Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Chủ nghĩa phát xít mới ở Ukraina và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Phát xít mới ở Ukraina

Tác giả: William Blum
Nguồn: The Anti-Empire Report
Nguồn dịch: Hiệp sĩ cưỡi lừa

Ukraina và chủ nghĩa phát xít mới

Kể từ khi cuộc biểu tình nghiêm trọng nổ ra ở Ukraina vào tháng hai, truyền thông chính thống phương tây, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, đã che dấu sự thật về việc nghi phạm thường trực – chế độ tam hùng Hoa Kỳ /Liên Minh Châu Âu /NATO – đứng cùng phe với Phát xít mới. Ở Hoa Kỳ điều đó gần như không được phép đề cập. Tôi chắc chắn rằng một cuộc khảo sát thực hiện ở Hoa Kỳ về chủ đề này sẽ cho thấy hầu hết dân Mỹ không biết đến hàng loạt các hoạt động của Phát xít mới, bao gồm lời công khai kêu gọi giết “Người Nga, Cộng Sản và Do Thái”. Nhưng tuần vừa qua, bí mật nhỏ bẩn thỉu này cũng ló đầu ra khỏi bức màn che một chút.

Vào ngày 9 tháng 9, trang NBCnews.com đưa tin “Truyền hình Đức đăng các biểu tượng phát xít trên mũ sắt của binh lính Ukraina”. Truyền hình Đức đã đăng hình ảnh của một người lính mang mũ sắt chiến đấu với ký hiệu “SS rune” của đơn vị cảnh sát tinh nhuệ mặc đồng phục đen dưới thời Hitler. (Rune là một loại ký tự của người Đức cổ). Một người lính khác mang hình chữ thập ngoặc trên mũ sắt.

Vào ngày 13, tờ Washington Post đăng tải các bức ảnh chỗ ngủ của một thành viên tiểu đoàn Azov, một trong những đơn vị bán quân sự Ukraina đang tấn công người ly khai thân Nga. Trên tường phía trên giường ngủ là một biểu tượng chữ thập ngoặc lớn. Đừng lo, tờ Post trích dẫn lời của trung đội trưởng cho rằng việc binh lính tôn thờ biểu tượng của chủ nghĩa cực đoan chỉ là một kiểu ý tưởng “lãng mạn”.

Vậy mà tổng thống Nga Vladimir Putin bị so sánh với Adolf Hitler bởi tất cả mọi người từ Hoàng tử Charles tới Công chúa Hillary chỉ vì đã sáp nhập Crimea vào Nga. Về câu hỏi đó, Putin tuyên bố:

Nhà cầm quyền Crimea đã dựa trên tiền lệ Kosovo được nhiều người biết đến, một tiền lệ mà các đối tác phương Tây của chúng ta tự tạo ra với bàn tay của họ, có thể nói như vậy. Trong một tình huống hoàn toàn tương tự với Crimea, họ coi sự tách rời lãnh thổ Kosovo ra khỏi Serbia là hợp pháp, tuyên bố ở khắp nơi rằng một vùng lãnh thổ không cần đến sự cho phép của chính quyền trung ương để đơn phương tuyên bố độc lập. Tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc, dựa trên đoạn 2, điều 1 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đã đồng ý với điều đó, và trong quyết định ngày 22 tháng 7 năm 2010 đã ghi nhận như sau, tôi trích dẫn nguyên văn: “Không có sự ngăn cấm nói chung nào có thể suy diễn từ thực tiễn của Hội Đồng Bảo An liên quan đến việc tuyên bố độc lập đơn phương”.

Câu chuyện Putin giống như Hitler vẫn còn chưa bằng câu chuyện về Putin là kẻ xâm lược. Hàng tháng trời này, truyền thông phương Tây đã giong trống về việc Nga (đã) xâm lược Ukraina. Tôi đề nghị bạn nên đọc bài: “Làm thế nào bạn biết Nga đã xâm lược Ukraina hay chưa?” của Dmitry Orlov.

