quinn
Nguồn: Sott.net
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Quá trình “xử án bởi giới truyền thông” trong vụ rơi máy bay Germanwings tiếp tục không hề gián đoạn. Bằng chứng gần đây nhất được đưa ra để hỗ trợ phiên bản chính thức của câu chuyện là một đoạn video trên điện thoại quay những khoảnh khắc cuối cùng của chiếc máy bay và các hành khách, được cho là đã được phát hiện tại hiện trường. Phóng viên từ cả tạp chí Pháp Paris Match và tờ nhật báo Đức Bild tuyên bố đã xem đoạn video và nhìn thấy một cảnh tượng “hỗn độn đến mức khó có thể xác định ai với ai”, nơi mà “âm thanh hành khách la hét cho thấy hoàn toàn rõ ràng rằng họ biết điều gì sắp xảy ra với họ”.

“Đấy là một đoạn video mà nhiều người trong chúng tôi xem cùng nhau”, Frédéric Helbert của tờ Paris Match nói, “và chúng tôi đã xem hàng chục lần. Bạn phải hiểu rằng đoạn video này không cho phép chúng ta xác định bất cứ ai. Đó không phải là một video giật gân. Nó là của một hành khách quay từ phía cuối của máy bay. Những âm thanh thật là thảm khốc. Nó cho thấy khía cạnh con người của sự hoảng loạn, đau đớn và tiếng la hét của hành khách trên máy bay. Đấy là điều khủng khiếp về nó. Nó mô tả yếu tố con người rất mạnh mẽ, nhưng nó không cung cấp bất kỳ thông tin nào có thể hữu ích cho việc điều tra.”

Thật vậy, một video như vậy không cung cấp bất kỳ thông tin nào hữu ích cho việc điều tra, trừ phi cuộc điều tra được tiến hành bởi giới truyền thông chính thống, với những “bằng chứng”, như đoạn video này, cung cấp bởi các cá nhân giấu tên.

Theo Helbert, đoạn video đến từ “một nguồn thân cận với cuộc điều tra” có “liên quan với những người làm việc tại hiện trường thông qua nhiều cấp trung gian”. Tuy nhiên, ai đó cung cấp đoạn video nói trên cho tờ Paris MatchBild lại không cho họ một bản sao. Có vẻ như các phóng viên chỉ được cho xem đoạn video, có lẽ trên một thiết bị nào đó như là máy tính xách tay, rồi bị lấy lại. Helbert nói: “Tôi không có đoạn video. Chúng tôi đã có cơ hội xem đoạn video đó.”

Phản ứng tức thì từ nhà cầm quyền Pháp đến từ trung tá trong lực lượng hiến binh Pháp Jean-Marc Menichini. Ông nói rằng bản báo cáo là “hoàn toàn sai” và “không có cơ sở”. Điều này được lặp lại bởi công tố viên Pháp Brice Robin, người nói rằng không một thẻ nhớ nào đã được phân tích trong cuộc điều tra. Paris Match đáp trả bằng cách nói rằng nếu cảnh sát vẫn chưa truy cập dữ liệu từ các bộ phận điện thoại thu lượm được thì “có vấn đề trong cuộc điều tra”. Đúng là có vấn đề trong cuộc điều tra và giới truyền thông là một phần lớn của vấn đề đó. Hôm qua, Robin xuống nước và thừa nhận rằng có thể đoạn video là có thật và yêu cầu bất kỳ video nào như vậy phải được bàn giao cho các nhà điều tra.

Các nhà điều tra cũng cho biết họ đã tìm thấy iPad của viên phi công phụ Lubitz và rằng gần đây anh ta tìm kiếm trên mạng “làm thế nào để tự tử và các biện pháp an ninh cho cửa ra vào buồng lái”. Tôi đã chờ đợi xem họ có phát hiện ra anh ta còn tìm kiếm “làm thế nào để thuyết phục ai đó rằng họ cần đi vào nhà vệ sinh”, nhưng chưa có tin tức gì về điều đó. Vậy là giờ chúng ta đã tiến thêm một bước, có lẽ là bước cuối cùng, trong quá trình hủy hoại thanh danh của Andreas Lubitz một cách cố ý và gian xảo: hành động giết người hàng loạt của anh ta không phải là bột phát mà có dự tính trước.

Vậy dưới đây là vài câu hỏi không cần trả lời:

  • Khó đến mức nào để làm một đoạn video quay cảnh bên trong cabin máy bay, trong đó không một khuôn mặt nào hiện rõ, và cho thêm vào vài tiếng la hét làm hiệu ứng âm thanh?

  • Có phải chúng ta nên tin rằng chương trình đào tạo phi công của Lubitz không đề cập đến việc làm thế nào để khóa cửa buồng lái, và rằng anh ta buộc phải tìm trên mạng để biết cách làm?

  • Có phải chúng ta nên tin rằng khi Lubitz tìm trên mạng về các phương pháp tự tử, một trong những kết quả hiện ra là “lao chiếc máy bay bạn đang lái với đầy hành khách vào sườn núi”? Lubitz là một phi công tàu lượn rất đam mê. Có phải chúng ta nên tin rằng anh ta chọn cách giết hại 149 người khác cùng với bản thân anh ta vì anh ta không thể đợi thêm vài ngày nữa cho đến khi anh ta có một mình? Tờ Thời báo New York, công ty truyền thông đầu tiên bắt đầu quá trình “xử án bởi giới truyền thông” hoàn toàn không chuyên nghiệp và rất đáng ngờ này, đã tốt bụng chỉ rõ ra cho tôi bằng cách tập trung vào điểm quan trọng nhất:

    Việc ông Lubitz đã nghiên cứu các biện pháp an ninh cho cửa buồng lái dường như chỉ ra rằng hành động của ông ta không chỉ là cố ý mà còn là có lập kế hoạch từ trước.


Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Mì chính lặng lẽ giết người trong êm ái

Mì chính

Tác giả: Mạnh Lạc
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên VN

Mặc dù được FDA công nhận là an toàn (GRAS, generally recognized as safe), bột ngọt hay còn gọi là mì chính lại là một trong những phụ gia thực phẩm tệ nhất mà bạn vẫn ăn hàng ngày.

Nhiều chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh rằng bột ngọt còn nguy hại hơn cả rượu và nhiều loại thuốc khác, nó gây tổn thương não, ….

Bột ngọt còn được gọi là mì chính, có tên hóa học là monosodium glutamate (MSG). Trong bảng các phụ gia thực phẩm thì nó được mã hóa với ký hiệu là E621. Ngày nay bột ngọt được sử dụng trong rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau nhất là các loại chế biến sẵn như: giò chả, đồ hộp, các nước sốt, nước mắm, nước tương, bột nêm, đồ ăn cho trẻ em…và đã trở thành loại gia vị gần như không thể thiếu của bất cứ bếp ăn nào ở Việt Nam, từ gia đình cho đến nhà hàng, căng tin.

Bột ngọt không phải là một gia vị đơn thuần như muối hay tiêu, mà là chất tăng cường hương vị cho thực phẩm, làm cho các đồ ăn có cảm giác tươi ngon hơn, mùi dễ chịu hơn. Nó đánh lừa miệng lưỡi của người ăn khi mang lại cảm giác là có nhiều protein hơn, ngon miệng hơn.

Lợi ích của bột ngọt đối với ngành công nghiệp thực phẩm thì đã rõ ràng, nhưng phụ gia này lại có thể hủy hại sức khỏe của bạn một cách lặng lẽ. Loại phụ gia này được xếp vào trong nhóm chất excitotoxin, là tên gọi của nhóm các chất gây tổn hại tới hệ thần kinh. Các excitotoxin thường gây kích thích quá lớn tới sự dẫn truyền thần kinh trong não dấn đến giết chết các tế bào thần kinh. Hầu hết các excitotoxin vào cơ thể người thông qua vai trò là phụ gia thực phẩm vì đặc tính của excitotoxin là kích thích các tế bào vị giác ở lưỡi, tăng cường cảm giác ngon ngọt của bất cứ loại thức ăn nào chứa chúng. Có khoảng 70 excitotoxin đã được xác định, đa số các excitotoxin này là các axit amin phản ứng với các thụ thể đặc hiệu trong não dẫn đến sự hủy diệt của một số loại tế bào thần kinh.

Được phát hiện ra từ năm 1908, nhưng mãi đến những năm 1960 mới có những nghiên cứu về sự nguy hại của mì chính (MSG). Năm 1957, bác sĩ nhãn khoa Lucas và Newhouse đã thử nghiệm MSG trên động vật, kết quả cho thấy 100% các tế bào thần kinh ở lớp trong võng mạc bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1968, Tiến sĩ Olney thuộc Khoa tâm thần học tại Đại học Washington đã lặp đi lặp lại các thử nghiệm cho thấy MSG không những phá hủy các tế bào thần kinh võng mạc mà còn phá hủy các tế bào vùng não dưới đồi và các tế bào não các vùng lân cận. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy sự tàn phá mạnh mẽ của MSG tới não ở động vật mới sinh và chưa trưởng thành.

Khái niệm “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” (Chinese restaurant syndrome) đã được đưa vào trong các tài liệu y học để chỉ những người bị phản ứng phụ sau khi ăn bột ngọt, với các biểu hiện như tê, tim đập nhanh. Ngày nay hội chứng này được gọi là “Hợp chứng bột ngọt” (MSG Symptom Complex).

Gần đây nhiều nghiên cứu cũng cho biết cụ thể hơn về cơ chế gây hại của các excitotoxin trong đó có glutamate. Trong phòng thí nghiệm, cho các tế bào não tiếp xúc với glutamate, sau đó rửa sạch, thì thấy ban đầu các tế bào não vẫn bình thường, sau khoảng một giờ các tế bào này nhanh chóng bị chết. Những ảnh hưởng này có thể diễn ra ở trẻ nhỏ và người chưa trưởng thành, thậm chí ngay cả với người trường thành, nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Sự thiệt hại các tế bào thần kinh ở các vùng não chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về thần kinh như Alzheimer, Parkinson, thậm chí còn gây u não, ung thư não và các bệnh về thần kinh hiếm gặp khác.

Nhiều tác dụng phụ khác cũng có liên quan đến việc tiêu thụ thường xuyên của bột ngọt, bao gồm: béo phì, tổn thương mắt, nhức đầu, mệt mỏi và mất phương hướng, trầm cảm. FDA cũng thừa nhận “Hợp chứng bột ngọt”. Hơn nữa, ngay cả FDA thừa nhận rằng triệu chứng này có thể xảy ra ở nhóm người có ăn nhiều bột ngọt.



Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Tại sao truyền thông phương Tây không bao giờ chiếu buổi họp báo của Putin

Tác giả: Alex Christoforou
Nguồn: Russia Insider
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Bài viết này được viết sau buổi họp báo hàng năm lần thứ 10 của tổng thống Nga Putin năm ngoái, nhưng nó hoàn toàn phù hợp cho ngày hôm nay, sau buổi họp báo lần thứ 11 của Putin.

Thử tưởng tượng một nhà lãnh đạo phương Tây thực hiện buổi giao lưu trực tuyến như vậy trong ba giờ đồng hồ trước một giới truyền thông thù địch?

Liệu tổng thống Obama có thể nói trước hàng trăm nhà báo trong hơn ba giờ mà không có bài chuẩn bị sẵn, không có máy nhắc ở trước mặt? Ít khả năng lắm.

Thế còn Hillary? Liệu bà Hillary có thể đối mặt với giới truyền thông trong nước và quốc tế trong một buổi nói chuyện thẳng thắn, không có gì bị cấm đoán, trong hơn ba giờ mà không có máy nhắc để hỗ trợ? Không bao giờ.

