Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Giải oan cho mỡ béo!

Tác giả: Vũ Minh
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên VN

Vâng, béo ở đây là mỡ, béo có nguồn gốc tự nhiên từ động vật. Từ bao lâu nay, béo ta âm thầm cặm cụi làm việc theo đúng trách nhiệm vốn được tự nhiên ủy thác, vậy mà đùng một cái lại bị kết tội là thủ phạm liên quan đến các bệnh tim mạch, đột quỵ…

Sau vài thập kỷ đến nay, nhà nhà tẩy chay mỡ béo, đưa dầu thực vật lên ngôi quán quân nhưng số người mắc các bệnh kể trên vẫn đang đà thăng tiến. Nhiều công trình nghiên cứu mới đây đã nhìn nhận lại vấn đề, và chứng minh rằng béo ta không những không gây hại gì mà còn vô cùng cần thiết cho sức khỏe.

Câu chuyện bắt đầu

Vào khoảng cuối năm 1950 khi Ancel KEYS đưa ra quan điểm rằng chất béo bão hòa (saturated fats) gây ra bệnh tim và sau đó là chất béo bão hòa làm tăng cholesterol trong máu. Điều này hiện nay được nhiều người chấp nhận, từ người nội trợ bình thường, cho đến những người làm trong ngành dinh dưỡng, chuyên gia sức khỏe.

Béo bão hòa, bao gồm cả mỡ động vật nhanh chóng bị loại ra khỏi thực đơn, hoặc còn lại rất ít trong khẩu phần ăn. Đôi khi người ta bắt buộc phải giữ lại nó vì chẳng còn lựa chọn nào khác, hoặc tiếc là không thể tách hết béo ra! Hễ nghe đến béo bão hòa là họ liên hệ ngay đến những rủi ro chết người. 100 phần xấu!

Như vậy, Ancel KEYS là người đã tác động sâu sắc đến thói quen ăn uống của xã hội ngày nay. Tuy nhiên, khi nhìn vào những kết luận mà ông công bố ra, thì chúng chạy theo đủ hướng và thậm chí còn trái ngược nhau: khi thì béo bão hòa làm tăng cholesterol, lúc thì lại là do dầu thực vật, lúc thì là cả hai đều không có gì khác biệt trong tác động đến bệnh tim mạch…

Công trình nổi tiếng của Ancel Keys là nghiên cứu tại 7 nước, một nghiên cứu 20 năm trên 12.000 người ở 16 cộng đồng tại Greek islands, Yugoslavia, Hà Lan, Phần Lan, Nhật và Hoa Kỳ. Tuy nhiên ngày càng có nhiều chuyên gia bác bỏ nó do phương pháp tiếp cận, cách xử lý thống kê… là thực sự không ổn.

Sau hơn 5 thập kỷ, nhiều công trình nghiên cứu đã lần lượt lật ngược lại quan điểm của Ancel Keys. Họ chỉ ra rằng có rất nhiều cộng đồng có nguồn thực phẩm chính chứa hàm lượng béo bão hòa cao nhưng không thấy xuất hiện các vấn đề về tim mạch hay tử vong vì nó.

Cộng đồng

Thực phẩm chính

Tỉ lệ béo bão hòa

Maasai ở Kenya/Tanzania

Thịt, sữa, huyết bò

66 %

Người Eskimos ở Arctic

Cá heo và hải cẩu

75 %

Người Rendille ở Kenya

Sữa, thịt và huyết lạc đà

63 %

Người Tokealu, đảo san hô, thuộc New Zealand

Cá và dừa

60 %

Một số cộng đồng ăn nhiều chất béo bão hòa nhưng không có mối liên hệ với vấn đề sức khỏe



Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Hoạt động mặt trời và sự suy yếu bất thường gần đây của nó

Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ

Tác giả: Pierre Lescaudron và Laura Knight-Jadczyk
Nguồn: Sách Earth Changes and the Human-Cosmic Connection
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Chương 13: Phóng điện của Mặt Trời

Giờ chúng ta đã biết thêm một chút về plasma, chúng ta sẽ tập trung vào các hành vi và tính chất điện của mặt trời. Như đã đề cập ở trên, cặp mặt trời - nhật mãn có thể được so sánh với một tụ điện khổng lồ. Ngoài dòng điện rò rỉ thường trực, tụ điện mặt trời còn trải qua những đợt phóng điện mà chúng ta gọi là “hoạt động của mặt trời”. Những phóng điện này thực ra là những dòng điện Birkeland xuyên qua quang quyển (lớp vỏ nóng sáng bao quanh ngôi sao của chúng ta), tạo ra vết đen mặt trời và cho phép lớp vật chất đen và nguội hơn bên trong mặt trời được lộ ra. Như hình dưới cho thấy, quang quyển của mặt trời trông giống như những búi sợi. Những “búi sợi” này được gọi là “cung cực dương” hay “búi cực dương”. Do tất cả các búi này có cùng điện cực, các sợi điện tự sắp xếp để tránh nhau. Vậy nên chúng có hình dạng như vậy.

Cận cảnh vết đen mặt trời. Đây là một trong những bức ảnh rõ nét nhất của mặt trời
từng được chụp. Nó được chụp năm 2002, bởi Swedish Solar Telescope.

Tai lửa mặt trời và phun trào nhật hoa (CME) có liên quan đến vết đen mặt trời. Thông thường, sự gia tăng đột biến trong hoạt động mặt trời dẫn đến một lượng hạt cơ bản lớn được phóng ra từ bên trong mặt trời (xem hình dưới). Chùm hạt này trước tiên xuyên qua quang quyển (tạo ra vết đen mặt trời) và đi tiếp ra ngoài mặt trời, thường dưới dạng tai lửa, hoặc CME nếu chùm hạt đủ lớn và mạnh.

Tai lửa mặt trời chụp bởi Solar Dynamics Observatory của NASA ngày 8/9/2010


Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Xem phim khiêu dâm gây tổn hại não như nghiện ma túy

Tác giả: Tuấn Anh
Nguồn: VietNamNet

Mặc dù những người "ghiền" tranh ảnh, phim "nóng" biện minh rằng chúng giúp họ khám phá các mường tượng mới lạ về tình dục và gia tăng ham muốn "chuyện ấy", nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện, chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của họ, kể cả gây nghiện và làm teo não.

Càng xem, càng nghiện

Cả quan hệ tình dục và việc xem sách báo, phim ảnh "nóng" đều dẫn đến việc giải phóng dopamine, chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm về khoái cảm và sự tưởng thưởng. Tuy nhiên, hiện tượng dâng trào dopamine lặp đi lặp lại bằng cách thường xuyên xem văn hóa phẩm khiêu dâm cũng đồng nghĩa, bộ não sẽ bị "khử nhạy" trước những tác động của nó.

Một nghiên cứu của Đức, đăng tải trên tạp chí JAMA Psychiatry từng phát hiện, thường xuyên xem phim "nóng" dường như làm chai sạn phản ứng trước kích thích tình dục theo thời gian. Điều đó có nghĩa là, bộ não cần nhiều dopamine hơn để có thể cảm thấy cùng mức độ "cao hứng", khiến chủ nhân phải xem nhiều phim "nóng" hơn.

Một nghiên cứu xuất bản trước đó trên tạp chí Psychology Today cũng khám phá ra rằng, sự gia tăng dopamine này đồng nghĩa với người dùng các sản phẩm khiêu dâm bắt đầu cần các trải nghiệm kích thích cực điểm ngày càng tăng để có thể thấy "nóng trong người".

Sau một thời gian tiếp xúc với quá nhiều hình ảnh như vậy trong phim "nóng", mọi người sẽ bị "chai sạn" cảm xúc và ngày càng khó bị kích thích trước các tiếp xúc tình dục thông thường. Do đó, các nhà nghiên cứu nhận định, văn hóa phẩm đồi trụy đang tạo ra một thế hệ người trẻ ngày càng bất lực ở chốn phòng the.

Người ghiền phim "nóng" có trí não giống như kẻ nghiện ma túy

Kết quả soi quét não của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge (Anh) hé lộ, khi những người ghiền phim nóng xem các sản phẩm khiêu dâm, các vùng não gồm vùng vân bụng, vùng hạch hạnh nhân và vùng vỏ não đai trước của họ sáng lên. Chính những vùng não này cũng gia tăng hoạt động ở những người nghiện ma túy.

Phim "nóng" làm teo não

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Đức phát hiện, những người đàn ông ghiền xem phim khiêu dâm có thể đang tự làm teo não của họ. Cụ thể là, càng xem nhiều phim "nóng" vùng thể vân trong bộ não của họ, vốn gắn liền với động cơ và phản ứng tưởng thưởng, càng bị suy giảm kích cỡ.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu khám phá ra một mối liên quan giữa việc thường xuyên xem văn hóa phẩm đồi trụy với sự tổn hại về thể chất. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng, có thể những người ghiền phim "nóng" sinh ra đã sở hữu một dạng não bộ nhất định nào đó.



Những "góc khuất" của Nhật Bản qua lăng kính một du học sinh Việt Nam

Tác giả: Chi Mai - Nguyễn Linh
Nguồn: Trí Thức Trẻ

Nguyễn Linh đã sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản gần 2 năm. Linh chia sẻ: "Mình đến để học, và để trải nghiệm. Trải nghiệm cuộc sống, con người, cách làm việc. Cho nên, trải nghiệm tốt cũng có, chưa tốt cũng có. Không biết có phải do hơi "đen đủi" hay lý do gì mà trải nghiệm chưa tốt có vẻ nhiều hơn...

Người đi làm ở Nhật được gọi là Zombie công việc.

Cảnh chen chúc trên tàu điện ngầm

Zombie công việc được chia thành nhiều loại. Loại phổ biến là zom shain, loại này hay mặc áo đen, quần đen, giầy đen, tóc cũng đen, mang theo chiếc cặp đen. Hoạt động chủ yếu từ 8h sáng đến 8h tối. Loại thứ 2 dễ bắt gặp là loại arubaito. Loại này hoạt động muộn hơn thường là 8 giờ sáng đến 18 giờ tối, có khi là nửa đêm hoặc tới sáng. Thứ 7, Chủ nhật họ làm việc thì đôi khi cả ngày.

Đặc điểm chung của các Zoombie này là: Mặt mày nhìn hốc hác. Mắt đỏ và thâm quầng. Khi lên tàu. Đi về thường ngủ lờ đờ chậm chạp. Nhưng 1 khi đã nhìn thấy công việc thì lao vào "cắn như điên" đến khi nào công việc "chết" hết thì thôi.

Ga tàu điện lúc 12 giờ đêm đông nghẹt người, dù giờ giấc đi làm ở Nhật là từ 8 giờ đến 18 giờ

Nói là Zombie vì người Nhật rất "điên cuồng" với công việc. Nếu bạn sống ở đây. Buổi sáng bạn sẽ thấy lúc nhúc những chấm đen di chuyển rất nhanh rất đều. Ăn mặc rất chỉnh tề. Nhưng tối về thì chỉ còn xơ xác. Đi lại khá vật vờ và khuôn mặt thì mệt mỏi. Nhiều người còn nằm luôn tại ga hay thường thì ngủ quên trên tàu.



Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Mỹ bị tống cổ khỏi Kyrgyzstan, mất dần vị thế ở Trung Á

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Ngày 20 tháng Tám, nghị định của người đứng đầu chính phủ Kyrgyzstan về bãi ước thỏa thuận hợp tác với Hoa Kỳ, được ký kết năm 1993 tại Washington, sẽ có hiệu lực.

Theo thỏa thuận này, các sản phẩm của Mỹ có thể được nhập khẩu và xuất khẩu từ Kyrgyzstan mà không phải chịu bất kỳ loại thuế và thuế hải quan nào. Các nhân viên dân sự và quân sự của chính phủ Hoa Kỳ liên quan với các chương trình hỗ trợ của Mỹ hiện diện ở Cộng hòa này đều được cấp cơ chế ngang với nhân viên ngoại giao.

Quyết định tuyên bố bãi ước thỏa thuận được người đứng đầu chính phủ Kyrgyzstan ký ngày 21 tháng Bảy. Ngày 12 tháng 8, bắt đầu có hiệu lực văn kiện Kyrgyzstan tham gia Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu. Như vậy, nước này đã xác định các ưu tiên riêng của mình, ông Ajdar Kurtov ở Viện nghiên cứu chiến lược Nga khẳng định. Theo ông, Kyrgyzstan đã "ngồi quá lâu trên hai chiếc ghế", vừa nhận sự giúp đỡ từ phương Tây và đồng thời hợp tác với các nước láng giềng — đối tác trong Liên minh Á-Âu. Bây giờ tình hình chính trị đã thay đổi rất nhiều và đã đến lúc ban lãnh đạo Kyrgyzstan phải xác định rõ ràng sẽ làm bạn với ai và xây dựng mối quan hệ chiến lược của mình như thế nào.

Theo nhà phân tích, các hợp đồng hồi những năm 90 mà Kyrgyzstan kết với nước ngoài là không bình đẳng. Và quan hệ đối tác với các nước trong không gian hậu Xô Viết cũng không được đánh giá đúng mức. Nga thấy rằng trong các thỏa thuận đó có sự vi phạm rõ rệt chủ quyền của nước Cộng hòa với mục đích để đặt nước này dưới sự điều khiển và kiểm soát đặc biệt, hoặc tạo ra các hệ thống khiến Kyrgyzstan phải phụ thuộc phương Tây. "Việc loại bỏ một hệ thống như vậy tương ứng với lợi ích của chính quyền Kyrgyzstan hiện tại và lợi ích của Nga. Đó là sự tiếp nối những bước đi mà Kyrgyzstan đã thực hiện, trong số đó có việc dỡ bỏ sân bay căn cứ không quân Mỹ ở thủ đô và tăng cường vị thế của Kyrgyzstan trong CSTO," – ông Ajdar Kurtov cho biết. Chuyên gia nhấn mạnh: bãi ước thỏa thuận hợp tác không có nghĩa là khẩn cấp cắt đứt quan hệ Kyrgyzstan với Mỹ, mà là hạn chế khả năng Hoa Kỳ ảnh hưởng đến tình hình chính trị nội bộ trong nước cộng hòa.

Đại sứ quán Mỹ tại Kyrgyzstan đã bày tỏ sự hối tiếc về việc nước này đơn phương bãi ước hiệp định. Đồng thời Mỹ không quên nhắc lại rằng trong 22 năm thực hiện thỏa thuận, Mỹ đã cung cấp cho Kyrgyzstan gần 2 tỉ $ "để hỗ trợ quá trình chuyển đổi Kyrgyzstan sang nền dân chủ", bộ phận báo chí chính thức của Đại sứ quán Mỹ đã nêu rõ.

"Hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ để “thúc đẩy dân chủ” đã được dự định để tài trợ cho giáo dục, các tổ chức phi chính phủ, tất cả các loại hội nghị, hội thảo, đào tạo. Khoản tiền này không đầu tư vào nền kinh tế của nước cộng hòa," – ông Ajdar Kurts giải thích.

Và chính "mối quan tâm về sự phát triển dân chủ và bảo vệ nhân quyền ở Kyrgyzstan" của Mỹ là lý do cho việc đơn phương bãi ước thỏa thuận đã thực hiện 22 năm qua với Hoa Kỳ. Nguyên cớ cho điều này là hồi tháng Bảy, Bộ Ngoại giao Mỹ đã trao giải "Human Rights Defender" cho nhà đối lập Kyrgyzstan gốc Uzbek Azimzhan Askarov, mà Tòa án tối cao Kyrgyzstan kết án tù chung thân vì tội kích động bạo loạn và giết chết một cảnh sát trong "Cách mạng Tulip" năm 2010. Chính quyền Kyrgyzstan đã coi động thái của Mỹ là biểu hiện không tin tưởng vào công lý quốc gia. Sau sự kiện đó Kyrgyzstan đã quyết định bãi ước thỏa thuận. Kết quả là, Kyrgyzstan từ chối hợp tác với Hoa Kỳ trong việc xây dựng một xã hội dân chủ và lựa chọn ưu tiên phát triển kinh tế.

“Đối với Kyrgyzstan, điều quan trọng không phải trong nhiều thập kỷ vẫn là một nước bị tàn phá, một nước vĩnh viễn tụt hậu so với các nước láng giềng thành công hơn, mà là phát triển dựa trên tiềm lực của mình trong khuôn khổ Liên minh Kinh tế Á-Âu. Và Kyrgyzstan đã thực hiện sự lựa chọn của mình." – ông Ajdar Kurtov.

Xem thêm:



Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Lý thuyết vũ trụ điện: Nguồn điện và động cơ homopolar trong vũ trụ

Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ

Tác giả: Pierre Lescaudron và Laura Knight-Jadczyk
Nguồn: Sách Earth Changes and the Human-Cosmic Connection
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Chương 9: Nguồn năng lượng từ ngoài của các thiên thể

Lý do tụ điện có thể liên tục phóng điện mà vẫn duy trì được hiệu điện thế giữa cực âm và cực dương của chúng là bởi vì chúng được cắm vào nguồn điện bên ngoài. Vậy điện trong hệ mặt trời của chúng ta đến từ đâu? Nhà vật lý thiên văn Michael J. Longo từ trường Đại học Michigan đã nghiên cứu kỹ lưỡng hơn 40.000 thiên hà. Sau nhiều bước xử lý dữ liệu và phân tích - Tôi sẽ tha cho bạn đọc những tính toán chi tiết mà bạn có thể xem trong bài viết của ông - kết luận của ông là như sau:

Sự trùng hợp đáng lo ngại của các phân điểm và đường hoàng đạo với AE [trục của mặt phẳng hoàng đạo] giờ được xem là tình cờ do định nghĩa của đường hoàng đạo dọc RA [xích kinh độ] = 180° và 0°, gần các cực thiên hà. Nó không phải là dấu hiệu của sự sai lệch nghiêm trọng trong quan sát dẫn đến các dữ liệu WMAP. Tất cả các sự trùng hợp đều có thể được giải thích với một từ trường vũ trụ sắp thẳng hàng trục quỹ đạo cyclotron của các electron và đặt dấu ấn đa cực của nó lên CMB.

Nói theo ngôn ngữ đơn giản, Longo đã kết luận rằng trục quay của các thiên hà được sắp thẳng hàng dọc theo cùng một đường và sự sắp xếp này không thể là do ngẫu nhiên. Cùng với Longo, Alfven, Campanelli và Schwarz đều cho rằng sự sắp xếp thẳng hàng của trục quay các thiên hà là do một dòng điện chạy theo vòng tròn khổng lồ trong vũ trụ. Mặc dù nguồn gốc của dòng điện vòng tròn chạy quanh “khoảng không” vũ trụ này vẫn còn là ẩn số, sự sắp xếp thẳng hàng của trục quay các thiên hà là bằng chứng gián tiếp về sự tồn tại của nó. Hình dưới minh họa sự sắp xếp thẳng hàng của các trục quay thiên hà này dọc theo dòng điện vòng tròn liên thiên hà (màu hồng).

Các thiên hà nằm quanh khoảng trống lớn nhất trong vũ trụ có
trục quay thẳng hàng với dòng điện chạy xung quanh khoảng trống đó

Dòng điện Birkeland vòng tròn khổng lồ này (xem chương sau “Plasma giữa các vì sao”) có thể là nguồn năng lượng bên ngoài cung cấp cho các thiên hà. Nó cũng có thể giải thích việc các thiên hà chủ yếu quay theo cùng một chiều mà Longo đề cập đến trong bài viết của ông, do chiều quay và tốc độ quay của thiên hà phụ thuộc vào dòng điện nguồn bên ngoài này. Như hình dưới cho thấy, không gian bên trong mỗi thiên hà cũng có vẻ tuân theo cùng một quá trình như không gian liên thiên hà.

Dòng điện đi thẳng vào lõi thiên hà và đi ra qua các cánh tay


Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Vùng Viễn Đông của Nga mở rộng cửa cho nhà đầu tư Việt Nam

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Vùng Viễn Đông của Nga với diện tích rộng lớn, về mặt địa lý gần gũi với Việt Nam, đang chờ đợi các nhà đầu tư Việt Nam.

Sau khi Nga đưa vào hiệu lực Luật Liên bang về thành lập các vùng lãnh thổ phát triển vượt trội về mặt kinh tế-xã hội, ở vùng Viễn Đông đã xóa bỏ các rào cản trước đây ngăn cản sự phát triển hợp tác song phương.

Bây giờ tại vùng Viễn Đông tạo điều kiện thuận lợi nhất chưa từng có cho các nhà đầu tư nước ngoài. Họ được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thuế về khai thác và chế biến khoáng sản đã giảm mấy lần. Trong 5 năm đầu tiên — thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0. Đã giảm đáng kể mức thuế suất và các khoản bảo hiểm. Bây giờ các nhà đầu tư không còn phải có giấy phép đăng ký để tuyển dụng người lao động nước ngoài. Hủy bỏ việc phân bổ hạn ngạch sử dụng lao động nước ngoài, tức là, không có hạn chế về số lượng lao động nhập cư tại các doanh nghiệp, không đòi hỏi có kiến thức về ngôn ngữ tiếng Nga và lịch sử nước Nga. Các nhà đầu tư nước ngoài không còn phải dành nhiều thời gian để nhận giấy phép làm việc ở vùng Viễn Đông. Bây giờ có dịch vụ thuận tiện cấp giấy phép trong một vài ngày. Chuyên gia Artyom Sohikyan, Phó Cục trưởng Cục quan hệ kinh tế của Bộ Phát triển Viễn Đông, nói:

"Kết quả là, đã thành lập cơ sở pháp lý cho sự đối tác, mà các đại diện của Việt Nam đã từng nói đến".

Ví dụ, có kế hoạch xây dựng cụm hóa học để chế biến dầu mỏ và khí đốt trong khu vực Nakhodka, một trong những thành phố cảng lớn nhất ở vùng Viễn Đông của Nga. Một số công ty Việt Nam thể hiện sư quan tâm đến dự án này. Phía Việt Nam cũng quan tâm đến việc đầu tư vào ngành hoá khí, chế biến gỗ và sản xuất nông phẩm, vào sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa, cũng như vào việc thành lập các doanh nghiệp dệt may ở vùng Viễn Đông.

