Nguồn: politobzor.net
Nguồn dịch: Kichbu Blog
Tấn công thông tin của Hoa Kỳ vào Nga đang phát triển nhanh chóng. Thậm chí trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" cũng không xuất hiện số lượng thông tin giả mạo bịa đặt chống lại Liên bang Nga như bây giờ. Cuộc tấn công chưa từng có về quy mô tiến hành trên tất cả các hướng với sự tham gia của tất cả các lực lượng và phương tiện, cũng như thông qua việc tạo ra và triển khai các đơn vị thông tin mới.
Mục tiêu chính của Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận nhất của họ là lôi kéo Nga vào cuộc xung đột không cần thiết đối với Nga với các nước láng giềng, khiên người dân đất nước mất lòng tin và căm thù nhà nước, và cuối cùng là thực hiện cái gọi là "cách mạng màu" với sự thay thế ban lãnh đạo hiện nay bằng các chính khách thân phương Tây (như điều này được thực hiện tại Ucraina).
Các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ và phương Tây đã áp đặt trở lại cho thế giới một hình ảnh tiêu cực về nước Nga, mà sự khởi xướng đã bắt đầu trong những năm 80s bởi tổng thống Reagan. Chỉ bây giờ - đó là "Putin của Nga, bạo ngược và hung hăng, sẵn sàng tấn công các quốc gia láng giềng dân chủ yêu chuộng hòa bình". Đồng thời, chính quyền Obama cũng không che giấu rằng một trong những nhiệm vụ chính của hoạt động tuyên truyên này là cô lập về chính trị và kinh tế tối đa đối với Nga.
Nói rằng hoạt động tuyên truyền thù địch được triển khai chống Nga là một sự kiện tạm thời, như một số "nhà dân chủ" cây nhà lá vườn lập luận - là không đúng sự thật. Washington ở cấp nhà nước đã ra quyết định về việc tiến hành chiến tranh thông tin chống lại Nga.
Nghị quyết 758 được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua mới đây đã trực tiếp cáo buộc Nga về tình hình ở Ucraina, chia cắt lãnh thổ Gruzia và Moldavia. Moscow dường như đang đe dọa các nước láng giềng, cũng như các nước liên minh Châu Âu và toàn thế giới. Các nhà lập pháp Mỹ không giấu giếm rằng họ muốn giáng đòn chính vào Vladimir Putin. Họ tin chắc - toàn bộ vấn đề là ở các phương tiện truyền thông Nga. "Chúng tôi kêu gọi tổng thống và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vạch ra một chiến lược phối hợp đa phương về việc sản xuất, mua lại và phổ biến thông tin bằng tiếng Nga ở các nước có một phần đáng kể người dân nói tiếng Nga" - trong nghị quyết nhấn mạnh.
Về vấn đề này, các đài phát thanh "Tiếng nói Hoa Kỳ”, "Châu Âu Tự do" và "Tự do" được phép theo quy định của pháp luật chuyển sang phát sóng suốt ngày đêm không có ngày nghỉ bằng ngôn ngữ Nga, Ucraina và Tatar cho đối tượng thính giả chính ở Ucraina, Crym và Moldavia.
Tuy nhiên, người Mỹ không có ý định hạn chế hoạt động tuyên truyền lật đổ chỉ bằng các biện pháp này. Theo đề xuất của Hội đồng các nhà quản lý các vấn đề phát sóng (Broadcasting Board of Governors - BBG), một cấu trúc chịu sự chi phối của Bộ Ngoại giao, vào tháng Mười năm 2015, trên cơ sở Radio Free Europe của Czech (Radio "Liberty") sẽ xây dựng cục media kỹ thuật số. Nó sẽ là cơ quan tham mưu điện tử đặc thù nhằm xây dựng kế hoạch và đưa chiến lược và chiến thuật thực hiện chiến tranh thông tin chống Nga đi vào thực tiển.
Cơ quan này sẽ thực hiện tuyên truyền chống Nga, mà trước hết, trên các mạng xã hội phổ biến ở LB Nga như “Odnoklassniki”, “Vkontakt”, cũng như trên các phân khúc tiếng Nga của Facebook và Twitter. Cục mới này được chỉ định các nhiệm vụ phổ biến “thông tin đúng đắn và chống nhiễu thông tin trong lĩnh vực media của Nga” ở các nước, nơi, theo quan điểm của Hoa Kỳ, đang thiếu các phương tiện truyền thông độc lập.
Người Mỹ sẵn sàng đầu tiền chi cho cấu trúc được thành lập trong năm tài chính tiếp theo 15,6 triệu dollars (trong khi đó nhu cầu cho cuộc đấu tranh chống ý thức hệ của nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” chỉ vẻn vẹn 6,1 triệu dollars).
Vũ khí chính trong cuộc đấu tranh thông tin chống Nga sẽ là các chương trình nguyên gốc, châm biếm chính trị, cũng như các đề tài cấp bách và bức thiết. Chẳng hạn, một trong những dự án video được gọi là Footage vs Footage. Dự kiến rằng chương trình này sẽ hàng ngày làm rõ “hoạt động tuyên truyền truyền hình của Nga”
Bằng các kế hoạch của BBG dự tính mở rộng hợp tác với các hãng thông tấn đối lập của Nga như RBC, "Dohzd”, "Grani.ru". Sử dụng tích cực hơn nữa kể cả những nhà tuyên truyền cũ - các đài “Tự do”, “Châu Âu tự do”, “Tiếng nói Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nghiêm túc suy nghĩ cả về khả năng mở rộng phạm vi của chiến tranh thông tin chống lại Nga với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp điện ảnh, đặc biệt, bằng lôi kéo Hollywood vào cuộc chiến tranh. Thông tin này bắt đầu được biết đến sau khi công bố trên website của WikiLeaks những tài liệu lưu trữ bị đánh cắp Sony Pictures. Từ đó thấy rằng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, viện những khó khăn phải đối phó với “vô số thách thức” một cách đơn độc, đề xuất thảo luận những cơ hội tác động tập thể trong lĩnh vực thông tin liên kết với các nhà hoạt động hàng đầu của Hollywood.