Nhận xét: Đại ý của bài viết của Dmitry Orlov là sức mạnh quân sự của Nga lớn hơn của Ukraina nhiều đến nỗi nếu Nga thực sự quyết định tấn công Ukraina, bản tin đầu tiên bạn đọc được về nó sẽ là 100.000 quân Nga đang tiến gần đến thủ đô Kiev với đầy đủ không quân yểm trợ, chứ không phải tin về vài nhóm quân nhỏ mà báo chí phương Tây nói đến nhưng không đưa ra một bằng chứng xác thực nào.

hãy nhớ trong đầu NATO đang bao vây Nga. Thử tưởng tượng Nga thiết lập căn cứ quân sự ở Canada và Mexico, từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương. Hãy nhớ lại xem căn cứ Soviet ở Cuba đã gây ra điều gì.

Hoa Kỳ đã từng tạo ra ví dụ xấu nào không? 

Kể từ cái ngày định mệnh 11 tháng 9 năm 2001, mục tiêu quan hệ công chúng hàng đầu của Hoa Kỳ là vô hiệu hóa ý tưởng rằng Hoa Kỳ đáng bị nhận điều đó do hàng loạt các hoạt động xâm lược chính trị và quân sự của họ. Đây, người hùng ưa thích của công chúng, George W. Bush, phát biểu một tháng sau ngày 11 tháng 9:

“Tôi sẽ trả lời thế nào khi tôi thấy một số nước Hồi giáo có lòng căm thù sâu sắc đối với Hoa Kỳ? Tôi nói với bạn tôi sẽ trả lời như sau: Tôi kinh ngạc. Tôi kinh ngạc rằng có sự hiểu lầm về đất nước của chúng ta đến mức người ta có thể căm thù chúng ta. Tôi – giống như hầu hết người Mỹ, tôi không thể tin được điều đó bởi vì tôi biết chúng ta tốt ra sao.”

Cảm ơn George. Giờ hãy uống thuốc đi!

Tôi và những sử gia về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ khác đã lưu trữ rất nhiều các tuyên bố của những kẻ khủng bố chống Mỹ, những người đã làm rõ rằng hành động của họ là để trả thù cho hàng thập kỷ can thiệp quốc tế kinh tởm của Hoa Kỳ. Nhưng quan chức và truyền thông Hoa Kỳ thường lảng tránh các bằng chứng đó và trung thành với ý tưởng rằng những kẻ khủng bố chỉ đơn giản là độc ác và điên khùng vì tôn giáo; nhiều người trong số chúng quả thực như vậy, nhưng điều đó không làm thay đổi sự thật chính trị và lịch sử.

Nhận xét: Trên thực tế, khi nghiên cứu kỹ lưỡng, hầu hết những vụ gọi là "khủng bố chống Mỹ", như vụ tấn công 11/9 ở New York, đánh bom cuộc chạy marathon ở Boston đều là do các cơ quan tình báo phương Tây như CIA, Mossad, MI5 gây ra để Hoa Kỳ và các chính phủ phương Tây có cớ thi hành những chính sách mà họ mong muốn. Ngay cả những lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông cũng đều là từ cùng một nguồn gốc (được nói kỹ hơn ở phần sau của bài này). Sự thật là phần còn lại của thế giới chỉ mong chính phủ Hoa Kỳ và các nước phương Tây để họ được yên.

Cách nghĩ này của dân Mỹ dường như vẫn còn rất phổ biến. Ít nhất bốn con tin bị quân ISIL bắt ở Syria, trong đó có nhà báo Hoa Kỳ James Foley, đã bị tra tấn nhấn nước trong khi bị giam cầm. Tờ Washington Post trích dẫn một quan chức Hoa Kỳ: “ISIL là một nhóm thường đóng đinh và chặt đầu người. Phỏng đoán rằng có bất cứ liên quan nào giữa sự tàn bạo của ISIL và hành động trong quá khứ của Hoa Kỳ thì thật nực cười và chỉ giúp cho sự tuyên truyền xuyên tạc của họ”.

Tuy nhiên, tờ Post có thể đã tiến hóa một chút, thêm vào rằng “Quân ISIL … dường như mô phỏng theo kỹ thuật tra tấn nhấn nước mà CIA sử dụng để thẩm vấn các nghi phạm khủng bố sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.”

Bài nói chuyện của William Blum ở một hội thảo về Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Đại học Hoa Kỳ, Washington DC, ngày 6/9/2014

Tôi chắc chắn rằng mỗi người trong số các bạn đã gặp nhiều người ủng hộ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, với họ bạn đã tranh cãi và tranh cãi. Bạn chỉ ra hết những điều kinh hoàng này đến những điều kinh hoàng khác, từ Việt Nam tới Iraq. Từ những vụ ném bom và xâm lược kinh hoàng cho tới các vụ vi phạm luật pháp quốc tế và tra tấn. Nhưng chẳng có tác dụng gì. Không gì thay đổi được những người đó.