Triển vọng các dòng vốn đầu tư mới vào vùng Viễn Đông đã được thảo luận tại cuộc gặp gần đây của các đại diện Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga với phái đoàn của Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Artyom Sohikyan cho biết:

"Tại cuộc gặp này hai bên đặc biệt chú ý đến sự tham gia của Việt Nam vào Diễn đàn kinh tế phương Đông sẽ được tổ chức tại Vladivostok vào những ngày 3-5 tháng Chín năm nay. Tham gia hoạt động này sẽ có các nhà đầu tư lớn của châu Á. Như được biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam".

Trong 5 năm qua, kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam tăng trung bình 20% mỗi năm. Các chuyên gia Nga cho rằng, hiện có đủ điều kiện để đến năm 2020 kim ngạch thương mại giữa hai nước lên đến 10 tỷ đô la. Kể cả nhờ vào các địa điểm đầu tư tiềm năng mới ở khu vực Viễn Đông.



Khi “2kg khoai lang bằng ly trà đá", “40kg chanh không bằng ổ bánh mì”

Tác giả: Huỳnh Văn Mỹ
Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Ly cà phê buổi sáng bỗng mất ngon khi bắt gặp dòng tin “2kg khoai lang bằng ly trà đá, đừng xiết nợ nông dân” trên báo.

Và đâu chỉ khoai lang, ở khu vực miền Tây, mấy ngày nay nông dân lại chết điếng vì sự rớt giá thê thảm của trái chanh.

Thoáng qua cái tít của tin “40kg chanh không bằng ổ bánh mì” khiến ai cũng phải nao lòng trước nỗi lận đận của người nông dân.

Và trước đó không lâu là sự tuột giá của hành tím, cà chua, của thanh long, dưa hấu ở nhiều vùng miền, tất cả đều là nỗi đau thua lỗ của những con người “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”!

Đó là những câu chuyện cụ thể, nho nhỏ.

Còn ở tầm vĩ mô, thì đây: khảo sát về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) vừa công bố thì GDP bình quân đầu người ở nông thôn Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất của khu vực Đông Nam Á (Tuổi Trẻ Online ngày 7-8-2015).

Không buồn sao được khi nhập vào quỹ đạo phát triển, không tiến thêm lên là tụt hậu chứ không phải là còn đứng được ở chỗ cũ!

Tuy đã có nhiều chính sách nhằm giúp người nông dân bớt cơ cực và sớm thoát khó nghèo nhưng tựu trung hiệu quả vẫn còn thấp.

Đã đến lúc phải đặt lại cán cân đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thích đáng, hợp lý và mạnh mẽ, quyết liệt hơn thay vì nhỏ lẻ, cầm chừng, chiếu lệ so với những ưu tiên quá mức cho thành thị, cho những dự án ở các khu vực khác tuy được có “luận chứng” tốt nhưng thực chất không mấy hiệu quả, thậm chí là lãng phí, vô bổ.

Phải xác nhận rõ rằng đầu tư cho khu vực “tam nông” là cách hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước có hiệu quả cao. Rõ ràng là bao lâu nay chính khu vực này đã góp phần tích cực vào tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Vẫn biết các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hoạch định chính sách vẫn làm việc để cho ra những giải pháp hỗ trợ cần thiết cho nông dân.

Nhưng đến nay thấy vẫn cần có phương cách trợ giá cho nông dân với một số sản phẩm chủ yếu mà họ bán ra và mua vào.

Sự hỗ trợ này tuy khó về kinh phí nhưng không quá lớn nếu không nói là khiêm tốn (so với các dự án trăm tỉ, nghìn tỉ nhưng chưa được coi là cần thiết, bức thiết) sẽ giúp người nông dân an tâm sản xuất, đưa năng suất lên, có hiệu ứng rất tốt, không chỉ giúp họ bớt cơ cực mà còn có cơ hội thoát nghèo, nhất là làm giàu khi gặp “chu kỳ” lên giá của những nông sản họ làm ra.

Rồi đến quỹ hỗ trợ phát triển khu vực “tam nông” từ đóng góp của khu vực công - thương. Được vậy đây sẽ là sự hỗ trợ công bằng, tình nghĩa bởi những gì mà khu vực “tam nông” đã góp phần cho giới công - thương.

Với các chủ nhà máy, khu công nghiệp, góp vào cho quỹ hỗ trợ này còn là sự bù trả cho khu vực “tam nông” từ những tác động bất lợi do việc kinh doanh, sản xuất của họ gây nên...

Còn nhiều việc cần làm cho khu vực “tam nông” nữa. Nhưng đó là việc của các cơ quan chuyên môn chuyên trách. Chỉ mong sao ngày càng ít đi, sớm không còn những thông tin buồn về người nông dân như “2kg khoai lang không bằng ly trà đá”, “40kg chanh không bằng ổ bánh mì”...

Bởi làm sao không day dứt trước cái nhìn buồn bã của người nông dân bên mớ nông sản được coi “bọt bèo” được làm ra từ mồ hôi và vốn liếng chắt chiu của họ, bởi trên đất nước ngày càng đô thị hóa này có mấy người không từ nông thôn mà ra?



Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Hitler và vợ được Mỹ giúp trốn sang Argentina chứ không tự vẫn?

Tác giả: Diệu Hương
Nguồn: VietnamPlus

Ngày 16/8, nhiều tờ báo phát hành bằng tiếng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ đưa tin trùm phátxít Adolf Hitler và vợ đã không hề tự vẫn vào ngày 30/4/1945 như thông tin đã đưa trước đây mà đã trốn chạy sang Argentina.

Theo tài liệu mật mới được giải mã của FBI, chính phủ Mỹ đã biết rằng nhiều năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hitler và Eva Braun vẫn sinh sống bình thường tại làng La Angostura, thành phố Bariloche, cách thủ đô Buenos Aires hơn 800km về phía Nam, gần biên giới với Chile và nằm ngay dưới chân dãy núi Andes hùng vĩ.

Trước đó, theo quân đội Liên Xô, Hitler và Eva đã tự sát và thi thể của hai người này đã được nhận dạng. Tuy nhiên, tài liệu mật của FBI đã lật ngược tất cả những thông tin trên.

Có vẻ như kẻ bị căm thù nhất trong lịch sử nhân loại đã trốn thoát khỏi Đức và sống một cuộc sống thôn quê yên bình tại một trong những làng nhỏ, ở một thung lũng đẹp nhất của vùng Andes.

Theo FBI, chẳng những thông tin về cái chết của Hitler và Eva Braun đã bị dàn dựng mà ông ta còn được Giám đốc của Cơ quan dịch vụ chiến lược OSS của Mỹ tại Thụy Sĩ, Allen Dulles, giúp trốn thoát.

Tài liệu được giải mật của FBI


Thị trường vàng mới do Nga và Trung Quốc tạo ra sẽ phá vỡ vị thế đồng đôla

Nguồn: topwar.ru
Nguồn dịch: Kichbu Blog

Nhà kinh tế Mỹ William Engdahl cho rằng, giá vàng trên sàn giao dịch chứng khoán của New York và London không phản ánh giá trị thực sự của nó như một tiêu chuẩn của sự ổn định tiền tệ và dự trữ ngoại hối. Các ngân hàng lớn của phương Tây duy trì nó thấp một cách giả tạo, bởi vì mức giá cao của kim loại vàng đe dọa vai trò đồng tiền dự trữ chính của đồng dollar, RIA "Novosti" viết.

Theo ý kiến của Engdahl, việc tạo ra một thị trường vàng mới, mà LB Nga và Trung Quốc đã bắt đầu, sẽ phá hủy âm mưu Mỹ - Anh nhằm thao túng giá, tạo thành những trở ngại cho việc di chuyển tự nhiên của kim loại vàng trong nền kinh tế thế giới.

Vào tháng Năm năm nay, Trung Quốc tuyên bố thành lập quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới 16 tỷ dollars. Trong số các nhà đầu tư của nó có hai trong số các công ty khai thác vàng lớn nhất của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã có kế hoạch đầu tư vào các dự án khai thác kim loại quý dọc theo "Con đường tơ lụa" Á Âu, trong đó có cả trên lãnh thổ Nga.

Nhà kinh tế cũng nhấn mạnh rằng trong năm tháng đầu tiên của năm 2015, LB Nga đã tăng sản lượng khai thác vàng lên sáu lần và đến gần mức đồng rubla được đảm bảo bằng vàng. Ngay các quan chức Trung Quốc, đang có kế hoạch biến đồng nhân dân tệ thành tiền tệ dự trữ toàn cầu, cũng mong muốn hỗ trợ cho đồng tiền quốc gia bằng kim loại vàng.

Nga và Trung Quốc đang đứng vị trí đầu tiên và thứ ba trong danh sách các nhà sản xuất vàng, Nam Phi thành viên của BRICS - vị trí thứ bảy, Uzbekistan, thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải - thứ tám. Theo nhà kinh tế Mỹ, cùng nhau các nước này đang chậm rãi nhưng chắc chắn tạo một sự thay thế cho hệ thống dựa trên đồng dollar bị phình ra gây, và điều này gây nên những lo ngại nhất định ở Washington.

Nhận xét: Có rất nhiều bằng chứng cho thấy giá vàng đã bị kìm nén một cách giả tạo trong mấy chục năm vừa qua bởi hệ thống tài chính phương Tây. Sở dĩ họ làm được như vậy vì những trung tâm giao dịch vàng lớn nhất trên thế giới tại London, Chicago, New York đều nằm dưới sự kiểm soát của phương Tây. Thị trường vàng do Nga và Trung Quốc tạo ra đã thay đổi điều đó. Cùng với nhiều yếu tố khác, thị trường vàng này sẽ góp phần thúc đẩy sự sụp đổ của hệ thống tài chính phương Tây, và hy vọng sẽ mang lại một hệ thống tài chính kinh tế mới công bình hơn. Để hiểu thêm về bản chất của hệ thống tài chính hiện đại, mời các bạn xem bài viết: Năm 2015, khối BRICS chiếu tướng giới tài chính phương Tây?.

Xem thêm:



Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Ukraine cắt đứt cội nguồn Liên Xô, gieo mầm phát xít

Phát xít Ukraine

Tác giả: Thiên Nam
Nguồn: Báo Đất Việt

Hàng loạt chính sách xuyên tạc Lịch sử Thế chiến 2, cắt đứt nguồn gốc Liên Xô

Viện Ký ức quốc gia Ukraine (UINP) vừa đưa ra khuyến nghị đổi tên 908 thị trấn và làng mạc ở trong nước, có tên gọi gắn với lịch sử Liên bang Xô viết hay có liên quan đến lịch sử Chiến tranh thế giới thứ 2.

Đồng thời, Viện còn cho cho biết thêm, hạn cuối cùng là đến ngày 21 tháng 11 năm nay, chính quyền nhà nước ở địa phương, các cơ quan tự quản địa phương phải trình báo cáo lên Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) về đề xuất tên gọi mới của các khu định cư.

Nếu trong vòng ba tháng tiếp đó - đến ngày 21 tháng 2 năm 2016, các cơ quan chính quyền địa phương không trình được báo cáo đổi tên các thị trấn và làng mạc này, đích thân Quốc hội sẽ ra quyết định vể việc đổi tên trên cơ sở các khuyến nghị của UINP.

Được biết, từ khi lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych, chính quyền thân phương Tây ở Kiev cũng đã đưa ra hàng loạt quyết định xuyên tạc lịch sử Chiến tranh thế giới thứ 2 và cắt đứt cội nguồn Liên Xô của mình.