Ngoài việc sử dụng những khả năng của mình, Hoa Kỳ tích cực lôi kéo vào cuộc chiến thông tin chống Nga những đối tác của họ trong khối NATO, cũng như các đồng minh mới. Đang tích cực tìm kiếm cơ hội để tạo ra và mở rộng các bàn đạp thông tin ở các nước láng giềng của Nga.
Vì vậy, một yếu tố quan trọng của cuộc tấn công thông tin vào Nga là Ucraina. Hiện nay, trong nước này đang áp dụng phong tỏa thông tin, triển khai hoạt động tuyên truyền chống Nga chưa từng có (với sự giúp đỡ của các cố vấn Mỹ). Tất cả phương tiện truyền thông của Ucraina và hoạt động của các nhà báo nằm dưới sự kiểm soát gắt gao nhất của cục an ninh, được giám sát bởi các nhân viên của Cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ và cục hoạt động tâm lý.
Năm ngoái, các sĩ quan của trung tâm điện tử của NATO đã thành lập tại Mariupol căn cứ tiền tiêu nhằm tiến hành chiến tranh thông tin chống lại Nga. Ở Ucraina hiện đang thực hiện một chương trình của NATO hỗ trợ trong hoạt động của Bộ chính sách thông tin, cũng như trong các vấn đề cải thiện hệ thống an ninh thông tin.
Tại sao chính quyền Hoa Kỳ chính bây giờ quyết định mở rộng mặt trận chiến tranh thông tin chống lại nước Nga? Ở đây có một số nguyên nhân. Tình hình chính trị trên thế giới đã thay đổi sau khi kết thúc "chiến tranh lạnh" và sự sụp đổ của Liên Xô. Nga trở nên mạnh hơn và bắt đầu theo đuổi một chính sách độc lập đáp ứng các lợi ích quốc gia của đất nước.
Cả Hoa Kỳ, và lẫn những nước phương Tây khác không muốn một nước Nga mạnh. Sắp tới là các cuộc bầu cử vào Duma quốc gia LB Nga, bởi vậy Washington sẽ làm tất cả để tổ chức trong nước "cách mạng cam", chia cắt Nga. Trong tình hình này, gây áp lực thông tin đối với Nga và làm mất uy tín của chính quyền Nga là nhiệm vụ trung tâm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế đi đến kết luận về sự xuất hiện ở Hoa Kỳ làn sóng khủng hoảng của năm 2008 thứ hai. Nhận thấy sụt giảm giá bán lẻ và bán buôn, giảm sút số lượng đơn đặt hàng cho sản xuất công nghiệp, cả xuất khẩu từ Hoa Kỳ đang giảm sút. Thông thường điều này có nghĩa là sự khởi đầu của một cuộc suy thoái.
Trong khu vực tài chính cũng xuất hiện những khó khăn. Sự tức giận và thất vọng ở Washington gây nên bởi mong muốn của Nga và các nước khác tiến hành các giao dịch thương mại lẫn nhau bằng đồng nội tệ. Chính khách nổi tiếng Mỹ, cựu thành viên của Hạ viện Mỹ Ron Paul mới đây nói rằng bong bóng dollar trong một tương lai gần sẽ bùng nổ. Một số lượng ngày càng lớn các quốc gia bày tỏ sự không hài lòng với hoạt động của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới. Đối trọng với chúng xuất hiện các tổ chức tài chính như Ngân hàng Phát triển BRICS và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, nơi Hoa Kỳ không thể đòi hỏi yêu sách địa vị thống lĩnh vô điều kiện.
Vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, mà tổng thống Mỹ Obama luôn luôn nhấn mạnh, đang bị nghi ngờ. Trở ngại chính trong việc duy trì quyền bá chủ toàn cầu của Mỹ là Nga. Bởi triển khai cuộc chiến tranh công khai chống lại Nga đối với Hoa Kỳ sẽ là tự sát, Washington đã tập trung vào việc sử dụng quyền lực mềm, mà một phần không thể thiếu của nó là cuộc chiến thông tin chống lại Nga.
Như vậy, ngoài các vấn đề kinh tế và chính sách đối ngoại, Nga trong tương lai gần sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công thông tin mới của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ. Nga đã thực hiện, và sẽ áp dụng những biện pháp để chống lại điều này. Trong “Học thuyết quân sự của LB Nga” mới đã chỉ ra rằng chiến tranh thông tin đang là một trong những mối đe dọa chính đối với an ninh của nhà nước của chúng ta.
Một biện pháp quan trọng trong việc đảm bảo cho nó đó là thông qua luật về giới hạn 20 phần trăm cổ phần tối đa có thể của các cổ đông nước ngoài trong vốn của các các phương tiện truyền thông Nga. Khoảng 30 cơ quan truyền thông đang hoạt động tại Nga bị chi phối bởi luật này. Bởi sự xâm lược thông tin của phương Tây sẽ chỉ tăng lên, còn "đội quân thứ năm" trong hậu phương sẽ hoạt động ngay cả khi có lệnh cấm hoàn toàn vốn nước ngoài trong các phương tiện truyền thông trong nước, các nhà lãnh đạo Nga sẽ phải có biện pháp bảo vệ khác.
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.