Tại sao lại vậy? Có phải những người đó thực sự ngu ngốc? Tôi nghĩ một câu trả lời tốt hơn là họ có định kiến nhất định. Dù chủ ý hay vô ý, họ có một niềm tin cơ bản về Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại, và nếu bạn không xử lý được niềm tin căn bản đó, thì sẽ giống như bạn nói chuyện với tường đá.

Nền tảng căn bản nhất của niềm tin đó, tôi nghĩ, là một sự vững tin trong sâu thẳm rằng bất kể Hoa Kỳ làm gì ở nước ngoài, bất kể nó tồi tệ ra sao, bất kể hậu quả khủng khiếp ra sao, chính quyền Hoa Kỳ vẫn có ý định tốt. Lãnh đạo Hoa Kỳ có thể sai lầm, họ có thể vấp váp, họ có thể nói dối, họ thậm chí có thể trong một dịp vớ vẩn gây ra nhiều thiệt hại hơn là điều tốt, nhưng họ có ý định tốt. Ý định của họ luôn đáng tự hào, thậm chí là cao quý. Đa số người Mỹ chắc chắn như vậy.

Frances Frizgerald, trong nghiên cứu nổi tiếng của bà về sách giáo khoa Hoa Kỳ, tổng kết các thông điệp của chúng: “Hoa Kỳ là một kiểu Đạo Quân Cứu Thế đối với phần còn lại của thế giới: trong lịch sử họ chẳng làm gì ngoài việc phục vụ cho lợi ích của các quốc gia nghèo đói, bị ruồng bỏ và dịch bệnh. Hoa Kỳ luôn hành động vô tư, luôn từ động cơ cao quý nhất; họ cho đi, không bao giờ nhận lại”.

Và người Mỹ thực sự ngạc nhiên tại sao phần còn lại của thế giới không thấy nước Mỹ hiền hòa và vị tha thế nào. Thậm chí nhiều người tham gia phong trào phản chiến cũng không dứt được tư tưởng đó; họ diễu hành để khích lệ nước Mỹ – nước Mỹ mà họ yêu, tôn kính và tin tưởng – họ diễu hành để khích lệ nước Mỹ cao quý quay trở lại con đường tốt đẹp.

Nhiều công dân tin vào tuyên truyền của chính quyền để biện minh cho hoạt động quân sự của họ rất thường xuyên và ngây thơ như Charlie Brow tin vào môn bóng đá của Lucy.

Người Mỹ giống đám trẻ con của một bố già Mafia, chúng chẳng biết gì về công việc của ông bố, và cũng không muốn biết, nhưng chúng ngạc nhiên tại sao có người lại ném bom cháy qua cửa sổ phòng khách.

Niềm tin căn bản vào ý định tốt đẹp của Mỹ thường được gắn với “chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ”. Hãy cùng nhìn xem chính sách đối ngoại ngoại lệ Hoa Kỳ ra sao. Kể từ khi kết thúc thế chiến thứ II, Hòa Kỳ đã:

  1. Tìm cách lật đổ hơn 50 chính quyền nước ngoài, đa số được bầu cử dân chủ.

  2. Ném bom người dân tại hơn 30 quốc gia.

  3. Tìm cách ám sát hơn 50 lãnh đạo ngoại quốc.

  4. Tìm cách đàn áp các phong trào dân túy hay dân tộc tại 20 quốc gia.

  5. Can thiệp thô bỉ vào các cuộc bầu cử dân chủ tại ít nhất 30 nước.

  6. Dẫn đầu thế giới về tra tấn; không chỉ người Mỹ trực tiếp tra tấn người nước ngoài, mà còn cung cấp dụng cụ tra tấn, sách hướng dẫn tra tấn, danh sách những người phải tra tấn, huấn luyện viên Hoa Kỳ trực tiếp hướng dẫn, đặc biệt là ở châu Mỹ Latin.

Đây thực sự là ngoại lệ. Không có quốc gia nào khác trong lịch sử có thể cạnh tranh với kỷ lục này.