Được biết, việc đổi tên các địa danh ở địa phương có gắn với nguồn gốc “cộng sản” là những vấn đề nằm trong phạm vi chế tài của đạo luật “bài trừ cộng sản” đã được Verkhovna Rada thông qua hồi tháng 4 năm nay.

Ngày 9-4-2015, Quốc hội Ukraine cũng đã thông qua luật về việc lên án và cấm tuyên truyền quảng bá tư tưởng và các biểu tượng của chủ nghĩa Phát xít và Cộng sản, “công nhận chế độ Cộng sản 1917-1991 (Liên Xô) là tội phạm khủng bố nhà nước, tương đương với chế độ Phát xít độc tài.

Phong trào phá bỏ những “tàn dư của Liên Xô” như tượng đài Lê Nin, tượng đài chiến sĩ Hồng quân tiếp tục tái diễn. Chỉ trong vòng 1 năm từ khi cuộc chính biến trên quảng trường Độc Lập nổ ra, hơn 500 tượng đài đã bị phá bỏ trong tiếng hô vang “Vinh quang Ukraine”.

Trước đó, Phó Thủ tướng Ukraine Vyacheslav Kyrylenko từng tuyên bố rằng, vấn đề đổi tên thành phố mang những tên gọi Liên Xô sẽ được quyết định trong cuộc trưng cầu dân ý.

Cùng với đó, theo luật pháp, để đổi tên đường phố cần phải có quyết định của hội đồng địa phương, còn để thay đổi tên của khu dân cư thì đòi hỏi quyết định của Verkhovna Rada.

Những chính khách và chính trị gia, thậm chí là tầm nguyên thủ quốc gia Ukraine cũng thường xuyên tuyên tuyền cho giới trẻ bằng những phán xét sai lệch về lịch sử, những tuyên ngôn bôi nhọ quá khứ của Liên bang Xô viết, điển hình là Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk.

Ông này thản nhiên xuyên tạc lịch sử, coi rẻ xương máu của những chiến sĩ của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết - trong đó có những người con Ukraine - đã hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đánh bại quân Đức, bảo vệ châu Âu khỏi hiểm họa Phát xít.

Về vấn đề này, các học giả thế giới lo ngại rằng luật “bài trừ cộng sản”, xóa nguồn gốc Xô viết của Ukraine sẽ cản trở công việc của các nhà sử học, các nhà hoạt động nhân quyền coi chung là trái ngược pháp luật châu Âu. Đông đảo chính khách và nhân dân các nước châu Âu đã phản đối quyết liệt những hành động này của chính quyền Kiev.



Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Bàn về cái gọi là phong trào "dân chủ" ở Việt Nam

Nguồn: Những Nhà Dân Chủ Độc Tài

Phần 1: Bệnh di truyền của chế độ cũ

Theo tôi, đồng tiền là một trong những lý do quan trọng khiến phong trào dân chủ Việt Nam không ngừng bê bết.

Sự bê bết này bắt nguồn từ quá khứ. Không thể phủ nhận rằng phong trào dân chủ Việt Nam đã thừa hưởng nhiều di sản về nhân sự, tổ chức và tập quán của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và cộng đồng người Việt lưu vong. Những di sản đó bao gồm cả thói quen ỷ lại vào tiền viện trợ nước ngoài và nạn tham nhũng - vốn rất quen thuộc nơi các tướng lĩnh và quan chức Việt Nam Cộng Hòa. Những dị tật di truyền này đã định sẵn cho phong trào ngày nay một số phận bất hạnh.

Tác nhân khởi đầu số phận này là những nhà đấu tranh gạo cội trong cộng đồng hải ngoại. Là những nạn nhân đầy hận thù của chế độ cộng sản, và là những người có đầy đủ điều kiện để làm việc với các dòng tiền ngoại quốc, lớp cha chú này có thừa hai thứ quan trọng: nhiệt huyết và tiền nong. Tuy nhiên, họ lại thiếu một thứ quan trọng khác, là khả năng trực tiếp hiện diện ở quốc nội để phất cờ. Vì vậy, sau nhiều nỗ lực vô vọng, với sự đánh đổi khổng lồ về tài chính, thời gian và nhân lực trong quá khứ, họ đành bằng lòng với một phương án khác, là thông qua những nhà hoạt động trong nước để tác động gián tiếp vào chiến trường Việt Nam.

Từ chỗ này, có một vấn đề mới phát sinh. Những người chống cộng hải ngoại có mục đích, tôn chỉ và cách thức đấu tranh khác hoàn toàn với đa số đồng bào trong nước. Trong khi họ đặt mục tiêu trả thù, phục quốc, và đấu tranh để thay đổi kết cục đại bại của mình trong một cuộc chiến tranh quá khứ, thì đa số người trong nước chỉ tự hỏi mình có thể làm gì để có một tương lai hòa bình, thịnh vượng và êm ấm hơn. Trong khi họ muốn áp dụng các kỹ thuật sách động quần chúng để lật đổ và tiêu diệt toàn bộ thể chế hiện tại, thì đa số người trong nước chỉ muốn giải quyết những vấn đề dân sinh cụ thể, hoàn thiện pháp luật và việc thực thi pháp luật, để dần nới rộng tự do và công bằng... Trong khi họ muốn một cuộc cách mạng đường phố kinh thiên động địa, đủ ầm ỹ để họ có thể theo dõi được qua CNN, và đủ nhanh để có thể ăn mừng trước khi xuống lỗ, thì đa số người trong nước, nhất là giới trẻ, chỉ muốn một cuộc chuyển đổi chậm rãi, bền vững và an toàn. Mọi mâu thuẫn giữa quốc nội và hải ngoại chủ yếu sinh ra từ những khác biệt đó.

Đây là thứ mâu thuẫn không thể hòa giải. Nó chỉ được giải quyết khi một bên nắm quyền kiểm soát bên còn lại. Và nó đã được giải quyết khi tiền của cộng đồng hải ngoại kiểm soát phong trào dân chủ Việt Nam.

Nói gì thì nói, tiền tươi thóc thật có nặng với người bình thường thế nào, thì trong mắt những nhà hoạt động đang bị chính quyền cắt cơm, nó còn nặng gấp mười hơn thế. Còn tương lai dân tộc thì chẳng có tí sức nặng nào với những vị đã ở tuổi không có tương lai, và đã có nửa cuộc đời sống ngoài dân tộc. Thế là sau chót, giữa viễn kiến xa và tiền gần, cuộc cách mạng dân chủ bất hạnh đã chọn phương án hai.

Chính quyền Mỹ thích điều này. Giờ thì Mỹ, nguồn viện trợ truyền thống của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã tìm ra cách biến những nhà hoạt động Việt Nam thành con rối phục vụ cho mục đích chính trị của họ. Tất nhiên, họ chỉ coi đám rối này là công cụ để phục vụ những mục tiêu ngắn hạn và thực dụng, như buộc chính quyền Việt Nam phải chịu thiệt thòi trong hiệp định này, ký kết kia. Giữa đám người biểu tình ngáo ngơ và chính quyền Việt Nam - một tập hợp những tay chính khách vừa chuyên nghiệp, vừa đủ đĩ thõa để thỏa hiệp với mọi thế lực quốc tế khi cần, chắc chắn Mỹ không xem người biểu tình là đối tác đáng tin cậy cho những lộ trình chuyển đổi chính trị dài hơi. Điều này người ta biết nhưng không nói.

Và từ điểm khởi phát này, sự lệ thuộc tài chính vào nước ngoài bắt đầu giết dần giết mòn phong trào dân chủ.

Còn diễn biến muôn hình vạn trạng của cái chết, thì xin được đề cập đến trong bài sau.



Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Vì sao Monsanto dễ dàng trở lại Việt Nam?

Hạt giống biến đổi gen

Tác giả: Anh Nguyễn
Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Tháng 10-2014, nhóm các nhà nghiên cứu và những người bạn của Việt Nam trên Vietnam Study Group (VSG - một nhóm liên lạc chung chuyên nghiên cứu về Việt Nam với nhiều chuyên gia và học giả quốc tế) bất ngờ xôn xao về thông tin Monsanto chi 1,5 tỉ đồng học bổng cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống và công nghệ sinh học.

Vấn đề lớn nhất ở đây với họ vì Monsanto chính là một trong những nhà cung cấp chính thuốc trừ cỏ và chất độc da cam mà quân đội Mỹ từng sử dụng trong chiến tranh VN. Ước tính có khoảng 75,8 triệu lít thuốc trừ cỏ đã được quân đội Mỹ sử dụng mà trong đó Monsanto là nhà cung cấp chính.

Từng là một bị đơn

Monsanto là công ty chủ chốt trong 37 công ty hóa chất mà các nạn nhân da cam VN từng kiện tại Mỹ (từ năm 2004-2009) để đòi đền bù thiệt hại. Vụ kiện này cuối cùng đã bị tòa án Mỹ bác bỏ, bất chấp sự phản đối của các chuyên gia và các nạn nhân. Trước đó, các cựu binh Mỹ cũng từng kiện các tập đoàn hóa chất này.

Với thành tích “tai tiếng” đó, các chuyên gia đều rất ngạc nhiên khi thấy VN dễ dàng chấp nhận học bổng từ một công ty như vậy.

Viết trên VSG, Mark Ashwill, giám đốc điều hành của Capstone Vietnam (một công ty về phát triển nhân lực) và nguyên là giám đốc Viện Giáo dục quốc tế (IIE) ở VN, tỏ rõ sự thất vọng: “Chỉ với món tiền nhỏ 1,5 tỉ đồng, Monsanto đã mua được vị trí vào một trường đại học và xuất hiện trên báo giới VN. Lãnh đạo Monsanto, tập đoàn kiếm tới 15 tỉ USD năm ngoái, chắc hẳn phải cười khẩy vào khoản tiền tiếp cận nhỏ như vậy ở đất nước từng là nạn nhân cho các sản phẩm độc hại của họ và đang tiếp tục phải trả cái giá rất đắt vì môi trường bị hủy hoại, những tổn thương chịu đựng đối với con người vì chất độc da cam”.

Lá thư của ông Ashwill đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và chia sẻ, các chuyên gia đều bày tỏ lo ngại về tác động của Monsanto, đặc biệt là chiến dịch mà tập đoàn này đang thúc đẩy để đưa các sản phẩm biến đổi gen (GMO) vào VN.

Andrew Pearson, một nhà làm phim tài liệu, nói muốn đưa sinh viên VN sang Mỹ để so sánh những trang trại trồng sản phẩm GMO của Monsanto với những trang trại vẫn trồng bằng các sản phẩm tự nhiên để đảm bảo sức khỏe cho con người và chất lượng đất. “Họ sẽ hiểu mức độ nghiêm trọng của sai lầm họ đang mắc phải” - ông Pearson nói.

Di sản nghịch lý

Những thông tin lo ngại về GMO và các sản phẩm của Monsanto đang tràn vào VN thực tế đã được lên tiếng từ trước đó. Cách đó hơn một năm rưỡi, tháng 1-2013, Trude Bennett - giáo sư về sức khỏe cộng đồng Đại học North Carolina (Mỹ), người thường xuyên về VN dạy học cũng như tham gia các dự án cộng đồng - cũng đã viết tới VSG để bày tỏ lo ngại:

"Di sản quý báu nhất mà Việt Nam có là hệ thống giống cây trồng tự nhiên qua nhiều thế kỷ. Monsanto chắc chắn sẽ phá hủy di sản đó" - Andrew Pearson (nhà làm phim tài liệu).

