Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Có thể xảy ra động đất 9,2 độ gây sóng thần phủ từ Vancouver đến San Francisco

Tác giả: Hạnh Dương
Nguồn: VietPress USA

Tờ báo The New Yorker cho hay rằng Cơ Quan Đối Phó Khẩn Cấp của Hoa Kỳ (FEMA - Federal Emergency Management Agency) tính toán và vừa công bố rằng một trận động đất khủng khiếp (Mega-Quake) có nguy cơ xảy ra và tạo thành cơn sóng thần lớn có thể làm sụp đổ một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển tây bắc Thái Bình Dương chạy dài từ Vancouver của Canada, qua Tiểu bang Washington dọc theo bờ biển xuống đến San Francisco và phụ cận.

Nếu như vụ động đất nầy thật sự xảy ra ngoài khơi gần bờ biển tây bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thì theo dự kiến của FEMA sẽ giết chết ít nhất 13.000 người, làm bị thương trên 70.000 người; trên 1 triệu người khác phải di dời vì không còn nhà cửa và 2,5 triệu người cần cứu trợ.

Các khoa học gia Hoa Kỳ nghiên cứu thấy rằng loại động đất Mega-Quake ở vùng này có sức chấn động trên 9.2 độ Richter, xảy ra dưới đáy biển Thái Bình Dương với chu kỳ trung bình là 243 năm một lần. Lần gần nhất xảy ra 300 năm trước vào ngày 26-01-1700 khi trận động đất Cascadia từ 8.7 đến 9.2 độ Richter đã tạo ra cơn sóng thần cao 18 m tấn công tàn phá khủng khiếp vào Nhật Bản.

Ông Michio Kaku, nhà vật lý và là giáo sư tại Đại học Thành phố New York, nói hôm 15-7-2015 rằng “những tin tức báo chí liên quan hoàn toàn không phóng đại sự nguy hiểm”. Ông nhấn mạnh rằng “Vụ động đất ở đường rạn nứt Cascadia chắc chắn sắp xảy ra với một mức độ năng lượng truyền động gấp tới 30 lần năng lượng tối đa của đường rạn nứt Andreas”.

Ông Michio Kaku nói Hollywood đã "tẩy não" dân chúng khiến họ nghĩ rằng California là nơi mà trận động đất lớn tiếp theo sẽ xảy ra. Ông nói thêm rằng trước khi các siêu động đất thực sự bùng nổ, thường có một làn sóng nén được các loài động vật biết trước. Ông nói "Động vật bắt đầu hành động rất kỳ lạ. Chúng tôi đã nhìn thấy điều đó xảy ra trước khi trận động đất bùng nổ… Và sau đó, một phút, hai phút tiếp theo là vụ động đất xảy ra!"

Giáo sư địa chất Michio Kaku cho rằng “Trận động đất lớn, với cơn địa chấn lên đến 9.2 độ, sẽ kéo dài khoảng 4 phút, rồi sóng thần với một bức tường nước sẽ tiếp theo sau khoảng 15 phút”.

Giáo sư Michio Kaku cho biết ông lo ngại rằng nhiều người trong số ít nhất 70,000 cư dân trong khu vực "sẽ bị ngập lụt" hiện có rất ít kiến thức về nguy cơ này sắp xảy ra.

Shepard Smith, người phụ trách chương trình truyền hình The New Yorker hỏi Giáo sư Michio Kaku rằng nếu có con cái, ông có muốn ở trong khu vực bờ tây bắc Thái Bình Dương không? Ông Kaku trả lời “Tôi không phải suy nghĩ tới 2 lần”, nhưng điều quan trọng, theo ông Kaku là giáo dục cho con cái biết chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu và biết phải làm gì trong trường hợp có động đất xảy ra.

Trang mạng “Before It’s News” ghi rằng: Khi trận động đất khủng khiếp nầy xảy ra, nó sẽ tạo ra sóng thần rất lớn có khả năng đưa nước biển dâng ngập và cuốn sạch từ Vancouver Canada đến tận Sacramento, bao gồm những thành phố đông người như Seattle và Portland!

Đường rạn nứt Cascadia ở phía bắc California ít được biết đến, nhưng thật sự là một đường nứt nguy hiểm chết người. Đường rạn nứt này hút chìm chạy dài khoảng 700 dặm từ bắc California tới tận Vancouver, Canada.

