Nguồn: Reds.vn
Theo thống kê có dẫn nguồn từ báo chí chính thống Mỹ của trang mạng Killed By Police, trong tháng 3/2015 cảnh sát Mỹ đã bắn chết ít nhất 111 người người khi thi hành công vụ, cao hơn 36 người so với tháng trước. Đây là con cố cao kỷ lục từng được ghi nhận từ trước đến nay.
Tính trung bình trong tháng 3/2015, mỗi ngày ở Mỹ có ít nhất 3 người mất mạng dưới tay cảnh sát. So với số người bị cảnh sát Anh bắn chết trong cả thế kỷ 20 là 52 người thì chỉ riếng số người bị cảnh sát Mỹ bắn chết trong một tháng qua đã cao hơn gấp đôi. Con số này cũng tương đương số vụ hành quyết được ghi nhận ở Saudi Arabia cùng năm (trên 90 vụ).
Các chuyên gia nhận định, sự bạo hành của cảnh sát ở Mỹ phát triển mạnh do thái độ phân biệt chủng tộc và sự dung túng của cả hệ thống luật pháp.
Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ chính là một nhà nước cảnh sát, nơi cảnh sát trên thực tế là công cụ để bảo vệ quyền lợi của các nhóm lợi ích trước khi bảo vệ cuộc sống của người dân. Các sự kiện đẫm máu xảy ra ở đất nước này trong nhiều năm qua cũng chứng minh rằng lợi ích của giới vận động hành lang và doanh nhân buôn bán súng luôn được đặt cao hơn quyền được sống của người dân.
Khác với Anh hay Nga, nơi mà cảnh sát trước hết phải bắn cảnh cáo chỉ thiên, cảnh sát Mỹ có quyền bắn chết đối tượng ngay lập tức khi có dấu hiệu của sự bất tuân. Đặc biệt, sự bạo hành của cảnh sát đối với người Mỹ gốc Phi thực sự đang trở thành xu hướng nguy hiểm và mang tính phổ biến.
Xem bảng thống kê dài về các vụ giết người của cảnh sát Mỹ trong tháng 3/2015 do trang mạng Killed By Police thực hiện ở trang gốc Reds.vn.
Nhận xét: Những con số thống kê trong bài này cho thấy những vụ cảnh sát giết người gây ra bạo loạn ở Ferguson, Baltimore trong thời gian qua hoàn toàn không phải là ngoại lệ mà là quy luật. Bộ máy cảnh sát Mỹ ngày nay đã được trang bị và huấn luyện để trở thành công cụ đàn áp, giết người cho những kẻ thái nhân cách nắm quyền. Không chỉ trong chính sách đối ngoại mà cả trong đối nội, chính quyền Mỹ đã vứt bỏ mọi cố gắng tỏ ra là một thể chế nhân đạo, vì dân.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.