Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Từ "Mùa xuân Ả Rập" đến những âm mưu gây bất ổn ở Việt Nam

Nguồn: Blog Nhà Lá

Trước "Mùa xuân Arab" năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ai Cập từ 6.6 - 7.3% GPD là 6.020USD, Libya là 16.400 USD, Syria là 4.620 USD và Tunisia 8.940 USD. Nhiều người Việt thậm chí còn phải sang các quốc gia này làm thuê kiếm sống, hiện nay GPD VN chỉ mới chạm ngưỡng 2200 USD tức là chưa bằng 1/2 GDP của nước thấp nhất trong các quốc gia trên.

Tuy nhiên, sau "Mùa xuân Arab" hàng trăm ngàn người buộc phải bất chấp nguy hiểm liều mình vượt biên trốn chạy khỏi bom đạn, khủng bố, thảm sát tại quê nhà.

Tại VN "Mùa xuân Arab" đeo cái mặt nạ "Xã hội dân sự". Tên gọi khác nhau nhưng mục đích và cách thức hoạt động thì giống nhau. Đó là sử dụng các thành phần bất mãn trong nước chống phá chính phủ, kích động bạo loạn lật đổ nhà nước. Được các tổ chính trị đầu xỏ quốc tế núp dưới tên gọi Tổ chức phi chính phủ(NGOs) tài trợ và huấn luyện, chúng ngang nhiên tập hợp lực lượng, sử dụng biểu tình đông người làm công cụ áp lực lên chính phủ, yêu cầu thực hiện yêu sách thả đồng bọn, cho chúng tự do thành lập các tổ chức chính trị đối lập, thậm chí chúng còn công khai ý định lật đổ nhà nước hiện tại như đã từng thực hiện ở Trung Đông, Bắc Phi hay gần đây nhất là Ukraine.

Điều nguy hiểm là trước thảm cảnh người dân các quốc gia có chính phủ bị lật đổ, nhiều người Việt vẫn tỏ ra ngây thơ và hầu như không ý thức được sự nguy hiểm của các thành phần chuyên chống phá, gây bạo loạn lật đổ này. Họ vô tư chuyền tay nhau các thủ thuật chống lại chính quyền, vì quyền lợi hẹp hòi cá nhân họ sẵn sàng tiếp tay các tổ chức phản động trong và ngoài nước lên án, bêu riếu với mục đích hạ uy tín các cơ quan chính phủ, gây hoang mang bất ổn xã hội. Thập chí nhiều người còn cho đó là việc đáng tự hào!?

Bài học từ các nước Trung Đông, Bắc Phi và Ukraine vẫn đang nóng hổi. Hiểm hoạ "Mùa xuân Arab" có tái diễn ở VN hay không phụ không nhỏ vào ý thức trách nhiệm của mỗi người VN hôm nay.

Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.