Báo cáo trên The New Yorker của Kathryn Schulz đã nói những trận động đất lớn Mega-Quake cách nhau trung bình 243 năm dưới vùng tây bắc Thái Bình Dương. Như vậy nếu trận động đất lớn trước đó xảy ra vào năm 1700 thì tính đến nay 2015, cho thấy đã quá chu kỳ trung bình 72 năm rồi mà chưa xảy ra trận động đất Mega-Quake trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Giáo sư Kaku nói chắc chắn lần nầy sẽ xảy ra với mức địa chấn từ 8.00 đến 9.2 độ Richter.

Vùng có nguy cơ bị động đất

Trận động đất năm 2011 mạnh 9.0 độ Richter đã giết 15.000 người Nhật Bản. Schulz nói rằng “Chúng ta sẽ trải nghiệm thiên tai tồi tệ nhất trong lịch sử lục địa Bắc Mỹ”.

Cơ quan khẩn cấp FEMA của Hoa Kỳ đã sẵn sàng kế hoạch đối phó khi động đất ghê gớm nầy xảy ra. Những kế hoạch chuẩn bị của FEMA thật đáng sợ. Schulz tường thuật rằng: “FEMA chuẩn bị kế hoạch và dự đoán rằng ít nhất 13.000 người chết ngay khi động đất Cascadia và sóng thần xảy ra. Ngoài ra khoảng 27.000 người sẽ bị thương; và các cơ quan cấp cứu cần phải cung cấp nơi tạm trú cho khoảng 1 triệu người di dời vì không còn nhà cửa; và cung cấp thực phẩm, nước uống cho khoảng 2 triệu rưởi người cần cứu trợ.”

FEMA đã xây dựng kế hoạch cấp cứu nầy khi dự kiến trận động đất 9,41 độ xảy ra vào ngày 06-2-2015. Điều này không có nghĩa là động đất sẽ xảy ra vào ngày đó, mà là họ cần một ngày cụ thể để lập kế hoạch.

FEMA lo ngại rằng nếu trận động đất và sóng thần xảy ra vào mùa nắng nóng với nhiều người đi tắm biển hơn, du lịch nhiều hay ra đường đông đúc hơn thì chắc số nạn nhân chết và bị thương còn cao hơn nhiều.

FEMA đặt nặng lo ngại cho nhiều vùng dân cư đông đúc vì nếu trận động đất xảy ra sẽ chạy dài từ Vancouver của Canada băng qua đến thủ phủ Sacramento của bắc California và tất cả diện tích nầy sẽ hoàn toàn ngập nước biển phủ lên khắp mặt đất. Như vậy những thành phố đông dân cư như Portland và Seattles sẽ hoàn toàn bị xóa sổ!

Báo cáo của Schulz cho rằng nếu động đất khủng khiếp lần nầy xảy ra thì tác hại sẽ rất nghiêm trọng vì vùng tây bắc Thái Bình Dương chưa sẵn sàng đối phó. Các công trình xây dựng đều không đúng cách để chống lại động đất. Nhà cửa, cao ốc phần nhiều có cấu kiện vật liệu nặng, betông cốt sắt và không có các hệ thống cảnh báo khẩn cấp có hiệu quả để giúp người ta thoát ra khỏi các cao ốc, nhà xưởng.

Ông Kenneth Murphy người điều hành khu vực X của FEMA chịu trách nhiệm về Oregon, Washington, Idaho, và Alaska nói rằng “Sau khi cơn động đất ngưng và sóng thần phủ lên rồi rút đi, toàn bộ khu vực sẽ không còn nhận ra nữa!” Ông cho biết “Giả định của chúng tôi là toàn bộ vùng nằm về phía tây của Xa lộ Liên Bang số 5 sẽ đi tiêu”.

Tuy nhiên có dự liệu số người tử vong có thể gấp 3 lần dự trù tức là 40.000 người chết ngay lúc động đất và sóng thần xảy ra; con số người bị thương trên đất liền từ Vancouver Canada qua đến Sacramento, San Francisco sẽ lên đến 100.000 người; số người cần di dời, cứu trợ có thể từ 7 triệu đến 10 triệu người.