Thế còn John McCain? Liệu thượng nghị sĩ John McCain có thể trả lời những câu hỏi thông minh trong 15 phút chứ đừng nói là hơn ba giờ mà không cần viện đến những luận điểm hiếu chiến, lật đổ chế độ hay chỉ mặt gọi tên người khác? Xin lỗi!

Cameron, Hollande, Merkel… không bao giờ. Các nhà lãnh đạo châu Âu chỉ là những con rối của Hoa Kỳ và có lẽ không thể suy nghĩ độc lập trong 30 phút chứ đừng nói đến 3 giờ tranh luận trực tiếp.

Những gì chúng ta thấy ngày hôm nay, lần thứ 10 rồi, là sự minh bạch hết mức mà một nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới có thể làm được… và giới truyền thông phương Tây căm ghét Putin, và nước Nga vì điều đó.

Cách tổ chức, độ dài và sự minh bạch của buổi họp báo hàng năm lần thứ 10 của Putin là tất cả những gì một người đầu óc bình thường cần để dễ dàng suy ra rằng tất cả những lời tuyên truyền từ các nhà lãnh đạo và giới truyền thông phương Tây về sự xâm lăng của Nga, sự so sánh với Hitler và khát vọng độc tài đều là những lời dối trá hoàn toàn.

Không có một nhà độc tài nào trên hành tinh này, không một nhà lãnh đạo nào còn sống ngày nay, không một tổng thống hay thủ tướng đang nắm quyền nào có đủ can đảm để ngồi trước bao nhiêu nhà báo trong nước và quốc tế như vậy và trả lời mọi câu hỏi được ném vào ông ta chỉ với một cây bút và mảnh giấy trong tay.

Putin nhận câu hỏi từ các phóng viên Ukraine, BBC, Reuters, FT… hầu như tất cả những tờ báo vẫn lăng mạ ông hàng ngày. Ông trao đổi với họ trong một cuộc tranh luận cởi mở và trung thực cho cả thế giới thấy.

Không có gì bị che giấu, và xem nó mới đã làm sao. Giá mà vị tổng thống của tôi cũng có thể cởi mở và trung thực như vậy.

Những gì chúng ta thấy ngày hôm nay chính là lý do tại sao Hoa Kỳ, châu Âu và toàn thể giới truyền thông phương Tây căm ghét Vladimir Putin.

Điều cuối cùng mà bất cứ chính quyền phương Tây nào muốn là sự minh bạch và tranh luận công khai. Họ thích hoạt động trong bóng tối, giữ các công dân của họ lờ đờ như những cái xác không hồn. Họ sẽ không bao giờ đưa các vị lãnh đạo của họ ra những sự kiện không được chuẩn bị trước như buổi họp báo lần thứ 10 của Putin này.

Cái gần nhất ở các nước phương Tây với những gì chúng ta thấy ngày hôm nay ở Moscow là các buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ của Jen Psaki. Chúng giống như những buổi hài kịch hơn là những cuộc thảo luận thông minh.

Phương Tây có thể căm ghét Putin chừng nào họ muốn. Chừng nào tôi chưa thấy Obama, Cameron, hay Merkel làm được những gì Putin vừa làm (năm thứ 10 liên tiếp), thì hãy biến đi cho tôi nhờ.

Xem thêm:



Tổng thống Putin trả lời trực tuyến người dân Nga

Tổng thống Putin trả lời trực tuyến người dân Nga

Nguồn: soha.vn

Trong 3 giờ 55 phút, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giải đáp 90 câu hỏi, bao gồm tình hình trong nước, quan hệ giữa Nga với phương Tây và độc lập ở miền đông Ukraine…

Tổng thống Putin mở đầu cuộc đối thoại trực tuyến với người dân bằng một bài phát biểu ngắn vào lúc 12h03 phút (giờ Moscow).

Tổng thống Nga ngồi tại một trường quay được thiết lập gần điện Kremlin. Cùng lúc đó, cuộc giao lưu được phát trực tiếp trên một loạt kênh truyền hình và đài phát thanh Nga.

Trong bài phát biểu mở đầu, Putin cho biết tổng sản phẩm quốc nội của Nga năm 2014 tăng 0,6%, và Nga đã giữ không cho vòng xoáy lạm phát diễn biến quá nặng nề.

Trong thời gian khoảng 1 tuần nhận các câu hỏi từ khắp nơi gửi tới, đã có hơn 2.386.000 thắc mắc muốn được giải đáp.

Gần 250 nhà báo Nga và hơn 70 phóng viên nước ngoài, trong đó có phóng viên Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật... đang tác nghiệp tại trường quay này để đưa tin về cuộc giao lưu trực tuyến.

Theo ông Putin, sản lượng dầu mỏ của Nga năm 2014 đã đạt con số kỉ lục 525 triệu tấn. Cũng trong năm 2014, khắp nước Nga đã xây dựng được 82 triệu m2 nhà ở, nhiều nhất từ trước tới nay.

Tình trạng thất nghiệp không diễn biến nghiêm trọng. Theo đánh giá của ông Putin, việc thất thoát vốn ra nước ngoài cũng không tới mức thảm hoạ. Vốn của các ngân hàng Nga đạt 77 nghìn tỉ rúp, vượt quá giá trị tổng sản phẩm quốc nội của đất nước.

Ông cho rằng, mức thâm hụt ngân sách 3,7% là chấp nhận được.

Tổng thống Putin ghi nhận thu nhập thực tế của người dân Nga đã giảm do lạm phát tăng 11,4%. Ông cho rằng, dù có cấm vận và trừng phạt của phương Tây hay không, nước Nga cũng cần phải hướng tới các biện pháp quản lý kinh tế hoàn thiện hơn nữa.