“Gần đây, tôi thấy báo động với sự xâm lấn của nông sản của Monsanto và Dow Chemical vào VN - chính những công ty đã sản xuất ra chất độc da cam và các loại thuốc trừ cỏ khác gây ra những hậu quả kinh hoàng trong chiến tranh VN. Giống như nhiều người trong giới khoa học, tôi từ lâu vẫn cho rằng công nghệ sinh học (đặc biệt là việc tạo ra các sản phẩm, hạt giống và thực phẩm biến đổi gen) là mối nguy lớn đối với môi trường, với nông sản và khiến chúng ta phải phụ thuộc một cách nguy hiểm vào các tập đoàn đa quốc gia như Monsanto.



Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Lý thuyết vũ trụ điện: Lớp kép và điện tích của Mặt Trời, Trái Đất

Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ

Tác giả: Pierre Lescaudron và Laura Knight-Jadczyk
Nguồn: Sách Earth Changes and the Human-Cosmic Connection
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Chương 7: “Bong bóng cách điện”

Ngoài điện trở rất thấp của nó, một đặc tính nữa của plasma là khả năng tạo ra một loại “bong bóng cách điện” bao bọc các vật thể tích điện.

Irving Langmuir khám phá ra rằng một trong những đặc tính quan trọng nhất của plasma là khả năng nó cô lập về điện một phần không gian bên trong nó với phần còn lại. Bức tường cách ly được tạo ra bởi hai lớp gần và song song với nhau, một lớp bao gồm các điện tích dương và lớp kia bao gồm các điện tích âm. Langmuir gọi nó là một vỏ kép. Ngày nay, nó được gọi là một lớp kép (double layer), viết tắt là DL.

Do plasma là chất dẫn điện rất tốt, không có sự sụt điện thế đáng kể từ điểm này đến điểm khác trong plasma khi nó đang mang dòng. Nếu có hiệu điện thế đáng kể giữa hai điểm trong plasma, một DL sẽ hình thành giữa chúng và hầu hết hiệu điện thế được chứa trong đó. Nói một cách khác, DL là nơi có điện trường mạnh nhất trong bất kỳ plasma nào. Plasma có khả năng gần như huyền diệu để tự cô lập chúng khỏi những vật thể xâm nhập từ bên ngoài.

Lưu ý là khi điện thế của một thiên thể trở nên bằng với điện thế của plasma xung quanh, bong bóng cách điện biến mất. Đây là điều xảy ra với mặt trăng của chúng ta. Không có bất kỳ bong bóng cách điện nào bao bọc quanh nó.

Hình dưới là mô hình một lớp cắt của một vật thể tích điện (trái) và DL xung quanh nó (phải). DL có ba phần cụ thể. Phần giữa chiếm hầu hết không gian của DL. Điện thế trong khu vực rộng này tương đối đồng bộ, tạo ra một điện trường rất yếu. Kết quả là dòng điện tương đối bị hạn chế, dẫn đến tính chất cách điện của DL. Hầu hết sự khác biệt điện thế xảy ra tại vùng biên, nơi DL tiếp cận vật thể tích điện (trái) hoặc plasma bao bọc xung quanh (phải).

Bong bóng cách điện bao quanh một vật thể tích điện


Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Đức thu lợi 100 tỷ euro từ khủng hoảng Hy Lạp

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Người hưởng lợi hàng đầu trong khủng hoảng nợ Hy Lạp chính là Đức với tổng cộng khoảng 100 tỷ euro, - các nhà kinh tế Viện Leibniz ở Berlin đưa ra ước tính.

Trước sự tháo chạy của giới đầu tư khỏi các thị trường nợ công rủi ro trong khu vực đồng euro, chính phủ Đức đã tiết kiệm được đáng kể các khoản thanh toán lãi suất nợ.

"Mỗi khi thị trường tài chính nhận được thông tin tiêu cực về Hy Lạp, giá công trái của chính phủ Đức lại giảm, và ngược lại khi tin tốt xuất hiện trái phiếu tăng lên," — Viện Leibniz giải thích.

Hoang mang trước nguy cơ Athens phá sản và khả năng thanh khoản kém của Ireland, Bồ Đào Nha, Italia (năm 2010), nhà đầu tư đã ồ ạt bán trái phiếu những nước này và xoay tiền sang công phiếu Đức vốn luôn có độ tin cậy cao, được coi là "bến đậu an toàn" trong thị trường nợ EU.

Nhờ những dòng vốn như vậy cùng với sự hỗ trợ thị trường của Ngân hàng Trung ương châu Âu, trị giá trái phiếu Đức đã tăng mạnh trong khi lãi suất hạ xuống mức thấp lịch sử. Vào mùa xuân năm 2015, lãi suất trái phiếu 10 năm chỉ 0,07%/năm, lãi suất công trái ngắn hạn thậm chí là con số âm.

Theo các nhà kinh tế Viện Leibniz, nguy cơ phá sản của Hy Lạp và cuộc khủng hoảng năm 2010 ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã giúp Đức có được ngân sách cân đối.

Ước tính, chính phủ Đức đã tiết kiệm được 100 tỷ euro chi phí trả lãi trong vòng 5 năm qua.

Berlin tham gia ba chương trình viện trợ Athens với 90 tỷ euro.

"Như vậy, dù cho Hy Lạp có không trả một xu nợ nào đã vay, Đức vẫn hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng này," — Viện Leibniz kết luận.

Trong khi đấy, chính phủ Hy Lạp đã đạt thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế vào sáng ngày thứ Ba sau nhiều giờ đồng hồ đàm phán, — phát ngôn viên Bộ Tài chính Hy Lạp Theodoros Mihopulos cho biết.

Thỏa thuận giữa Athens và chủ nợ về các khoản tín dụng là nhằm duy trì vị trí nước này trong khu vực đồng euro, ngăn chặn sự phá sản. Theo các nguồn tin tại Brussels khẳng định với Bloomberg, kích thước chương trình hỗ trợ có thể vượt quá 86 tỷ euro được đàm phán ban đầu.

Hy Lạp đã thống nhất với các chủ nợ về chỉ số ngân sách cơ bản — một điều kiện chính của gói giải cứu thứ ba.

Athens hy vọng thỏa thuận sẽ sớm bắt đầu hiệu lực bởi ngày 20 tháng 8 là đến hạn họ cần thanh toán 3,2 tỷ euro cho Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Xem thêm:



Thời tiết Khắc nghiệt và Chấn động Hành tinh: Tóm tắt SOTT 7/2015

Nguồn: Sott.net

Trong khi cái thòng lọng của đế chế quàng quanh cổ nhân loại ngày càng siết chặt hơn, Mẹ Thiên Nhiên phản ứng với sự đau khổ trên toàn cầu bằng cách hết đốt cháy rồi lại dìm ngập "nền văn minh hiện đại". Tháng 7 năm 2015 chứng kiến những đợt nắng nóng kỷ lục ở miền tây Hoa Kỳ, miền tây châu Âu và miền đông châu Á. Con số kỷ lục những trận cháy rừng bùng phát trên khắp miền bắc Canada và miền tây Hoa Kỳ đã buộc hàng ngàn người phải sơ tán và thiêu hủy hàng triệu hectare. Trong một cảnh chúng ta có thể nghĩ là trong phim thảm họa của Hollywood, một đám cháy rừng bên ngoài Los Angeles cắt ngang đường cao tốc và đốt cháy hàng chục chiếc xe hơi trên đường. Giữa những đợt cháy rừng dữ dội và một đợt hạn hán kéo dài, miền tây Hoa Kỳ chứng kiến lượng mưa kỷ lục, với lượng mưa nhiều nhất từng có trong tháng 7 của miền nam California... đổ xuống chỉ trong vài phút.

Từ cực nóng đến cực lạnh, nước Úc đang ở giữa mùa đông lạnh giá và nhiều tuyết nhất của đất nước này trong hàng thập kỷ. Nổi bật nhất trong tháng vừa qua là những thay đổi đột ngột trên khắp thế giới, khi mà thời tiết trong một vùng đảo ngược từ thái cực này sang thái cực kia, thường chỉ trong vòng vài tiếng. Ví dụ, đang ở giữa đợt nắng nóng kỷ lục tại Đức, nhiều vùng của đất nước này bị tấn công bởi lốc xoáy, lũ quét và cả chục cm mưa đá. Trong khi Hà Lan ghi nhận cơn bão tháng bảy mạnh nhất trong lịch sử đất nước này, những cơn bão mạnh tàn phá Nhật Bản và Trung Quốc, đổ xuống cả MÉT mưa và gây ra các vụ sạt lở đất tàn phá. Nhà cửa bị cuốn trôi bởi lũ quét tại miền bắc Iran, Kazakhstan, Pakistan, Ấn Độ, Colombia và Brazil, trong khi một mùa mưa lớn bất thường mang đến đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ cho Myanmar và Việt Nam.



Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Khi đao phủ Mikhail Saakashvili chia sẻ kinh nghiệm cho phát-xít Ukraina

Mikhail Saakashvili, cựu tổng thống Gruzia, đang bị truy tố
bởi chính phủ Gruzia, hiện là thị trưởng Odessa, Ukraina

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Mọi người ở Nga hôm nay nhớ lại những sự kiện kịch tính diễn ra cách đây bảy năm ở phía nam biên giới vùng Kavkaz của đất nước. Các phương tiện truyền thông thế giới khi đó loan tin rằng quân đội của nước Nga toàn trị đã tấn công, ném bom vào các thành phố, giết hại cư dân của đất nước Gruzia nhỏ bé yêu chuộng tự do và dân chủ

Làn sóng giận dữ và hận thù Nga đã bùng phát gay gắt. Nhiều nơi vang lên lời hô hào loại trừ Matxcơva khỏi tất cả các tổ chức quốc tế, áp dụng biện pháp trừng phạt và cô lập chống Nga.

Một vài tuần sau, khi Nga giới thiệu ở Liên Hợp Quốc các tư liệu ảnh chụp từ vệ tinh thì sự dối trá về “cuộc xâm lăng của Nga” đã bị bóc trần. Đã rõ là không phải Nga xâm lược Gruzia mà là đội quân Gruzia do Mỹ trang bị và huấn luyện, sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, đã tấn công Nam Ossetia hòng dùng sức mạnh của vũ khí lấy lại quyền kiểm soát ở nước Cộng hòa mà hồi đầu những năm 1990 đã cùng với Abkhazia và Adjaria tách ra khỏi Gruzia vì không chịu sự áp đặt của những đối tượng dân tộc chủ nghĩa nắm quyền ở Tbilisi.

