Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Đức thu lợi 100 tỷ euro từ khủng hoảng Hy Lạp

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Người hưởng lợi hàng đầu trong khủng hoảng nợ Hy Lạp chính là Đức với tổng cộng khoảng 100 tỷ euro, - các nhà kinh tế Viện Leibniz ở Berlin đưa ra ước tính.

Trước sự tháo chạy của giới đầu tư khỏi các thị trường nợ công rủi ro trong khu vực đồng euro, chính phủ Đức đã tiết kiệm được đáng kể các khoản thanh toán lãi suất nợ.

"Mỗi khi thị trường tài chính nhận được thông tin tiêu cực về Hy Lạp, giá công trái của chính phủ Đức lại giảm, và ngược lại khi tin tốt xuất hiện trái phiếu tăng lên," — Viện Leibniz giải thích.

Hoang mang trước nguy cơ Athens phá sản và khả năng thanh khoản kém của Ireland, Bồ Đào Nha, Italia (năm 2010), nhà đầu tư đã ồ ạt bán trái phiếu những nước này và xoay tiền sang công phiếu Đức vốn luôn có độ tin cậy cao, được coi là "bến đậu an toàn" trong thị trường nợ EU.

Nhờ những dòng vốn như vậy cùng với sự hỗ trợ thị trường của Ngân hàng Trung ương châu Âu, trị giá trái phiếu Đức đã tăng mạnh trong khi lãi suất hạ xuống mức thấp lịch sử. Vào mùa xuân năm 2015, lãi suất trái phiếu 10 năm chỉ 0,07%/năm, lãi suất công trái ngắn hạn thậm chí là con số âm.

Theo các nhà kinh tế Viện Leibniz, nguy cơ phá sản của Hy Lạp và cuộc khủng hoảng năm 2010 ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã giúp Đức có được ngân sách cân đối.

Ước tính, chính phủ Đức đã tiết kiệm được 100 tỷ euro chi phí trả lãi trong vòng 5 năm qua.

Berlin tham gia ba chương trình viện trợ Athens với 90 tỷ euro.

"Như vậy, dù cho Hy Lạp có không trả một xu nợ nào đã vay, Đức vẫn hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng này," — Viện Leibniz kết luận.

Trong khi đấy, chính phủ Hy Lạp đã đạt thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế vào sáng ngày thứ Ba sau nhiều giờ đồng hồ đàm phán, — phát ngôn viên Bộ Tài chính Hy Lạp Theodoros Mihopulos cho biết.

Thỏa thuận giữa Athens và chủ nợ về các khoản tín dụng là nhằm duy trì vị trí nước này trong khu vực đồng euro, ngăn chặn sự phá sản. Theo các nguồn tin tại Brussels khẳng định với Bloomberg, kích thước chương trình hỗ trợ có thể vượt quá 86 tỷ euro được đàm phán ban đầu.

Hy Lạp đã thống nhất với các chủ nợ về chỉ số ngân sách cơ bản — một điều kiện chính của gói giải cứu thứ ba.

Athens hy vọng thỏa thuận sẽ sớm bắt đầu hiệu lực bởi ngày 20 tháng 8 là đến hạn họ cần thanh toán 3,2 tỷ euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.