Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Làm sao để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế: Bài học từ Iceland và Hungary

Dòng chữ trên tấm biển: "Tống giam bọn chủ nhà băng"

Nguồn: Blog Thời Thổ Tả

Iceland Phục hồi nhanh nhất châu Âu sau khi bắt giam các chủ nhà băng thay vì giải cứu!

Sau khi Iceland chịu cú đánh khủng hoảng tài chính nặng nề 2008-2009, dẫn đến kết án và bỏ tù 1 số giám đốc điều hành ngân hàng hàng đầu, IMF nói bây giờ họ đã hướng tới phục hồi kinh tế "mà không ảnh hưởng đến mô hình phúc lợi", bao gồm y tế và giáo dục. Trong thực tế, Iceland đang trên đường trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên phải chịu đựng khủng hoảng tài chính đang "vượt qua đỉnh khủng hoảng sản lượng kinh tế" - minh chứng bản chất rằng giải cứu không phải là con đường để đi.

Tình cờ, độc đáo trong cách họ đã chọn để xử lý thảm họa. Họ đơn giản là để cho các ngân hàng phá sản, dẫn đến vỡ nợ tổng cộng $85 tỷ, nhiều thứ để truy tố và phạt tù các giám đốc điều hành vì liên quan đến các gian lận khác nhau. Những quyết định của họ có vẻ gây sốc vào thời điểm đó, vì điều này họ bị EU và nhất là Anh đe dọa. Nhưng rõ ràng là sự mạo hiểm đã được đền đáp.

"Tại sao chúng tôi lại có một bộ phận xã hội không bị khống chế hay không phải chịu trách nhiệm?" Công tố viên đặc biệt Olafur Hauksson cho biết sau khi Tòa án tối cao Iceland bắt giữ 3 nhà băng và kết án. "Thật là nguy hiểm khi kẻ nào đó là quá lớn để điều tra, nó mang lại cảm tưởng có một nơi trú ẩn an toàn."

Ông Hauksson, vốn chỉ là 1 sĩ quan cảnh sát ở một làng chài nhỏ, đã làm công tố viên đặc biệt sau khi kêu gọi mà không có ai đảm nhận vai trò này. QH Iceland thậm chí còn hỗ trợ nỗ lực công tố bằng cách nới lỏng luật bí mật để cho phép điều tra mà không có trở ngại.

Sáu trong số 7 vụ đã kết thúc tại Tòa tối cao Iceland với cáo trạng giữ nguyên, thêm 14 vụ có khả năng bị truy tố. Ngược lại, có cảm giác thù địch của Mỹ đối với các tổ chức tài chính lớn nhất của họ khi các gói cứu trợ thành nỗi cay đắng. Sau khi các nhà băng nhận tội thao túng tiền tệ và lãi suất toàn cầu vào tháng 5 và bị phạt ít ỏi $5,7 tỉ, thậm chí không có đền bù cho người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi gian lận. Truy tố thành công và phục hồi kinh tế của Iceland vẫn là chủ đề thèm muốn cho người Mỹ.

Đóng băng tài sản nước ngoài là việc đầu tiên Iceland đã làm khi gặp khủng hoảng. Điều này Hy Lạp mới làm trong ít tuần gần đây (khôi hài!). Kiểm soát vốn chặt chẽ đã được áp dụng trong 6 năm qua và bây giờ mới được nới lỏng, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có tài sản về cơ bản đã bị đóng băng kể từ đó có thể đưa kinh doanh của họ đến nơi khác. Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng có thể lặp lại, ông bộ trưởng Tài chính công bố một loại thuế 39% đối với bất cứ ai chọn để làm như vậy. Thorolfur Matthiasson, 1 giáo sư tại ĐH kinh tế Iceland giải thích: "Mối nguy hiểm là chuyển vốn và hậu quả làm giảm giá trị đồng krona."

Nói ngắn gọn, sức khỏe kinh tế Iceland sẽ được thử nghiệm. Mặc dù còn nhiều lo lắng, vẫn có lạc quan báo trước kể từ khi Iceland đã chắc chắn vượt qua cơn bão trước kia.

Hungary thoát khỏi liều thuốc độc dược IMF!

Có một thuật ngữ gọi là “Poisoned Chalice”, Chalice theo nghĩa La-tinh là cái ly, thường dùng để đựng sữa như ở Hy Lạp cổ. Poisoned Chalice – Ly độc, chỉ thứ ban đầu, hay bề ngoài là rất tốt đẹp, hữu dụng, nhưng về sau là rất tồi tệ như bị đầu độc vậy.

Bất cứ nơi nào được kê đơn, liều thuốc IMF chỉ có hợp chất khủng hoảng kinh tế;

Chúng ta dâng lợi ích đáng ngờ cho những kẻ vận hành nền kinh tế toàn cầu thêm bao nhiêu lâu nữa? Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF đã có cùng một "sai lầm" rất nhiều lần mà duy nhất một lời giải thích còn lại: nó là một thảm họa kỹ thuật.