Cuộc đột nhập của quân đội Gruzia vào Nam Ossetia bắt đầu nửa đêm sang ngày 08 tháng Tám, với những trận pháo kích dồn dập vào thủ phủ Tskhinval của nước Cộng hòa, bằng nhiều dàn phóng tên lửa, pháo hạng nặng và súng cối. Sau đó, xe tăng Gruzia xông vào Tskhinval. Lính Gruzia bắn như vãi đạn vào mọi thứ, kể cả nhà ở và xe hơi riêng, nơi những người dân của thành phố yên bình chợt choàng tỉnh giữa đêm vì tiếng nổ và cuống cuồng tìm nơi ẩn nấp tránh đạn của bọn xâm lược. Lính Gruzia ngồi trên tháp pháo xe tăng cười hả hê ghi lại những hình ảnh này vào máy ảnh và điện thoại di động. Sau đó, một trong những đoạn phim đó xuất hiện trên màn ảnh truyền hình Tây Ban Nha với ghi chú: Lính tăng Nga tàn sát cư dân thành phố Gruzia. Cần nói thêm là về sự đánh tráo trắng trợn này cũng như những lời dối trá tương tự, cho đến nay vẫn chưa ai nói với Nga một lời xin lỗi hay cải chính.

Còn quân đội Nga quả thực sau đó đã đến Nam Ossetia để chặn đứng việc binh lính Gruzia ngang nhiên gây tội ác giết dân lành Ossetia và các binh sĩ Nga thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình bố trí tại Tskhinval theo ủy nhiệm của LHQ. Quân Gruzia tháo chạy, bỏ lại cả những cỗ xe Mỹ "Hammer" và xe tăng nhồi thiết bị điện tử Israel còn mới toanh. Còn Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili, kẻ đã ban hành sắc lệnh tội phạm về gây hấn chống Nam Ossetia, giết hại dân thường và đội gìn giữ hòa bình của Nga, khi nhận tin báo đã kêu thất thanh thỉnh cầu thế giới “cứu Gruzia khỏi cuộc xâm lăng của Nga" và trong cơn kích động thần kinh hoảng loạn thậm chí đã nhai cả cà-vạt của bản thân.

Qua một vài năm sau những sự kiện này, Saakashvili thất bại khi tranh cử Tổng thống và phải đào tẩu khỏi Gruzia. Phe đối lập đã gây sức ép không những đẩy bật nhân vật mà Mỹ từng tuyên dương là "người bảo vệ nền dân chủ" ra khỏi nền chính trị trong nước, mà còn mở vụ án hình sự để xét xử Saakashvili về những vụ tra tấn trong nhà tù, ám hại chính khách đối lập và cuộc xâm lấn chống Nam Ossetia.

Thế nhưng, những nhà bảo trợ phương Tây luôn tuyên bố ủng hộ tự do dân chủ, mà lương tâm phải chịu trách nhiệm về hàng loạt vụ thảm sát cư dân Nam Tư cũ, Iraq, Syria và Libya, đã không trao tên độc tài và kẻ thủ ác Saakashvili cho nền công lý Gruzia. Còn các chiến hữu Ukraina của Saakashvili thì đưa kẻ này tới chỗ ngồi ấm áp là Thị trưởng Odessa, nơi vào mùa hè năm trước các đối tượng dân tộc chủ nghĩa có quan điểm chính trị dã thú y như Saakashvili đã thiêu sống hàng chục người dân vô tội. Cùng với Saakashvili, trong cấu trúc quyền lực Ukraina còn có thêm mấy cựu Bộ trưởng Gruzia mà chính quyền hiện nay ở chính Gruzia muốn đưa ra tòa. Điều đó chẳng phải chuyện tình cờ. Thủ lĩnh Ukraina Pyotr Poroshenko cũng giết dân thường, cố dùng vũ lực để giành quyền kiểm soát trấn áp những cư dân Donbass không tán thành chính sách của Kiev. Bởi thế ở đây người ta cần đến kinh nghiệm của Saakashvili và cộng sự của y, kẻ đã ra lệnh giết hại những thường dân yên lành ở Nam Ossetia. Và người ta biết rằng mọi phán xét về dân chủ và nhân quyền đều sẽ được các chủ nhân phương Tây bao che, còn hành động kẻ cướp sẽ được khích lệ. Đã có phương pháp quen thuộc là đổ hết mọi tội lỗi cho Nga. Y như những gì từng xảy ra vào tháng Tám 2008. Nhưng chúng ta còn nhớ sự thật là như thế nào. Sẽ tốt hơn nếu cả phương Tây cũng nhớ — tất cả đã kết thúc ra sao.

Xem thêm:



Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Việt Nam thoát khỏi thảm họa hạt nhân trong chiến tranh chống Mỹ như thế nào?

Người dân Nhật Bản sau thảm họa nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki

Nguồn: Tiền Phong

Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ nhiều lần khởi thảo kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam và Lào, nhưng rồi đều hủy bỏ. Theo một số tài liệu được giải mật, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo, việc tấn công hạt nhân ở Đông Nam Á là "lợi bất cập hại".

Hồi giữa thập niên 60, khi chiến tranh Việt Nam đang khốc liệt, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu một nghiên cứu để xác định tính khả thi và thích đáng của việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam, nhằm phong tỏa đường mòn Hồ Chí Minh, phá hủy các căn cứ quân sự, cảng biển, hoặc tàn sát một lượng lớn quân đối phương…

Bản nghiên cứu năm 1967 có tựa đề “Vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Đông Nam Á” và được giải mật nhiều năm sau đó. Điểm mấu chốt của nghiên cứu này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam sẽ không đem lại cho Mỹ lợi thế quân sự mang tính quyết định mà lại gây hậu quả nghiêm trọng đối với binh sĩ Mỹ trên chiến trường và lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới.

Bản nghiên cứu do bốn nhà vật lý thực hiện. Họ cộng tác với Phòng vị Jason của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ - nơi một nhóm nhà khoa học thường xuyên gặp gỡ để cung cấp những lời khuyên bí mật cho các quan chức quốc phòng. Kết luận của bản nghiên cứu được trình lên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc ấy là ông Robert McNamara.

“Tác động chính trị của việc Mỹ lần đầu sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam sẽ rất xấu và có thể rất thảm khốc”, các nhà khoa học Mỹ viết.

Họ cảnh báo rằng, việc Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật lần đầu tiên có thể dẫn tới tình trạng Liên Xô hoặc Trung Quốc cung cấp vũ khí tương tự cho Việt Cộng (Quân Giải phóng miền Nam) và miền bắc Việt Nam. Điều đó làm tăng nguy cơ các lực lượng của Mỹ ở Việt Nam “sẽ bị hủy diệt tận gốc” trong các đợt phản công trả đũa của quân du kích được trang bị vũ khí hạt nhân.

Các nhà khoa học Mỹ viết rằng, nếu điều đó xảy ra, “các nhóm nổi dậy khắp nơi trên thế giới sẽ ghi nhớ và tìm mọi cách để có được vũ khí hạt nhân chiến thuật”.

Họ cảnh báo: “Việc lần đầu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á có thể dẫn tới việc tăng đáng kể nguy cơ dài hạn của các chiến dịch du kích hạt nhân ở những nơi khác trên thế giới”, như tấn công vào kênh đào Panama, kho chứa và đường ống dẫn dầu ở Venezuela, thủ đô Tel Aviv của Israel… “An ninh của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của các lực lượng du kích trở nên phổ biến”, các nhà khoa học Mỹ kết luận.

Không quân Mỹ từng muốn dùng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam và Lào

Không quân Mỹ từng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam năm 1959 và 1968 và ở Lào năm 1961, để xóa sổ quân du kích, theo các tài liệu của Không quân Mỹ được giải mật gần đây.

Năm 1959, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, “tướng Thomas White muốn làm tê liệt quân nổi dậy và các tuyến đường tiếp tế của họ bằng cách tấn công một số mục tiêu ở miền bắc Việt Nam bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạt nhân”, một tài liệu viết.

Tuy nhiên, tham mưu trưởng của các binh chủng khác không tán thành tấn công Việt Nam bằng vũ khí hạt nhân. Bảy tháng sau đó, đề xuất của tướng White được rút lại. Tập tài liệu mật dài 400 trang có tựa đề “Không quân Mỹ ở Đông Nam Á: Cuộc chiến ở Bắc Lào giai đoạn 1954-1973”.



Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Suy ngẫm: Xây lăng mộ và tượng đài hoành tráng để làm gì?

Tác giả: Võ Xuân Sơn
Nguồn: VnExpress

Cách đây khoảng mười năm, có một vị trí thức từ trần. Người ta làm theo nguyện vọng của ông, kêu gọi không viếng vòng hoa mà thay bằng tiền phúng điếu. Sau đó, người ta dùng số tiền đó làm từ thiện. Ba tôi rất thích cách làm này. Vài tháng sau, ba tôi mất đột ngột. Chúng tôi nhớ lại chuyện trước đây và đã làm đúng theo ý nguyện của ông.

Ba tôi sinh ra ở Quảng Trị, một tỉnh nghèo. Chúng tôi mang số tiền phúng viếng ba về xây dựng một trường mẫu giáo ở ngôi làng mà ba tôi được sinh ra. Khi về làng, mọi người thi nhau khoe họ này xây lăng, họ kia xây nhà mồ. Họ chỉ cho chúng tôi những nghĩa trang hoành tráng và có ý khuyên chúng tôi dành tiền để xây lăng mộ.

Chúng tôi vẫn quyết định xây trường học. Cũng khá là khó khăn, thậm chí có lúc chúng tôi đã định mang tiền xây trường học cho nơi khác. Nhưng cuối cùng thì ngôi trường cũng được xây lên. Sau đó, gia đình tôi quyết định cấp học bổng toàn thời gian học đại học cho tất cả các cháu trong họ thi đậu đại học. Chúng tôi rất mừng là cũng đã có một người khác chi tiền xây hàng rào cho trường học, và một vài khoản tiền được đóng góp cùng chúng tôi cho quỹ khuyến học dành cho các cháu phổ thông, mặc dù phần lớn số tiền đổ về quê vẫn chỉ là để xây lăng mộ, nhà thờ họ, cổng chào…

Chương trình kéo dài được 8 năm. Một trong những lý do ngưng chương trình là, trong khi chúng tôi muốn làm điều gì thiết thực cho quê hương còn nghèo khó của mình thì một số người lại chỉ muốn chúng tôi đãi bia, rượu.

Tôi sinh ra ở miền Bắc, ba tôi cũng rời khỏi quê từ năm 4 tuổi, nên hiểu biết của tôi về Quảng Trị không nhiều. 8 năm làm chương trình, tôi khám phá ra nhiều điều về quê mình. Ở đó có thánh địa La Vang. Nghe nói trên thế giới chỉ có hai nơi Đức Mẹ hiện hình. La Vang là một trong hai nơi đó. Hàng năm, có rất nhiều người trên thế giới hành hương đến đây. Nếu khéo sử dụng địa điểm quý hơn vàng cho du lịch có sẵn là Thánh địa La Vang với số lượng khách hành hương có thể lên tới hàng triệu người mỗi năm làm đòn bẩy, Quảng Trị có thể sẽ là một điểm nóng du lịch của thế giới, cho cả loại hình du lịch chiến tranh, du lịch di tích, lẫn du lịch phong cảnh.

Nhưng 8 năm trời, tôi không thể nào hiểu nổi, tại sao rất ít người có thể thoát khỏi nghèo ở ngôi làng bé nhỏ quê tôi, trong khi những người đi khỏi làng đa số đều thành đạt, vậy mà họ vẫn chỉ muốn xây lăng mộ, xây cổng chào hoành tráng, mà không tập trung xây trường học, đầu tư cho tương lai?