Ông Putin cho rằng, kinh tế Nga có thể phục hồi sớm hơn chứ không phải là 2 năm. Sản xuất nông nghiệp trong nước nhất định sẽ tăng trưởng.

Nước Nga không sợ bất kỳ một mối đe dọa nào

Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh toàn xã hội Nga gắn kết như hiện nay, thì nước Nga không sợ bất kỳ một mối đe doạ nào.

Putin không đồng tình với những lời chỉ trích quá nhiều đối với hoạt động của chính phủ Nga.

Ông cho rằng, kế hoạch hành động của chính phủ Nga trong thời kỳ khủng hoảng được tính toán rất kỹ và thể hiện đúng thực trạng của nền kinh tế, mặc dù theo ông, việc triển khai kế hoạch chống khủng hoảng cần phải đẩy nhanh hơn nữa.

Các hành động của chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga nhằm cấp vốn cho hệ thống ngân hàng Nga và những biện pháp khác nữa đã được thực hiện rất xác đáng.

Putin cũng ghi nhận, nhìn chung, trong cả nước hiện nay, giá cả hàng hoá đã bắt đầu giảm, tuy không đều khắp ở tất cả các địa phương. Đồng rúp đi vào ổn định và đã tăng giá. Đáng chú ý là rúp tăng giá nhanh hơn so với giá dầu mỏ.



Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Ukraine sửa sách giáo khoa, tôn vinh chủ nghĩa phát-xít

Phát-xít Ukraine

Tác giả: Thiên Nam
Nguồn: Báo Đất Việt

Ukraine gieo rắc thù hận trong sách giáo khoa

Trên trang web của Sputnicknews mới đăng tải bài viết “Sự dối trá không còn là trò đùa”, bày tỏ sự lo ngại trước việc Ukraine chỉnh sửa, bổ sung vào sách giáo khoa những sự kiện bịa đặt, xuyên tạc, dẫn dắt con em mình đi vào con đường hận thù dân tộc.

Bài viết cho biết, Bộ Giáo dục và khoa học Ukraine vừa thông qua các bổ sung cho sách giáo khoa lịch sử lớp 11. Với việc làm này, chính quyền Kiev đã tiến thêm một bước gia tăng sự thù hận nhằm vào Nga, gieo rắc thêm vào đầu lớp trẻ Ukraine những điều dối trá suốt 24 năm qua, kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Những thông tin mới bao trùm giai đoạn xuất hiện biểu tình trên Quảng trường Độc lập (Maidan Nezalezhnosti) ở Kiev, đòi bãi nhiệm Tổng thống hợp Hiến Viktor Yanukovych, gia nhập Liên minh châu Âu vào mùa thu năm 2013, cho đến thời điểm chiến sự ở đông nam đất nước.

Bình luận về những bổ sung mới này, người ta chỉ có thể thốt lên: “Sự dối trá trơ trẽn”. Ví dụ, phiên bản mới nhất của sách giáo khoa lịch sử trình bày rằng lực lượng đặc nhiệm Nga đã chuẩn bị một hoạt động bí mật mang tên Boomerang, khi 22 nghìn "nhân viên đặc nhiệm Nga sẽ tiêu diệt Maidan."

Ngoài ra, các phần bổ sung của sách cho biết "quân xâm lược Nga" đã bắn tên lửa xuống nhân dân các thành phố Ukraine bình yên, "tay sai của Nga" gài mìn phá hoại đường ray, trụ sở hành chính, sát hại thường dân Ukraine, nhằm dựng lên bầu không khí lo sợ và và ám ảnh chiến tranh."

Hoạt động trừng phạt người dân Donbass không ủng hộ cuộc đảo chính vũ trang được Kiev gọi là "cuộc chiến của nhân dân Ukraine chống lại nước Nga xâm lược" và được ca ngợi là "một sự kiện trung tâm của lịch sử hiện đại không riêng đối với Ukraine mà cả châu Âu và thế giới."

Ông Andrei Ivanov, cán bộ Viện Nghiên cứu quốc tế MGIMO nhận xét, tác giả những bổ sung này đã lừa dối trắng trợn nhưng họ không biết làm thế nào khác, bởi ngay từ ban đầu, mối quan hệ giữa chính quyền dựng lên bằng đảo chính ở Kiev và phương Tây đã dựng lên hàng loạt sự dối trá.

Kiev và những kẻ đỡ đầu đã xuyên tạc rằng, Nga không chịu để Ukraine gia nhập châu Âu, các cuộc biểu tình ở Kiev “mang tính hòa bình được đại đa số nhân dân ủng hộ”, Nga xâm lược Crimea, đưa quân sang Donbass, tuồn vũ khí cho tay sai bắn giết nhân dân Ukraine.

Cuộc tàn sát nhân dân Donbass không chịu tuân lệnh những kẻ tiếm quyền ở Kiev do quân đội Ukraine và các băng đảng dân tộc cực đoan tiến hành được ca ngợi là “cuộc chiến chống xâm lược”, nhân dân Ukraine đang đối đầu với cuộc xâm lược của Nga ở miền Đông Nam đất nước…

Sự dối trá được các chính trị gia và phương tiện truyền thông Ukraine không ngừng phổ biến, giờ đây sẽ xuất hiện chính thức trong cả sách giáo khoa. Ở mức độ đổi trắng thay đen, những điều này ghê gớm gấp nhiều lần so với các bình luận trên truyền thông của các chính khách phát xít mới ở Kiev.

Nga cần có những phản ứng gì trước sự công kích xúc phạm này? Vì sao Nga phải cam chịu thực tế thế hệ trẻ Ukraine sẽ hận thù nước Nga, khi mà đó là điều hoàn toàn phi lý?”

Những điều bịa đặt trên phương tiện truyền thông và sách giáo khoa Ukraine là cực kỳ nguy hiểm bởi nó là hành động thay đổi ý thức hệ, tạo nên tâm lý thù hận giữa người Nga và người anh em người Ukraine, chuẩn bị tâm lý cho người Ukraine cầm súng chĩa vào Nga.

