Hiển thị các bài đăng có nhãn Xung đột biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xung đột biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Liệu Việt Nam có tìm được sự cân bằng giữa Mỹ - Nhật Bản và Trung Quốc?

Tác giả: Andrei Ivanov
Nguồn: Sputnik Việt Nam

Trong khi nhận sự viện trợ từ Nhật Bản để tăng cường khả năng của nước mình chống lại tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, tuy nhiên, Việt Nam không tìm cách gây ra đối đầu với Bắc Kinh hay làm tăng sự phụ thuộc vào Mỹ và Nhật Bản.

Ông Vasily Kashin, chuyên viên nghiên cứu quân sự từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga, bình luận như vậy trước thông tin của các phương tiện truyền thông Nhật Bản về việc Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra:

"Viện trợ của Nhật Bản chủ yếu không phải là vũ khí hay tàu chiến cho hải quân, mà là thiết bị cho cảnh sát biển. Nhật Bản đã từng cung cấp viện trợ này cho những nước khác, họ đã thiết lập quan hệ chặt chẽ với Cảnh sát biển Philippines và đã cung cấp viện trợ cho nước này. Bây giờ Nhật Bản chỉ đơn giản mở rộng sự hợp tác trong lĩnh vực này và thiết lập quan hệ với Việt Nam. Nhưng, cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy rằng Nhật Bản sẽ cung cấp cho Việt Nam bất kỳ loại vũ khí nghiêm trọng. Mỹ cũng đang thực hiện những bước đi đầu tiên theo hướng này, họ cho phép cung cấp cho Việt Nam các máy bay tuần tra. Nhật Bản hành động cẩn thận hơn trong vấn đề này. Song, đó là một tín hiệu đối với Trung Quốc cho thấy rằng, Nhật Bản thúc đẩy quá trình thành lập một mặt trận thống nhất bao gồm các nước đang đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc".

"Sputnik": Nhật Bản có thể áp dụng những biện pháp nào nữa để củng cố vai trò của Việt Nam như một đồng minh trong liên minh chống Trung Quốc?

"Trong vấn đề này cũng như trong các vấn đề khác, Nhật Bản làm theo chỉ thị của Mỹ. Sau khi tái lập quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Nhật Bản thông qua quyết định cung cấp viện trợ cho Việt Nam. Nhưng, không nên đánh giá quá mức sự xích lại gần nhau giữa hai nước đó, bởi vì Việt Nam không có ý định đứng về một bên nào. Hà Nội không có ý định lao vào vòng tay của người Mỹ, bởi vì họ lo ngại về sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nỗi lo ngại chỉ có thể gia tăng khi mọi người đang theo dõi việc Mỹ xuất khẩu các giá trị của họ. Tất nhiên, Nhật Bản sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực lôi kéo Việt Nam vào liên minh chống Trung Quốc. Trong các tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Hoa Nam, Nhật Bản luôn ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ và các quốc gia — những đối thủ của Trung Quốc. Nếu Hoa Kỳ tăng cường mạnh sự hợp tác với Việt Nam, thì Nhật Bản sẽ theo gương Mỹ. Song, điều này có thể xảy ra chỉ sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường đáng kể sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc nếu Trung Quốc đột nhiên phạm sai lầm chết người trong quan hệ với Việt Nam".

"Sputnik": Chắc là, Việt Nam nhận thức được rằng, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang cố gắng lôi kéo Việt Nam vào liên minh chống Trung Quốc. Liệu Việt Nam sẵn sàng tham gia cuộc đối đầu với Trung Quốc? "Không. Việt Nam quan tâm đến việc duy trì quyền chủ động tối đa trong nền chính trị, duy trì quan hệ tốt với tất cả các nước, để sử dụng vị trí chiến lược của mình. Bây giờ cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều "tán tỉnh" Việt Nam. Ấn Độ và Nga cũng rất quan tâm đến Việt Nam. Do đó, Việt Nam có cơ hội nhận được các khoản đầu tư và công nghệ tiên tiến từ tất cả các nước. Tình trạng này là rất thuận lợi cho Việt Nam.



Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Nga đang ở đâu trong tranh chấp ở biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Biển Đông

Tác giả: Hồng Thủy
Nguồn: giaoduc.net.vn

Theo Tvestov, Việt Nam muốn thấy sự tham gia của Nga trong vấn đề Biển Đông, nhưng người Việt không muốn đẩy Moscow tới chỗ phải có câu trả lời dứt khoát.

Anton Tsvetov, Giám đốc Truyền thông và quan hệ với chính phủ thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga ngày 2/6 bình luận trên trang cá nhân, thuộc Cổng thông tin điện tử của cơ quan này về vai trò của Nga có thể tham gia ở Biển Đông.

Học giả Nga bình luận, hiện đã quá rõ ràng rằng nỗ lực của Bắc Kinh chống quốc tế hóa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đã thất bại một cách hoàn toàn và tuyệt đối. Ngay cả các quốc gia không có yêu sách ở Biển Đông như Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều theo dõi chặt chẽ, đôi khi tham gia vào "quả bom hẹn giờ" ở vùng biển này.

Trong khi đó Nga một lần nữa tuyên bố về trục quan hệ châu Á - Thái BÌnh Dương như một cách bù đắp cho những thiệt hại trong mối quan hệ với phương Tây bởi cuộc khủng hoảng Ukraine. Nhưng tại sao lại không có bàn tay của Nga trong "miếng bánh" Biển Đông? Anton Tsvetov đặt câu hỏi.

Dù cách này hay cách khác Nga không còn có thể hoàn toàn đứng ngoài vấn đề Biển Đông, tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 2015 đã chứng kiến sự gia tăng chưa từng có trong quan hệ Nga - Trung. Với nhiều người phương Tây cố gắng miêu tả Nga đang bị cô lập, Điện Kremlin xem mối quan hệ với Trung Nam Hải như một biểu hiện hoàn toàn ngược lại.

Trong bối cảnh tương tự, Trung Quốc cũng muốn người Nga giúp họ thay đổi hình ảnh của mình trong một "pháo đài bị bao vây". Khả năng Nga tham dự vào tranh chấp ở Biển Đông sẽ là lựa chọn thiếu trí tuệ. Việt Nam là một bên yêu sách chính ở Biển Đông, đồng thời cũng là một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí, khí tài quân sự Nga. Hai bên có một số dự án đầu tư lớn và Việt Nam đang tham gia một khu vực tự do thương mại do Moscow lãnh đạo, Liên minh kinh tế Á - Âu.

Thời điểm này chính sách của Nga đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông có thể xem như "không tồn tại". Bộ Ngoại giao Nga thường hạn chế bản thân khi đưa ra lập trường trung lập, kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp, tự kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm kết thúc đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Không hỗ trợ bất kỳ yêu sách pháp lý nào ở Biển Đông có vẻ như lựa chọn hợp lý để làm đối với Moscow, nhưng người Nga vẫn khiến Việt Nam "nhíu mày" khi Moscow không phản ứng bằng bất kỳ hình thức nào có ý nghĩa trước việc Việt Nam bị đối xử tệ bạc.

Người Việt vẫn còn thất vọng trước việc Nga thiếu một tuyên bố đáng kể xung quanh khủng hoảng giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam) tháng 5/2014.

Anton Tsvetov cho rằng, có lẽ đây là lý do tại sao Việt Nam đã "không quá phức tạp" trong phản ứng trước yêu cầu không cho phép máy bay ném bom hạt nhân chiến lược Nga tiếp nhiên liệu tại căn cứ không quân tại Đà Nẵng.

Nga tiếp tục cung cấp các trang thiết bị khí tài quân sự cho Việt Nam, giúp người Việt tăng cường năng lực đẩy lùi một cuộc tấn công tiềm ẩn dọc theo bờ biển của mình. Đến năm 2016 tất cả 6 tàu ngầm Kilo Việt Nam mua của Nga sẽ được bàn giao và đóng vai trò quan trọng ở Biển Đông.



Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Lý do kinh tế đằng sau xung đột Hoa Kỳ - Trung Quốc

Tác giả: Bart Gruzalski
Nguồn: CounterPunch
Nguồn dịch: Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa

Lời giới thiệu từ người dịch:

Những ngày này, báo chí dân túy Việt Nam đang ca tụng việc Hoa Kỳ can thiệp vào những tranh chấp trên biển Đông, bằng việc dùng tàu chiến để khiêu khích Trung Quốc ở phạm vi 12 hải lý (một trò đùa lố lăng), sau khi cố gắng bao vây Trung Quốc bằng một chuỗi căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước chư hầu trong khu vực. Nhưng những người Việt Nam còn tỉnh táo thì sẽ hiểu rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào biển Đông vì quyền lợi của Việt Nam hay lợi ích của tự do lưu thông trên biển Đông, lý do thực sự là Hoa Kỳ đang muốn kiềm chế Trung Quốc, không để Trung Quốc trở thành kẻ lật đổ sự thống trị toàn cầu của họ. Người Việt Nam có lương tri hiểu rằng sự nhầm lẫn trong việc nhận định mục đích thực sự của Hoa Kỳ, hay nói cách khác là ảo tưởng ở sự can thiệp của Hoa Kỳ, sẽ khiến đất nước của chúng ta phải trả một cái giá rất đắt.

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết dưới đây của giáo sư đại học ở Boston Bart Gruzalshi để hiểu thêm chi tiết về mục đích của Hoa Kỳ trong việc khiêu khích Trung Quốc trên biển Đông. Tác giả nói về việc Hoa Kỳ lo sợ đồng dollar của họ đánh mất vị thế thống trị thương mại thế giới, nhưng chúng ta phải hiểu rằng các ngân hàng Hoa Kỳ đang cung cấp đồng dollar cho thanh toán quốc tế, vì vậy việc đồng dollar bị loại bỏ đe dọa trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng Hoa Kỳ, giai cấp tư sản Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai dám làm điều đó.

Có nhiều lý do khiến Hoa Kỳ dồn ép Trung Quốc trên Biển Đông. Hai bài báo đăng trên Counterpunch trong những tuần qua đã tìm hiểu các lý do ấy. Nhưng không có bài báo nào đề cập tới lý do kinh tế quan trọng, cho dù chỉ là một phần, đã thúc đẩy Hoa Kỳ lao vào cuộc chiến và đóng vai trò quan trọng trong sự tranh chấp gia tăng với Trung Quốc: giá trị của đồng dollar.

Sự thống trị của đồng dollar trong thương mại thế giới là rất quan trọng đối với giá trị của nó và đối với kinh tế Hoa Kỳ. Sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ bản vị vàng, họ đã ký một thỏa thuận chắc chắn với Saudi Arabia và tất cả các nước OPEC ở Trung Đông để buộc các nước này phải mua bán dầu bằng đồng dollar. Do thỏa thuận này mà đồng dollar còn thường được gọi là “dollar dầu lửa”. Giá trị của dollar/dollar dầu lửa dựa trên năng lực thanh toán thương mại quốc tế của nó, không chỉ là đối với dầu lửa mà còn là vũ khí, thực phẩm cũng như mọi thứ khác.

Hai cuộc chiến dollar

Như tôi đã thảo luận trong một bài báo trên Counterpunch vào năm 2013, lý do khiến Bush II xâm lược Iraq là bởi vì Iraq đã đe dọa Hoa Kỳ bằng việc mua bán dầu với đồng Euro. Nếu Saddam Hussein được phép tiếp tục, điều này sẽ là sự thách thức chủ yếu đối với sự thống trị của đồng dollar trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới. Đồng euro dầu lửa có thể thay thế đồng dollar dầu lửa. Điều này có thể làm suy yếu giá trị của đồng dollar và phá hủy nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây chính là lý do bị lảng tránh của việc lật đổ Saddam Hussein. Giá trị của đồng dollar đóng vai trò như là sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh Iraq thức hai đã loại bỏ nguy cơ này và dầu của Iraq lại được mua bán bằng đồng dollar.