Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Thảm cảnh người tị nạn ở châu Âu chạy trốn chiến tranh do phương Tây gây ra

Em bé Aylan Kurdi cùng mẹ chạy loạn khỏi cuộc chiến tranh tại Syria.
Em chết đuối nằm đây vì các chính quyền châu Âu lo xây rào chắn biên giới
thay vì giúp đỡ những nạn nhận của cuộc chiến tranh do họ gây ra.

Nguồn: drugoi.livejournal.com
Nguồn dịch: Kichbu Blog

Quân đội Hungary tiếp tục xây dựng dọc theo biên giới với Serbia hàng rào cao 3,5 mét, để cố gắng ngăn chặn hàng nghìn người di cư bất hợp pháp từ các khu vực giao tranh ở Syria, Afghanistan, Iraq tràn vào Liên minh Châu Âu thông qua khu vực Balkan. Chiều dài của hàng rào sẽ là 177 km, việc xây dựng dự kiến hoàn thành vào tháng Mười Một. Mặc dù các biện pháp đã được áp dụng, tình hình với người di cư tiếp tục xấu đi.

Người Hungary đang hy vọng rằng hàng rào mới sẽ ngăn chặn dòng người tị nạn Syria.

Vậy là mọi người trốn chạy khỏi chiến tranh đang tràn vào Châu Âu. Serbia bây giờ đang phải hứng chịu gánh nặng chính. Những người di cư đến đây từ Macedonia, và tập trung ở khu vực của thành phố Kanjiža (tỉnh Vojvodina), cách biên giới với Serbia mười kilomet. Mỗi 2-3 giờ nhóm 40 người thoát ra từ trung tâm Kanjiža. Họ nhằm hướng vào cánh rừng dọc theo Tisza (một nhánh của Danube) là biên giới nằm trên mười kilomet của Hungary. Những người dắt mối đã biết lịch tuần tra, và thường họ thành công. Nhưng để trả cho dịch vụ của mình, họ đòi không ít: 1500 euro cho mỗi người lớn và 1 000 euro cho mỗi đứa trẻ, Le Temps Thụy Sĩ viết.

Những người không thể đi bằng xe lửa ở Macedonia, dẫn tới biên giới với Serbia, đi theo đường tà vẹt, ngủ trong lều trên đường hoặc đơn giản ngay trên nền đất trống. Đêm đêm, từ 1000 đến 1500 người vượt qua biên giới một cách bất hợp pháp. Ít nhất, cũng chừng ấy người hàng ngày đến được Bulgaria. Nếu người di cư nộp đơn xin tị nạn ở Serbia, họ sẽ nhận được một giấy chứng nhận di chuyển tự do trong 72 giờ, mà về lý thuyết là cần để đến được các trung tâm đầy ắp người. Trong thực tế, ba ngày được sử dụng để vượt qua biên giới của Hungary - vào khu vực Schengen.

Để đến được EU, mọi người phải chi tất cả tiền tiết kiệm của họ. Đó là cái giá cho một di dân Syria thông thường: 1 000 euro cho một chuyến đi thuyền từ Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ đến Chios của Hy Lạp, 500 euro đến Athens, sau đó đến Thessaloniki và Macedonia, và cũng bằng ấy số tiền để đến Serbia. Tổng cộng, chuyến đi là hơn 5 000 euro.

Nhà báo của Le Temps trò chuyện với nha sĩ Abdul-Hamid, người đã chạy trốn từ Idlib, nơi diễn ra những trận đánh của quân đội Assad với các chiến binh của IGL. Ông bị kinh ngạc bởi sự nghèo đói của các nước mà ông từng may mắn đến thăm: "Macedonia và Serbia ở châu Âu, nhưng trước cuộc chiến ở Syria ở đó sung sướng hơn nhiều". Ông hy vọng sẽ được tị nạn ở Đức, nhưng không có ý định ở lại đó mãi mãi: "Nếu tôi không trở lại, ở đó chỉ có ISIL và Bashar al-Assad. Những người trẻ tuổi cần phải trở lại để xây dựng một Syria mới”. Trong bối cảnh của những gì đang xảy ra ở Syria, điều này nghe ra ít nhất thật ngây thơ.