Ông Ivanov lên án, trong khi Ukraine chuẩn bị dắt con em mình đi trên con đường của Chủ nghĩa phát xít mới thì phương Tây đang quan sát và vỗ tay hài lòng. Liệu họ có nhận thức rằng hậu quả là sẽ tới lúc cuộc chiến của Ukraine nhằm vào Nga gây ảnh hưởng nặng nề đến châu Âu?



Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Lửa vũ trụ và đám cháy lớn bí ẩn ở Chicago

Đám cháy Chicago 1871

Nguồn: VnExpress

Đêm chủ nhật, ngày 8/10/1871, đường phố Chicago (Mỹ) đang náo nhiệt vui vẻ thì đột nhiên một ngôi nhà ở phía đông bắc thành phố bốc cháy. Lính cứu hỏa chưa kịp phản ứng thì một ngọn lửa khác đã bủa kín nhà thờ thánh Paul. Khắp thành phố còi báo cháy hú vang...

Chicago nổi tiếng ở Mỹ vì nhiều gió nên còn được gọi là “thành phố gió”. Nay thành phố gặp lửa, tình trạng càng bi thảm hơn. Lửa mượn sức gió bốc cao dữ dội và lan nhanh khủng khiếp. Chưa đầy nửa tiếng sau, Chicago đã chìm trong biển lửa mênh mông. Dân chúng hoảng loạn chưa từng thấy, người ta nháo nhào chạy ra đường, giẫm đạp lên nhau, chen lẫn cùng đám súc vật tìm đường chạy trốn. Đám cháy khủng khiếp kéo dài tới sáng hôm sau. Hơn 17.000 ngôi nhà ở trung tâm thành phố biến thành tro bụi, hàng nghìn người tử nạn vì cháy và vì bị giày xéo.

Giải thích nguyên nhân của vụ hỏa hoạn, tờ Thời báo Chicago và một số báo lớn của Mỹ đưa tin: Do sơ suất của bà chủ, một con bò cái đã húc đổ ngọn đèn dầu gây cháy chuồng, đám cháy phát lửa từ chuồng bò đã lan khắp Chicago. Tuy nhiên, lời giải thích này bị đa số dân Chicago phản bác, họ cho rằng giới báo chí chẳng biết gì. Một vị chỉ huy trực tiếp tham gia cứu hỏa cho biết: Chỉ trong chớp mắt, thành phố đã tràn ngập trong biển lửa, do đó bảo rằng “đám cháy lan ra từ chuồng bò” là điều vô lý, đây thực sự là một trận lửa bay, chỉ có lửa bay mới nhanh đến vậy! Cả bầu trời bốc cháy, những hòn đá nóng bỏng từ trên trời trút xuống.

Nhiều người dân thoát chết sau vụ hỏa hoạn cũng khẳng định: Mưa lửa là từ trên trời rơi xuống. Tập hợp lại các thông tin, cảnh sát liên bang Mỹ cho biết: Buổi tối đó, cùng với Chicago, ở các nơi như Wisconsin, Michigan, Nevada và một số vùng rừng núi, đồng cỏ phía đông Mỹ cũng có hỏa hoạn. Rõ ràng không thể là sự phát lửa bình thường. Đi tìm vật chứng cho hiện tượng lạ, người ta tìm thấy số pho tượng đá hoa cương ở trung tâm Chicago bị nung chảy; giàn giáo đỡ bằng thép của một xưởng đóng tàu đứng chơ vơ bên sông cũng bị đốt chảy ra dính vào nhau, nhiều kho sắt thép bị chảy thành đống… chứng tỏ nhiệt độ phải rất cao.

Một điều kỳ lạ nữa trong vụ đại họa của Chicago là cái chết thảm khốc của cả ngàn người dân đã chạy thoát khỏi thần lửa, ra tới được vùng ngoại ô. Giám định thi thể nạn nhân thấy cho thấy, cái chết của họ chẳng có chút gì liên quan đến lửa. Đến đây, các nhà khoa học phải vào cuộc.

Tiến sĩ W. Ximoberin, một chuyên gia lừng danh về các vụ án thiên văn đã cho rằng: “lửa đá được đem đến Chicago trong trận mưa sao băng”. Theo ông, thủ phạm của vụ này là sao chổi Bira (tên nhà thiên văn Tiệp Khắc tìm ra nó vào năm 1826). Sao chổi Bira có chu kỳ quanh mặt trời là 6,6 năm. Vào năm 1846, trong khi sạt qua trái đất, nhân Bira bị vỡ làm hai mảnh. Những quan sát tiếp theo cho thấy, đến năm 1852, hai phần nhân bị vỡ đôi kia đã cách nhau tới 2,4 triệu km để rồi mất hút trong vũ trụ. Đúng vào ngày 8/10/1871, một phần nhân sao chổi Bira lại gặp gỡ trái đất và điểm giao tiếp lần này nằm trên không phận Mỹ. Kết quả là trận mưa sao băng dữ dội đã xảy ra. Phần lớn thiên thạch bị đốt cháy khi ma sát với không khí, phần còn lại rơi ào ạt xuống mặt đất có nhiệt độ rất cao, đủ năng lực hóa lỏng sắt thép và các loại đá hoa cương. Chicago không may mắn nằm gọn trong vòng trung tâm của trận mưa lửa.

Ngoài ra, Ximoberin cũng cho rằng, trận "mưa" này do sự bốc cháy của vẩn thạch còn mang theo một lượng rất lớn khí xyanua và dioxit carbon, tạo thành các vùng “tiểu khí hậu giết người”. Điều này giải thích về việc cả nghìn người đã thoát khỏi vùng lửa, ra đến ngoại ô thành phố, song vẫn không thoát chết do ngộ độc khí đậm đặc.

