Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Giới hạn đỏ: Nga điều tàu chiến, tiếp viện vũ khí cho Syria

Tuần dương hạm Moskva

Tác giả: Tuấn Vũ
Nguồn: Báo Đất Việt

Tình hình Syria tiếp tục căng thẳng khi Nga quyết định đưa 4 chiến hạm hạng nặng đến áp sát quốc gia Trung Đông này với lý do để tập trận.

Thông tin Nga điều 4 chiến hạm đến áp sát Syria được hãng thông tấn RIA Novosti ngày 23/9 dẫn nguồn tin từ Hải quân Nga xác nhận. Theo đó, mục đích của cuộc diều động này là nhằm chuẩn bị lực lượng cho một cuộc tập trận, tuy nhiên Nga không tiết lộ địa điểm và thời điểm cụ thể diễn ra tập trận.

Nguồn tin cho biết thêm, 2 trong số 4 tàu chiến đã được triển khai tại biển Địa Trung Hải sau khi dời căn cứ hải quân tại Biển Đen trước đó. Tàu Moskva và tàu tuần tra Ladniy hiện đã xuất phát và chưa rõ khi nào sẽ tới vị trí tập trận.

Trong số những chiến hạm được Nga điều đến gần Syria lần này, sức mạnh khủng khiếp nhất là tuần dương hạm Moskva. Về vũ khí, Moskva được trang bị 16 quả tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 “Sandbox”).

Hệ thống phóng của nó được bố trí ở phần đầu tàu, bên trái 4 cụm, bên phải 4 cụm (mỗi cụm 2 ống phóng). P-500 có vận tốc 1,7Mach, tầm bắn 550km, 11,7m, đường kính 884 mm, có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân lượng nổ 350 kiloton, hoặc đầu đạn thường nặng 1000kg.

Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa P-500 được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động; các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh tự động thông qua hệ thống điều khiển được liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.

Về vũ khí phòng không, Moskva được trang bị chủ yếu là 64 quả tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble), là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất S-300PMU (tuần dương hạm hạt nhân “đàn anh” lớp Kirov có 96 quả).

Loại tên lửa này có tầm bắn 150km với máy bay và 30km với tên lửa đạn đạo, độ cao tác chiến 27km, bộ chiến đấu nặng 90kg, được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng, 8 ống phóng được bố trí thành 2 cụm bên trái, phải của đuôi tàu, mỗi bên 4 ống.

Ngoài ra, Moskva còn được trang bị 2 cụm 2 ống loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M” (NATO gọi là SA-N-4 “Gecko”) với cơ số 40 quả tên lửa. Loại tên lửa này có chiều dài 3,2m, đường kính 0,21m, tầm bắn 15km, độ cao tác chiến 12km, vận tốc phóng lên tới 2,5Mach...

Với việc điều 4 chiến hạm đến áp sát Syria, Nga đang dần hoàn thiện sức mạnh tấn công khủng khiếp của mình khi có đủ cả: Không quân với những chiến đấu cơ Su-30SM, cường kích Su-24/25, trực thăng tấn công Mi-28N và máy bay vận tải, tiếp dầu...

Về sức mạnh phòng không, Nga đã điều đến Syria hệ thống phòng không SA-22, hệ thống Buk và có thể bao gồm cả hệ thống phòng không tầm cao S-300. Trong khi đó, để tăng khả năng cho lực lượng tăng thiết giáp, phương Tây cho rằng Nga đã triển khai một số lượng không xác định tăng chủ lực T-90, xe chiến đấu BTR-82A...

Với sự chuẩn bị "chu đáo" này, sức mạnh quân sự của Nga hiện diện tại quốc gia Trung Đông này thực sự rất đáng sợ.

Trong khi vũ khí Nga đang ùn ùn đổ vào Syria, Tướng cấp cao của Quân đội Nga bất ngờ tuyên Moskva không nên đưa vũ khí đến Syria mà thay vào đó nên hỗ trợ cho quân đội chính phủ Syria.

Thông tin này được hãng thông tấn Interfax-AVN ngày 23/9 dẫn lời cựu Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Liên bang Nga, tướng Yuri Baluyevsky cho biết. Theo đó, Moscow không nên can thiệp quân sự trực tiếp chống lại lực lượng “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) ở Syria. Thay vào đó, Nga tăng cường việc hỗ trợ kỹ thuật cho lực lượng quân chính phủ Damascus.

Ông Yuri Baluyevsky, từng là Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga giai đoạn 2004 – 2008 nhận định: “Theo ý kiến của tôi, can thiệp quân sự trực tiếp vào các sự kiện của Syria là không thích hợp”, và “Hỗ trợ quân sự - kỹ thuật cho chính quyền Damascus cần phải tiếp tục duy trì”.

Vị cựu Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga cho rằng, “Quy mô viện trợ phải được phát triển về số và chất lượng, kèm theo đó là việc đưa các cố vấn quân sự Nga sang Syria”.

Tướng Yuri Baluyevsky tin rằng, các hành động của Nga tại Syria kế thừa từ thời Liên Xô trước đây, trong đó hai nước “có những cơ sở pháp lý rõ ràng không chỉ hỗ trợ quân sự-kỹ thuật mà còn chính trị”. Ông Yuri Baluyevsky nhấn mạnh: “Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Syria là rõ ràng, và cần được phát triển”.

Không phải đến bây giờ việc Nga chuyển vũ khí cho Syria mới được nói đến, trước đó đích thân Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận và khẳng định, Moskva sẽ tiếp tục cung cấp trang thiết bị quân sự cho Syria để đảm bảo cho nước này có được khả năng phòng thủ cần thiết.

Ông Lavrov phát biểu trước truyền thông: “Tôi có thể nói một lần nữa rằng các nhân viên quân sự của chúng tôi ở đó để bảo dưỡng trang thiết bị của Nga, giúp quân đội sử dụng các trang thiết bị này… Và chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp trang thiết bị quân sự cho chính phủ Syria để đảm bảo họ có được khả năng phòng thủ cần thiết để đối phó với mối đe dọa của khủng bố”.

Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh rằng Moscow không hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar Assad, mà là hỗ trợ cuộc chiến của Damascus chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông còn kêu gọi những nước tham gia liên minh quốc tế chống nhóm cực đoan này hợp tác với quân đội Syria.

Nhận xét: Những diễn biến tại Syria trong mấy tuần vừa qua cho thấy Nga đã vạch một giới hạn đỏ: Syria sẽ là nước Trung Đông cuối cùng mà Mỹ và NATO có thể ngang nhiên tàn phá. Thực ra mà nói, chỉ riêng viện trợ quân sự của Nga và sự giúp đỡ của Iran, Hezbollah cũng đủ để đánh tan ISIS. Việc Nga điều cả hạm đội tàu chiến hùng mạnh cùng vũ khí phòng không tối tân cho thấy Nga đề phòng trường hợp NATO nổi điên tấn công Syria một cách trực tiếp. Một cuộc tấn công như vậy sẽ là trái ngược với mọi lẽ phải và luật pháp quốc tế trên đời này, nhưng khi đối phó với những kẻ thái nhân cách trong các chính phủ phương Tây, cần phải tính đến cả những tình huống mà người thường sẽ không bao giờ làm.

Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.