Các cuộc khủng hoảng đã được điều khiển ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nga và Argentina đều được ghi bởi Joseph Stiglitz, cựu kinh tế trưởng của World Bank, cũng như những người khác. Nhưng chúng ta, cho đến nay, thiếu một mô tả toàn diện về cách nó làm ở Đông Âu. Một cuốn sách mới của nhà kinh tế Pongrac Nagy cho thấy lần đầu tiên IMF đã nện cú trời giáng vào Hungary như thế nào.

Quản lý kinh tế cộng sản là vô vọng: cưỡng chế, vô trách nhiệm, không đủ năng lực và lãng phí. Vì vậy, khi Hungary bắt đầu dân chủ hóa cuối những năm 1980, rõ ràng rằng hệ thống kinh tế mới là một nhu cầu. Có một số tùy chọn cho quá trình chuyển đổi. Nhưng trước khi bất cứ ai xem xét chúng, chính phủ mới Hungary ngây thơ và kỳ vọng đã bị thuyết phục bởi các cường quốc phương Tây, cho rằng không có sự lựa chọn nào ngoài quay sang IMF.

Trừ khi chính sách kinh tế của quốc gia được sự chấp thuận bởi IMF, họ không thể có được vốn nước ngoài. Hậu cộng sản Hungary cần vốn nước ngoài chỉ với một mục đích: để giúp trả món nợ nước ngoài khổng lồ của họ. Họ có thể áp dụng, như nhiều quốc gia khác đã làm, cho giảm nợ, nhưng IMF, đã đưa ra những bằng chứng có thật, nói với họ rằng điều này sẽ ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài. Lựa chọn duy nhất là thực hiện chính sách IMF đề nghị.

IMF chỉ có một tập hợp các chính sách. Chính phủ phải áp đặt những hạn chế khi cung tiền và tín dụng, mở cửa cho vốn nước ngoài, tư nhân hóa tài sản nhà nước và cắt giảm chi tiêu công cộng. Họ biện minh cho những yêu cầu này bằng cách thuyết phục Hungary rằng họ đang phải chịu khoản nợ không thể quản lý và lạm phát phi mã.

Vì vậy, năm 1990, IMF nói với Hungary rằng họ đang trải qua cuộc khủng hoảng lạm phát. Giá cả, như họ chỉ ra, đã tăng 17% trong năm 1989. Trong khi sự thật thì giá cả tăng này là không bởi do lạm phát (nhu cầu vượt xa cung cấp), mà chủ yếu là do thay đổi chính sách, chẳng hạn như áp dụng thuế VAT và việc bãi bỏ trợ cấp. IMF nhấn mạnh một cách giả tạo rằng nó bị gây ra bởi nhu cầu quá mức.

Cách tốt nhất là giảm cầu, IMF quả quyết, là hạn chế lượng tiền các ngân hàng có thể cho vay. Vì vậy, từ năm 1990 đến năm 1996, NHTW đảm bảo tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp giảm một nửa. Kết quả ngay lập tức và như dự đoán là lãi suất tăng cao (đến 50%), doanh nghiệp trên khắp đất nước Hungary sụp đổ. Khi công nhân bị sa thải và tiền lương bị cắt giảm, nhu cầu tiêu dùng bị tụt xuống. IMF, như Nagy viết, đã "nhận chìm một cách giả tạo nền kinh tế Hungary vào cuộc suy thoái to lớn chưa từng có trong thời bình". Từ năm 1990 đến năm 1993, tổng sản phẩm quốc nội Hungary đã giảm 18%.

Còn xa hơn cả thứ lạm phát cũ, phác đồ điều trị của IMF này gây ra thêm chính lạm phát. Từ năm 1993 đến năm 1996, giá đã tăng 130%. Đây không phải là vì nhu cầu đang tăng, chỉ đơn giản là bởi vì nó giảm không nhanh như cung. Nhưng IMF, một lần nữa, xử lý vấn đề mới này như thể nó được gây ra bởi nhu cầu lồng lên. Họ khăng khăng đòi hạn chế kinh tế hơn nữa, nó, như dự đoán đã quá đủ, đẩy Hungary lún sâu hơn vào suy thoái.

Để đảm bảo Hungary trả nợ của mình, IMF yêu cầu họ cắt hết các dịch vụ công cộng có thể, và tư nhân hóa mọi tài sản nhà nước có thể. Toàn bộ các lĩnh vực kinh tế bị đánh sập nhanh chóng và bán tháo rẻ mạt, với hậu quả là các công ty nước ngoài giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trường. Để đảm bảo, như trong những lời của chính phủ, "việc phân bổ lại thu nhập trong lĩnh vực kinh doanh", Hungary sau đó đã buộc phải đưa ra một trong những chính sách thuế lạc hậu nhất trên thế giới: 43% doanh thu của chính phủ đến từ thuế tiêu thụ, chỉ 20% là thuế thu nhập và 14% thuế kinh doanh.