Hiện nay những chấn động ngầm trong lòng trái đất dưới đáy Thái Bình Dương dọc bờ tây bắc Hoa Kỳ đang làm cho luồng nước ngầm chảy mạnh và ép sâu vào các khe nứt của vết rạn Cascadia và vết rạn San Andreas.

FEMA lo ngại những thành phố đông dân như Seattle và Portland sẽ không còn!

Các khuyến cáo cho những gia đình sống từ Tiểu bang Washington chạy xuống đến San Francisco, San Jose, Fremont, Oakland và vùng Bắc Mỹ, biên giới Canada qua đến thành phố Vancouver của Canada hãy chuẩn bị cho gia đình những thứ cần thiết như: Gạo, thực phẩm khô, nước uống, mì gói, bánh mì khô, đường, muối, lò nấu bằng dầu vì lúc đó sẽ không còn lò gas hay lò điện; các loại băng, bông gòn, thuốc cứu thương, các loại thuốc cấp cứu thông thường như cảm sốt, đau bụng, thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng. Trong gia đình nên có một đài Radio AM-FM chạy bằng Pin để nghe các thông báo hướng dẫn vì sẽ không còn truyền hình hay Internet. Chuẩn bị đèn Pin chiếu sáng, hộp quẹt, một số đèn cầy (nến) để thắp sáng về đêm khi cần thiết; áo quần đủ ấm và đồ đắp như loại túi ngủ, áo mưa. Xe hơi phải luôn đổ xăng đầy bình và có gì sẽ đưa cả nhà lên xe di tản về hướng núi cao, tránh xa lộ vì sẽ bị kẹt xe vô cùng. Trong xe luôn bỏ sẵn thực phẩm khô, nước uống, túi đắp, áo mưa, áo quần cần thiết. Tình hình nầy nên tránh đi qua Xa Lộ 5 vì FEMA tin rằng động đất sẽ xảy ra phía tây Xa Lộ 5.

Điều cần dặn mọi người thân trong gia đình là nếu sau khi bị động đất và sóng thần xong, ai trong gia đình sống sót thì phải tìm chỗ tập trung ở đâu.. Đặt ra ít nhất từ 3 đến 5 điểm sẽ gặp nhau. Ví du điểm 1 ở ngôi thánh đường. Nhưng nếu thánh đường bị sụp trôi ra biển thì đến điểm 2, và các điểm khác để gia đình còn có thể đoàn tụ những người sống sót. Nếu đến điểm 3 còn nguyên vẹn thì ai đến trước phải ngồi chờ ở đó chứ đừng đi đâu nữa sẽ bị lạc nhau! Điện thoại di động có thể sẽ không còn phủ sóng, nhưng nếu mang theo được cũng tốt.

Bản tin nầy là rất quan trọng, dịch và tổng hợp theo tin được các cơ quan báo chí, truyền hình và FEMA của Hoa Kỳ thông báo. Nếu ai đọc được tin nầy, hãy chuyển cho bà con, thân nhân, bạn bè biết để bình tĩnh đối phó.

Nhận xét: Dưới đây là một đoạn đáng chú ý (và đáng sợ) từ bài viết trên tờ New Yorker:

Nhờ công trình nghiên cứu đó, giờ chúng ta biết rằng vùng tây bắc Thái Bình Dương đã trải qua 41 trận động đất khu vực hút chìm trong 10.000 năm qua. Nếu bạn chia 10.000 cho 41, bạn sẽ được 243. Đó là chu kỳ tái diễn của Cascadia: khoảng thời gian trung bình giữa hai trận động đất. Khoảng thời gian đó là nguy hiểm bởi vì nó quá dài - đủ dài để chúng ta xây dựng cả một nền văn minh trên một trong những đới lỗi địa chấn tồi tệ nhất của châu lục mà không biết - và cũng vì nó không đủ dài. Đếm từ trận động đất năm 1700, bây giờ chúng ta đã được 315 năm, trong một chu kỳ 243 năm.

...

Trong số các thảm họa tự nhiên, sóng thần là thứ gần nhất với loại sự kiện không có cơ hội sống sót qua khỏi nó. Cách duy nhất khả dĩ để sống sót khỏi một cơn sóng thần là không có ở đó khi nó xảy ra: rời khỏi vùng có nguy cơ ngay từ đầu, hoặc là chạy lên chỗ cao nhanh hết mức có thể.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.