Thế nên lần tới khi bạn gặp một bức tường đá … hãy hỏi người đó rằng Hoa Kỳ phải làm gì với chính sách đối ngoại để không được ủng hộ nữa. Điều gì đối với người đó cuối cùng là quá đủ. Nếu người đó đề cập tới điều gì đó thật sự tồi tệ, rất có thể Hoa Kỳ đã thực hiện điều đó rồi, thậm chí nhiều lần.

Cần phải ghi nhớ rằng tổ quốc quý giá của chúng ta, trên hết cả, tìm cách thống trị thế giới. Vì lý do kinh tế, lý do quốc gia, hệ tư tưởng, Thiên Chúa Giáo, và vì những lý do khác, thống trị thế giới từ lâu đã là chính sách cơ sở của Hoa Kỳ. Và không nên quên tiền lương, thưởng, ngân sách hoạt động và những công việc hậu hĩnh trong tương lai ở khu vực tư nhân của các quan chức hành pháp đầy quyền lực phụ thuộc vào chiến tranh không bao giờ dứt. Những lãnh đạo này không đắn đo về hậu quả cuộc chiến của họ đối với thế giới. Họ không chắc đã phải là người xấu; họ chỉ phi đạo đức, giống như một kẻ thái nhân cách.

Nhận xét: Xem bài viết Đại cương về chứng thái nhân cách để hiểu kẻ thái nhân cách là thế nào và tại sao chúng lại nguy hiểm đến vậy.

Hãy xem Trung Đông và Nam Á. Người dân ở khu vực đó phải gánh chịu rất nhiều đau khổ vì chủ nghĩa Hồi Giáo cuồng tín. Điều mà họ thực sự cần là một chính quyền thế tục, tôn trọng các tôn giáo khác nhau. Và những chính quyền như vậy đã từng được thiết lập trong quá khứ gần đây. Nhưng số phận của những chính phủ đó ra sao?

Vào những năm 1970 cho đến những năm 1980, Afghanistan đã có một chính quyền thế tục tương đối tiến bộ, với đầy đủ quyền cho phụ nữ, điều khó tin phải không? Thậm chí một báo cáo của Lầu Năm Góc về thời gian đó cũng xác thực quyền thực tế của phụ nữ ở Afghanistan. Và điều gì xảy ra với chính quyền đó? Hoa Kỳ lật đổ nó, cho phép Taliban lên nắm quyền lực. Hãy nhớ điều đó khi bạn nghe một quan chức Hoa Kỳ nói rằng chúng ta phải ở lại Afghanistan để bảo vệ quyền của phụ nữ.

Sau Afghanistan là tới Iraq, một xã hội thế tục khác, dưới quyền Saddam Hussein. Và Hoa Kỳ cũng lật đổ chính quyền đó, giờ đây đất nước đó bị giày xéo bởi đám thánh chiến cũng như cuồng tín đủ loại, điên khùng và khát máu; phụ nữ không che mặt sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Tiếp theo là Libya; một lần nữa, một quốc gia thế tục dưới quyền Moammar Gaddafi, người mà, giống như Saddam Hussein, có thể có mặt không tốt nào đó nhưng ở những mặt quan trọng lại hiền hòa và làm được những điều kỳ diệu cho Libya và Châu Phi. Chỉ kể ra một ví dụ thôi, Libya có thứ hạng cao trong Chỉ Số Phát Triển Con Người của Liên Hiệp Quốc. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ cũng lật đổ chính quyền đó. Vào năm 2011, với sự trợ giúp của NATO, chúng ta ném bom người dân Libya hầu như mỗi ngày trong suốt sáu tháng. Và một lần nữa, điều đó dẫn đến việc các chiến binh thánh chiến xuất hiện. Rồi mọi thứ sẽ ra sao với người dân Libya, chỉ có Chúa mới biết được, hoặc có thể là Allah.

Và trong ba năm vừa qua, Hoa Kỳ đã làm mọi cách để lật đổ chính quyền thế tục ở Syria. Hãy đoán xem? Syria giờ là sân chơi và chiến trường của mọi thể loại quân đội cực hữu, trong đó có món ưa thích mới của mọi người, IS, nhà nước Hồi giáo. Sự trỗi dậy của IS là nhờ một phần lớn vào những thứ mà Hoa Kỳ đã làm ở Iraq, Lybia và Syria trong những năm gần đây.

