|
Cuộc sống của chúng ta bắt đầu chấm dứt từ cái ngày chúng ta im lặng về những thứ thực sự quan trọng. Martin Luther King, Jr. |
Tác giả: TS. Phan Văn Hoàng
Nguồn: Blog Chiến tranh Việt Nam
Ngày 4/4/1967, giữa
lúc bom đạn và chất độc hoá học của Mỹ trút xuống
Việt Nam, một người Mỹ tuyên bố trước công chúng ở
New York: “Tôi nói với tư cách một người anh em của
những người Việt Nam nghèo khổ” và kêu gọi: “Để
chuộc lại những tội lỗi và sai lầm của chúng ta ở
Việt Nam, chúng ta phải chủ động chấm dứt cuộc chiến
tranh bi thảm này”.
Người Mỹ ấy
là mục sư Martin Luther King, Jr. Ông nổi tiếng là một
thủ lãnh kiệt xuất của phong trào đòi quyền công dân
của hàng triệu người da đen ở Mỹ, song không phải ai
cũng biết ông còn là người kiên quyết đấu tranh cho
hoà bình của Việt Nam.
Đúng một năm
sau, ngày 4/4/1968, ông đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh
ấy.
Đầu năm 1965, Mỹ
bắt đầu leo thang chiến tranh ở Việt Nam: vừa ào ạt
đổ quân viễn chinh vào miền Nam, vừa ném bom bừa bãi
xuống miền Bắc. Martin Luther King, Jr. (MLK) đã sớm nhận
ra tính chất phi nhân phi nghĩa của cuộc chiến tranh ấy,
nên ngay từ tháng 7/1965, ông đã yêu cầu: “Cuộc chiến
tranh ở Việt Nam phải được chấm dứt. Phải giải
quyết nó bằng thương lượng”.
MLK phản đối
chiến tranh trước hết vì nó ảnh hưởng tai hại đến
cuộc sống của những người Mỹ da đen. Để có tiền
chi phí cho chiến tranh, chính phủ Mỹ cắt giảm nhiều
biện pháp cải thiện đời sống cho người nghèo (đa số
là người da màu) trong chương trình “Xã hội vĩ đại”.
MLK cho biết: tổng thống Johnson tiêu tốn 322.000 đô-la để
giết một du kích quân ở Việt Nam, nhưng chỉ chi 53 đô-la
cho mỗi đầu người trong cuộc chiến tranh chống nghèo
đói ở Mỹ. MLK kết luận: “Những lời hứa về “Xã
hội vĩ đại” đã bị bắn gục trên chiến trường
Việt Nam”.
Nạn kỳ thị màu
da còn thể hiện trong chiến tranh. Người da đen chỉ có
13% dân số Mỹ, nhưng chiếm đến 28% số lính Mỹ bị
đẩy ra chiến trường. Chỉ có 2% sĩ quan là người da
đen. Theo MLK, đó là lý do khiến tỷ lệ lính da đen chết
trận tại Việt Nam luôn cao một cách bất bình thường.
MLK không thừa
nhận chiêu bài “bảo vệ tự do” mà chính phủ Mỹ
thường dùng để động viên thanh niên da đen sang Việt
Nam. Ông nói: “Thanh niên da đen bị gửi đi xa 8.000 dặm
để bảo vệ tự do cho Đông Nam Á, cái tự do mà họ
không tìm thấy ở tây nam Georgia hay ở đông Harlem”.
Còn một lý do
khác, sâu xa hơn, cao thượng hơn, khiến ông phản đối
chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam được ông trình bày
trong bài diễn thuyết tại New York ngày 4/4/1967.
MLK điểm lại
chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong hai thập niên
sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai của bốn đời
tổng thống: Truman, Eisenhower, Kennedy và johnson.
Trong khi chính phủ
Mỹ luôn tự xưng là “lãnh tụ của thế giới tự do”
thì MLK chỉ ra rằng Mỹ đã đứng về phía thực dân
Pháp để chống lại khát vọng độc lập tự do của dân
tộc Việt Nam. Ông nói:
“Năm 1945, nhân
dân Việt Nam tuyên bố nền độc lập của mình… Họ
được Hồ Chí Minh lãnh đạo. Dù họ đã trích dẫn bản
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ vào bản Tuyên ngôn độc
lập của họ, chúng ta vẫn từ chối công nhận họ. Thay
vào đó, chúng ta quyết định ủng hộ Pháp trong việc
tái chiếm thuộc địa cũ… Với quyết định bi thảm
đó, chúng ta đã bác bỏ một chính phủ cách mạng đang
đi tìm quyền tự quyết, một chính phủ được thành lập
bởi chính những lực lượng bản xứ, trong đó bao gồm
một số người cộng sản…
Trong chín năm sau
đó, chúng ta khước từ quyền độc lập của nhân dân
Việt Nam. Trong suốt chín năm, chúng ta ủng hộ mạnh mẽ
Pháp trong nỗ lực đặt lại ách thực dân lên đất nước
Việt Nam. Trước khi chiến tranh kết thúc, chúng ta trang
trải 80% chi phí chiến tranh cho Pháp.
Ngay trước khi
thua ở Điện Biên Phủ, Pháp đã bắt đầu tuyệt vọng
về hành động liều lĩnh của họ, nhưng chúng ta thì
không. Chúng ta khuyến khích họ bằng cách viện trợ một
khối lượng khổng lồ tài chính và tiếp liệu quân sự
để họ tiếp tục cuộc chiến ngay cả khi họ đã mất
hết ý chí. Chẳng bao lâu, chúng ta hầu như trả toàn bộ
chi phí cho ý đồ tái chiếm thuộc địa nầy”.