Những người không đủ tiền tụ tập trong các "khu rừng" gần với Kanjiža Subotica. "Khu rừng" - đó một nhà máy gạch bỏ hoang, nơi hàng trăm người ngủ qua đêm trong điều kiện rất mất vệ sinh. Toàn bộ các gia đình ngồi trong bóng tối của tòa nhà hoặc các đống đổ nát, tìm kiếm các nguồn nước để tắm rửa, mà nước rất bẩn để uống. "Khu rừng" - đó còn là lãnh địa của những kẻ mối lái và Mafia: ở đây thường xuyên xảy ra các vụ xung đột giữa các nhóm Afghanistan và Pakistan. Và ngay “bandist” sở tại cũng không để những người tập trung tại nhà máy được yên. "Chúng có những cây dao dài", - một thanh niên người Turkmen gốc Afghanistan, mới đây đã bị trấn lột tiền và điện thoại, kể.

Những người bị cướp bóc ở Serbia, thậm chí không nghĩ đến việc gọi cảnh sát, mà họ hầu như không thấy được ở các địa điểm tập trung lán trại tự chế của người tị nạn. "Cảnh sát cũng là những tên cướp" - những người di cư nói. Một người lái taxi từ Subotica, Bosco: "Khi chở những người tị nạn đến biên giới, bạn luôn luôn bị chặn đường. Trong khi một sĩ quan cảnh sát kiểm tra giấy tờ xe, người thứ hai thu tiền của người di cư. Đôi khi lên đến 100 euro cho mỗi người”. Một vài ngày trước Bosco đã bị đánh đập dã man bởi các đồng nghiệp vì ông "làm hỏng kinh doanh của họ", khi từ chối tăng giá đối với người di cư. "Kiếm tiền trên nỗi bất hạnh của người dân - đó là xấu hổ kinh khủng nhất - ông nói. - Nếu tôi làm việc đó, tôi sẽ rất xấu hổ khi nhìn vào mình trong gương ".

Người nhập cư và con cái của họ ngủ qua đêm trong một công viên ở Belgrade. Đây chủ yếu là những người không có tiền cho các mối dắt mang người qua biên giới với Hungary. Cư dân địa phương đã giúp họ bằng cách có thể. Chủ một quán cafe ở Kanjiža cho phép họ sử dụng nhà vệ sinh (thậm chí treo lên đó một tấm bảng bằng tiếng Ả Rập), ngay cả khi họ không mua bất cứ thứ gì. Ngoài ra, ông còn cho phép họ sử dụng mạng và điện để sạc smartphone. Những người dân Syria với sự trợ giúp của họ đã tìm hiểu biên giới trên Google Maps và trao đổi những tin đồn trên Facebook. "Tôi đã bị mất khách hàng, nhưng chúng tôi cần phải giúp đỡ lẫn nhau, - ông nói. - Chúng tôi đang ở đây hiểu rõ thế nào là chiến tranh."

Tình hình với cuộc chiến tranh đã tàn phá Syria và đã dẫn đến sự xuất hiện ung thư gọi là ISIL, rất nặng nề. Và tội lỗi, theo ý kiến của tôi, nằm hoàn toàn vào những người đã cung cấp vũ khí của đối thủ của Assad, mà trước hết đã tiêu diệt chế độ của Saddam Hussein. Con đường đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt đẹp. Phải chăng chế độ Assad hay Saddam là độc tài? Dĩ nhiên rồi. Liệu có thể chống họ bằng vũ lực và chiến thắng? Quá rõ ràng, là không. Tôi nghĩ rằng tất cả những gì đang xảy ra - đó là sai lầm lớn nhất của người Mỹ sau Việt Nam. Và châu Âu cũng như những người bất hạnh, những người khi bạn đang đọc bài viết này, đang cố chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh, phải trả giá cho nó.

Nhận xét: Những người tị nạn này chủ yếu là từ Syria và Libya, chạy trốn khỏi địa ngục tạo ra bởi chiến tranh do phương Tây gây ra thông qua đạo quân đánh thuê mang tên ISIL hay Nhà nước Hồi Giáo của họ. Sau khi hủy diệt đất nước Syria và Libya, bây giờ họ lo xây hàng rào biên giới để ngăn những nạn nhân mà chính họ tạo ra ấy tìm một nơi trú thân. Đó là những gì xảy ra khi kẻ thái nhân cách cai trị thế giới này.

Xem thêm:



1 nhận xét:

  1. Đúng ra thì mấy anh Đông Âu đâu có làm gì. Hồi Anh, Pháp bỏ bom Libya, Đức không đồng ý. TaCả châu Âu chỉ có Na Uy và Đan Mạch là ủng hộ cùng mình. Mấy nước khác lờ tất. Đến lúc động Syria thì Pháp cũng chùn. Quít làm cam chịu.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.