Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí cho khủng bố?

Hiến binh Seyhan chặn một đoàn xe của MIT khi đang trên đường đến Syria, năm 2014

Nguồn: An Ninh Thế Giới

Theo tin báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, giới tình báo nước này bị tố cáo buôn lậu vũ khí cho các phần tử Al-Qaeda ở Syria. Các loại vũ khí bao gồm đầu đạn rocket, được chở lậu trên 7 chiếc xe tải hạng nặng dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Cơ quan Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ (MIT), tuy nhiên đã buộc phải tháo dỡ theo lệnh từ ông Aziz Takci, Chánh án Tòa án thành phố Adana.

Tuy nhiên, ông Takci, ngay lập tức bị cách chức và 13 binh sĩ của ông tham gia lục soát đoàn xe tải bị kết tội "làm gián điệp", một loại trọng tội có thể phải chịu án phạt lên đến 20 năm tù.

Ông Huseyin Celik, Phó chủ tịch đảng Công lý và Phát triển của Tổng thống Erdogan một mặt khẳng định đoàn đó do MIT sở hữu, nhưng cương quyết khẳng định bằng lý luận…cùn: "Bên trong chiếc xe có gì thì cũng chẳng liên quan đến ai cả. Những công tố viên này đang làm việc cho ai? Dừng đoàn xe MIT đồng nghĩa với việc các ông ấy không biết giới hạn của mình". Chủ tịch đảng này nay là Tổng thống đương nhiệm thì nói trắng ra: "Không ai được lục soát đoàn xe của MIT. Những chiếc xe này đang tiếp tế nhân đạo cho người dân Turkmenistan".

Việc tố cáo hoạt động buôn lậu vũ khí do MIT tổ chức được hé lộ trong nhiều tư liệu mà giới hacker thu thập được từ Bộ Tư lệnh Hiến binh và cả trên Internet. Các thông tin cho thấy MIT đang buôn lậu nhiều loại vũ khí cho tổ chức khủng bố Al-Qaeda.

Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng liên tục thoái thác từ chối tham gia liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) do Mỹ dẫn đầu cùng với Arập Xêút, Qatar, Jordan và Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất. Chính quyền Cộng hòa (Hồi giáo Sunni) Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chưa có thời gian chống IS, ưu tiên hàng đầu của họ là lật đổ chính quyền Assad (Syria) - người sắc tộc Alawite, một nhánh Hồi giáo Shiite. Nhiều luồng dư luận cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là cầu nối cho hoạt động rửa tiền và cung cấp chiến binh cho IS và các nhóm Hồi giáo cực đoan khác đang tham chiến ở Syria.

Có nhiều tư liệu tiết lộ từng có lần chánh án Tòa án thành phố Adana ra lệnh kiểm tra đoàn xe tải, bấy giờ họ giao nhiệm vụ cho Hiến binh Seyhan thực hiện việc lục soát. Mặc dù nhân viên MIT cố gắng ngăn cản nhưng việc lục soát vẫn được tiến hành (tiến trình lục soát được ghi hình video và công bố 6 thùng kim loại được tìm thấy trong 3 chiếc xe tải). Chiếc thứ nhất chở 30 quả tên lửa và 15 thùng đạn. Chiếc thứ 2 chở 25 quả tên lửa và 25 thùng súng cối và chiếc cuối cùng chở đạn Douchka chống máy bay chiến đấu. Đoàn xe nhận được "mật lệnh" từ bên ngoài thành phố Cyrillic.

Khi Thị trưởng thành phố Adana, ông Huseyin Avini Cos đến nơi đoàn xe đang bị kiểm tra, ông đã hạ lệnh đoàn xe phải tiếp tục hành trình theo "lệnh của thủ tướng”.

Một trong những tài xế tên là Murat Kislakci, đã cho biết đoàn xe sau đó đã "giải quyết êm xuôi thương vụ". "Số vũ khí đó được chất lên xe tải của chúng tôi từ một chiếc máy bay nước ngoài đậu ở sân bay Ankara Esenboga. Chúng tôi chở chúng đến Reyhanli (một địa phương có chung đường biên giới với Syria). Có 2 người đàn ông (điệp viên MIT) áp tải đoàn xe. Đến Reyhanli, chúng tôi giao xe cho 2 ông đi trên chiếc Audi. Họ làm thủ tục nhận phòng khách sạn giúp chúng tôi. Đoàn xe đi qua khu vực biên giới. Trước đó, chúng tôi từng thực hiện những chuyến tải hàng tương tự trong thời gian dài. Chúng tôi làm việc cho chính phủ. Ở Ankara, chúng tôi đỗ xe ở một bãi đỗ của MIT” - Kislakci kể.

"Họ thường căn dặn chúng tôi đến sau 7 giờ sáng. Tôi biết rõ số hàng đó thuộc MIT. Cánh tài xế chúng tôi đều biết. Đây là vấn đề của chính phủ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi bốc hàng từ một sân bay...”. Tastekin cho biết, chính quyền ngay lập tức "che chắn" cho toàn bộ hoạt động này. Để thực hiện việc đó, chính quyền áp đặt kiểm duyệt báo chí bằng cách ra lệnh cho một tòa án ở Adana cấm báo chí đưa tin.

MIT từng đe dọa nhà báo kỳ cựu Serena Shim, người từng đưa tin về trận chiến ở thành phố Kobani giáp biên giới Syria, tiết lộ khi đó các phần tử khủng bố IS đi vào Thổ Nhĩ Kỳ nhận hàng lậu và trở lại Syria dưới vỏ bọc của đoàn xe viện trợ nhân đạo.

Sau đó, nhà báo Shim đã qua đời trong một vụ tai nạn ôtô ở thành phố Suruc gần biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Tuy nhiên, chỉ vài ngày trước khi Shim gặp nạn, bà từng tâm sự với các đồng nghiệp, bà rất lo lắng và sau đó là loạt ảnh bà bị quan chức Thổ Nhĩ Kỳ bắt vì đưa tin "nhạy cảm".

Có nhiều báo cáo khác nhau về việc Thổ Nhĩ Kỳ buôn lậu vũ khí cho Al-Qaeda, các nhánh của tổ chức khủng bố này ở Syria là Jabhat al Nursa cũng như IS. "Hầu hết số vũ khí hoặc bị tịch thu từ quân đội Iraq hoặc Syria, hoặc được bán trái phép cho IS và al Nursa bằng các ngả đường tiểu mạch vùng biên thông qua Thổ Nhĩ Kỳ”, thông tin từ Ủy ban Liên Hiệp Quốc về trừng phạt tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Tuy nhiên, cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn một mực bác bỏ mọi cáo buộc đó.

Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.