Chúng ta có thể bổ sung vào danh sách kỳ diệu này cựu Liên Bang Nam Tư, một chính quyền thế tục đã bị Hoa Kỳ lật đổ, trên danh nghĩa NATO, vào năm 1999, dẫn đến sự hình thành của đất nước Hồi giáo Kosovo được điều khiển bởi Quân Đội Giải Phóng Kosovo (KLA). KLA bị Hoa Kỳ, Anh và Pháp coi là tổ chức khủng bố trong nhiều năm, với hàng sa số các báo cáo về việc KLA được vũ trang, huấn luyện bởi al-Qaeda, tại trại của al-Qaeda ở Pakistan, và thậm chí có các thành viên của al-Qaeda tham gia hàng ngũ KLA trong cuộc chiến chống lại người Serb ở Nam Tư. Mối quan tâm chính của Washington là hạ gục Serbia, vốn được biết đến như là “chính quyền cộng sản cuối cùng ở Châu Âu”.

KLA trở nên nổi tiếng với tra tấn, buôn bán phụ nữ, heroin và nội tạng con người; một khách hàng hấp dẫn nữa của đế chế Hoa Kỳ.

Nhận xét: Xem thêm:

Ai đó nhìn xuống những chuyện này từ bên ngoài không gian có thể nghĩ rằng Hoa Kỳ là thế lực Hồi giáo đang nỗ lực xâm chiếm thế giới – Allah Akbar!

Nhưng bạn có thể tự hỏi các chính quyền bị lật đổ có gì chung để trở thành mục tiêu cho cơn giận của Washington? Câu trả lời là họ không để cho đế chế Hoa Kỳ kiểm soát dễ dàng; họ từ chối trở thành quốc gia tay sai; họ theo chủ nghĩa quốc gia; nói cách khác, họ độc lập; một tội ác nghiêm trọng đối với đế chế.

Hãy đề cập tất cả những điều đó với người ủng hộ chính sách đối ngoại Hoa Kỳ và xem anh ta còn tiếp tục tin rằng Hoa Kỳ có ý định tốt nữa không. Nếu anh ta tự hỏi điều này đã diễn ra bao lâu thì hãy chỉ cho anh ta thấy rằng khó có thể kể ra một chế độ độc tài tàn bạo nào trong nửa sau thế kỷ 20 mà không được Hoa Kỳ ủng hộ; không chỉ ủng hộ, mà còn thường xuyên đưa họ lên nắm quyền và bảo vệ quyền lực của họ bất chấp ước muốn của dân chúng. Và trong những năm gần đây, Washington đã ủng hộ những chính quyền rất tàn bạo như Arab Saudi, Honduras, Indonesia, Ai Cập, Colombia, Qatar và Israel.

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nghĩ gì về thành tích của bản thân? Cựu ngoại trưởng Condoleezza Rice đã nói thay cho tất cả nhóm lãnh đạo chính sách đối ngoại khi bà ấy viết vào năm 2000 rằng để đáp ứng an ninh quốc gia thì Hoa Kỳ không cần phải đi theo “các khái niệm về quy tắc và luật pháp quốc tế” hay “các tổ chức như Liên Hiệp Quốc” bởi vì Hoa Kỳ luôn “đứng bên phía đúng đắn của lịch sử”.

Hãy để tôi nhắc lại với các bạn kết luận của Daniel Ellsberg về Hoa Kỳ ở Việt Nam: “Không phải là chúng ta ở bên sai trái; chúng ta là sự sai trái”.

Daniel Ellsberg
Daniel Ellsberg- Cựu sỹ quan nghiên cứu chiến lược Lầu Năm Góc

Nhận xét: Xem thêm: Daniel Ellsberg: Người nguy hiểm nhất nước Mỹ

Không những không ở bên đúng đắn, trên thực tế chúng ta đã sát cánh - tôi muốn nói là thực sự tham gia vào chiến tranh – cùng với al-Qaeda và các con đẻ của họ trong một số dịp, bắt đầu là Afghanistan vào những năm 1980 và 1990 để hỗ trợ Moujahedeen Hồi giáo, hay còn gọi là Chiến Binh Thần Thánh.

Rồi Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự, bao gồm cả hỗ trợ ném bom, Bosnia và Kosovo, cả hai đều được al-Qaeda ủng hộ trong cuộc xung đột ở Nam Tư vào đầu những năm 1990.