Và bây giờ, tôi cũng thật sự không hiểu, tại sao nhiều tỉnh đang còn nghèo, nhiều người dân sống dưới mức nghèo khổ, bao nhiêu trẻ phải ăn cơm không có thịt, mà người ta lại có thể bỏ ra 1.400 tỷ đồng ở một tỉnh có một triệu dân với 27% hộ nghèo để xây tượng đài và quảng trường, cho dù tượng đài đó được đánh giá là “một thiết chế văn hoá đặc biệt quan trọng mang tính lịch sử, giáo dục, truyền thống và nhân văn sâu sắc, là di sản văn hoá vô giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau”.

Xem thêm: Vài suy nghĩ về tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng



Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Hiroshima: Hòa bình kiểu Mỹ

Tác giả: Dmitry Sergeev
Nguồn: tvzvezda.ru
Nguồn dịch: Kichbu Blog

Ngày 6 tháng Tám vừa tròn 70 năm vụ đánh bom nguyên tử của Không quân Mỹ vào thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Những sự thật chưa từng biết đến, những tài liệu bí mật và xác nhận của các nhân chứng của những sự kiện trong cuộc điều tra lịch sử của chúng được kênh truyền hình "Ngôi Sao" giới thiệu trong bộ phim mới «Hiroshima. Hòa bình theo kiểu Mỹ».

Những chiếc đồng hồ dừng lại trong buổi sớm mai

Tất cả các đồng hồ ở Hiroshima đã dừng lại vào thời điểm của vụ nổ - đúng vào lúc 08:15. Quả bom với tên gọi "Cậu bé» («Little Boy») đã ném xuống bởi máy bay B-29 «Enola Gay» của Mỹ, được điều khiển bởi chỉ huy của trung đoàn không quân hỗn hợp 509 Paul Tibbets và pháo thủ Tom Ferebi, phát nổ ở độ cao khoảng 600 m so với mặt đất với sức công phá tương đương 20 kiloton TNT. Trong tích tắc, Hiroshima đã biến thành đống đổ nát. Sóng nổ đã cuốn phăng những ngôi nhà, các công trình kiên cố bốc cháy. Sau 20 phút, thành phố bị bao phủ bởi trận mưa đen phóng xạ.

Một phần lớn của thành phố bị phá hủy, vụ nổ đã giết chết 70 nghìn người, thêm 60 nghìn chết vì nhiễm phóng xạ, bị bỏng và vết thương. Tâm chấn của vụ nổ đã xảy ra tại bệnh viện địa phương Sima. Những người nằm ở gần tâm chấn hơn đã bị chết ngay lập tức: thi thể của họ biến thành than và tro bụi, các nhân chứng nhớ lại. Nhiệt độ ở đây lên đến bốn nghìn độ: tại một nơi nóng như thế thậm chí cả kim cương cũng có thể tan chảy, con người đơn giản bốc thành hơi. Chim bay qua bốc cháy trong không khí, còn các vật liệu khô dễ cháy (ví dụ, giấy) bốc cháy ở khoảng cách hai cây số từ tâm chấn (!). Cửa kính trong các ngôi nhà bị thổi bay bởi sóng nổ ở khoảng cách đến 19 km.

Cô Reiko Yamada - một trong những người trải qua thảm họa khủng khiếp. Hôm nay, bà 82 tuổi. Trong phim "Hiroshima. Hòa bình kiểu Mỹ" bà nhớ lại buổi sáng hôm đó.

"Anh ấy đứng trước mặt tôi, cháy toàn thân, trên khuôn mặt của anh không còn lại thứ gì, - bà kể về một trong số người dân của thành phố mà bà đã nhìn thấy. Họ bị tác động trực tiếp của sóng ánh sáng. - Và sau đó anh gọi tên của em gái tôi. Chúng tôi sợ hãi và bỏ chạy. Và khi quay trở lại - anh ấy đã chết, ít nhất giá chúng tôi có thể biết được tên của anh ấy, con người không may mắn này, bởi anh biết tên chúng tôi".

Hầu như tất cả các bạn cùng lớp của Reiko - họ lúc bấy giờ 11 tuổi - đã bị chết, hoặc chết sau đó bởi vì nhiễm một tỷ lệ bức xạ. Vì bị bệnh nhiễm tia bức xạ cả em gái của người phụ nữ này cũng đã qua đời...

Truman không muốn nhường chiến thắng

Ba ngày sau, một thành phố khác của Nhật Bản - Nagasaki chịu đòn đánh khủng khiếp. Ai và tại sao lại cần các vụ ném bom nguyên tử này. Tại sao phải ném bom vào một đất nước đã suy yếu do chiến tranh, và đã sẵn sàng đầu hàng?

Tướng-đại tá Leonid Ivashov, cựu lãnh đạo GUMVS của Bộ Quốc phòng Nga, chuyên gia về địa chính trị và lịch sử quân sự, tin chắc - người người ủng hộ chiến dịch này là tổng thống Mỹ Harry Truman vừa nhậm chức.

"Và thậm chí lúc đó có nghĩa là những quả bom này sẽ cần phải được sử dụng trong các hoạt động chống lại quân đội Liên Xô", - Leonid Ivashov tin chắc.

Thật vậy, vào thời điểm đó binh lính Mỹ đã gây ra thiệt hại không thể gượng lại cho đối thủ của mình - Nhật Bản. Hơn sáu chục thành phố của Nhật Bản đã bị ném bom, các đảo Iwo Jima và Okinawa đã bị chiếm. Thêm vào đó, cả Hiroshima hay Nagasaki đều không có bất kỳ mục tiêu quân sự quan trọng nào.



Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Hiroshima và Nagasaki: Hồi ức kinh hoàng của các nạn nhân

Tác giả: Kim Ngân
Nguồn: Zing.vn

Tháng 8/1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản), biến hai thành phố công nghiệp này trở thành nghĩa địa khổng lồ. Hồi ức về thời khắc kinh hoàng của những nhân chứng sống trong vụ thả bom ngày hôm đó sẽ không bao giờ phai theo năm tháng.

Hiroshima ngày 6/8/1945

Đó là một buổi sáng đầu tháng 8, mặt trời dần ló rạng trên bầu trời trong xanh, hứa hẹn một ngày ấm áp và dễ chịu. Những tia nắng dịu dàng chiếu xuống thành phố Hiroshima.

Bác sĩ Michihiko Hachiya, một nhân chứng sống cách tâm của vụ nổ khoảng 1 km, cho biết, ông trở về nhà sau một đêm trực trong bệnh viện và vô cùng mệt mỏi. Hayachi vào phòng khách để nằm nghỉ.

"Bỗng nhiên, một ánh sáng lóe lên khiến tôi giật mình. Chiếc đèn đá trong vườn bỗng sáng rực rỡ. Tôi tự hỏi, không biết ánh sáng này từ đâu. Đầu óc tôi trở nên mơ hồ. Quang cảnh tươi đẹp trước đấy đã biến mất và nhường chỗ cho bụi bặm và những đống đổ nát", Hachiya viết.

Người đàn ông này cho hay ông bị thương nặng và quần áo trên người cháy sạch nhưng vẫn cố gắng thoát khỏi đống đổ nát và chạy đi tìm người thân.

Một nhân chứng khác là ông Yoshitaka Kawamoto. Khi vụ nổ xảy ra, ông chỉ là một cậu bé 13 tuổi và đang ngồi trong lớp. "Tôi bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, không thể di chuyển và cảm thấy đau khủng khiếp. Sau đó, những người còn sống trong lớp tôi bắt đầu hát vang bài hát truyền thống của trường. Chúng tôi nghĩ, ai đó bên ngoài sẽ nghe thấy và đến giúp. Nhưng không một ai xuất hiện. Tiếng hát nhỏ dần. Cuối cùng, chỉ còn lại mình tôi hát", Kawamoto nói.

Bà Akiko Takakura, 89 tuổi, là một trong số ít những người ở cách tâm của vụ nổ 300 m còn sống. "Hầu hết những ngôi nhà trong thành phố đều nát vụn dưới sức ép của quả bom. Tất cả những người ở ngoài trời khi đó đã chết ngay lập tức. Nhiều cái xác bốc cháy và biến dạng. Những người mắc kẹt dưới đống đổ nát rên rỉ cầu xin sự giúp đỡ. Những người thoát nạn nháo nhác chạy quanh. Tiếng rên rỉ, tiếng khóc, tiếng la ó,... vang lên ở khắp nơi. Cả thành phố ngập trong biển lửa", bà Takakura nói. Bà lão 89 tuổi cho hay, bà bị ám ảnh và sợ bất cứ thứ gì liên quan đến lửa kể từ khoảnh khắc đó.

Nagasaki ngày 9/8/1945

3 ngày sau, Mỹ tiếp tục ném quả bom nguyên tử thứ hai mang tên "Fat man" xuống Nagasaki, một thành phố cảng của Nhật Bản và phá hủy hơn 40% cơ sở hạ tầng tại khu vực này. Các bệnh viện không đủ chỗ để chăm sóc cho những người bị thương.

Michie Hattori, khi đó là một nữ sinh 15 tuổi, cho biết cô và bạn bè trong lớp đã chạy tới hầm trú ẩn khi tiếng báo động vang lên. "Khi quả bom phát nổ, tất cả những màu sắc quanh tôi đột nhiên trở thành một màu trắng rực rỡ. Một cơn gió mạnh đã đánh bật người tôi vào sâu trong hang. Tiếng gào khóc, la hét vang lên. Tôi lờ mờ nhìn thấy những bộ đồng phục học sinh đang bốc cháy", Hattori chia sẻ.

Một nhân chứng khác là Fumiko, cho hay, sau vụ nổ bà cùng một số người bạn quyết định quay trở lại trường học. "Trên đường, tôi thấy một sinh vật đen thui đang bò rất chậm. Tôi đã nghĩ, nó là một chú cá sấu vừa xổng khỏi vườn thú", Fumiko nói. Bà lão 84 tuổi cho biết, bà vô cùng sợ hãi khi nhận ra sinh vật kia là một nạn nhân.



Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Lý thuyết vũ trụ điện và plasma

Biến đổi Trái Đất và Mối Liên hệ Con người - Vũ trụ

Tác giả: Pierre Lescaudron và Laura Knight-Jadczyk
Nguồn: Sách Earth Changes and the Human-Cosmic Connection
Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Bão, lốc xoáy, lũ lụt, hạn hán, thời tiết quá nóng, quá lạnh, động đất, núi lửa, cầu lửa từ thiên thạch, hố sụt. Những hiện tượng "cả đời mới gặp một lần" giờ xuất hiện như cơm bữa trên khắp thế giới. Có phải đấy là do sự nóng lên toàn cầu hay một cái gì khác, khủng khiếp hơn nhiều, đang xảy ra trên hành tinh của chúng ta? Trong khi khoa học chính thống coi những biểu hiện biến đổi Trái Đất ấy là không liên quan với nhau, Pierre Lescaudron áp dụng lý thuyết Vũ trụ điện và Vật lý plasma để chỉ ra rằng chúng có liên quan mật thiết với nhau và có cùng một nguyên nhân: sự đến gần của "anh em sinh đôi" của mặt trời và đám mây sao chổi đi kèm với nó. Thông qua các dữ liệu lịch sử, hai tác giả chỉ ra sự trùng hợp giữa những thời kỳ xã hội sống dưới sự áp bức, bất công cực điểm và các thảm họa tự nhiên đến từ vũ trụ. Cuốn sách này là một nỗ lực nhằm kết nối khoa học hiện đại với hiểu biết từ cổ xưa rằng tâm trí con người và tình trạng chung của xã hội có ảnh hưởng lên các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất và cả ngoài vũ trụ.