Tất cả điều này được thực hiện, như tất cả các chương trình của IMF, trong điều kiện hoàn toàn bí mật và lừa đảo có tổ chức. Lời dối trá của IMF nói rằng họ chỉ đơn giản là chấp thuận "lá thư bày tỏ ý định" được viết bởi chính phủ, trong đó chứa đựng các chính sách kinh tế mới. Câu chuyện này cứu giúp tất cả trách nhiệm IMF vì những gì xảy ra. Nhưng thư “bày tỏ ý định” lại thực sự được viết bởi IMF, và chỉ cần chữ ký của chính phủ. Nó, từ vĩ mô đến chi tiết hướng dẫn đời sống kinh tế và chính trị quốc gia từ một đến ba năm. Điều này hoàn toàn bí mật. Người Hungary biết họ phải chấp nhận chính sách của IMF là qua lá thư bị rò rỉ từ quan chức cấp cao của IMF gửi cho Bộ trưởng Tài chính. Ông ta yêu cầu chính phủ Hungary áp dụng chính sách phù hợp một cách chính xác.

Một triệu rưỡi người Hung (gần 30% lực lượng lao động) bị mất việc làm. Thu nhập của những người vẫn còn việc giảm 24%, lương hưu giảm 31%. Đến năm 1996, hầu hết dân chúng sống trong hoặc xung quanh mức chỉ tồn tại. Dịch vụ công cộng bị teo lại. Từ năm 1989 đến năm 1998, tỷ lệ tội phạm tăng 166%. Điều này, người Hungary phải nhớ, là kết quả của một quá trình gần như được mô tả là "chiến thắng của chủ nghĩa tư bản".

Nhưng đất nước Hungary kỳ lạ, kỳ lạ bậc nhất châu Âu, người Hung kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục bất cứ đế quốc nào. Năm 1996, đột nhiên, không cần thông báo hay giải thích, chính sách đã thay đổi. Các ngân hàng được phép để bắt đầu cấp tín dụng một lần nữa và suy thoái kinh tế, kết quả là, đã kết thúc ngay lập tức. Trong 4 năm tiếp theo, sản xuất công nghiệp tăng 45% và GDP tăng 21%. Tiền lương và trợ cấp hưu trí bắt đầu tăng trở lại.

Thí nghiệm này, nói cách khác, là rõ ràng đến mức không còn gì rõ hơn về kết quả điều trị của lang băm kinh tế IMF. Áp dụng đơn thuốc IMF - kinh tế sụp đổ. Dừng lại - kinh tế hồi phục. Điều này được lặp đi lặp lại thường xuyên, đủ để chúng ta tin tưởng vào kết quả. Tại Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Nga và Argentina, tự do hóa tài chính và hạn chế bắt buộc của IMF dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế, mà chỉ được khai thông khi những hạn chế được dỡ bỏ. Những quốc gia từ chối uống liều độc dược Chalice, mặc dù họ phải đối mặt với điều kiện gần như tương đồng (Trung Quốc, Ba Lan) đều phát triển thịnh vượng trong khi các nước láng giềng của họ sụp đổ.

Vậy tại sao, biết những gì sẽ là hậu quả, mà IMF lại cứ tiếp tục áp dụng cùng một đơn thuốc gây thảm họa? Điều đó khó có thể đổ lỗi là do thiếu chuyên môn. Sự thật là hậu quả xảy ra rất phù hợp với mong muốn của nhà đỡ đầu nó. Trong khi IMF hoạt động chủ yếu ở các nước nghèo, nó đã bị kiểm soát hoàn toàn bởi những kẻ giàu có, thông qua hệ thống một lá phiếu-một đồng đô la của IMF. Kết quả là, như Stiglitz cho biết, các chương trình của nó phản ánh "lợi ích và hệ tư tưởng của cộng đồng tài chính phương Tây".

Desmond Tutu đã từng nhận xét rằng: "Khi các nhà truyền giáo đến châu Phi, họ có Kinh Thánh và chúng tôi có đất đai. Họ nói rằng 'chúng tôi hãy nhắm mắt vào và cầu nguyện". Khi chúng tôi mở mắt ra, chúng tôi có Kinh Thánh, và họ có đất đai." Người Hungary đã được trao Kinh Thánh kinh tế chính thống bằng cách truyền giáo. Thông qua lừa lọc và giấu diếm, IMF đảm bảo rằng đôi mắt của họ đã bị bịt kín. Đến khi họ mở mắt ra, các nhà băng và các công ty nước ngoài đã sở hữu nền kinh tế, khu vực công đã được giao cho vốn tư bản nước ngoài; thất nghiệp cơ cấu đã tạo ra một lực lượng lao động dễ bảo và tuyệt vọng. IMF, nói cách khác, đã sắp đặt vụ trộm cắp cả một đất nước. Bao nhiêu lần chúng thực hiện điều này 1 lần nữa trước khi chúng ta có thể thấy rõ trò chơi này là cái gì?

Cuốn sách của Pongrac Nagy có tên: From Command to Market Economy in Hungary under the Guidance of the IMF;

Cho đến nay, Hungary vẫn khước từ Eurozone. Tăng trưởng kinh tế bị chững lại nhưng không rơi xuống hố như Hy Lạp. Trong đồ thị là GDP của Hungary, Czech và Nga, theo nguồn Forbes.

Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.