Ở Libya vào năm 2011, Washington và đám thánh chiến có cùng kẻ thù chung, Gaddafi, và như đã được đề cập, Hoa Kỳ ném bom người dân Libya trong hơn sáu tháng, cho phép phe thánh chiến chiếm lấy nhiều phần đất nước; và họ đang chiến đấu với phần còn lại. Những đồng minh chiến tranh này thể hiện sự biết ơn của họ đối với Washington bằng cách ám sát đại sứ Mỹ và ba người Mỹ khác, có vẻ là CIA, ở thành phố Benghazi.

Vào giữa và cuối những năm 2000, Hoa Kỳ ủng hộ quân đội Hồi giáo ở khu vực Caucasus của Nga, một khu vực đã có quá đủ các hoạt động khủng bố tôn giáo từ những chiến dịch của người Chechnyan vào những năm 1990.

Cuối cùng, ở Syria, trong nỗ lực lật đổ chính quyền Assad, Hoa Kỳ đã đứng về cùng phía với một số dạng quân đội Hồi giáo. Thế là tổng cộng sáu lần Hoa Kỳ trở thành đồng minh của lực lượng thánh chiến trong thời chiến.

Tôi biết rằng tôi đã nhồi cho bạn rất nhiều điều tiêu cực mà Hoa Kỳ đã làm với thế giới, và có thể đó là một thứ khó nuốt trôi đối với bạn. Nhưng mục đích của tôi là cố gắng tháo bỏ chỗ dựa trong trí tuệ và cảm xúc mà bạn đã lớn lên cùng với – hoặc giúp bạn hỗ trợ người khác gạt bỏ chúng – cái chỗ dựa khẳng định rằng Hoa Kỳ thân yêu của bạn luôn muốn điều tốt. Bạn sẽ không thể hiểu nổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ chừng nào bạn còn tin rằng ý định của nó là cao quý; chừng nào bạn còn bỏ qua mô hình hành động thường xuyên tìm cách thống trị thế giới của họ. Đó là một căn bệnh quốc gia từ rất lâu, được biết đến dưới cái tên như Định Mệnh Thiêng Liêng, Thế Kỷ Hoa Kỳ, chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ, toàn cầu hóa, hay, như cách Madaleine Albright nói, “quốc gia không thể thiếu” … trong khi những người ít lịch sự hơn thì dùng từ “đế quốc”.

Trong bối cảnh này tôi không thể không đưa ra ví dụ về Bill Clinton. Khi là tổng thống vào năm 1995, ông ta đã nói: “Dù chúng ta nghĩ gì về các quyết định chính trị trong thời kỳ Việt Nam, nhưng những người Mỹ can đảm, những người đã chiến đấu và chết ở đó, có động cơ cao quý. Họ chiến đấu cho tự do và độc lập của người Việt Nam”. Vâng, đấy đúng là cách mà các lãnh đạo của chúng ta nói. Nhưng ai biết họ thực sự tin vào điều gì?

Nhận xét: Nói dối một cách bệnh hoạn là một đặc điểm nổi bật của những kẻ thái nhân cách.

Hy vọng của tôi là nhiều người trong số các bạn, những người chưa hoạt động chống đế quốc và chiến tranh, sẽ tham gia vào phong trào phản chiến giống như tôi đã làm năm 1965 để chống chiến tranh ở Việt Nam. Đó là điều đã khiến tôi và nhiều người khác đứng lên hành động. Khi tôi nghe từ những người ở một độ tuổi nhất định về thứ khởi đầu quá trình mất niềm tin của họ, niềm tin vào ý định tốt đẹp của Hoa Kỳ, Việt Nam thường xuyên là nguyên nhân chính. Tôi nghĩ, nếu các quyền lực Hoa Kỳ biết trước rằng “cuộc chiến đáng yêu” của họ sẽ thất bại thì họ có thể đã không tạo ra sai lầm lịch sử khổng lồ đó. Cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003 cho thấy rằng bài học Việt Nam vẫn chưa được học, nhưng các cuộc biểu tình chống chiến tranh và đe dọa chiến tranh ở Afghanistan, Iran, Syria, và những nơi khác có thể - có thể! – cuối cùng sẽ tạo ra một vết sứt mẻ trong cái tư tưởng chiến tranh kinh dị ấy. Tôi mời các bạn tham gia vào phong trào của chúng tôi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.