Đây là một cuốn sách rất hay và quan trọng mà mình muốn giới thiệu với các bạn đọc tiếng Việt. Mình sẽ dịch dần và đăng trên blog này. Mời các bạn đón xem.

Chương 1: Vũ trụ chính thống và vũ trụ điện

Theo khoa học vũ trụ truyền thống, chuyển động của các vật thể trong hệ mặt trời được kiểm soát duy nhất bởi định luật hấp dẫn. Nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler thiết lập ba định luật về chuyển động hành tinh của ông vào đầu thế kỷ 17, khi mà điện hầu như chưa được biết đến. Benjamin Franklin thực hiện thí nghiệm diều nổi tiếng của ông 150 năm sau đó.

Vì vậy, trong thế giới của khoa học chính thống, lực hấp dẫn kiểm soát hệ mặt trời. Thêm vào đó, mặt trời phát ra chủ yếu bức xạ photon; không gian là một chân không tuyệt đối; động đất là do chuyển động kiến tạo; các hiện tượng thời tiết là do sự khác nhau giữa nhiệt độ hay áp suất không khí (hay cả hai); hoạt động của con người và các hiện tượng vũ trụ là hoàn toàn không liên quan.

Mô hình chuyển động thiên thể bởi Newton. Một mô hình cơ học về
thế giới nơi mà sự sống là một hệ thống tuyến tính trong đó mọi sự kiện
đều có thể được giản ước và giải thích bằng chuyển động cơ học.

Trong nhiều thế kỷ qua, khoa học đã xây dựng nên một hệ thống lý thuyết công phu để hợp lý hóa và giải thích hầu hết các hiện tượng tự nhiên (bao gồm cả nhiều hiện tượng không được nhắc đến trong danh sách ngắn ở trên). Theo khoa học chính thống, chúng ta đang sống trong một vũ trụ chính xác như đồng hồ, tạo ra bởi các sự kiện có thể dự đoán được và các chuyển động của thiên thể không bị xáo trộn. Hệ mặt trời là một khu bảo tồn vũ trụ, điều khiển một cách hài hòa bởi những định luật cơ học. Cuộc sống trên Trái Đất trôi đi như một dòng sông yên tĩnh, không bị gián đoạn, và sự tiến hóa tiến triển theo từng bước nhỏ qua hàng ngàn thế hệ trong môi trường tương đối yên tĩnh này.

Vấn đề là, mô hình đồng hồ này của vũ trụ có rất nhiều mâu thuẫn và không có khả năng giải thích nhiều hiện tượng có thể quan sát được. Đặc biệt, trong vài năm qua đã có sự gia tăng của những hiện tượng bất thường và cực đoan không phù hợp với các giáo điều chính thống. Khi một hiện tượng mới kiểu như vậy được quan sát thấy, khoa học chính thống chỉ đơn giản là cố gắng nhồi nhét dữ liệu thực tế quan sát được vào những lý thuyết đã có sẵn, ngay cả khi những lý thuyết đó không đủ khả năng giải thích cho hiện tượng mới.



Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Chính phủ bù nhìn Nhật Bản bỏ qua vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống nước mình

Nguồn: Sputnik Việt Nam

Năm nay, Nhật Bản sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, ngày 6 và 9 tháng 8 1945.

Các vị thị trưởng của các thành phố này đã yêu cầu Mỹ xin lỗi. Còn Tokyo thì dường như không cần lời xin lỗi ấy.

Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng ở Hiroshima và Nagasaki. Sau đó, trong những năm qua, hàng trăm ngàn người Nhật Bản đã chết trong đau đớn vì nhiễm xạ. Hầu hết trong số họ là dân thường. Điều này có nghĩa rằng vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki là tội ác chiến tranh. Nhưng Hoa Kỳ đã không xin lỗi nhân dân Nhật Bản. Mà các nhà chức trách của Nhật Bản cũng như các phương tiện truyền thông Nhật Bản, có vẻ như cũng không yêu cầu xin lỗi và nói chung có thái độ khá lạ lùng đối với chủ đề đánh bom nguyên tử. Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện phương Đông, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Valery Kistanov cho biết:

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản có phương pháp tiếp cận một chiều đối với chủ đề này. Hầu như không có tờ báo hay tạp chí nào cố gắng tìm hiểu lý do, tại sao Hoa Kỳ phải viện đến phương pháp chiến tranh dã man như vậy. Ngược lại, các phương tiện truyền thông và các chính trị gia Nhật Bản thường bỏ qua thực tế này, đơn giản là cố tình im lặng trước hành vi vô nhân đạo, đã giết chết hàng ngàn người vô tội. Thông tin về các vụ đánh bom nguyên tử được đề cập một cách trừu tượng và không nói gì đến đất nước sản xuất. Tức là hoàn toàn không nhắc nhở gì đến Hoa Kỳ. Lý do rất đơn giản: nước Mỹ ngày nay là đồng minh quân sự-chính trị chính của Tokyo. Hơn nữa, Nhật Bản, đất nước phải chịu tấn công bom hạt nhân Hoa Kỳ, hiện nay đang ở dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Đối với đại đa số người Nhật, Mỹ là bảo lãnh duy nhất cho an ninh Nhật Bản, khi mà nước này đang phải đối mặt với tiềm năng sức mạnh gia tăng của Trung Quốc.

Quan điểm chính thức của Washington là những quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki đã được thiết kế để Nhật Bản đầu hàng nhanh chóng hơn và bảo vệ mạng sống của hàng chục ngàn binh sĩ và hàng trăm thường dân Mỹ tại Nhật Bản, là điều không thể tránh khỏi trong trường hợp quân đội Mỹ đổ bộ xuống hòn đảo chính của Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà sử học Mỹ, ví dụ, nhà sử học Tsuyoshi Hasegawa gốc Nhật, lại cho rằng Tokyo đã buộc phải đầu hàng không phải do đánh bom nguyên tử, mà là do Liên Xô kịp thời thâm nhập vào cuộc chiến chống Nhật Bản. Điều này có nghĩa rằng, ngay cả những người Mỹ cũng phải thừa nhận là vụ đánh bom dã man xuống Hiroshima và Nagasaki đã không được quyết định bởi các mục tiêu quân sự.

Xin nói thêm là, theo các tài liệu được phát tán bởi "Wikileaks", trong năm 2009, Tổng thống Barack Obama đã chuẩn bị đến thăm Hiroshima và nói lời xin lỗi chính thức với nhân dân Nhật Bản về các vụ đánh bom nguyên tử. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thuyết phục người Mỹ từ bỏ ý tưởng về lời xin lỗi, và nói rằng hành động đó còn "quá sớm." Theo các chuyên gia, chính quyền Nhật Bản lo ngại rằng, với sự hiện diện của Barack Obama tại buổi lễ kỷ niệm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima, công dân Nhật Bản sẽ tố cáo hành động dã man của Mỹ, và trao con Át chủ bài vào tay phe phản đối liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Hiện nay, khi mà Thủ tướng Abe tăng cường liên minh với Hoa Kỳ như là bảo lãnh chính cho nền an ninh của Nhật Bản, có thể tin rằng, trong tương lai gần, chủ đề đòi Mỹ chính thức xin lỗi sẽ không được Tokyo nêu lên.

Xem thêm:



Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Mỹ đã biết trước nhưng lừa Nhật tấn công Trân Châu Cảng

Tác giả: Trung Hòa
Nguồn: soha.vn

Ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ tại Trân Châu cảng khiến 2400 lính Mỹ thiệt mạng. Tuy nhiên nhiều người nghi ngờ đây có thể là khổ nhục kế của Mỹ.

1. Cuộc tấn công không báo trước

Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng,

Trong vòng vài giờ, quân Nhật cũng đánh Philippines, Wake Island, Guam cùng các mục tiêu khác ở Thái Bình Dương. Các căn cứ của Mỹ ở nơi nào cũng bị bất ngờ.

Điều kì lạ là các căn cứ quân sự Mỹ không hề được cảnh báo về một cuộc tấn công quy mô lớn của Nhật.

Vì thế khi quân Nhật tấn công, quân đội Mỹ đã hoàn toàn bị bất ngờ, toàn bộ các chiến hạm của Mỹ đều bị đánh chìm hoặc bị hư hỏng nặng, 2400 lính Mỹ thiệt mạng.

Một ủy ban của quốc hội Mỹ đã tiến hành điều trần sâu rộng về thảm họa Trân Châu Cảng sau khi chiến tranh kết thúc.

Trong số những kết luận được đưa ra có kết luận rằng lực lượng Mỹ đã tập trung quá nhiều vào huấn luyện đến nỗi họ bị “mù” trước một cuộc tấn công có thể xảy ra.

Các chỉ huy quân đội Mỹ đã quá lo lắng về sự phá hoại đến nỗi họ “khóa” hết các kho đạn dược chống máy bay, thay vì phân phát nó cho các điểm bắn. Hải quân không duy trì các cuộc tuần tra bằng máy bay trên biển do thiếu thiết bị.

Ngoài ra, hai nhà sử học Jonathan Parshall và J. Michael Wenger cho biết trên tạp chí Lịch sử Hải quân lý do Mỹ bị bất ngờ là các chỉ huy không hiểu được một cuộc chiến với sự tham gia của tàu sân bay phát triển nhanh tới mức nào.

2. Liệu đây có phải khổ nhục kế của Roosevelt

Tuy nhiên, càng điều tra người ta càng phát hiện ra những điều bí ẩn và khó giải thích. Nhiều người cho rằng đây chính là một khổ nhục kế của Chính phủ Mỹ.

Dù chính phủ Mỹ gọi đây là "cuộc tấn công bất ngờ" của Nhật Bản, nhưng giới chức lại cho rằng Tổng thống Roosevelt biết trước về cuộc tấn công này.

Tuy nhiên ông đã chọn cách “im lặng” vì ông tin rằng cú sốc của cuộc tấn công sẽ thuyết phục người Mỹ về sự cần thiết can dự vào cuộc chiến.

Quả nhiên, chỉ một ngày sau vụ tấn công ở Trân Châu Cảng, được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, Tổng thống Roosevelt tuyên chiến với Nhật Bản, chính thức đưa nước Mỹ tham gia vào Thế chiến thứ 2.

Điều đó càng có sức thuyết phục hơn khi người ta đặt câu hỏi tại sao radar của quân Mỹ không thể phát hiện nổi 6 tàu chiến của Nhật chở theo 400 chiếc máy bay đậu cách mục tiêu 350km?

Tối 6/12/1941, ngay trước ngày Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, tại Nhà Trắng, Tổng thống Roosevelt triệu tập một cuộc họp hiếm có mà thành phần tham dự là những cố vấn chiến tranh cao cấp.

Bao gồm trong đó có Đô đốc hải quân Mỹ Knox, Tư lệnh Tác chiến hải quân Stark, Bộ trưởng Chiến tranh Stimson và Cố vấn Tình báo Harry Hopkins.