Luận thuyết của Ximoberin được nhiều người quan tâm. Nhưng thực tế, đến nay người ta vẫn chưa tìm được một bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết đó, như các mẩu thiên thạch còn sót lại, thực vật bị lửa trời thiêu đốt hay các khu đất bị ô nhiễm…

Những người bác bỏ giả thuyết của Ximoberin cho rằng, sao chổi là một “thiên thể khổng lồ nhưng rất loãng”, nhân sao chổi nếu có va quyệt vào trái đất thì cũng không thể gây tai họa vì trái đất có bầu khí quyển là tấm lá chắn rất hữu hiệu. Nếu có thiên thạch nào chưa cháy hết trong bầu khí quyển, thì khi rơi xuống bề mặt trái đất cũng không thể gây ra hỏa hoạn.

“Đám cháy Chicago” vẫn còn là một bí ẩn cho đến tận ngày nay.

Xem thêm:



Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Vì sao hàng loạt đồng minh quay lưng với Mỹ để gia nhập AIIB?

AIIB - Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á

Tác giả: Bảo Sơn
Nguồn: Báo Đất Việt

Tiếp theo Anh, hàng loạt quốc gia Á-Âu gia nhập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đã gây ra cơn địa chấn trên diễn đàn quốc tế.

Anh gia nhập AIIB gây ra “phản ứng dây chuyền”

Việc Anh - đồng minh quan trong nhất của Mỹ ở châu Âu và trên toàn thế giới chính thức nộp đơn xin gia nhập AIIB - Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, do Trung Quốc lãnh đạo là một đòn mạnh giáng vào Mỹ, bởi nó đã tạo ra một “hiệu ứng Domino” kinh hoàng.

Động thái này của Anh làm cho “quan hệ đặc biệt” Mỹ-Anh trục chính sách phương Tây mấy chục năm qua xuất hiện sự rạn nứt hiếm thấy và bộc lộ sự bất đồng sâu sắc trong những vấn đề quan trọng giữa hai nước đồng minh lâu đời này.

Hơn nữa, bất đồng này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối đoàn kết và hành động chung giữa các quốc gia phương Tây. Động thái này của Anh dẫn đến một phản ứng dây chuyền khiến Mỹ không thể ngăn chặn nổi.

Trong một thời gian ngắn, một số nước chủ chốt của phương Tây như Pháp, Đức, Italia và một số nước khác như Thụy Sĩ, Luxembourg, Đan Mạch, Áo, Tây Ban Nha, Hà Lan, Nga, Gruzia, Brazil, thậm chí những nước vốn phụ thuộc vào Mỹ như Hàn Quốc và Úc cũng lần lượt đệ đơn xin gia nhập AIIB.

Vậy nguyên nhân nào khiến đồng minh quay lưng lại với Hoa Kỳ?

Đồng minh Mỹ không cưỡng được lợi ích kinh tế của AIIB

Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, châu Âu luôn ở trong tình trạng khó khăn về kinh tế kéo dài, nên vấn đề cấp thiết với EU là phải nắm lấy cơ hội phát triển từ nền kinh tế mới nổi và phát triển năng động ở châu Á.

Trong bài phát biểu gần đây của mình, ông Martin Schulz - Chủ tịch Nghị viện Châu Âu cho biết, ngoài phát triển mậu dịch hàng hoá, EU cần phải tiếp tục thúc đẩy dịch vụ và đầu tư với Trung Quốc. Bởi vậy, ông cũng ủng hộ 4 nước châu lục này tham gia vào ngân hàng AIIB.

Anh là nước phương Tây đầu tiên chính thức chấp thuận trở thành thành viên sáng lập của AIIB. Sau đó, hàng loạt quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ là Đức, Pháp, Italia, Hàn Quốc… cũng đã tuyên bố gia nhập ngân hàng này.

Sai lầm” về mặt chính sách của Hoa Kỳ.

Theo như tờ The Daily Telegraph nhận định, duy trì vị trí bá chủ luôn là vấn đề cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Là đồng minh quan trọng của Anh, nhưng khi tìm kiếm lợi ích ở nước ngoài, Washington đã phớt lờ lợi ích của London, điều này khiến đồng minh lâu năm này quay lưng lại với Lầu Năm Góc.

Ngược lại, Trung Quốc đang tuyên truyền một chính sách ngoại giao khôn ngoan hơn là: Không liên minh, không bá quyền, độc lập tự chủ, phát triển hoà bình, coi hòa bình là lợi ích căn bản của toàn nhân loại, lấy kinh tế làm căn cứ bảo đảm cho việc cải thiện điều kiện sống của nhân dân…

Chính điều này đã khiến Trung Quốc thu hút được nhiều quốc gia từ châu Á đến châu Âu, với nhiều chế độ chính trị, thuộc nhiều khối liên minh, liên kết khác nhau tham gia.



Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Thời tiết Khắc nghiệt, Chấn động Hành tinh và Cầu lửa: Tóm tắt SOTT tháng 3/2015

Nhật thực toàn phần

Nguồn: SOTT.net

Những chấn động hành tinh tiếp tục trong tháng 3/2015, với lũ quét dữ dội xảy ra trên khắp châu Mỹ Latin, cuốn trôi cả thị trấn. Chỉ qua đêm, Sa mạc Atacama tại Chile, 'nơi khô hạn nhất trên Trái Đất', đã trở thành một trong những nơi ướt át nhất. Tuyết tan kết hợp với mưa trái mùa gây ngập lụt nhiều vùng ở bắc Ấn Độ, miền tây Hoa Kỳ và Tây Âu. Lũ lụt cũng tấn công cả miền đông châu Phi và Úc. Một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nam Thái Bình Dương tàn phá Vanuatu, trong khi siêu bão Maysak đổ bộ vào Philippines vào cuối tháng. Vừa lúc người dân Mỹ sống trong thung lũng lốc xoáy đang tự hỏi mùa lốc xoáy đi đâu rồi thì một cơn lốc xoáy dữ dội nhiều lõi tàn phá Moore, Oklahoma (một lần nữa).

