Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Thời tiết Khắc nghiệt và Chấn động Hành tinh: Tóm tắt SOTT 5/2015

Nguồn: SOTT.net

Mùa đông ở bắc bán cầu chính thức kết thúc vào tháng ba, nhưng tháng 5 năm 2015 vẫn còn thấy tuyết rơi dày tại nhiều vùng ở Na Uy, Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Châu Âu ghi được nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng năm và tháng sáu - 44°C tại Tây Ban Nha - trong một đợt nắng nóng ngắn trước khi cột thủy ngân lao xuống mức 8°C trong tuần tiếp theo. Giống như hầu hết vùng Siberia, miền bắc Trung Quốc chuyển từ thời tiết ấm, khô - có cả bão cát và cháy rừng - trong tháng tư sang bão tuyết vào cuối tháng năm, trong khi kỷ lục tuyết rơi và nhiệt độ thấp vào mùa xuân bị phá vỡ ở Nga.

Có ít nhất bốn đợt bùng phát lốc xoáy lớn ở Hoa Kỳ vào tháng trước, tạo ra khoảng 460 báo cáo lốc xoáy. Liệu Hoa Kỳ có phá vỡ kỷ lục năm 2011 của mình về số lốc xoáy nhiều nhất trong một năm không? Cùng với những cơn bão là mưa đá, mưa và tuyết - rất nhiều nữa. Texas bị chìm ngập bởi lượng mưa kỷ lục, mang lại một kết thúc hỗn loạn cho đợt hạn hán kéo dài ba năm của bang này. Cũng có những cơn lốc xoáy tàn phá tại New Zealand, Mexico và Đức, nơi có hai đợt lốc xoáy bùng phát.

Đợt hạn hán kỷ lục ở California vẫn tiếp tục, nhưng kỷ lục lượng mưa nhiều nhất trong một ngày của Los Angeles bị phá vỡ trong tháng năm. Các vùng bị ngập lụt khác của Hoa Kỳ là Louisiana, Oklahoma và Alaska, nơi có "đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ", một phần do đợt nắng nóng mùa xuân kỳ lạ ở đây. Một cơn bão "ngày tận thế" làm ngập lụt đường phố Moscow, trong khi mưa đá biến đường phố thành sông băng tại Tây Ban Nha, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ô tô bị cuốn trôi tại thành phố bờ biển Izmir. Nhiều hố sụt khổng lồ mở ra ở Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Canary Islands và Nga, nuốt chửng vườn tược, đường phố, ngã tư, sân gôn và xe ô tô.

Một trận động đất chết người nữa - chính thức được coi là dư chấn - làm rung chuyển Nepal vào ngày 12/5, chỉ ba tuần sau khi đất nước này bị san bằng bởi sự kiện địa chấn tồi tệ nhất tại đây trong 80 năm qua. Núi lửa Wolf tại Galapagos phun trào lần đầu tiên trong hàng thập kỷ, tiếp sau đó vài ngày là đợt phun trào dữ dội của núi lửa Shindake ở miền nam Nhật Bản. Tiếp theo là trận động đất 8,5 độ ngoài khơi Nhật Bản, trận động đất mạnh nhất tại đất nước này sau trận mạnh 9,0 độ vào tháng 3 năm 2011.

Một số người hỏi: "Đến khi nào thì mới có biến đổi khí hậu?" Câu trả lời của chúng tôi là: Hãy mở mắt ra; nó đang xảy ra NGAY LÚC NÀY!

Nếu bạn thích video này, hãy chia sẻ nó!

Gửi ảnh và video của bạn đến sott@sott.net

Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.