Nguồn: Tiếng nói Nước Nga
Những động cơ chính trị đang đem lại thiệt hại kinh tế. Bên gánh chịu tổn thất bao gồm cả Moskva lẫn Brussels và đặc biệt là Kiev.
Không những thế, mỗi tháng trôi qua mất mát lại càng nhiều hơn. Theo các chuyên gia, thì đây chính là mục tiêu của Washington. Những hạn chế nhằm vào Nga lại không tác động mấy tới Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khó thể nói như vậy về các doanh nghiệp châu Âu và nền kinh tế Ukraina.
Theo tính toán sơ bộ, ngân sách của chính quyền Kiev năm 2014 đã mất mát khoảng 10 tỷ USD. Châu Âu thì thấp thỏm e ngại với sự xuất hiện đối xứng của những "thiên nga đen" mới. Đây là thuật ngữ mà quan chức phương Tây ám chỉ các động thái chiến lược của Nga nhưng tạo ra hoàn cảnh bất lợi cho EU. Hiện giờ, đó là lệnh cấm nhập khẩu lương thực từ các nước EU và từ chối dự án Dòng chảy phương Nam. Liệu tiếp theo sẽ là gì?
Mọi cái sẽ chỉ càng tồi tệ hơn nếu tiếp tục cuộc chiến trừng phạt. Các chính trị gia và doanh nhân EU nhận thức rất rõ điều này. Ở phương Tây ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng đã tới lúc phải chấm dứt sự đối đầu. Trong đó gần đây nhất là tuyên bố của Tổng thống Áo Heinz Fischer. Theo ông, áp đặt biện pháp trừng phạt mới chống Nga sẽ là quyết định ngu xuẩn và tai hại. Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và chính trị thế giới Trường Cao học Kinh tế Nga Igor Kovalyov đồng tình với quan điểm này. Ông Kovalyov đã nêu khả năng cùng gỡ bỏ các hạn chế:
“Mỗi tháng trôi qua, thậm chí mỗi ngày, hậu quả tác động càng rõ rệt hơn. Bởi khối lượng trao đổi thương mại, sự ràng buộc liên lạc và hợp tác lẫn nhau rất lớn. Lệnh trừng phạt không bao giờ mang tính một chiều. Chúng luôn đánh vào cả đối tượng bị cấm vận lẫn những người áp đặt. Một ví dụ điển hình có thể thấy là quan hệ Mỹ - Cuba. Sau nhiều thập kỷ Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh cấm vận với kẻ thù dường như là không đội trời chung của mình, nhưng rồi cùng tới lúc Washington và Havana thấy cần thông qua quyết định thiết lập quan hệ. Đối với EU và Nga, tôi nghĩ đó là vấn đề của vài tháng. Không thể sớm rút lui các biện pháp trừng phạt, cần một thời gian nhất định.”
Chủ đề dỡ bỏ lệnh trừng phạt chưa được đưa vào chương trình nghị sự của Brussels. Tuy nhiên, mọi cái đang dẫn tới điều này, - các nhà phân tích nhận định. Hầu như ngày nào, Ủy ban châu Âu cũng nhận được báo cáo từ các nước về tổn thất được qui thành tiền do cuộc đối đầu chính trị với Nga gây nên. Ví dụ, Rome đã ước tính 13% tổn thất từ giảm trao đổi thương mại với Nga trong năm 2014 và có thể tới 17% trong năm 2015. Con số này không phải vài triệu mà là hàng tỷ euro. Đối với nền kinh tế đang ốm yếu của Ý, những thiệt hại như vậy thật khó thể tha thứ. Đáp lại thực tế, Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu Federica Magerini chỉ biết lắc đầu và phát biểu rằng, đối với Brussels điều quan trọng lúc này là kết quả chính trị từ các biện pháp trừng phạt, kinh tế chưa cần tính tới. Sự can đảm liệu có đủ lâu? Thật khó chắc chắn.
Trong bối cảnh này, càng khó thể hiểu nỗ lực nối gót bạn bè của Ukraina, đất nước với nền kinh tế đang bị lung lay, - giáo sư Alexander Mikhailenko Bộ môn Hoạt động đối ngoại của Nga thuộc Khoa An ninh quốc gia Học viện Kinh tế và hành chính chia sẻ suy nghĩ như sau:
“Vì sao Ukraina ràng buộc rất nhiều vào mối quan hệ với Nga? Họ bán cho Nga một phần đáng kể các sản phẩm toa xe - 70% khối lượng sản xuất, các đầu tầu. Giờ đây tất cả sẽ bị chìm vào dĩ vãng. Rồi động cơ máy bay từ nhà máy Motor Sich. Nhiều kết cấu kim loại khác nhau từng được Ukraina bán cho Nga. Các hợp đồng trao lớn sẽ bị khép lại.”
Trong số nạn nhân còn phải kể đến nhiều hãng quốc tế. Ví dụ, Exxon Mobil (Mỹ), BP (Anh), Siemens, Bosch (Đức) và v.v... Đối với các doanh nghiệp lớn, thực tế không chỉ là sự thua lỗ trong vài tháng mà kéo theo những tổn thất tiềm năng của vài năm tới. Loạt chiến lược kinh tế dựa trên các hợp đồng dài hạn đã bị phá vỡ. Không dễ gì lấy lại những cơ hội bị bở lỡ, bởi người Trung Quốc thực tế đang nhảy vào thế chân họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.