Với tuyết vẫn còn trên mặt đất tại 49 trong số 50 bang của Hoa Kỳ, hiện tượng tuyết rơi dày trong cả tháng vẫn tiếp tục suốt dọc nửa phía đông Bắc Mỹ. Boston phá kỷ lục tuyết rơi trong mùa đông của nó - 3 mét tuyết. Và cùng một lượng tuyết như vậy rơi xuống vùng trung tâm nước Ý trong MỘT NGÀY vào tháng trước! Thời tiết lạnh cực độ ở vùng đông bắc Hoa Kỳ tiếp tục phá kỷ lục nhiệt độ thấp, và đưa băng trên biển lên những mức độ trước đây chưa từng thấy. Bất kể mùa thế nào hay địa điểm ở đâu, dù là vùng nhiệt đới hay sa mạc, mưa đá rơi khắp mọi nơi: cả chục cm tại nam California và Ả rập Xê út, 60 cm ở Bogota, Colombia, và những cục mưa đá to bằng quả bóng tennis tại miền đông nước Úc. Từ vũ trụ, những quả cầu lửa lớn từ thiên thạch được nhìn thấy trên khắp miền tây Hoa Kỳ, trung tâm châu Âu và Tây Úc, trong khi hành tinh tắm trong ánh sáng xanh và hồng của ánh cực quang ở cả hai bán cầu do bão mặt trời mạnh trong chu kỳ mặt trời này.

Lốc xoáy lửa


Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Cựu quan chức Israel: "Xung đột tại Ukraine còn kéo dài vì Mỹ muốn thế"

Xung đột Ukraine

Nguồn: Một Thế Giới

Xung đột tại Ukraine còn kéo dài vì Mỹ vẫn tiếp tục những nỗ lực làm suy yếu và cô lập Nga, Ukraine đã được người Mỹ sử dụng trong mục đích này, một cựu quan chức Israel nói với Sputnik News ngày 6.4.

"Sáng kiến tạo ra cuộc xung đột này (ở Ukraine) đến từ Mỹ. Khi nào họ còn thấy rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine có lợi để họ làm suy yếu và cô lập Nga, thì cuộc xung đột này còn kéo dài", ông Kedmi, cựu lãnh đạo của Nativ, cơ quan xúc tiến di cư từ Liên Xô sang Israel nói về việc xung đột tại Ukraine còn kéo dài với truyền thông.

Trước đó cũng trong ngày 6.4, Ngoại trưởng nga Sergei Lavrov nói với Tổng giám đốc cơ quan tin tức Rossiya Segodnya là ông Dmitry Kiselev rằng Mỹ cố gắng để tước đi mọi mối quan hệ của các nước với Nga.

Ông Kedmi cho rằng chính Mỹ mới là đạo diễn chính của khủng hoảng Ukraine và là kẻ khơi mào cuộc xung đột, trong khi Nga chỉ đơn giản là phản ứng lại các hành động khiêu khích của Mỹ. Theo ông Kedmi, trong tương lai xung đột Ukraine có kết thúc hay không thì sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Mỹ.

"Châu Âu không có vai trò gì cả, bởi tất cả mọi thứ được kiểm soát từ Washington. Chính quyền Ukraine cũng làm mọi thứ mà Washington sai bảo mà không có ý kiến riêng", ông Kedmi nói, và nói thêm rằng lực lượng hòa bình nếu được triển khai tại Ukraine cũng sẽ không giải quyết gì được cho tình hình xung đột.

Vào tháng 4.2014, lực lượng Kiev đã phát động một chiến dịch quân sự để chống lại những người ủng hộ độc lập ở miền Đông Ukraine, những người từ chối công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới tại Ukraine, lên nắm quyền sau cuộc đảo chính tại Maidan.

Ngày 12.2, một thỏa thuận hòa bình đã được ký tại Minsk là một gói biện pháp ngăn chặn xung đột tại miền Đông Ukraine. Danh sách 13 điểm này bao gồm một lệnh ngừng bắn vào ngày 15.2. Tuy nhiên, theo ông Kedmi thì chỉ có lệnh ngừng bắn là được thực thi một cách khá nghiêm túc.

Xem thêm:



Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Crimea: Đường về Tổ quốc - Phụ đề tiếng Việt - Trọn bộ

Crimea

Đây là bộ phim tài liệu của Andrey Kondrashov nói về việc Crimea trở về với nước Nga, phát sóng tại Nga ngày 15/3, giờ đã có phụ đề tiếng Việt. Đã được một năm kể từ khi người dân Crimea bỏ phiếu biểu quyết trở về với Đất Mẹ của họ và bỏ lại đất nước Ukraine tồi tệ phía sau. Các cường quốc phương Tây – dẫn đầu như thường lệ bởi Hoa Kỳ và Anh - quyết tâm mô tả sự kiện lịch sử trọng đại này như một vụ xâm lấn chiếm đất từ phía Nga, và rằng nó đã gây ra cuộc nội chiến sau đó giữa Kiev và các tỉnh ly khai ở miền đông đất nước.

Tuy nhiên, như bộ phim tài liệu tuyệt vời này cho thấy, chính phủ Nga đã có thể thấy cách thức bạo lực mà Yanukovich, nhà lãnh đạo Ukraine được dân bầu, bị lật đổ - với dấu vân tay của Hoa Kỳ phủ đầy trên đó - có nghĩa rằng sự hỗn loạn sẽ nhanh chóng lan rộng khắp Ukraine, và rằng cộng đồng đa số người dân gốc Nga ở Crimea sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những kẻ phát-xít mới vốn dĩ khủng bố bất cứ ai mà chúng cho rằng “không đủ trung thành” với chế độ do Hoa Kỳ dựng lên. Khi tổng thống Yanukovich chạy trốn khỏi thủ đô vào ngày 21/2/2014, tổng thống Putin bắt đầu một loạt biện pháp để tạo ra thách thức đầu tiên (và thành công) đối với bộ máy đế quốc Mỹ.



Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Mì ăn liền nhưng... chết từ từ

Mì gói ăn liền

Nguồn: VTC News

Mì ăn liền vốn là một món ăn phổ biến đối với những người có ít thời gian và hạn hẹp về kinh tế , trong đó đặc biệt là giới sinh viên. Có thể trong chúng ta đều cho rằng mì ăn liền không phải là một món ăn bổ dưỡng, nhưng chúng cũng chẳng phải là món gây hại cho sức khỏe như những thức ăn nhanh khác gồm Hamburger, khoai tây chiên…

Tuy nhiên, trong một thí nghiệm đặc biệt gần đây, tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) sẽ cho chúng ta cái nhìn chân thật nhất về tác hại của mì ăn liền sau khi xâm nhập vào cơ thể.

Theo đó, để hỗ trợ cho cuộc thí nghiệm này, ông Kuo đã sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ để dẫn chứng điều gì xảy ra bên trong dạ dày và đường tiêu hóa của chúng ta sau khi chúng ta tiêu thụ mì ăn liền. Những kết quả đã gây ngạc nhiên cho nhiều người.

Mì ăn liền không dễ phân hủy sau nhiều giờ vào cơ thể

Bằng cuộc thí nghiệm được thực hiện thông qua một máy quay nhỏ, tiến sỹ Kuo đã cho chúng ta thấy một sự thật rằng, những sợi mì ăn liền khi được đưa vào cơ thể con người sẽ không dễ dàng phân hủy sau 2 giờ chúng ta ăn.

Mì ăn liền không tiêu trong dạ dày
Hình ảnh mì ăn liền (trái) vẫn "nguyên hình" sau nhiều giờ nằm trong dạ dày

Do vậy, mì ăn liền được cho là một đối thủ “khó xơi” đối với hệ tiêu hóa của chúng ta, khiến chúng phải làm việc và hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa. Điều này hoàn toàn khác khi chúng ta ăn các loại mì tự làm khác.



Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Reuters xuyên tạc lời nhân chứng MH17 về tên lửa Buk

Mảnh vỡ máy bay MH17

Nguồn: RT News
Nguồn dịch: Soha News

Một người dân ở vùng Lugansk, người mà hãng tin Reuters đã từng trích dẫn lời rằng đã thấy một quả tên lửa đất đối không bắn đi từ địa phận quân ly khai, cho biết hãng này đã đưa tin không chính xác.

Trong một bài báo được đăng tải vào tháng 3 năm nay về thảm họa chuyến bay MH17, Reuters đã có cuộc trao đổi với ông Pyotr Fedotov, một người dân 58 tuổi sống tại làng Chervonniy Zhovten tại vùng Lugansk ở miền Đông Ukraine.

Hãng này đưa tin: “Khi được Reuters phỏng vấn, ông Fedotov, nhân chứng đã từng cho biết ông đã thấy quả tên lửa “lắc lư” khi đang bay, lúc đầu nói trước máy quay rằng nó được bắn đi từ địa phận của quân Ukraine.

Sau đó, lúc máy quay không chạy, ông khẳng định tên lửa được bắn đi từ vùng của quân ly khai. Được biết nguyên nhân ông thay đổi lời nói của mình là bởi ông lo sợ quân nổi dậy”.

Hãng tin RT của Nga đã liên lạc với ông Fedotov và ông đã đồng ý trả lời phỏng vấn. Ông nói rằng phóng viên của Reuters đã dẫn lời không chính xác so với nguyên văn câu trả lời của ông.

“Khi tôi nói về chiếc máy bay trước ống kính, tôi giải thích cho họ bất cứ những gì tôi thấy. Những gì mà tôi được cho là đã nói khi máy quay không hoạt động là do nhà báo thêm vào. Chúng tôi chưa bao giờ nói về chiếc Boeing sau cuộc phỏng vấn”, ông Fedotov nói.

Ông nói thêm rằng phóng viên Reuters đã liên lạc với ông sau đó, nhưng chưa bao giờ cho ông xem bản nháp của bài viết. Thay vào đó người này hỏi rằng liệu ông Fedotov có gặp rắc rối gì khi nói chuyện với anh ta hay không.

“Người phóng viên này gọi điện cho tôi và hỏi tôi có gặp chuyện gì không. Tôi đã rất ngạc nhiên. Tại sao tôi lại gặp chuyện khi nói sự thật?.

Vài người bạn của tôi bảo rằng trong bài viết tôi đã nói ra hai điều trái ngược nhau khi có và không có máy quay. Lúc đó tôi mới hiểu vì sao anh ta hỏi tôi có gặp vấn đề gì không”, ông giải thích.

Phía RT đã yêu cầu lời bình luận của hãng thông tấn Reuters cũng như đoạn băng ghi hình ông Fedotov nhưng không nhận được hồi âm.

Bài báo của Reuters không chỉ được dựa trên lời nói của ông Fedotov. Hãng này còn nói thêm rằng có 3 người khác trong làng nhìn thấy tên lửa, nhưng chỉ có ông Fedotov là người duy nhất nói rằng cả hai bên đều có thể đã bắn tên lửa.

Bài viết này cũng nhấn mạnh rằng những gì nhân chứng thấy không thể chứng minh rằng đó là quả tên lửa đã bắn rơi máy bay của hãng Malaysia.

Trước đó vào đầu tháng 3, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã lên án bài báo của Reuters về các nhân chứng.

Ông Lavrov cũng nói rằng hiện vẫn còn nhiều câu hỏi mà phía Nga đưa ra nhưng vẫn không có câu trả lời và đến nay vẫn chưa có ảnh chụp từ vệ tinh của Mỹ hay dữ liệu ghi âm của đài kiểm soát không lưu Ukraine khi liên lạc với máy bay bị nạn.